Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.32 KB, 4 trang )
Làng gốm Bầu Trúc
Nằm cách thị xã Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) khoảng 10km về hướng
Nam, làng gốm Bầu Trúc là làng gốm duy nhất ở Việt Nam mà người thợ chỉ dùng bàn
tay tài hoa của mình để cho ra đời những sản phẩm gốm tinh xảo, độc đá
Nghề làm gốm của người dân Bầu Trúc do vợ chồng ông tổ Pôklông Chanh dạy
Theo truyền thuyết, nghề làm gốm của người dân Bầu Trúc do vợ chồng ông tổ
Pôklông Chanh dạy cho phụ nữ trong làng và được người dân duy trì cho đến ngày nay.
Ông tổ nghề gốm Pôklông Chanh được nhân dân lập đền thờ và tế lễ hàng năm vào dịp
đại lễ Katê.
Đất đai vùng Bầu Trúc từ xa xưa đã dành tặng cho cư dân làng Bầu Trúc một kho
báu để khai sinh và nuôi sống nghề gốm. Phù sa bù đắp bao đời của sông Quao đã tạo nên
một mỏ đất sét rất đặc biệt: đất mịn, có độ dẻo cao, hạt nhỏ li ti.
Kỹ năng trộn đất với cát cũng rất đặc biệt tùy thuộc vào công dụng và kích thước của
từng loại đồ gốm. Các hoa văn trên sản phẩm gốm là những họa tiết nhẹ nhàng, gần gũi
như cảnh sông nước, thực vật, đặc biệt có cả hoa tay ngón tay trên phần cổ gốm.
Sản phẩm gốm được nung lộ thiên ở nhiệt độ khoảng từ 500 - 6000C trong vòng 6 giờ,
sau đó được lấy ra để phun màu (loại màu này được chiết xuất từ trái dông, trái thị ở trên
rừng) rồi được tiếp tục nung lại trong vòng 2 giờ
. Vì vậy, gốm Bầu Trúc có màu đặc trưng vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám, vệt nâu, tạo thành
các sản phẩm gốm độc đáo, mang theo vẻ "lung linh của nền văn hóa Chămpa".
Vẻ đẹp riêng của gốm Bàu Trúc so với gốm những nơi khác