Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

BỆNH TRÙNG QUẢ DƯA doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 4 trang )












BỆNH TRÙNG QUẢ DƯA

Nguyên nhân:
Bệnh này do một loài nguyên sinh động vật có tên khoa học là Ichthyopthirius
multifiliis gây nên. Trùng trưởng thành có hình dạng giống quả dưa, đường kính c
ơ
thể thay đổi từ 0,5-1,0 mm. Toàn thân có nhiều tiên mao ngắn. Ơ mặt bụng phần
phía trước cơ thể có miệng hình xoắn ốc là nơi trùng bám vào cơ thể cá để hút chất
dinh dưỡng. Chu kỳ đời sống gồm 2 giai đoạn: dinh dưỡng và bào nang.
- Giai đoạn dinh dưỡng: Khi ấu trùng ký sinh ở da, mang, đầu và vây cá,
chúng
hút chất dinh dưỡng của cơ thể cá để sinh trưởng, đồng thời kích thích cơ thể cá
hình thành đốm mủ có màu trắng bao quanh vị trí bám nên bệnh này còn gọi là
bệnh đốm trắng. Khi đã trưởng thành chúng sẽ chui ra khỏi đốm mủ trắng đó và
chuyển sang giai đoạn bào nang.
- Giai đoạn bào nang: Trùng trưởng thành rời khỏi cơ thể ký chủ và bơi lội tự
do trong nước một thời gian. Sau đó chúng di chuyển vào khu vực ven bờ hoặc tựa
cơ thể vào các loại cây cỏ thủy sinh và tiết ra chất keo tạo thành nang bao bọc cơ
thể. Ơ trong nang, trùng tiến hành quá trình sinh s
ản bằng cách phân đôi. Mỗi nang


như vậy chứa từ 1.000 - 2.000 ấu trùng có đường kính cơ thể từ 18-22m. Các
ấu
trùng sẽ tiết ra một chất men để phá hủy bào nang và chui ra ngoài môi trường
nước. Chúng sẽ bơi lội tư do để tìm ký chủ mới. Chúng phải tìm được ký chủ mới
trong vòng 48 giờ, nếu không chúng sẽ chết.
1.5.2. Triệu chứng bệnh lý:
Cá bệnh gồm cá chép, mè, trôi, trắm, rô phi, trê, basa …Vị trí ký sinh là da,
mang, đầu và các vây. Khi bám vào cơ thể cá chúng sẽ ăn lớp biểu bì bên ngoài
trước sau đó sẽ ăn dần vào các lớp bên trong. Các vị trí bị trùng bám sẽ hình thành
nhiều đốm lấm tấm màu trắng đục có kích thước nhỏ, có thể nhìn thấy bằng mắt
thường. Trùng bám nhiều ở mang và phá hủy lớp tế bào biểu mô nên làm suy giảm
chức năng hô hấp, cá bị ngộp nên phải thở gấp. Cá bị bệnh nặng sẽ trở nên chậm
chạp, bơi lội lờ đờ. Khi cá quá yếu chúng chỉ còn có khả năng ngoi đầu lên khỏi
mặt nước để thở, đuôi trở nên bất động. Sau đó chúng sẽ chìm dần xuống đáy bè
mà chết.


(a) (b) (c)
Hình 1.5: (a) hình dạng trùng quả dưa ; (b) ký sinh trên mang ; (c) ký sinh trên da

1.5.3. Mùa vụ xuất hiện bệnh: Bệnh thường xuất hiện vào mùamưa.
1.5.4. Biện pháp phòng trị bệnh:
Dùng SEAWEED: 2-2,5 lít/1.000 m3 nước, mỗi tuần xử lý một lần, trong 2 tuần.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×