Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thông tin về chế phẩm sinh học trong nuôi thuỷ sản docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.19 KB, 4 trang )





Thông tin về chế phẩm
sinh học trong nuôi thuỷ
sản


1.Khái niệm chế phẩm sinh học
Chế phẩm sinh học là sản phẩm chứa vi khuẩn sống nhằm mục đích cải thiện
sức khỏe con người và vật nuôi. Trong nuôi thủy sản, sử dụng chế phẩm sinh
học (còn gọi là men vi sinh) nhằm mục đích cải thiện môi trường (nước và
nền đáy ao), sức khỏe vật nuôi.
2. Các loại vi khuẩn có trong men vi sinh và đặc điểm của chúng
- Bacillus là nhóm vi khuẩn yếm khí. Do đó ít tiêu hao oxy trong ao khi sử
dụng. thích hợp sử dụng trong ao và trộn vào thức ăn. Nhóm này chịu nhiệt
cao, thuận lợi trong quá trình chế biến thức ăn viên.
- Lactobacillus là nhóm vi khuẩn yếm khí tuỳ nghi, có khả năng phân giải bột
đường thành axit hữu cơ. Thích hợp trong sản xuất giống thủy sản vì chúng
có tác dụng hiệu quả trong sản xuất thức ăn sống và nuôi ấu trùng làm thức ăn
cho tôm, cá giống. Nhóm này nhạy cảm với nhiệt độ cao.
- Nitrobacter, Nitrosomonas là nhóm vi khuẩn hiếu khí. Khi sử dụng sẽ tiêu
hao nhiều oxy trong ao. Do đó, cần cung cấp đủ oxy để đảm bảo sức khỏe cho
vật nuôi và tăng hiệu quả hoạt động của men vi sinh. Đây là các vi khuẩn giúp
biển đổi các khí độc NH3 thành sản phẩm ít độc NO3 qua quá trình nitrate
hoá.
- Nấm men có thể bám và phát triển tốt trên thành ruột, chịu được nhiệt độ
cao trong công nghệ ép viên thức ăn, thích hợp với phương pháp sử dụng trộn
vào thức ăn.
- Nhóm vi khuẩn Vibrio có lợi: giống Vibrio có rất nhiều loài, trong đó có


loài có lợi cho môi trường, vô hại đối với vật nuôi, nhưng cũng có loài là vi
khuẩn gây bệnh phổ biến cho động vật thủy sản. Sử dụng chế phẩm sinh học
chứa các loài vi khuẩn thuộc giống Vibrio có lợi nhằm cạnh tranh về số lượng
với các loài Vibrio gây bệnh, hạn chế hoặc triệt tiêu cơ hội gây bệnh cho các
loài Vi khuẩn gây bệnh hiện có trong ao.
3.Tác dụng của men vi sinh dùng trong thủy sản
a) Làm trong nước:
- Các vi khuẩn có lợi cạnh tranh môi trường sống làm giảm số lượng vi khuẩn
có hại. Nhóm vi khuẩn có hại trong nước có thể là các vi khuẩn gây bệnh
hoặc là các vi khuẩn tham gia quá trình phân giải chất hữu cơ tạo sản phẩm
độc hại (NH3, NO2, H2S).
- Các vi khuẩn có lợi trực tiếp tham gia quá trình phân giải chất hữu cơ hoặc
tiếp tục oxy hóa các sản phẩm độc hại do vi khuẩn có hại tạo ra thành các sản
phẩm vô hại, giúp cải thiện chất lượng nước và nền đáy ao.
b) Tăng cường tiêu hóa, tăng cường hấp thu dinh dưỡng khi cá được cung
cấp qua đường thức ăn:
Tương tự như trong nước, trong ruột, các vi khuẩn có lợi cũng có tác dụng
cạnh trạnh để giảm dần số lượng vi khuẩn có hại gây bệnh đường ruột cho
tôm, cá. Ngoài ra một số kết quả nghiên cứu cho thấy có một số loài vi khuẩn
chứa trong men vi sinh có khả năng tham gia các chu trình biến dưỡng tạo
vitamin tăng cường dinh dưỡng cho động vật nuôi.
4. Mục đích của việc sử dụng men vi sinh
- Việc việc sử dụng men vi sinh nhằm các mục đích sau:
+ Ổn định chất lượng nước, đáy ao.
+ Hạn chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại, giảm cơ hội gây bệnh
cho vật nuôi.
+ Phân giải chất hữu cơ tích tụ nền đáy ao.
+ Phân giải khí độc được tạo thành từ nền đáy ao trong quá trình nuôi.
+ Cải thiện tiêu hóa trong đường ruột tôm, cá.
Do đó, sử dụng men vi sinh có tác dụng phòng bệnh, tăng tỉ lệ sống, nâng cao

năng suất ao nuôi. Hơn thế nữa, sử dụng men vi sinh để quản lý nuôi còn có
tác dụng hạn chế việc sử dụng hóa chất bừa bãi, gây tác động xấu đến môi
trường sinh thái và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Khi sử dụng chế phẩm sinh học cần lưu ý:
+ Chỉ sử dụng trong nuôi bán thâm canh hay thâm canh.
+ Cần sử dụng lặp lại nhiều lần.
+ Chú ý hàm lượng oxy hoà tan trong ao trong quá trình sử dụng.
+ Trước và sau khi sử dụng chế phẩm sinh học, tuyệt đối không được sử dụng
các hóa chất sát trùng nước cũng như các thuốc kháng sinh trộn vào thức ăn.
+ Sản phẩm men vi sinh (chế phẩm sinh học) đạt chất lượng là sản phẩm có
hiệu quả tại nhiều vùng nuôi khác nhau và hiệu quả qua nhiều vụ nuôi.

×