Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

(SKKN HAY NHẤT) Vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực vào môn GDCD để rèn kỹ năng sống cho HS khối 8, 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.91 KB, 37 trang )

Nhận xét, xếp loại
- Nhận xét: ……………………………..………………..…………………………………..
………………………………..……………………………………..
………………………………..………………………………..
………………………………………..………………………………..
………………………………..………………………………………..…………………………..
………………………………..……………………………………..………………….……….…..
………………………………..………………………………………..
………………………………..………………………………..
………………………………………..………………………………..
………………………………..……………………………………..………………….
…………….………………………………..………………………………………..
………………………………..………………………………..……………………………….
……..………………………………..………………………………..

……………………………………..………………….…………….
………………………………..………………………………………..
………………………………..………………………………..
………………………………………..………………………………..
………………………………..……………………………………..………………….
…………….………………………………..………………………………………..
………………………………..………………………..………..
……………………………………………………..…………………………..……..
………………………………..……………………………………..………………….
…………….………………………………..……………

- Xếp loại: ………………….
Ngày .…… tháng .…… năm 2015
HIỆU TRƯỞNG

1



LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ

3

B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương I. Cơ sở lí luận của đề tài

7

1. Khái niệm kĩ năng, kĩ năng sống

7

2. Khái niệm và một số phương pháp-kĩ thuật dạy học tích cực

9

Chương 2. Thực trạng kĩ năng sống của học sinh khối 8,9

16

Chương 3. Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích
cực trong các tiết dạy GDCD để rèn luyện một số kĩ năng sống
cho học sinh khối 8,9


22

C. KẾT LUẬN

32

Tài liệu tham khảo

33

Phụ lục 1

34

Phụ lục 2

35

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài nghiên cứu
Các năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã cho phép đi đến kết luận là trong
các yếu tố quyết định sự thành cơng của con người, kỹ năng sống đóng góp đến
khoảng 85%. Theo “Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp
quốc” (UNESCO), ba thành tố hợp thành năng lực của con người là: kiến thức,

kỹ năng và thái độ. Hai yếu tố sau thuộc về kỹ năng sống, có vai trị quyết định
trong việc hình thành nhân cách, bản lĩnh, tính chun nghiệp…
     Thành cơng chỉ thực sự đến với những người biết thích nghi để làm chủ
hồn cảnh và có khả năng chinh phục hồn cảnh. Vì vậy, kỹ năng sống sẽ là
hành trang khơng thể thiếu của mỗi người. Biết sống, làm việc, và thành đạt là
ước mơ khơng q xa vời, là khát khao chính đáng của những ai biết trang bị
cho mình những kĩ năng sống cần thiết và hữu ích.
     Kỹ năng sống tốt thúc đẩy thay đổi cách nhìn nhận bản thân và thế giới, tạo
dựng niềm tin, lòng tự trọng, thái độ tích cực và động lực cho bản thân, tự mình
quyết định số phận của mình.
     Kỹ năng sống giúp giải phóng và vận dụng năng lực tiềm tàng trong mỗi
con người để hoàn thiện bản thân, tránh suy nghĩ theo lối mịn và hành động
theo thói quen trên hành trình biến ước mơ thành hiện thực.
     Khối lượng kiến thức của chúng ta trở nên lỗi thời nhanh chóng trong thời
đại mới. Trong môi trường không ngừng biến động, con người luôn đối diện
với áp lực cuộc sống từ những yêu cầu ngày càng cao và đa dạng trong quan hệ
xã hội, trong công việc và cả trong quan hệ gia đình. Q trình hội nhập với thế
giới địi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngoài kiến thức chuyên
môn, yêu cầu về các kỹ năng sống ngày càng trở nên quan trọng. Thiếu kỹ năng
sống con người dễ hành động tiêu cực, nông nổi. Giáo dục cần trang bị cho
người học những kỹ năng thiết yếu như ý thức về bản thân, làm chủ bản thân,
đồng cảm, tôn trọng người khác, biết cách hợp tác và giải quyết hợp lý các mâu
thuẫn, xung đột…
    Cuộc đời là một hành trình mà bằng cấp chun mơn giống như một bệ
phóng, cịn kỹ năng sống chính là động lực đẩy con người vươn lên tầm cao
thành đạt.
Trước đây, trong bối cảnh xã hội truyền thống, con người học cách đối
nhân xử thế thơng qua mơi trường gia đình, làng xã, văn hóa dân gian, các
chương trình giáo dục chính quy và khơng chính quy… Nhưng ngày nay, dưới
3


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


những chuyển biến xã hội diễn ra quá nhanh chóng đã hạn chế phần nào chức
năng giáo dục của gia đình và các thiết chế truyền thống. Hơn thế nữa những
biến động kinh tế xã hội ngày càng to lớn do q trình hiện đại hóa đem lại cho
lứa tuổi thiếu niên quá nhiều thử thách. Để giải quyết những thử thách này,
thiếu niên khơng chỉ cần có kiến thức mà cịn cần khả năng ứng phó có hiệu
quả trước những thách thức của cuộc sống . Đó cũng là khả năng của cá nhân
để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện cụ thể bởi các
hành vi phù hợp và tích cực đối với người khác, với nền văn hóa và với mơi
trường xung quanh.
Bước vào tuổi thiếu niên, một mặt học sinh bước đầu địi hỏi thốt khỏi sự
giám sát của bố mẹ và có được địa vị bình đẳng trong gia đình. Mặt khác, các
em bắt đầu bước ra khỏi khuôn khổ gia đình đi vào xã hội với tư cách là một cá
thể tồn tại độc lập. Các em bắt đầu muốn tự mình xác định mục tiêu và kế
hoạch cuộc đời, khơng muốn có sự can thiệp của bất cứ ai, kể cả bố mẹ. Nhưng
giữa những mong muốn cá nhân và những thách thức của cuộc sống khơng có
sự tương tác nên các em dễ rơi vào trạng thái có thái độ phản kháng, lì lợm,
lạnh nhạt… Thực tế cho thấy trong những năm gần đây tình trạng thanh thiếu
niên, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi Trung học cơ sở, phạm pháp ngày càng gia tăng
và mức độ nghiêm trọng của nó đã đến mức báo động. Học sinh THCS dễ rơi
vào những tệ nạn xã hội, ảnh hưởng xấu đến môi trường học đường, để lại hậu
quả cho xã hội. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng một
trong những ngun nhân chính là học sinh ngày nay rất thiếu về các kĩ năng
sống cần thiết.
Hiện nay, ngành giáo dục và đào tạo cũng đã và đang có những định hướng
tích cực để đưa kĩ năng sống vào quá trình giảng dạy vào các bậc học nhằm góp
phần nâng cao định hướng giá trị và tạo lập hành vi phù hợp ở lứa tuổi thanh

thiếu niên.
Là một giáo viên giảng dạy môn GDCD - mơn học có nhiệm vụ trực tiếp
giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh, không chỉ dừng ở việc dạy những lí
thuyết sng mà giúp các em có khả năng vận dụng những kiến thức đó vào
những tình huống cụ thể trong cuộc sống. Thấy rõ tầm quan trong của kĩ năng
sống đối với mỗi con người, rèn luyện kĩ năng sống là nhu cầu bức thiết để đáp
ứng yêu cầu đối với nguồn nhân lực thế kỉ XXI. Với những lí do nói trên, tơi đã
quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật
dạy học tích cực vào mơn GDCD để rèn luyện một số kĩ năng sống cho học
sinh khối 8,9 tại trường THCS Trương Vương, Thành phố Nha Trang, Tỉnh
Khánh Hịa”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực vào
mơn GDCD để có thể rèn luyện một số kĩ năng sống cho học sinh khối 8,9. Từ
4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


đó giúp các em có kĩ năng vận dụng giải quyết các vấn đề thường gặp trong
cuộc sống hàng ngày, góp phần từng bước hồn thiện bản thân, trở thành người
có ích cho gia đình và cộng đồng.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể vận dụng vào giảng dạy
GDCD nhằm rèn luyện kĩ năng sống cho hoc sinh.
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
4.1. Đối tượng khảo sát thực trạng:
+ 149 học sinh của 4 lớp 8/1; 8/2; 9/10; 9/11 trường THCS Trưng Vương,
Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.
+ 22 giáo viên chủ nhiệm khối 8,9 của trường THCS Trưng Vương, Thành phố

Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.
4.2. Đối tượng nghiên cứu thực nghiệm:
+ 149 học sinh của 4 lớp 8/1; 8/2; 9/10; 9/11 trường THCS Trưng Vương,
Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận:
- Mục đích: Thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm
làm rõ các vấn đề lí luận của đề tài cần nghiên cứu.
- Cách thức triển khai: đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu cần thiết phục vụ
cho việc nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho việc triển khai, nghiên
cứu thực tiễn.
5.2. Phương pháp điều tra: (bằng phiếu thăm dò ý kiến)
- Mục đích: thu thập thơng tin từ phía GVCN và học sinh để:
+ Đánh giá sơ bộ về thực trạng kĩ năng sống hiện nay của học sinh khối 8,9
trường THCS Trưng Vương, Thanh phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.
+ Đề xuất một số biện pháp nhằm rèn luyện kĩ năng sống cho các em.
- Cách thức triển khai: cho GVCN và học sinh trả lời những câu hỏi (mở và
đóng) trên phiếu thăm dị ý kiến.
5.3. Phương pháp thực nghiệm:
- Mục đích: nhằm so sánh, đối chiếu kết quả trước và sau khi tác động nhằm
rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
- Cách thức triển khai: sau khi đã nắm được thực trạng về kĩ năng sống của
học sinh cũng như thăm dò được một số biện pháp, phương pháp rèn luyện kĩ
5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


năng sống cho học sinh → lựa chọn một số phương pháp và một số kĩ năng
sống cần rèn luyện → tổ chức tác động. Sau đó kiểm tra lại kết quả đạt được

của học sinh sau tác động.
5.4. Phương pháp thống kê tốn học:
- Mục đích: nhằm xử lý, phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu.
5.5. Ngồi ra có thể sử dụng một một số phương pháp khác như: phương pháp
quan sát, trò chuyện…
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
Đề tài này tôi dự kiến khảo sát trên 149 học sinh của 4 lớp 8/1; 8/2; 9/10; 9/11
trường THCS Trưng Vương, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.
Dự kiến thời gian bắt đầu và kết thúc nghiên cứu:
+ Thời gian bắt đầu: 1/10/2014
+ Thời gian kết thúc: 10/4/2014

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Khái niệm kĩ năng, kĩ năng sống:
1.1.

Khái niệm kĩ năng:

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng. Những định nghĩa này thường
bắt nguồn từ góc nhìn chun mơn và quan niệm cá nhân của người viết.
* Quan niệm xem kĩ năng như là một thao tác:
Tác giả Trần Trọng Thủy quan niệm kĩ năng là mặt kĩ thuật của hành động, con
người nắm được cách hành động tức là có kĩ thuật hành động, có kĩ năng.
- Từ điển tâm lí học (1983) của Liên Xô (cũ) định nghĩa: “Kĩ năng là giai đoạn

giữa của việc nắm vững một phương thức hành động mới – cái dựa trên một
quy tắc (tri thức) nào đó và trên quá trình giải quyết một loạt các nhiệm vụ
tương ứng với tri thức đó, nhưng cịn chưa đạt đến mức độ kĩ xảo”.
* Quan niệm xem kĩ năng như là một năng lực của con người:
- Các tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Ánh Tuyết, Trần Thị Quốc Minh cho
rằng kĩ năng là một mặt của năng lực con người thực hiện một cơng việc có kết
quả.
- Các tác giả Đức Minh, Phạm Cốc, Đỗ Thị Xuân cho rằng kĩ năng là cách vận
dụng tri thức vào thực tiễn, kĩ xảo là kĩ năng được củng cố và tự động hóa.
- PGS.TS tâm lý Huỳnh Văn Sơn cho rằng kĩ năng là khả năng thực hiện có kết
quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh
nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép.
Như vậy với cả hai quan niệm này chúng ta thấy rằng nếu có kĩ năng thì con
người làm việc có hiệu quả hơn.
1.2.

Khái niệm kĩ năng sống:

“Tổ chức y tế thế giới” (WHO) quan niệm rằng kĩ năng sống là khả năng để có
hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước
các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.
“Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc” (UNESCO) cho
rằng kĩ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và
tham gia vào cuộc sống hàng ngày.
7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PGS.TS tâm lý Huỳnh Văn Sơn quan niệm kĩ năng sống là những kĩ năng tinh

thần hay những kĩ năng tâm lí, kĩ năng tâm lí - xã hội cơ bản giúp cho cá nhân
tồn tại và thích ứng với cuộc sống. Kĩ năng sống nhìn dưới góc độ năng lực tâm
lí là những kĩ năng giúp con người tồn tại về mặt thể chất và mặt tâm lí.
Vậy từ những quan niệm trên ta có thể cho rằng kĩ năng sống là những hành vi
mà con người thể hiện để ứng phó với những tình huống diễn ra trong đời sống
dựa trên những hiểu biết và kinh nghiệm của cá nhân.
1.3.

Hệ thống kĩ năng sống cơ bản đối với học sinh:

Có rất nhiều cách để phân loại kĩ năng sống cơ bản:
* Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
(UNESCO) kĩ năng sống được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm 1: Bao gồm các kĩ năng: kĩ năng nhận thức, kĩ năng thể hiện cảm xúc,
kĩ năng giao tiếp,…(kĩ năng xã hội)
- Nhóm 2: Bao gồm nhận thức về giới tính, nhận thức về sức khỏe, nhận thức
về các mối quan hệ xung quanh,…(kĩ năng chuyên biệt)
* Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) kĩ năng sống được chia thành
3 nhóm:
- Nhóm thứ nhất: kĩ năng tự nhận thức và sống với chính mình gồm các kĩ
năng như: tự nhận thức và đánh giá bản thân, kĩ năng xây dựng mục tiêu cuộc
đời, kĩ năng bảo vệ bản thân…
- Nhóm thứ hai: kĩ năng tự nhận thức và sống với người khác bao gồm các kĩ
năng như: kĩ năng thiết lập quan hệ, kĩ năng hợp tác, kĩ năng làm việc nhóm…
- Nhóm thứ ba: kĩ năng ra quyết định và làm việc hiệu quả bao gồm các kĩ
năng như: phân tích vấn đề, nhận thức thực tế, ra quyết định, ứng xử, giải quyết
vấn đề…
* GS.TS Nguyễn Quang Uẩn lại cho rằng kĩ năng sống được chia thành 3 nhóm
chính:
- Nhóm thứ nhất: kĩ năng về cuộc sống cá nhân bao gồm các kĩ năng: kĩ năng

sinh hoạt cá nhân, kĩ năng rèn luyện giữ gìn sức khỏe, kĩ năng tự nhận thức bản
thân, kĩ năng tự ý thức và có trách nhiệm với bản thân, kĩ năng tự xác định mục
đích, kế hoạch cuộc sống…
- Nhóm thứ hai: kĩ năng quan hệ với người khác, với cộng đồng, xã hội bao
gồm các kĩ năng: kĩ năng giao tiếp, ứng xử, kĩ năng thiết lập và duy trì các mối
quan hệ liên nhân cách, kĩ năng thực hiện các hành vi văn hóa xã hội, kĩ năng
thích ứng xã hội…

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Nhóm thứ ba: kĩ năng thực hành cơng việc bao gồm các kĩ năng: kĩ năng xác
định mục tiêu công việc, kĩ năng lựa chọn và xác định các giá trị, kĩ năng hoạch
định công việc, kĩ năng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong công việc, kĩ
năng tổ chức thực hiện cơng việc có kết quả, kĩ năng đánh giá công việc và rút
kinh nghiệm về công việc, kĩ năng chuẩn bị cho các công việc tiếp theo…
Thông qua việc nhận định về kĩ năng sống như trên, căn cứ vào thực tế cuộc
sống và đặc điểm phát triển của lứa tuổi thiếu niên, phạm vi đề tài xin chú
trọng rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng sống có giá trị và cần thiết đối với
học sinh lớp 8,9 (lứa tuổi 14-15):
- Kĩ năng tự nhận thức và sống với chính mình: sống tự lập, quản lí bản thân
tránh một số hành vi tiêu cực, bảo vệ bản thân, xác lập mục tiêu cuộc đời…
- Kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc: điều chỉnh cảm xúc bản thân một
cách hợp lí, tránh những căng thẳng không cần thiết…
- Kĩ năng giao tiếp và ứng xử với các mối quan hệ.
- Kĩ năng hợp tác và chia sẻ
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin trước đám đông.
- Kĩ năng ra quyết định và làm việc có hiệu quả.

2. Khái niệm và một số phương pháp – kĩ thuật dạy học tích cực:
2.1. Khái niệm
* Thuật ngữ phương pháp bắt nguồn từ tiếng Hy lạp (methodos) có nghĩa là
con đường để đạt mục đích. Theo đó, phương pháp dạy học là con đường để đạt
mục đích dạy học.
* Phương pháp dạy học là cách thức hành động của giáo viên và học sinh
trong quá trình dạy học. Cách thức hành động bao giờ cũng diễn ra trong những
hình thức cụ thể. Cách thức và hình thức khơng tách nhau một cách độc lập.
* Phương pháp dạy học (theo nghĩa hẹp) là những hình thức và cách thức,
thơng qua đó và bằng cách đó giáo viên và học sinh lĩnh hội những hiện thực tự
nhiên và xã hội xung quanh trong những điều kiện học tập cụ thể.“ (Meyer,
H.1987).
Phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo
viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mục đích
dạy học.
Kĩ thuật dạy học là những động tác, cách thức hành động của giáo viên và
học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá
trình dạy học. Các kĩ thuật dạy học chưa phải là các phương pháp dạy học độc
lập.
9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.2. Một số phương pháp dạy học tích cực:
2.2.1. Phương pháp dạy học nhóm:
Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó học sinh của
một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn
mỗi nhóm tự lực hồn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp
tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá

trước tồn lớp.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình:
Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một câu chuyện
có thật hoặc chuyện được viết dựa trên những trường hợp thường xảy ra trong
cuộc sống thực tiễn để minh chứng cho một vấn đề hay một số vấn đề. Đôi khi
nghiên cứu trường hợp điển hình có thể được thực hiện trên video hay một băng
catset mà không phải trên văn bản viết.
2.2.3. Phương pháp giải quyết vấn đề:
Giải quyết vấn đề là xem xét, phân tích những vấn đề, tình huống cụ thể
thường gặp phải trong đời sống hàng ngày và xác định cách giải quyết, xử lí
vấn đề, tình huống đó một cách có hiệu quả.
2.2.4. Phương pháp đóng vai:
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, “làm thử” một
số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp
nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào
một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn”
khơng phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo
luận sau phần diễn ấy.
2.2.5. Phương pháp trò chơi:
Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một
vấn đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thơng
qua một trị chơi nào đó.
2.2.6. Phương pháp dự án:
Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó học sinh thực hiện
một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực
hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả. Hình thức làm việc
chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới
thiệu đợc.
2.3. Một số kĩ thuật dạy học tích cực:
2.3.1. Kĩ thuật chia nhóm:

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Có nhiều cách chia nhóm khác nhau: Theo số điểm danh, theo các màu sắc,
theo các loài hoa, các mùa trong năm…; Theo biểu tượng; Theo hình ghép;
Theo sở thích; Theo tháng sinh; Theo trình độ; Theo giới tính; Ngẫu nhiên;...
2.3.2. Kĩ thuật giao nhiệm vụ:
a. Giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng:
+ Nhiệm vụ giao cho cá nhân/nhóm nào?
+ Nhiệm vụ là gì?
+ Địa điểm thực hiện nhiệm vụ ở đâu?
+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ là bao nhiêu?
+ Phương tiện thực hiện nhiệm vụ là gì?
+ Sản phẩm cuối cùng cần có là gì?
+ Cách thức trình bày/ đánh giá sản phẩm như thế nào?
b. Nhiệm vụ phải phù hợp với:
+ Mục tiêu hoạt động
+ Trình độ học sinh
+ Thời gian, không gian hoạt động
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị
2.3.3. Kĩ thuật đặt câu hỏi:
• Liên quan đến việc thực hiện mục tiêu bài học
• Ngắn gọn
• Rõ ràng, dễ hiểu
• Đúng lúc, đúng chỗ
• Phù hợp với trình độ học sinh
• Kích thích suy nghĩ của học sinh
• Phù hợp với thời gian thực tế

• Sắp xếp thep trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
• Khơng ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xích
• Khơng hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc
2.3.4. Kĩ thuật “Khăn trải bàn”
- Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh. Chia phần xung
quanh thành các phần theo số thành viên của nhóm.
11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Cá nhân trả lời câu hỏi và viết trên phần xung quanh.
- Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa.
- Treo sản phẩm, trình bày.
2.3.5. Kĩ thuật 635 (XYZ):
• Mỗi nhóm 6 người mỗi người viết 3 ý kiến trên một tờ giấy trong vòng 5
phút về cách giải quyết 1 vấn đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh.
• Tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình, có
thể lặp lại vịng khác.
Ÿ Con số 6-3-5 có thể thay đổi. Đây là một dạng cụ thể của kỹ thuật XYZ,
trong đó XYZ là các con số có thể tự quy định.
2.3.6. Kĩ thuật bể cá:
Kỹ thuật “bể cá” là một kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó:
Ÿ Một nhóm HS ngồi giữa lớp và thảo luận với nhau;
• Những HS khác trong lớp ngồi xung quanh ở vịng ngồi theo dõi cuộc thảo
luận đó và ghi chép;
• Sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì HS quan sát đưa ra những nhận xét về
cách ứng xử của những HS thảo luận;
• Trong quá trình thảo luận, những người quan sát và những người thảo luận
sẽ thay đổi vai trò với nhau.

2.3.7. Kĩ thuật phịng tranh:
• Tất cả các thành viên phác hoạ những ý nghĩ đầu tiên về cách giải quyết vấn
đề trên một tờ báo, rồi đính lên bàn hay lên tường như một triển lãm tranh.
• Trong một vịng “triển lãm tranh“ mỗi một thành viên trình bày suy nghĩ của
mình về cách giải quyết (giai đoạn tập hợp).
• Trong giai đoạn thứ hai của việc tìm lời giải cá nhân, các phương án giải
quyết tiếp tục được tìm kiếm.
• Trong giai đoạn đánh giá, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và
tìm phương án tối ưu.
2.3.8. Kĩ thuật cơng đoạn:
• Học sinh được chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giao giải quyết một
nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ: nhóm 1 thảo luận câu A, nhóm 2 thảo luận câu B,
nhóm 3 thảo luận câu C, nhóm 4 thảo luận câu D,…
• Tiến hành thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào giấy A0, sau đó các nhóm
sẽ luân chuyển giấy A0 ghi kết quả thảo luận cho nhau. Cụ thể là: Nhóm 1
12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


chuyển cho nhóm 2, Nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, Nhóm 3 chuyển cho nhóm 4,
Nhóm 4 chuyển cho nhóm 1.
• Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn. Sau đó lại tiếp tục luân
chuyển kết quả cho nhóm tiếp theo và nhận tiếp kết quả từ một nhóm khác để
góp ý.
• Cứ như vậy cho đến khi các nhóm đã nhận lại được tờ giấy A0 của nhóm
mình cùng với các ý kiến góp ý của các nhóm khác. Từng nhóm sẽ xem và xử lí
các ý kiến của các bạn để hồn thiện lại kết quả thảo luận của nhóm . Sau khi
hồn thiện xong, nhóm sẽ treo kết quả thảo luận lên tường lớp học.
2.3.9. Kĩ thuật các mảnh ghép:

• Một số HS được phân thành các nhóm và được GV phân cơng cho mỗi nhóm
thảo luận tìm hiểu sâu về một vấn đề khác nhau của bài học. Chẳng hạn: nhóm
1 thảo luận vấn đề A, nhóm 2 thảo luận vấn đề B, nhóm 3 thảo luận vấn đề C,
nhóm 4 thảo luận thảo luận vấn đề D,…
• HS thảo luận theo nhóm các vấn đề đã được phân cơng.
• Sau đó, mỗi thành viên của các nhóm này sẽ tập hợp lại thành các nhóm mới,
như vậy trong mỗi nhóm mới sẽ có đủ các “chuyên gia” về vấn đề A, B, C,
D,...Và “ chuyên gia” về từng lĩnh vực sẽ có trách nhiệm trao đổi lại với cả
nhóm về vấn đề mà em đã có cơ hội tìm hiểu sâu lúc trước theo nhóm cũ.
2.3.10. Kĩ thuật động não:
 Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới
mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong nhóm. Các thành viên được
cổ vũ tham gia một cách tích cực, khơng hạn chế các ý tưởng.
2.3.11. Kĩ thuật 3x3x3:
Kĩ thuật 3x3x3 thường được sử dụng để lấy thông tin phản hồi của học sinh
sau một phần, một tiết học, một khóa học,... Cuối tiết học/khóa học, GV có thể
mỗi HS viết ra giấy:
• 3 điều các em cho là tốt hoặc cảm thấy hài lịng
• 3 điều các em cho là chưa tốt hoặc cảm thấy chưa hài lịng
• 3 điều các em muốn thay đổi hoặc bổ sung
2.3.12. Kĩ thuật “Chúng em biết 3”:
Các HS được lập thành các nhóm 3 người, và trong vòng 03 phút, các em sẽ
thảo luận về những gì mà các em biết về chủ đề này. Sau đó, các em chọn ra 3
điểm để trình bày với cả lớp. Mỗi nhóm sẽ cử một em lên trình bày về cả 3
điểm nói trên.
2.3.13. Kĩ thuật hỏi và trả lời:
13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



HS lần lượt đặt câu hỏi có liên quan đến một chủ đề nào đó. Một em (hoặc
GV) sẽ bắt đầu đặt một câu hỏi. Học sinh này sẽ gọi một bạn khác lên trả lời
câu hỏi đó. Học sinh thứ hai lại đặt tiếp một câu hỏi nữa. Học sinh này sẽ tiếp
tục quá trình hỏi và trả lời với các bạn cùng lớp,... cho đến khi GV quyết định
dừng hoạt động này lại.
2.3.14. Kĩ thuật hỏi ý kiến chuyên gia
Một nhóm học sinh đóng vai là một “tổ chuyên gia” về một chủ đề nhất
định. Các em HS khác trong lớp đặt câu hỏi cho các chuyên gia về chủ đề đó để
các chuyên gia giải đáp. Một em trưởng nhóm (hoặc GV) sẽ điều khiển buổi “tư
vấn”, mời các bạn đặt câu hỏi rồi mời chuyên gia trả lời.
2.3.15. Kĩ thuật Bản đồ tư duy:
Kỹ thuật này có nghĩa là HS viết một ý tưởng chính ở giữa rồi nghĩ ra các ý
tưởng mới có liên quan xoay quanh ý tưởng trung tâm nói trên. Bằng cách tập
trung vào các ý tưởng chính viết bằng ngơn ngữ của mình, rồi sau đó phát triển
các nhánh và mối liên hệ giữa các ý tưởng này, chính là người học đang lập bản
đồ kiến thức theo cách sẽ giúp họ hiểu và nhớ thơng tin mới.
2.3.16. Kĩ thuật Hồn tất một nhiệm vụ:
Giáo viên đưa ra một câu chuyện/vấn đề mới chỉ được giải quyết một phần
(tức là còn để ngỏ phần kết) rồi yêu cầu học sinh hoàn tất. Giáo viên cần hướng
dẫn học sinh cẩn thận và cụ thể để các em hiểu được vai và các trách nhiệm của
mình. Đây là một hoạt động tốt giúp các em đọc lại những tài liệu đã học trên
lớp hoặc đọc các tài liệu theo yêu cầu của giáo viên.
2.3.17. Kĩ thuật Viết tích cực:
Kỹ thuật này cho các em có cơ hội suy nghĩ và xử lý thơng tin. Ví dụ,
ngồi hình thức báo cáo một phút, giáo viên có thể đặt một câu hỏi, rồi cho các
em thời gian tự do viết câu trả lời dài bao nhiêu tuỳ thích. Các em cũng có thể
viết tự do về các chủ đề trong khoảng thời gian nhất định. Kỹ thuật này có thể
được sử dụng để tóm tắt hoặc tổng kết lại các tài liệu đã học trên lớp.
Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực thì rất nhiều, các yêu cầu

đặt ra cho một giáo viên trong tiết dạy cũng cao, giáo viên phải chịu trách
nhiệm về mặt nội dung nên việc rèn luyện hay tích hợp giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh là khó. Mặt khác, tùy theo đặc điểm từng mơn học, bài học mà
giáo viên lựa chọn cho mình những phương pháp – kĩ thuật dạy học khác nhau.
Là giáo viên dạy GDCD, trong phạm vi đề tài này, ngoài những phương pháp,
kĩ thuật dạy học truyền thống, để rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, tôi xin
chọn một số phương pháp - kĩ thuật dạy học tích cực sau:
- Phương pháp trị chơi
- Phương pháp dạy học nhóm
14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Phương pháp giải quyết vấn đề
- Phương pháp sắm vai
- Kĩ thuật hỏi chuyên gia
- Kĩ thuật hỏi và trả lời
- Kĩ thuật động não(công não)
- Kĩ thuật chúng em biết 3

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chương II: Thực trạng kĩ năng sống của học sinh khối 8,9 trường THCS
Trưng Vương, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.
Để biết được thực trạng kĩ năng sống của học sinh, tôi đã tiến hành điều tra
trên 149 học sinh ở 4 lớp 8/1, 8/2, 9/10, 9/11 và 22 giáo viên chủ nhiệm của 2

khối lớp 8,9 trong nhà trường. Kết quả thu được như sau:
Bảng 1: Kết quả học tập của học sinh các lớp nghiên cứu

Kết quả
học tập
năm học
2013-2014

Sĩ số

HSG

HSTT

HSTB

HS Yếu,
Kém

Lớp 8/1

35

20

13

2

0


Lớp 8/2

38

23

13

2

0

Lớp 9/10

38

10

19

9

0

Lớp 9/11

38

29


8

1

0

Bảng 2: Đánh giá của học sinh và giáo viên về mức độ quan trọng của kĩ năng sống

Quan niệm kĩ năng sống
Sĩ số

Rất quan
trọng

Quan trọng

Bình
thường

Khơng
quan trọng

Lớp 8/1

35

14

16


5

0

Lớp 8/2

38

22

12

4

0

Lớp 9/10

38

24

11

3

0

Lớp 9/11


38

29

8

1

0

GVCN

22

19

3

0

0

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Bảng 3: Ý kiến của học sinh về ý nghĩa của KNS đối với cuộc sống


Có kĩ năng sống sẽ giúp
Sĩ số Học giỏi

Tham gia Sống tự
phong trào tin, thoải
tốt
mái

Được mọi
người yêu
mến

Tất cả
các ý
kiến bên

Lớp 8/1

35

0

0

7

0

28


Lớp 8/2

38

0

0

15

2

21

Lớp 9/10

38

0

5

15

3

15

Lớp 9/11


38

0

4

6

2

26

Căn cứ vào số liệu ở các bảng 1, ta có thể thấy 100% khách thể nghiên cứu
đều có kết quả học tập từ trung bình trở lên, trong đó học sinh học khá, giỏi
chiếm ¾ lớp học. Ở bảng 2 và 3, đa số học sinh đều cho rằng kĩ năng sống là rất
quan trọng đối với cuộc sống của các em, giúp cho các em sống tự tin thoải
mái, có khả năng tham gia tốt các hoạt động phong trào, được mọi người u
mến. Khơng có học sinh nào quan niệm rằng có kĩ năng sống sẽ giúp các em
học giỏi. Điều này cho thấy các em bước đầu nhận thức đúng về kĩ năng sống.
Tuy nhiên khi hỏi về sự tự đánh giá của các em về kĩ năng sống đối với
bản thân mình thì quá nửa tổng số học sinh của một lớp đều cho rằng kĩ năng
sống của mình chỉ ở mức trung bình trở xuống, chỉ có 3/149 em học sinh cho
rằng kĩ năng sống của mình ở mức rất tốt (bảng 4). Về phía giáo viên, hầu hết
cũng đều nhận xét rằng kĩ năng sống của học sinh đang ở mức thấp.
Bảng 4: Đánh giá về kĩ năng sống đối với cuộc sống của học sinh

Tự đánh giá về KNS của học sinh

Sĩ số


Rất tốt

Tốt

Trung bình

Thấp

Lớp 8/1

35

2

13

20

0

Lớp 8/2

38

0

18

16


4

Lớp 9/10

38

0

15

22

1

Lớp 9/11

38

1

12

25

0

GVCN

22


0

0

2

20
17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Bên cạnh việc điều tra bằng phiếu hỏi, thông qua trao đổi trực tiếp với
giáo viên về tình trạng kĩ năng sống của học sinh, tôi nhận thấy 100% giáo viên
tiếp xúc với các em hàng ngày đều cho rằng kĩ năng sống của học sinh lớp
mình là cịn yếu, các em thiếu nhiều kĩ năng cần thiết cho cuộc sống. Trong các
giờ dạy trên lớp, tình trạng học sinh bỏ học, không hứng thú học tập xuất hiện
ngày một nhiều. Việc học sinh đến trường nhưng không học bài, làm bài tập
thường xuyên diễn ra ở hầu hết các lớp. Trong các giờ học, học sinh còn thụ
động, hoặc gặp lúng túng trong vấn đề tìm cách diễn đạt. Các em vẫn còn rất
yếu trong kĩ năng làm việc nhóm. Thường thì học sinh khơng biết cách phân
cơng cơng việc và lên lịch hợp lí. Các em thường đùn đẩy và ỷ lại cho nhau.
Cuối cùng thì hầu như chỉ có một số bạn làm cịn những bạn khác thì ngồi chơi
hoặc tham gia lấy lệ.
Qua tiếp xúc với phụ huynh học sinh, nhiều giáo viên chủ nhiệm cũng cho
biết có những em học sinh khá giỏi nhưng ngồi điểm số cao, các em lại khơng
biết làm việc gì khác, thụ động. Các em khơng có khả năng tự chăm sóc bản
thân. Khơng chỉ trong những cơng việc nhà đơn giản, tự chăm sóc mình, nhiều
em khơng có kĩ năng giao tiếp và trò chuyện với người khác…
Quan sát ngoài xã hội, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy những năm gần

đây độ tuổi trẻ em hư dường như đang ngày càng trẻ hóa. Đó là một thực trạng
đáng báo động của xã hội. Học sinh ngày càng có nhiều mối quan hệ ở trường,
lớp và cả bạn bè bên ngoài. Những mâu thuẫn nhỏ xảy ra trong cuộc sống hàng
ngày khiến các em dễ dàng bị kích động. Có nhiều trường hợp học sinh cấp hai
đánh hội đồng một bạn cùng lớp, cùng trường, các em tỏ ra nghĩa khí khi giúp
bạn đánh người khác (dù người đó chưa từng có hiềm khích gì với mình).
Chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp những hình ảnh các em học sinh vẫn mặc đồng
phục trên người mà nhảy vào đánh, đấm, tát, lăng mạ bạn mình bằng những lời
lẽ thiếu văn hóa…
Nghiêm trọng hơn những năm gần đây tình trạng trẻ vị thành niên phạm
tội có xu hướng gia tăng. Đặc biệt xuất hiện những vụ án giết người, cố ý gây
thương tích mà đối tượng gây án là học sinh và nạn nhân chính là bạn học và
thầy cơ giáo của họ. Các em sẵn sàng đánh nhau, chửi bậy, sa đà vào các tệ nạn
xã hội, thậm chí liều lĩnh từ bỏ cả mạng sống của mình…khi gặp vướng mắc
trong cuộc sống.
Sở dĩ các em có hành vi chưa đúng nói trên là do các em đang thiếu kỹ
năng sống một cách trầm trọng: thiếu kỹ năng làm chủ bản thân, kỹ năng điều
khiển cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bảo vệ bản thân khỏi những tác hại
tiêu cực,…
Trao đổi truyện trò với một số em học sinh về vấn đề ý nghĩa của hoạt
động ngoại khóa và tham gia các hoạt động ngoại khóa, phần lớn các em đều có
ý kiến rằng thường thì các em khơng mấy hứng thú khi tham gia các hoạt động
18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


này trong nhà trường vì thiếu tính hấp dẫn, mang nặng tính lý thuyết và tốn
nhiều thời gian, gây cho các em cảm giác mệt mỏi. Tiến hành điều tra bằng
phiếu hỏi về mức độ tham gia các hoạt động ngoại khóa trong và ngồi nhà

trường khi khơng bắt buộc, đa số câu trả lời của học sinh là chỉ thỉnh thoảng
mới tham gia, hoặc rất ít khi tham gia, có em chưa bao giờ tự giác tham gia vào
những hoạt động ngoại khóa (bảng 5).
Mức độ
tham gia
HĐNK

Sĩ số

Thường
xun

Thỉnh
thoảng

Rất ít khi

Chưa bao
giờ

Lớp 8/1

35

10

16

9


0

Lớp 8/2

38

6

16

13

3

Lớp 9/10

38

2

18

16

2

Lớp 9/11

38


2

29

5

2

Bảng 5: Mức độ tham gia các hoạt động ngoại khóa (khơng bắt buộc)

Vậy thực trạng học sinh thiếu kĩ năng sống, hay kĩ năng sống của các em
còn thấp là do đâu?
Theo kết quả điều tra tại bảng 6 về nguyên nhân khiến học sinh còn thiếu
và yếu về kĩ năng sống, hầu hết các em đều chấp nhận các lí do mà phiếu điều
tra nêu ra với nhiều mức độ khác nhau. Nguyên nhân mà học sinh cho là rất
quan trọng và quan trọng nhất khiến các em thiếu kĩ năng sổng là do ngồi xã
hội có nhiều thứ hấp dẫn các em hơn là quan tâm tìm hiểu về kĩ năng sống
(54.4%), trong khi đó tỉ lệ học sinh cho rằng khơng quan trọng và ít quan trọng
chỉ chiếm 16.1%. Nguyên nhân lớn thứ hai là do học sinh ỷ lại vào kho tư liệu
phong phú trên mạng ngày nay luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của các
em khi cần thiết nên không quan tâm nhiều đến việc rèn luyện kĩ năng sống
(53%). Các em không cho rằng việc học tập chiếm quá nhiều thời gian là điều
quan trọng làm ảnh hưởng đến việc thiếu kĩ năng sống của mình, nhưng lại cho
rằng lí do chưa có bộ chuẩn kiến thức về kĩ năng sống dành cho học sinh, nhà
trường chưa có chương trình rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, chưa có đội
ngũ giáo viên chuyên về giảng dạy kĩ năng sống là khá quan trọng (lần lượt
chiếm 41% , 35,6% và 30,2%). Ngoài ra một số ít em còn đưa ra một số nguyên
nhân khác như: bản thân chưa thật sự quan tâm đến vấn đề kĩ năng sống, cha
mẹ bảo bọc các em quá mức nên khơng có điều kiện để rèn luyện kĩ năng sống,
khơng có cơ hội tham gia rèn luyện kĩ năng sống do chương trình học ở Việt

Nam cịn nặng về lý thuyết.

19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ngun nhân

Tỉ lệ

Mức độ đánh giá
Khơng
quan
trọng

Ít
quan
trọng

Bình
thường

Quan
trọng

Rất
quan
trọng


Tổng

20

24

61

20

24

%

13.4

16.1

41

13.4

16.1

Ngồi XH có nhiều thứ hấp Tổng
dẫn hơn là quan tâm tìm
%
hiểu về KNS

3


21

44

49

32

2

14.1

29.5

32.9

21.5

Thiếu sự hịa hợp với
Tổng
người lớn (ơng bà, cha mẹ,
%
thầy cơ…)

14

21

59


37

18

9.4

14.1

39.6

24.8

12.1

12

24

34

57

22

8.1

16.1

22.8


38.3

14.7

Tổng

15

31

47

26

27

%

10.1

20.8

31.5

17.5

18.1

38


28

22

29

32

25.6

18.6

14.8

19.5

21.5

25

24

55

23

22

16.8


16.1

36.9

15.5

14.7

Tổng

12

9

%

3.4

Dành q nhiều thời gian
để học

Thông tin trên mạng lúc Tổng
nào cũng có sẵn nên HS ít
%
quan tâm đến lời giảng của
GV.
Nhà trường chưa có
chương trình rèn luyện
KNS cho HS.


Chưa có bộ chuẩn kiến
Tổng
thức về KNS cho học sinh.
%
Chưa có giáo viên chuyên Tổng
về giảng dạy KNS cho học
%
sinh
Nguyên nhân khác:
- Không quan tâm KNS
- Sự bảo bọc quá mức của
PHHS…

3.4

2.0

- Học tập ở VN chỉ chú
trọng đến lý thuyết

1.3

4.0

Bảng 6: Ý kiến của HS về nguyên nhân HS thiếu kĩ năng sống
20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Theo các em, để có kĩ năng sống thì học sinh cần phải có kiến thức (học
giỏi, đọc nhiều tài liệu), được rèn luyện và trải nghiệm nhiều trong học tập và
trong cuộc sống cũng như có điều kiện tham gia thường xuyên các hoạt động ở
trường, lớp, trong đó ý kiến được rèn luyện và trải nghiệm nhiều trong học tập
và trong cuộc sống cũng như có điều kiện tham gia thường xuyên các hoạt động
ở trường, lớp được các em lựa chọn nhiều nhất (bảng 7).
Bảng 7: Ý kiến của học sinh về cách thức rèn luyện để trang bị kĩ năng sống

Để có kĩ năng sống, học sinh cần
Tổng số
học sinh

Học thật giỏi

Đọc thật
nhiều sách, tài
liệu

Tham gia
thường xuyên
các hoạt động
ở lớp, trường

Rèn luyện và
trải nghiệm
nhiều trong
học tập và
trong cuộc
sống


Tổng

55

60

96

126

Tỉ lệ

36.9

40.3

64.4

84.6

Ý kiến

(4 lớp)

149

21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Chương III: Vận dụng các phương pháp – kĩ thuật dạy học tích cực
trong các tiết dạy GDCD để rèn luyện một số kĩ năng sống cho học sinh
khối 8,9 trường THCS Trưng Vương, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh
Hòa.
Từ kết quả điều tra đã phân tích trên, tơi nhận thấy có những nguyên nhân
thuộc về khách quan mà bản thân tơi khơng thể can thiệp được (chưa có chương
trình chuẩn về rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, thiếu đội ngũ thầy cô
chuyên trách giảng dạy kĩ năng sống, những thú vui hấp dẫn ngoài xã hội…), .
Tuy nhiên trong khả năng của mình, tơi nghĩ rằng có thể tiến hành “vận dụng
các phương pháp – kĩ thuật dạy học tích cực trong các tiết dạy GDCD để góp
phần rèn luyện một số kĩ năng sống cho học sinh khối 8,9” trong khi chờ đợi
một chương trình chuẩn, một đội ngũ chuyên trách về kĩ năng sống…
Việc tiến hành vận dụng các phương pháp – kĩ thuật dạy học tích cực
trong các tiết dạy GDCD có thể thực hiện ở tất cả các bài học, trong mỗi tiết
học., khơng cần tồn bộ tiết đó mà đơi khi chỉ là một phần hoạt động cụ thể của
bài.
Dưới đây là một số minh họa về việc vận dụng các phương pháp – kĩ thuật
dạy học tích cực trong một số bài dạy GDCD để rèn luyện một số kĩ năng sống
cho học sinh khối 8,9 tại trường THCS Trưng Vương, thành phố Nha Trang,
tỉnh Khánh Hòa:
a. Vận dụng “phương pháp đóng vai” kết hợp với “phương pháp làm việc
nhóm” trong dạy bài “Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của
công dân” (lớp 9) nhằm giúp học sinh hiểu được cơng dân có quyền tham gia
bàn bạc, thảo luận các vấn đề chung. Qua đó rèn luyện các kĩ năng làm việc
nhóm, kĩ năng quản lý thời gian có hiệu quả, kĩ năng kĩ năng giải quyết vấn đề,
kĩ năng hợp tác và chia sẻ, kĩ năng trình bày ý tưởng, kĩ năng tự tin trước đám
đơng.
Tiến hành: Cho HS xem một tình huống do học sinh đóng vai với nội

dung: bạn Phượng đi dự đại hội Liên đội nhưng chỉ ngồi nghe nhạc và cắn hạt
dưa vì cho rằng nghe chẳng ích lợi gì, có nghe cũng chẳng có quyền ý kiến, bạn
Ngun tỏ vẻ khơng đồng tình)
- GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận. Thời gian thảo luận của các em là 5
phút.
Nhóm 1+2: Em có nhận xét gì về suy nghĩ và việc làm của bạn Phượng?
Nhóm 3+4: Nếu là em, em sẽ giúp bạn Ngun giải thích như thế nào?
- Các nhóm phân công nhiệm vụ cho các thành viên và tiến hành thảo
luận. Hết thời gian thảo luận, các nhóm trình bày, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, chốt ý:
22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Nhóm 1+2: Suy nghĩ của bạn Phượng: “nghe làm gì, nghe cũng đâu có
quyền có ý kiến gì đâu” là sai. Học sinh có quyền nghe và tham gia thảo luận,
bàn bạc, đóng góp ý kiến vào các vấn đề chung có liên quan đến mình để thực
hiện cho tốt, chứ không phải như bạn Phượng nghĩ. Từ suy nghĩ sai đã dẫn đến
việc bạn Phượng có những hành động không đúng, dự Đại hội mà nghe nhạc và
cắn hạt dưa.
Nhóm 3+4: Em có thể giải thích: Đi dự Đại hội Liên Đội nói riêng hay đi
họp nói chung đều là quyền lợi của mình: được nghe, được tham gia đóng góp
ý kiến. Ngồi ra, đây khơng chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ, là trách nhiệm của
HS đối với trường, lớp, trách nhiệm của 1 đội viên trong việc xây dựng Liênchi Đội vững mạnh. Bạn Phượng nên nghiêm túc hơn chứ đừng nên thờ ơ như
thế.
- GV giới thiệu điều 53 Hiến pháp 2013 về quyền được tham gia bàn bạc,
thảo luận những vấn đề chung cho học sinh đọc.
- GV giới thiệu 1 số hình ảnh về người dân tham gia bàn bạc, đóng góp ý
kiến. Sau đó đặt câu hỏi:

? Vậy qua phân tích tình huống trên và các hình ảnh vừa được xem, theo
các em, ngoài quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội,
cơng dân cịn có quyền nào nữa trong việc thực hiện quyền tham gia quản lý
nhà nước, quản lý xã hội?
- HS trả lời –bổ sung.
- Gv chốt ý: Cơng dân có quyền được tham gia bàn bạc vào các vấn đề
chung.
b. Vận dụng “phương pháp giải quyết vấn đề” trong dạy bài “Tự chủ”
(lớp 9) nhằm giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của tính tự chủ. Qua đó rèn luyện
các kĩ năng tự kiềm chế, điều khiển bản thân, kĩ năng trình bày ý tưởng, kĩ năng
phân tích, kĩ năng xử lí tình huống cho học sinh.
Tiến hành:
- Giáo viên đưa ra một số tình huống, chia nhóm cho học sinh thực hành
giải quyết xung đột:
+ Chị của em luôn tự tiện vào phịng em và lấy đồ của em mà khơng hỏi ý
kiến. Em sẽ làm gì?
+ Em làm mất cuốn truyện mà bạn của em mượn thư viện. Em sẽ làm gì?
+ Tình huống: Giờ ra chơi, em đang tham gia vào một trò chơi cùng các
bạn, một bạn khác từ đâu chạy lại xô vào em, cả hai cùng ngã. Mặc dù người
kia sai, em vẫn đỡ người đó dậy, nói lời xin lỗi hoặc hỏi han rất lịch sự. Tuy

23

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nhiện, đáp lại thái độ rất lịch sự của em, người kia chửi tục, xúc phạm hoặc đe
dọa em. Vậy em sẽ xử lý như thế nào?
- Học sinh sẽ phải suy nghĩ tìm cách giải quyết, cách xử lý tốt nhất,
cách kiềm chế khi tức giận, các bước của kỹ năng thương lượng. Giáo viên

hướng cho học sinh cách phân tích lợi và hại khi xử lý tình huống theo các
hướng khác nhau, từ đó học sinh sẽ biết cân nhắc lợi hại để lựa chọn phương án
xử lý tốt nhất, rút ra bài học cho bản thân.
c. Vận dụng “kĩ thuật công não” trong dạy bài Hiến pháp nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm giúp học sinh hiểu được trách nhiệm của công
dân – học sinh trong việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hịa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Qua đó rèn luyện các kĩ năng ra quyết định, kĩ
năng trình bày ý tưởng, kĩ năng đàm thoại, phân tích, kĩ năng xử lí tình huống,
kĩ năng tư duy phê phán.
* Tiến hành:
- Gv nêu ra hai ý kiến:
1. Những người có chức quyền khơng phải tn theo Hiến pháp và pháp
luật.
2. Người nước ngoài đến Việt Nam cũng phải tuân theo Hiến pháp, Pháp
luật của Việt Nam.
- Học sinh trong khoảng thời gian rất ngắn phải quyết định nhanh đồng ý
hoặc không đồng ý với từng ý kiến trên; phân tích lí do vì sao mình đồng ý
hoặc khơng đồng ý. (Hiến pháp do cơ quan nào ban hành? Đối tượng thực hiện
là những ai?...)
- Mỗi học sinh có thể trùng ý kiến nhưng cách lập luận, giải thích khác
nhau. Giáo viên động viên, khuyến khích những học sinh khác tiếp tục suy nghĩ
và trình bày ý kiến của mình theo nhiều chiều hướng để cùng vỡ ra vấn đề
trước khi đi đến kết luận chung.
d. Sử dụng “phương pháp trị chơi” khi dạy bài “Phịng ngừa tai nạn vũ
khí, cháy, nổ và các chất độc hại” (lớp 8) để giúp học sinh phân biệt các loại
vũ khí, các chất cháy, nổ và các chất độc hại. Qua đó giúp các em rèn luyện kĩ
năng quan sát, ghi nhớ, kĩ năng suy nghĩ độc lập, kĩ năng làm việc nhóm.
Tiến hành: Trò chơi “Nhanh mắt nhanh tay”
- GV chia lớp thành 4 nhóm, cho HS xem nhanh các hình ảnh về các loại
vũ khí, chất cháy nổ và các chất độc hại trong vịng 15’’(gồm: bom mìn, thuốc

nổ, pháo, ga, thuốc diệt chuột, xăng, súng, thức ăn bị mốc, đạn, thủy ngân)
+ Trong vịng 45’’, các nhóm ghi tên các loại vũ khí, chất cháy, chất nổ và
các chất độc hại và phân loại các tên gọi có trong hình ảnh vào bảng nhóm.
24

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Nhóm nào phân loại nhanh, chính xác sẽ chiến thắng. - Để làm được điều này
đòi hỏi các thành viên trong nhóm phải tập trung vào màn hình để xem kĩ các
hình ảnh, ghi nhớ và sau đó hợp tác, mỗi người một ý cùng chia sẻ với nhau sao
cho ghi càng nhiều và phân loại chính xác để thắng được nhóm bạn.
e. Vận dụng “kĩ thuật đặt câu hỏi” trong dạy bài “Quyền và nghĩa vụ của
công dân trong hôn nhân” (lớp 9-Tiết 1) nhằm giúp học sinh khắc sâu kiến
thức sau khi đã hình thành khái niệm “Hơn nhân là gì?”, hiểu rõ hơn thế nào
là hơn nhân “được pháp luật thừa nhận”. Qua đó rèn luyện các kĩ năngsuy
nghĩ, phân tích vấn đề, kĩ năng ra quyết định.
Tiến hành: Giáo viên nêu ra 2 trường hợp:
+ Đăng kí kết hơn – khơng đám cưới – sống với nhau như vợ chồng
+ Khơng đăng kí kết hơn – Đám cưới – Sống với nhau như vợ chồng
Hỏi: + Trường hợp nào đúng pháp luật?
+ Trong thực thế, người ta lên án trường hợp nào hơn?
- HS trả lời – bổ sung
- GV chốt ý, giải thích đây là nhận thức sai lầm. Người ta có đăng kí kết
hơn nhưng khơng có tổ chức đám cưới thì vẫn được công nhận là hôn nhân hợp
pháp. Đáng lên án là trường hợp còn lại. Ở đây điều quan trọng là giáo viên
phải biết cách đặt câu hỏi lật ngược lại vấn đề một cách hợp lí, đây cũng là vấn
đề khá phổ biến trong giới trẻ ngày nay để giúp học sinh có được sự hứng thú
trong suy nghĩ, mạnh dạn trình bày và vỡ ra được vấn đề, có ý nghĩa giáo dục
cao.

g. Vận dụng “phương pháp thảo luận nhóm” nhằm giúp học sinh hiểu
được trách nhiệm của thanh niên trong dạy bài “Trách nhiệm của thanh niên
trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (lớp 9 – tiết 1), qua
đó rèn luyện cho học sinh kĩ năng xác định giá trị bản thân, kĩ năng làm việc
với tập thể, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng trình bày ý tưởng, kĩ năng thể hiện sự tự
tin…
Tiến hành:
Yêu cầu học sinh đọc đoạn kết bức thư của Tổng bí thư Nơng Đức Mạnh
gửi thanh niên, đăng trên báo nhân dân ngày 26/3/2003 với tiêu đề “Cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chính là sự nghiệp của thanh niên”.
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, trong vịng 15 phút thảo luận các vấn đề
sau:
+ Nhóm 1: Hãy nêu độ tuổi của thanh niên. Thanh niên có vai trị, vị trí
như thế nào trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước qua bài
phát biểu của Tổng bí thư Nơng Đức Mạnh?
25

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×