Một Số Bệnh Thường
Gặp Ở Gà
1. Bệnh cầu trùng
a. Nguyên nhân:
Bệnh lan truyền do gà ăn phải thức ăn, uống nước có lẫn các noãn bào. Bệnh
dễ lây truyền từ chuồng này sang chuồng khác, nơi này sang nơi khác do
người ta, súc vật vô tình mang các noãn bào này đi xa. Tốc độ sinh sản
nhanh của các cầu trùng khiến bệnh dễ bộc phát.
Bệnh cầu trùng thường làm tăng tỷ lệ tử vong cho gà nhỏ, gà phát triển chậm,
yếu, dễ bị bội nhiễm các bệnh khác.
Mức độ gây bệnh tùy thuộc vào phương thức nuôi, nuôi trên sàn lưới ít mắc
bệnh hơn nuôi trên nền.
b. Triệu chứng:
Gà ủ rũ, xù lông, chậm chạp, phân đỏ hoặc sáp nhiều khi có máu tươi.Gà đẻ
vỏ trứng mỏng, tỷ lệ đẻ giảm.
c. Bệnh tích:
Manh tràng sưng to, chân đầy máu.Ruột sưng to.Trong đường tiêu hóa có
dịch nhầy và máu.
d. Phòng bệnh.
Vệ sinh phòng bệnh chặt chẽ, đặc biệt không để nền chuồng, chất đọng làm
chuồng ẩm ướt.
Dùng thuốc trộn vào thức ăn hay pha nước uống cho gà.
Sử dụng một trong các loại thuốc sau (dùng trong 3 ngày).
+ Anticoc 1gr/1 lít nước.
+ Baycoc 1ml/ 1 lít nước.
e. Trị bệnh:
Tăng liều gấp đôi liều phòng
2. Bệnh thương hàn (Salmonellosis)
a. Nguyên nhân:
Do vi khuẩn gây ra, bệnh có thể truyền trực tiếp từ gà mẹ sang gà con và cũng
có thể nhiễm gián tiếp qua thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm bệnh.
b. Triệu chứng:
Gà ủ rũ, phân trắng loãng, hôi thối.Gà đẻ trứng giảm, trứng méo mó, mào tái
nhợt nhạt hoặc teo.
c. Bệnh tích:
- Gà con: Gan sưng, có điểm hoại tử trắng, niêm mạc ruột viêm loét lan tràn.
- Gà đẻ: Gan có điểm hoại tử trắng, túi mật sưng to, buồng trứng đen tím,
trứng non dị hình méo mó.
d. Phòng bệnh:
Bằng các biện pháp vệ sinh tổng hợp. Có thể dùng kháng sinh để phòng bệnh:
- Oxytetracyclin: 50-80 mg /gà/ngày, dùng trong 5 ngày.
- Chloramphenical: 1 gr/5-10 lít nước, dùng trong 2-3 ngày.
e. Trị bệnh:
Tăng liều gấp đôi so với liều phòng bệnh.
3. Bệnh dịch tả (Newcastle disease)
a. Nguyên nhân:
Bệnh do virus gây, lây lan mạnh. Chủ yếu lây qua đường tiêu hóa, tuy nhiên
bệnh cũng có thể lây qua dụng cụ chăn nuôi.
Gà mọi lứa tuổi đều mắc bệnh.
b. Triệu chứng:
Thường biểu hiện ở 2 thể: cấp tính và mãn tính.
a.Thể cấp tính: Bệnh xuất hiện đột ngột, gà chết nhanh không biểu hiện rõ
triệu chứng. Thường rụt cổ, ngoẹo đầu vào cánh, ủ rũ, nhắm mắt mê man bất
tỉnh, sau đó chết.
Khó thở, nhịp thở tăng, hắt hơi (con vật há mồm, vươn cổ thở).
Tiêu chảy phân màu xanh - trắng, diều căng đầy hơi.
Một số con chảy dịch nhờn ở mắt, mũi.Tích, mào tím xanh.
Nếu sau 4-5 ngày gà không chết, sẽ xuất hiện triệu chứng thần kinh: Gà vận
động tròn theo một phía, đi đứng không vững.
Gà giảm đẻ, vỏ trứng mềm.Tỷ lệ chết từ 50-90%.
b. Thể mãn tính:
Những gà bị bệnh kéo dài sẽ chuyển sang thể mãn tính. Triệu chứng chủ yếu
ở đường hô hấp, thở khò khè, kém ăn, giảm đẻ Gà trở thành vật mang
trùng. Tỷ lệ chết 10%.
c. Bệnh tích:
Biến đổi tùy thuộc vào thời gian kéo dài bệnh, lứa tuổi và độc lực của
virus.Dạ dày tuyến xuất huyết, có dịch nhầy ở ruột già.
d. Phòng bệnh:
Chủ yếu là bằng vaccine.
e. Trị bệnh:
Dùng các thuốc tăng sức đề kháng: Vitamix, vit-plus,
4. Bệnh GUMBORO
a. Nguyên nhân:
Do virus. Gà thường mắc bệnh ở 4-8 tuần tuổi.
b. Triệu chứng:
Phân lúc đầu loãng, trắng, nhớt nhầy, sau loãng nâu.
Gà sút nhanh, run rẫy.
Tỷ lệ nhiễm bệnh rất nhanh: 2-5 ngày toàn đàn bị nhiễm.
Tỷ lệ chết: 10-30%.
Gà thịt thường phát bệnh sớm hơn (ở giai đoạn 20-40 ngày).
c. Bệnh tích:
Cơ đùi xuất huyết đỏ thành vệt.
Bệnh mới phát túi Fabricius sưng to.
-Ngày thứ 2: Thận sưng nhạt màu, ruột sưng có nhiều dịch nhầy.
-Ngày thứ 3: Xuất huyết lấm tấm hoặc thành vệt cơ đùi, cơ ngực.
-Ngày thứ 5,6,7 túi Fabricius teo nhỏ, cơ đùi, cơ ngực tím bầm.
d. Phòng và trị bệnh:
- Phòng bệnh bằng vệ sinh: Định kỳ tiêu độc sát trùng chuồng trại thường
xuyên mỗi tháng và sau mỗi đợt nuôi.
- Phòng bằng vaccine.
- Trị bệnh: Chưa có thuốc đặc trị. Chỉ dùng thuốc tăng sức đề kháng vật
nuôi.
+ Vitamix: 2 gr/1 lít nước.
+ Vitamine C: 1 gr/ 1 lít nước.
+ Dexa (0,5 gr): 1 viên/ 3-4 con.
Dùng trong 3 ngày liên tục.
5. Bệnh hô hấp mãn tính (CRD)
- Nguyên nhân: do Mycoplasma gallisepticum (MG) gây ra, lây lan chủ yếu
qua trứng, đường hô hấp và tiêu hóa. Gà mái đẻ bị nhiễm bệnh có thể truyền
mầm bệnh cho gà con qua trứng hoặc do gà khoẻ tiếp xúc trực tiếp với gà
nhiễm bệnh và mang mầm bệnh hay gián tiếp qua thức ăn, nước uống, xe cộ,
người qua lại…
- Cách phòng bệnh
+ Điều quan trọng hàng đầu là phải mua gà giống ở những cơ sở chăn nuôi
tốt, tỷ lệ nhiễm CRD thấp.
+ Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ kết hợp sát trùng bằng: Vimekon
(10gr pha với 2 lít nước) hoặc Vime – Iodine (15ml pha với 4 lít nước).
+ Vệ sinh, sát trùng trứng và máy ấp trước và sau khi ấp để giảm tỷ lệ bệnh
truyền qua trứng.
+ MG rất nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ cao và chỉ có thể tồn tại cao nhất là
3 ngày ngoài môi trường, vì thế chúng ta thành lập quy trình và hệ thống chăn
nuôi theo nguyên tắc: “cùng vào – cùng ra” để loại mầm bệnh.
+ Khi nhập đàn mới vào nên có thời gian cách ly (trung bình là 21 ngày).
+ Sử dụng kháng sinh để trộn vào thức ăn và nước uống để kiểm soát bệnh.
Có thể sử dụng một trong các thuốc sau: Anti CCRD; EST; Genta – Tylo;
Vimenro.
+ Tăng cường sức đề kháng, chống bệnh cho gia cầm bằng các chế phẩm sau:
Elecamin, Vimekat plus, Vizyme, poly AD…
- Điều trị: Khi gà bệnh có thể dùng kháng sinh thuộc các nhóm Tetracycline,
Macrolide, Quinolone… pha trong nước uống kết hợp với vitamin và chất
điện giải.
6. Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (Infectious Bronchitis-IB)
- Nguyên nhân: Gây ra bởi virus họ Coronaviridae. Bệnh lây qua đường hô
hấp và tiêu hóa do tiếp xúc với gà bệnh, hít thở không khí nhiễm mầm bệnh
thổi từ chuồng này sang chuồng khác hoặc do xe cộ, người, chó, chuột mang
mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác. Bệnh xảy ra trên gà ở các lứa tuổi, nhưng
nặng nhất là gà con.
- Triệu chứng:
+ Thời gian ủ bệnh từ 18-36 giờ.
+ Gà hắt hơi, thở khò khè, kém ăn, chậm lớn, lông cánh xơ xác
- Ở gà con: Ho, thở hổn hển, chảy nước mũi, sốt, uể oải, gà yếu, tiêu chảy
phân trắng, ăn ít, thường chụm lại thành từng bầy quanh đèn sưởi. Tỷ lệ mắc
bệnh có thể lên đến 100% và tỷ lệ chết là khoảng 30%.
- Ở gà đẻ trứng: Có những triệu chứng hô hấp trên, giảm đẻ và chất lượng
trứng giảm thấp (lòng trắng loãng), trứng bị méo mó.
- Cách phòng:
- Bệnh không có thuốc đặc trị do đó phòng bệnh là chủ yếu. Có thể phòng
bệnh bằng cách dùng vaccin Biral H120…
- Tiêm vaccin cho gia cầm theo lịch.
- Cách ly gia cầm bệnh, đối với gia cầm đẻ thì nên loại thải.
- Vệ sinh, sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng 1 trong 2 chế phẩm
Pividine hoặc Antivirus-FMB
- Thường xuyên bổ sung ADE Solution: 2g/1-2 lít nước uống hoặc Amilyte 1
g/2 lít nước uống giúp tăng cường sức đề kháng
7. Bệnh tụ huyết trùng
- Nguyên nhân: do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Bệnh thường xảy
ra khi thời tiết thay đổi, cơ thể gà giảm sức đề kháng; thường lây qua đường
hô hấp, tiêu hoá, vết thương ngoài da hoặc tiếp xúc với gà bệnh.
- Triệu chứng: ở thể quá cấp tính, triệu chứng lâm sàng không rõ, một số gia
cầm mạnh khoẻ tự nhiên bị chết.
+ Thể cấp tính, gia cầm có những biểu hiện sau: Sốt cao (42-43 độ C), ủ rũ,
bỏ ăn, ỉa chảy, phân có mùi thối, tím tái ở mắt, mũi, miệng có dịch nhầy.
+ Bệnh mạn tính xảy ra ở gia cầm sống sót qua thể cấp tính hay bị nhiễm các
chủng vi-rút yếu hơn. Triệu chứng: ủ rũ, viêm kết mạc mắt và thở khó. Trong
một vài trường hợp, gia cầm có thể bị què, ngoẹo cổ
+ Khi mổ khám bệnh tích gia cầm chết thấy xác xung huyết nặng, nội tạng có
nhiều điểm xuất huyết lấm tấm, gan bị hoại tử nhỏ. Trường hợp ít cấp tính
hơn có thể thấy phù phổi, viêm phổi và viêm gan. Trường hợp mạn tính có thể
thấy viêm khớp cổ chân, khớp bàn chân, có dịch viêm ở tai giữa.
- Cách lây lan: Có ít nhất 16 tuýp Pasteurella multocida khác nhau về độc
lực. Vi khuẩn lây từ con này sang con khác do tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp
qua máng ăn, nước uống. Gia cầm có thể nhiễm bệnh do hít, ăn phải và qua
kết mạc hoặc vết thương.
- Điều trị: Thể quá cấp tính thường xảy ra nhanh nên điều trị không hiệu quả.
Điều trị bằng Tetracyclin hay Sulphaquinoxolone trộn vào thức ăn hoặc nước
uống hay tiêm có thể có kết quả trong ổ dịch. Thông thường phải duy trì điều
trị trong 1 tuần.
- Phòng chống: Nước ta đã sản xuất được vắc-xin vô hoạt có tác dụng bảo vệ
gia cầm. Tốt nhất nên dùng vắc-xin chế từ chủng P. multocida địa phương.
Tiêu chuẩn vệ sinh tốt và an toàn dịch bệnh là rất quan trọng trong việc giảm
nguy cơ nổ ra dịch tụ huyết trùng gia cầm. Để thanh toán bệnh, phải để trống
chuồng hoàn toàn, vệ sinh và tiêu độc triệt để, diệt chuột
8. Bệnh cúm gia cầm
Tuỳ theo loài bị nhiễm mà triệu chứng bệnh cúm gia cầm có những biểu hiện
khác nhau.
-Ở gà, thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 3 ngày; gà bị nhiễm trùng huyết, viêm
đường hô hấp, xuất huyết ở nội tạng và tổ chức dưới da. Gà nhiễm vi-rút cúm
H5N1 chết nhanh, trong vòng 48 giờ; tỉ lệ chết lên đến 90%. Đàn gà nhiễm
bệnh có các triệu chứng như xù lông, tiêu chảy và có âm hô hấp. Trước khi
chết, gia cầm có biểu hiện bại liệt và xoăn vặn cổ. Triệu chứng có thể quan sát
được là phổi xung huyết trầm trọng, lách sưng to; mề, tiền mề, ruột và da xuất
huyết. Xuất huyết dưới da của ống chân, phù quanh mí mắt, mào và tích tụ
huyết xanh tím.
Bệnh tích xuất huyết niêm mạc dạ dày cơ và dạ dày tuyến rất dễ nhầm với
bệnh Newcastle; gan xung huyết, phù nề có các điểm hoại tử dễ nhầm với
bệnh tụ huyết trùng.
-Ở vịt, triệu chứng thể hiện nhẹ hơn gà. Đa số vịt mang trùng không thể hiện
triệu chứng và chết thể cấp tính với biểu hiện thần kinh, co giật. Bệnh tích
viêm nhẹ mí mắt, xuất huyết nội quan, biểu hiện của bệnh rất giống với bệnh
dịch tả vịt.
Phòng bệnh cúm ở gia cầm:
- Đổi mới phương thức chăn nuôi: Chăn nuôi tập trung, cách xa khu dân cư
theo quy trình khép kín là điều kiện hàng đầu trong phòng bệnh. Cần tổ chức
mạng lưới cung ứng vắc-xin đầy đủ và kịp thời để người dân chủ động tiêm
phòng cho đàn gia cầm với tỉ lệ 100%.
- Kiểm soát giết mổ: Xây dựng các lò giết mổ gia cầm tập trung để kiểm soát
nguồn gốc và tình hình dịch bệnh, áp dụng dây chuyền giết mổ tự động và
đóng gói sản phẩm khi đưa ra tiêu thụ.
- Không buôn bán gia cầm sống tại các chợ và khu vực đông dân cư.
- Tiêm phòng vắc-xin H5N1 cho gà, vịt. Gà 2 - 5 tuần tuổi 0,3ml/con; trên 5
tuần tiêm 0,5ml/con; sau đó 4 tháng tiêm nhắc lại 1 lần. Vịt 2 - 5 tuần tuổi
tiêm 0,5ml/con; sau 28 ngày tiêm nhắc 1ml/con; sau đó 4 tháng tiêm nhắc 1
lần.
- Tăng cường dinh dưỡng: Trong khẩu phần ăn hàng ngày của gia cầm đảm
bảo đầy đủ dưỡng chất để tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
- Tiêu độc khử trùng: Phun thuốc sát trùng 2 lần/tuần bằng các loại thuốc
thông dụng như aldehyde (formol, glutaraldehyd), phenol, các phức hợp chứa
Iodine, các loại hóa chất gây ôxy hóa (sodium dodecyl sulfate). Chúng đều có
hiệu quả trong diệt trừ mầm bệnh ở ngoài môi trường, áo quần, dụng cụ,
phương tiện vận chuyển.
- Giám sát chặt sức khoẻ đàn gia cầm, phát hiện nhanh những biểu hiện bất
thường như giảm ăn, giảm đẻ, gia cầm chết đột ngột đều phải lấy mẫu đi xét
nghiệm.
- Thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc của gia cầm nuôi,
chim và gia cầm hoang dã, ngăn ngừa lây truyền bệnh qua các nhân tố trung
gian như thức ăn, nguồn nước, phương tiện vận chuyển, khách tham quan
- Khi có kết quả xác định bệnh cúm phải thực hiện tiêu huỷ toàn đàn và các
biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
9. Bệnh cúm gà
Bệnh cúm gà là bệnh truyền nhiễm do virus cúm typ A thuộc họ
Orthomyxoviridae gây ra.
a. Đặc điểm bệnh
- Loài mắc bệnh gồm các loại gia cầm: gà, gà tây, ngan, ngỗng, vịt, chim câu,
chim cút, đà điểu, các loài chim
- Thời gian nung bệnh từ vài giờ đến 3 ngày (phụ thuộc vào số lượng virus,
con đường xâm nhập, loài mẫn cảm).
- Tỉ lệ mắc và chết phụ thuộc vào loại vật mắc và độc lực của virus gây bệnh.
Trường hợp virus gây bệnh có độc lực cao, gà có thể mắc và chết 100%.
b. Biểu hiện
- Con vật sốt cao, có những biểu hiện không bình thường ở hệ thống tiêu hoá,
hô hấp, sinh sản, thần kinh.
- Gia cầm giảm hoạt động, giảm tiêu thụ thức ăn, gầy yếu, tăng số gia cầm ấp
ở đàn đang đẻ, giảm sản lượng trứng.
- Trường hợp nặng biểu hiện ở gia cầm là ho, thở khó, chảy nước mắt, đứng
túm tụm một chỗ, lông xù, phù đầu và mặt, những chỗ da không có lông bị
tím tái, chân bị xuất huyết, rối loạn thần kinh, ỉa chảy, một số con biểu hiện
co giật hoặc đầu ở tư thế không bình thường.
- Những triệu chứng trên có thể gặp cùng một lúc hoặc riêng rẽ trên gia cầm.
- Xác gia cầm chết bệnh tím tái, mổ xác thấy dạ dày tuyến, dạ dày cơ (mề)
xuất huyết, phổi tích máu, thận và gan sưng to.
c. Bệnh tích
Bệnh tích thường gặp: mào và tích sưng to, phù quanh mí mắt. Có thể phù ở
niêm mạc khí quản, có thể viêm dính buồng trứng với xoang bụng. Xuất
huyết đốm ở trên bề mặt niêm mạc và tương mạc nội tạng. Viêm xuất huyết
hầu hết đường tiêu hoá, nhất là ở manh tràng, dạ dày tuyến nơi tiếp giáp với
mề.
d. Khả năng lan truyền của bệnh cúm gà
- Virus cúm gà có thể sống ít nhất 3 tháng ở nhiệt độ thấp, trong phân. Ở môi
trường nước, virus có thể sống 4 ngày ở 220C hoặc hơn 30 ngày ở 00C.
- Virus cúm gà có thể được lan truyền từ trại nuôi này đến trại khác bởi những
vật nuôi nhiễm dơ bẩn như bánh xe, thức ăn, phân, chuồng, lồng, quần áo, đặc
biệt là giày dép, trên chân và cơ thể gia cầm, vật nuôi.
Vì vậy, khi thấy trong đàn gà có các triệu chứng và bệnh tích của bệnh cúm
gà phải áp dụng ngay các biện pháp khẩn cấp, biện pháp tốt nhất là tiến hành
tiêu huỷ toàn bộ số gà bệnh để tránh mầm bệnh lây lan, truyền nhiễm sang các
loại gia cầm, vật nuôi và người.