Một số thuốc cần chuẩn bị
cho dịp Tết
Để xử trí kịp thời những bệnh tật hoặc
tai nạn có thể xảy ra trong mấy ngày
Tết, mỗi gia đình nên dự trữ sẵn một số
thuốc và dụng cụ y tế. Về thuốc Nam,
cần chuẩn bị gừng tươi 200 g, củ gừng
khô thái lát 50 g, trà gừng 1 hộp, tỏi ta
100 g, lạc nhân 100 g, hạt đậu xanh xay
nát 200 g, cam thảo bắc 100 g.
Những loại thuốc và dụng cụ cần thiết khác bao gồm:
- Bông hút nước 1 gói, băng Urgo 10 miếng, băng vải 5 cuộn,
nước muối (1%) 1-2 lít, cao sao vàng 1 hộp.
- Thuốc Astemizol 10 mg (hoặc Cetirizin) 10 viên; Polynu 1
hộp (10 gói), Polyvidon Iodin (10%) 1 lọ, Rhumenol Flu500
2 vỉ, vitamin C (100 mg) 100 viên, Perskindol (hoặc
Deepheat) 1 tuýp.
- Sorbitol (5 g) 2 gói, than thảo mộc hoặc than hoạt tính 20 g.
Các thuốc trên được sử dụng trong các trường hợp sau:
Cần dự
trữ các
loại bông
băng.
Chú ý:
Rhumenol
có 3 loại:
Flu500,
D500 và
NF500. Hai
loại sau
chứa PPA -
một chất
chống chỉ
định đối với
các trường
hợp cao
huyết áp,
huyết khối,
mạch vành,
đau thắt
- Cảm lạnh: Nếu bị cảm nhẹ, dùng trà
gừng 2 gói pha với 60 ml nước sôi, 10
phút sau cho bệnh nhân uống, kết hợp xoa
dầu cao vào chân tay. Hoặc: Uống một
viên Rhumenol Flu500, 3 viên vitamin C
100 mg và 1 lát gừng tươi.
Trường hợp mê man bất tỉnh, chân tay
lạnh, nên đặt bệnh nhân nằm nơi kín gió,
đắp chăn ấm. Giã nát một củ gừng tươi
(50 g), vắt lấy nước, thêm nước sôi để
nguội vào bã để lấy được tất cả 30 ml nước gừng, bón cho
bệnh nhân. Lấy bã xát vào lòng bàn tay, bàn chân.
- Say rượu: Nếu bị say nhẹ, uống 3 gói Polynu pha trong 100
ml nước sôi còn ấm, hoặc uống 100 ml nước thổ phục linh
(sắc từ 20 g thuốc). Cũng có thể lấy 100-200 g lá hoặc cuống
lá dong giã nát, hòa với 100 ml nước, gạn uống.
ngực, cường
giáp, tiểu
đường.
Nhiều loại
thuốc cảm
(như Tiffy,
Decolgen )
cũng chứa
PPA.
Nếu bị ngộ độc rượu nặng, nên gây nôn rồi mới cho uống
thuốc; sau đó nhai thêm một lát gừng tươi.
- Bụng đầy chướng: Uống Polynu 2 lần/ngày, mỗi lần 2 gói,
pha với 50 ml nước sôi còn nóng. Cũng có thể uống
Domperidon 10 mg (ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên) hoặc nhai
gừng tươi nướng 2 lần/ngày, mỗi lần 15 g.
- Đầy bụng do bí trung tiện: Lấy 1-2 nhánh tỏi ta giã nát, đắp
lên rốn (nên lót một lớp giấy mỏng, cứ 2 phút lại bỏ ra để
tránh bỏng da). Bệnh nhân sẽ trung tiện được, bụng trở lại
bình thường.
- Rối loạn tiêu hóa: Nếu bị rối loạn do ăn uống, nên uống
Polynu 2 lần/ngày, mỗi lần 2 gói; hoặc nhai gừng tươi nướng
ngày 2 lần, mỗi lần 15 g.
Nếu rối loạn tiêu hóa do cảm lạnh (đau bụng, đi ngoài ra
nước, có khi nôn dữ dội), lấy gừng tươi 50 g nướng chín, cạo
sạch vỏ, giã nát, hòa với nước ấm để gạn lấy 30 ml nước,
uống bằng nước cháo hoặc nước cơm. Có thể lấy 50 g tỏi giã
nát, đắp vào 2 lòng bàn chân.
- Dị ứng do ăn uống: Tía tô 50 g, gừng tươi 20 g, sắc 2 lần
lấy 300 ml nước, chia 3 lần uống trong ngày. Hoặc: Uống
Astemizol 10 mg (ngày 1 lần, 3 viên) hoặc Cetirizin 10 mg (1
viên/ngày).
- Ngộ độc thức ăn: Gây nôn, cho uống 10-12 g than thảo mộc
(hoặc than hoạt tính) cùng 5 g Sorbitol. Đồng thời, lấy cam
thảo bắc 30 g, đậu xanh cả vỏ xay nát 50 g, sắc lấy 100 ml
nước cho nạn nhân uống ngay. Sau đó sắc uống tiếp nước 2.
Nếu ngộ độc nặng (mê man), bệnh nhân cần được chuyển
đến bệnh viện cấp cứu ngay.
- Chấn thương phần mềm: Rửa vết thương bằng nước muối
1% (hoặc nước lá vối đặc, nước chè tươi đặc), sát trùng bằng
dung dịch Polyvidon Iodin 10%. Bôi Perskindol hoặc
Deepheat để giảm đau. Những chỗ xước da và chảy máu ít,
dùng băng Urgo dán lại.
Nếu chảy máu nhiều, giã nát 100 g cỏ nhọ nồi tươi lấy nước
uống, dùng bã băng chặt vào vết thương; hoặc lấy 15 g gừng
khô sao cháy đen, sắc lấy nước uống. Việc ăn 1-2 quả cam
(cả múi) và 50 g lạc rang cũng giúp cầm máu.
Mỗi ngày uống 10 viên vitamin C 100 mg, chia 2 lần. Nếu
vết thương phù nề, đặt dưới lưỡi 1 viên alpha Chymotryspin
(ngày 5 lần).
Nên đến bệnh viện ngay nếu bệnh nhân bị chấn thương nặng
ở phần mềm (nát thịt), gãy xương hay chấn thương sọ não.