Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Khái niệm đầy đủ của thương mại điện tử - Phần 2 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.02 KB, 3 trang )

Khái niệm đầy đủ của thương mại điện tử P2
Khuynh hướng toàn cầu

Mô hình kinh doanh trên toàn cầu tiếp tục thay đổi đáng kể với sự ra đời của thương
mại điện tử. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã đóng góp vào sự phát triển của
thương mại điện tử. Ví dụ, nước Anh có chợ thương mại điện tử lớn nhất toàn cầu khi
đo bằng chỉ số chi tiêu bình quân đầu người, con số này cao hơn cả Mỹ. Kinh tế
Internet ở Anh có thể tăng 10% từ năm 2010 đến năm 2015. Điều này tạo ra động
lực thay đổi cho ngành công nghiệp quảng cáo.



Trong số các nền kinh tế mới nổi, sự hiện diện của thương mại điện tử ở Trung Quốc
tiếp tục được mở rộng. Với 384 triệu người sử dụng Internet, doanh số bán lẻ của
cửa hàng trực tuyến ở Trung Quốc đã tăng 36,6 tỉ USD năm 2009 và một trong
những lý do đằng sau sự tăng trưởng kinh ngạc là cải thiện độ tin cậy của khách
hàng. Các công ty bán lẻ Trung Quốc đã giúp người tiêu dùng cảm thấy thoải mái
hơn khi mua hàng trực tuyến.
Thương mại điện tử cũng được mở rộng trên khắp Trung Đông. Với sự ghi nhận là
khu vực có tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong việc sử dụng Internet từ năm 2000
đến năm 2009, hiện thời khu vực có hơn 60 triệu người sử dụng Internet. Bán lẻ, du
lịch và chơi game là các phần trong thương mại điện tử hàng đầu ở khu vực, mặc dù
có các khó khăn như thiếu khuôn khổ pháp lý toàn khu vực và các vấn đề hậu cần
trong giao thông vận tải qua biên giới.

Thương mại điện tử đã trở thành một công cụ quan trọng cho thương mại quốc tế
không chỉ bán sản phẩm mà còn quan hệ với khách hàng.
Các tác động đến thị trường và người bán lẻ

Các nhà kinh tế học đã đưa ra giả thuyết rằng thương mại điện tử sẽ dẫn đến việc
cạnh tranh giá cả sản phẩm. Thực vậy, thương mại điện tử giúp người tiêu dùng thu


thập nhanh chóng và dễ dàng thông tin đa dạng về sản phẩm, giá cả và người bán.
Ngày nay đã xuất hiện nhiều website chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá về sản phẩm
và nhà cung cấp, so sánh giá cả giữa các website bán hàng. Hơn nữa, người tiêu
dùng có thể trực tiếp đưa ra các đánh giá của mình về nhiều khía cạnh liên quan tới
giao dịch mua sắm, giúp cho những người khác có nhiều cơ hội chọn lựa sản phẩm
phù hợp nhất, hoặc chọn được người bán cung cấp dịch vụ tốt nhất, hoặc mua được
sản phẩm với giá rẻ nhất.

Theo nghiên cứu của bốn nhà kinh học tế học tại Đại học Chicago đã cho thấy sự
phát triển của hình thức mua sắm trực tuyến đã ảnh hưởng đến cấu trúc trong hai
ngành tạo ra sự tăng trưởng đáng kể trong thương mại điện tử là bán sách và đại lý
du lịch. Tóm lại, các doanh nghiệp lớn hơn có cơ hội để giảm chi phí so với những
doanh nghiệp nhỏ hơn do các doanh nghiệp lớn có lợi thế về quy mô kinh tế và đưa
ra mức giá thấp hơn.


Quy định pháp luật của một số quốc gia về thương mại điện tử (Công ty SEO PBS
hoàn toàn không chịu trách nhiệm về các nội dung pháp luật được đăng tại, nội dung
sau mang tính tham khảo)

Quy định của Áo

Thương mại điện tử được điều chỉnh tại Áo trước tiên là bằng Luật Thương mại điện
tử (E-Commerce-Gesetz ECG), Luật bán hàng từ xa (Fernabsatzgesetz), Luật chữ ký
(Signaturgesetz), Luật kiểm soát nhập hàng (Zugangskontrollgesetz) cũng như bằng
Luật tiền điện tử (E-Geld-Gesetz), mà trong đó các quy định pháp luật về hợp đồng
và bồi thường của bộ Luật Dân sự Áo (Allgemeine bürgerliche Gesetzbuch - ABGB),
nếu như không được thay đổi bằng những quy định đặc biệt trên, vẫn có giá trị.

Quy định của Đức


Nằm trong các điều 312b và sau đó của bộ Luật dân sự (Bürgerliche Gesetzbuch –
BGB) (trước đây là Luật bán hàng từ xa) là các quy định đặc biệt về những cái gọi là
các hợp đồng bán hàng từ xa. Ngoài những việc khác là quy định về trách nhiệm
thông tin cho người bán và quyền bãi bỏ hợp đồng cho người tiêu dùng.

Cũng trong quan hệ này, Luật dịch vụ từ xa (Teledienstgesetz) ấn định bên cạnh
nguyên tắc nước xuất xứ (điều 4) là toàn bộ các thông tin mà những người điều hành
các trang web có tính chất hành nghề, mặc dầu chỉ là doanh nghiệp nhỏ, có nhiệm
vụ phải cung cấp (điều 6) và điều chỉnh các trách nhiệm này trong doanh nghiệp đó
(điều 8 đến điều 11).
Ở những hợp đồng được ký kết trực tuyến thường hay không rõ ràng là luật nào được
sử dụng. Ví dụ như ở một hợp đồng mua được ký kết điện tử có thể là luật của nước
mà người mua đang cư ngụ, của nước mà người bán đặt trụ sở hay là nước mà máy
chủ được đặt. Luật pháp của kinh doanh điện tử vì thế còn được gọi là "luật cắt
ngang". Thế nhưng những điều không rõ ràng về luật pháp này hoàn toàn không có
nghĩa là lãnh vực kinh doanh điện tử là một vùng không có luật pháp. Hơn thế nữa,
các quy định của Luật dân sự quốc tế (tiếng Anh: private international law) được áp
dụng tại đây.

Tại nước Đức các quy định luật lệ châu Âu về thương mại được tích hợp trong bộ Luật
dân sự, trong phần đại cương và trong các quy định về bảo vệ người tiêu dùng. Mặt
kỹ thuật của thương mại điện tử được điều chỉnh trong Hiệp định quốc gia về dịch vụ
trong các phương tiện truyền thông của các tiểu bang và trong Luật dịch vụ từ xa
của liên bang mà thật ra về nội dung thì hai bộ luật này không khác biệt nhau nhiều.

Quy định của Việt Nam

Tháng 11 năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật Giao dịch điện tử. Tháng 6 năm
2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử.

Đầu năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày
23/02/2007 "Về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính", số 26/2007/NĐ-CP
ngày 15/02/2007 "Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và
dịch vụ chứng thực chữ ký số", số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 "Về giao dịch
điện tử trong hoạt động ngân hàng".

Nội dung chủ yếu của Nghị định về thương mại điện tử năm 2006 là thừa nhận giá trị
pháp lý của chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại, ngoài ra có một số quy
định cụ thể khác. Cho tới cuối năm 2012 thương mại điện tử ở Việt Nam phát triển
nhanh và đa dạng, đồng thời cũng xuất hiện những mô hình mang danh nghĩa
thương mại điện tử thu hút rất đông người tham gia nhưng gây tác động xấu tới xã
hội. Chính phủ đã có kế hoạch ban hành Nghị định mới về thương mại điện tử thay
thế cho Nghị định năm 2006.

×