Tải bản đầy đủ (.docx) (127 trang)

Mô hình lớp học đảo ngược với môn vật lí THPT theo định hướng phát huy năng lực tự học của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 127 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN
TRƯỜNG THPT ĐỨC HỢP

PHAN THANH SỰ
NGUYỄN HỒNG VÂN

VẬN DỤNG MƠ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC
CHỦĐỀ CÔNGVÀCÔNGSUẤTVẬTLÝ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
TỰ HỌC CHO HỌC SINH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HƯNG YÊN, NĂM 2022
2021


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN
TRƯỜNG THPT ĐỨC HỢP

PHAN THANH SỰ
NGUYỄN HỒNG VÂN

VẬN DỤNG MƠ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC
CHỦĐỀ CÔNGVÀCÔNGSUẤTVẬTLÝ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
TỰ HỌC CHO HỌC SINH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng cá nhân nhóm.


Trong tồn bộ nội dung của sáng kiến, những điều đã trình bày là của chúng tôi
hoặc là được chúng tôi tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu. Tất cả các nguồn tài liệu
tham khảo có xuất xứ rõ ràng và được trích dẫn hợp pháp.
Chúng tơi xin chịu tồn bộ trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo
quy định cho lời cam đoan của chúng tôi.
Hưng Yên, tháng 3 năm 2022
Tác giả

Phan Thanh Sự
Nguyễn Hồng Vân

i


LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin chân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy giáo, cô giáo và
các em học sinh tại Trường THPT Đức Hợp đã tạo điều kiện, giúp đỡ tơi trong suốt
q trình thực nghiệm sư phạm.
Tơi xin chân trọng cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè, đồng nghiệp
đã luôn ủng hộ, động viên, giúp đỡ tơi hồn thành sáng kiến này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hưng Yên, tháng 3 năm 2022
Tác giả

Phan Thanh Sự
Nguyễn Hồng Vân


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT


Chữ viết tắt

Đầy đủ tiếng việt

1

BĐTD

Bản đồ tư duy

2

CNTT

Công nghệ thông tin

3

DH

Dạy học

4

ĐC

Đối chứng

5


GV

Giáo viên

6

HS

Học sinh

7

LHĐN

8

NL

9

NLTH

Năng lực tự học

10

NXB

Nhà xuất bản


11

PPDH

Phương pháp dạy học

12

PTHH

Phương trình hóa học

13

TN

Thực nghiệm

14

TH

Tự học

15

TNSP

Thực nghiệm sư phạm


16

THPT

Trung học phổ thơng

17

SV

Lớp học đảo ngược
Năng lực

Sinh viên


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Phân phối nội dung chủ đề Công và công suất – Vật lý 10.....................37
Bảng 2.2. Cấu trúc NLTH của HS trường THPT....................................................41
Bảng 2.3. Mức độ biểu hiện của NLTH của HS THPT...........................................42
Bảng 2.4: Phiếu đánh giá theo tiêu chí đánh giá năng lực tự học của giáo viên với
học sinh..................................................................................................................44
Bảng 2.5. Phiếu hướng dẫn ghi vở tự học...............................................................45
Bảng 2.6. Phiếu hướng dẫn tự học..........................................................................46
Bảng 2.7. Phiếu tự đánh giá của học sinh về mức độ đạt được của NLTH.............47
Bảng 2.8. Giới thiệu chủ đề “Công và công suất – Vật lý 10”................................49
Bảng 3.1. Danh sách lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.........................................79
Bảng 3.2. Phân phối tần số học sinh đạt điểm Xi.................................................... 80
Bảng 3.3. Phần trăm số HS đạt điểm Xi................................................................. 80

Bảng 3.4. Phân phối tần suất % số HS đạt điểm Xi trở xuống................................80
Bảng 3.5. Phân loại kết quả học tập của HS...........................................................82
Bảng 3.6. Tổng hợp các tham số đặc trưng.............................................................83
Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả đánh giá NLTH của HS lớp thực nghiệm
do GV đánh giá......................................................................................83
Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả HS tự đánh giá về năng lực tự học.............................84


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Mức độ sử dụng các PP/KTDH trong DH vật lý................................25
Biểu đồ 1.2. Mức độ sử dụng các công cụ đánh giá trong DH vật lý......................26
Biểu đồ 1.3. Đánh giá của GV đối với biểu hiện NLTH của HS THPT..................27
Biểu đồ 1.4. Kết quả GV đánh giá NLTH của HS THPT........................................28
Biểu đồ 1.5. GV sử dụng mơ hình lớp học đảo ngược trong dạy học vật lý...........28
Biểu đồ 1.6. Mức độ thường xuyên DH trực tuyến môn vật lý...............................29
Biểu đồ 1.7. Cách thức DH trực tuyến môn vật lý..................................................29
Biểu đồ 1.8. Kỹ năng CNTT của GV môn vật lý....................................................30
Biểu đồ 1.9. Kết quả lựa chọn tổ hợp môn thi tốt nghiệp THPT.............................30
Biểu đồ 1.10. Kết quả về nhận thức của HS về vai trò của tự học..........................31
Biểu đồ 1.11. Kết quả khảo sát thời gian tự học ở nhà trong một ngày/tuần...........31
Biểu đồ 1.12. Kết quả khả sát phương pháp tự học của HS....................................32
Biểu đồ 1.13. Khó khăn của HS trong q trình TH mơn vật lý.............................33
Biểu đồ 1.14. Mục đích và mức độ thường xuyên của HS sử dụng Internet...........33
Biểu đồ 3.1. Phân loại kết quả học tập của HS trường Đức Hợp............................82
Biểu đồ 3.2. Đánh giá của GV về NLTH của HS....................................................84
Biểu đồ 3.3. HS tự đánh giá NLTH lần 1................................................................85
Biểu đồ 3.4. HS tự đánh giá NLTH lần 2................................................................85


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Cấu trúc đa thành tố của năng lực........................................................... 10
Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc chung của năng lực hành động........................................ 10
Hình 1.3. So sánh lớp học truyền thống và mơ hình LHĐN...................................17
Hình 1.4. So sánh cấp độ tư duy của HS theo thang đo của Bloom........................17
Hình 1.5. Quy trình tổ chức dạy học theo mơ hình Lớp học đảo ngược.................20
Hình 1.6. Quy trình sử dụng E-learning theo mơ hình lớp học đảo ngược.............23
Hình 2.1. Bài giảng trong khóa học........................................................................ 50
Hình 2.2. Tạo lớp học và chủ đề lớp học................................................................ 57
Hình 2.3. Lớp học được tạo bởi Google Classroom................................................ 57
Hình 2.4. Mã của lớp học sau khi được tạo............................................................ 58
Hình 2.5. Cách HS tham gia lớp học...................................................................... 58
Hình 2.6. Cách nhập mã lớp để tham gia lớp học online........................................59
Hình 2.7. HS sau khi nhập vào mã lớp học............................................................. 59
Hình 2.8. Cách Upload tài liệu lên lớp học............................................................. 59
Hình 2.9. Cách đặt thời gian hồn thành bài tập..................................................... 60
Hình 2.10. Cách sử dụng tài nguyên trên lớp học trực tuyến Google Classroom. . .60
Hình 2.11. Hướng dẫn HS nộp bài tập trên lớp học Google Classroom..................62
Hình 2.12. HS làm bài kiểm tra và nộp bài............................................................. 62
Hình 2.13. Chấm điểm, nhận xét và trả bài kiểm tra cho HS..................................63


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.............................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................................vi
MỤC LỤC............................................................................................................ vii
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu....................................................................2
4. Giả thuyết khoa học............................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................3
6. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................3
8. Đóng góp mới của luận văn................................................................................4
9. Cấu trúc luận văn...............................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG
MƠ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THƠNG.............................................................................5
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu..............................................................................5
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về năng lực tự học..........................................5
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về lớp học đảo ngược.....................................7
1.2. Năng lực và sự phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông...........8
1.2.1. Khái niệm năng lực...................................................................................8
1.2.2. Cấu trúc năng lực......................................................................................9
1.2.3. Một số năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh trung học phổ
thông 11
1.3. Năng lực tự học..............................................................................................12
1.3.1. Khái niệm năng lực tự học........................................................................12


1.3.2. Biểu hiện của năng lực tự học...................................................................13
1.4. Phát triển năng lực tự học thông qua E-learning.............................................14
1.4.1. Khái niệm E-learning................................................................................14
1.4.2. Vai trò E-learning trong việc phát triển năng lực tự học...........................14
1.5. Mơ hình lớp học đảo ngược............................................................................15
1.5.1. Khái niệm mơ hình lớp học đảo ngược.....................................................15

1.5.2. Ưu điểm của mơ hình lớp học đảo ngược.................................................16
1.5.3. Hạn chế của mơ hình lớp học đảo ngược..................................................18
1.5.4. Phương tiện học tập trong mơ hình lớp học đảo ngược............................18
1.5.5. Quy trình học tập trong mơ hình lớp học đảo ngược................................19
1.5.6. Quy trình sử dụng E-learning hỗ trợ dạy – tự học.....................................21
1.5.7. Các biểu hiện của năng lực tự học thơng qua áp dụng mơ hình lớp học đảo
ngược..................................................................................................................23
1.6. Thực trạng về việc phát triển năng lực tự học cho học sinh thơng qua mơ hình
lớp học đảo ngược trong dạy học vật lý ở trường Trung học phổ thơng................24
1.6.1. Mục đích điều tra......................................................................................24
1.6.2. Đối tượng điều tra.....................................................................................24
1.6.3. Nội dung và phương pháp điều tra............................................................24
1.6.4. Kết quả khảo sát.......................................................................................25
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1........................................................................................36
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI DẠY THEO MƠ HÌNH LỚP
HỌC ĐẢO NGƯỢC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO
HỌC SINH TRONG DẠY HỌC BÀI CÔNG VÀ CÔNG SUẤT – VẬT LÝ 10
.............................................................................................................................. 37
2 1. Phân tích mục tiêu, cấu trúc và đặc điểm bài Công và công suất – Vật lý 10
.......................................................................................................................................... ..37
2.1.1. Mục tiêu của bài……………………........................................................... 38
2.2. Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực tự học cho học sinh trường trung học
phổ thơng thơng qua mơ hình lớp học đảo ngược..................................................40
2.2.1. Cấu trúc năng lực tự học của học sinh trung học phổ thông........................40


2.2.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực tự học của học sinh trung học phổ thông. 41
2.2.3. Các mức độ biểu hiện năng lực tự học của học sinh trung học phổ thông
............................................................................................................................. 42
2.2.4. Xây dựng công cụ đánh giá năng lực tự học của học sinh........................43

2.2.5. Thiết kế phiếu hỏi dùng cho học sinh đánh giá sự phát triển năng lực tự học
(dành cho học sinh)............................................................................................47
2.3. Vận dụng mơ hình lớp học đảo ngược trong dạy học bài Cơng và cơng suất –
vật lý 10.................................................................................................................48
2.3.1. Quy trình vận dụng mơ hình lớp học đảo ngược để phát triển năng lực tự
học cho học sinh qua bài công và công suất.......................................................48
2.3.2. Thiết kế một số bài giảng sử dụng mơ hình lớp học đảo ngược............52
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2........................................................................................77
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM......................................................78
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm..........................................78
3.2. Nội dung và kế hoạch tiến hành thực nghiệm.................................................78
3.2.1. Chọn đối tượng và địa điểm thực nghiệm.................................................78
3.2.2. Kế hoạch thực nghiệm..............................................................................79
3.2.3. Tiến trình thực nghiệm..............................................................................79
3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm........................................................................79
3.3.1. Phương pháp xử lí và đánh giá kết quả thực nghiệm................................79
3.3.2. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm...................................................86
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.......................................................................................88
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................................89
1. Kết luận............................................................................................................89
2. Khuyến nghị.....................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................92
PHỤ LỤC .................................................................................................. PL-1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đây
là cuộc cách mạng dựa trên các thành tựu đột phá trong các lĩnh vực công nghệ
thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano… với nền tảng là các đột phá của

công nghệ số. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ở giai đoạn đầu, giai đoạn bản
lề cho các nước đang phát triển tiến đến theo kịp với xu hướng thế giới. Đây là thời
cơ cũng là thách thức đối với Việt Nam. Để tận dụng tốt thời cơ và vượt qua những
nguy cơ, thách thức từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề khai thác nguồn
lực con người, nhất là xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề
đang và đã được đặt ra đối với Việt Nam.
Đáp ứng nhu cầu của thời đại, triết lý về giáo dục cho thế kỷ XXI có những
biến đổi to lớn. Trong đó quan niệm về “học tập suốt đời” và “giáo dục toàn diện”
được coi như một trong những chìa khóa mở cửa đi vào thế kỷ XXI ; ý tưởng “đặt
học tập suốt đời vào trung tâm của xã hội” được coi như một bước nhảy về chất
trong sự phát triển của giáo dục. Cốt lõi để học tập suốt đời có hiệu quả là mỗi con
người phải học cách học, học cách học chính là học cách tự học, tự đào tạo. Trước
tình hình đó, Đảng và nhà nước ta đang tiến hành đổi mới nền giáo dục trên tất cả
các lĩnh vực, trong đó đổi mới phương pháp đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và
đào tạo chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng
hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng
của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập
trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập
nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực; Chuyển từ học chủ yếu trên
lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội ngoại khóa,
nghiên cứu khoa học; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong dạy và học” [35]. Cùng với đó, trong năm học 2020-2021, Bộ Giáo Dục Và
Đào Tạo đã ra chỉ thị Số: 666/CT- BGDĐT về nhiệm vụ và giải pháp năm học
2020 - 2021 của ngành Giáo dục. Một

1


trong các nhiệm vụ trọng tâm là “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong

dạy, học và quản lý giáo dục, thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo”.
Theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018, năng lực tự chủ và tự học là
một trong những năng lực chung cần phát triển cho học sinh (HS) ở các cấp học.
Dạy học theo mơ hình lớp học đảo ngược là một trong những mơ hình dạy học hiện
đại và đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Thay vì dạy kiến thức mới như lớp học
truyền thống, giáo viên (GV) hướng dẫn HS tự học kiến thức mới ở nhà, trên lớp GV
tập trung vào việc giải đáp thắc mắc của HS, làm bài tập vận dụng kiến thức hay thảo
luận sâu hơn về kiến thức, ngược lại người học thay vì tiếp thu kiến thức một cách
thụ động từ GV, các em sẽ phải tự tiếp cận kiến thức ở nhà, tự mình trải nghiệm,
khám phá, tìm tịi các thơng tin liên quan về bài học. Mơ hình này giúp HS phát huy
và rèn luyện tính tự học, tính chủ động làm chủ q trình học tập của chính bản thân
mà khơng cịn bị động, phụ thuộc trong quá trình khám phá tri thức.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Vận
dụng mơ hình lớp học đảo ngược trong dạy học chủ đề Công và công suất Vật lý
10 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh.”
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu vận dụng mơ hình dạy học lớp học đảo ngược trong dạy học chủ
đề Công và công suất Vật lý 10 nhằm phát triển năng lực tự học của HS ở trường
THPT.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể: Quá trình dạy học ở trường phổ thơng.
Đối tượng nghiên cứu: Mơ hình lớp học đảo ngược, năng lực tự học.
4. Giả thuyết khoa học


Nếu vận dụng mơ hình lớp học đảo ngược thiết kế các hoạt động dạy học
trong dạy học chủ đề Công và công suất Vật lý 10 một cách hợp lí sẽ phát triển năng
lực tự học của HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến đề tài: Năng lực, năng lực tự học,

mơ hình dạy học hỗn hợp, mơ hình lớp học đảo ngược, đánh giá năng lực tự học.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về E-learning, vai trị bồi dưỡng NLTH của Elearning
- Điều tra thực trạng việc vận dụng mơ hình lớp học đảo ngược trong dạy học
hóa học và việc phát triển năng lực tự học cho HS ở một số trường THPT.
- Thiết kế kế hoạch bài dạy vận dụng mơ hình lớp học đảo ngược trong dạy
học chủ đề Công và công suất Vật lý 10.
- Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực tự học cho học sinh.
- Thực nghiệm sư phạm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các đề xuất trong
đề tài.
6. Phạm vi nghiên cứu
Dạy học nội dung chủ đề “Công và công suất “ Vật lý 10 THPT.
Thực nghiệm sư phạm tiến hành nghiên cứu tại Trường THPT Đức Hợp – Kim
Động – Hưng Yên.
7. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phối hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu đặc trưng của nghiên
cứu khoa học giáo dục.
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa…trong nghiên cứu tài liệu lí luận
có liên quan.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phân tích mục tiêu, nội dung, cấu trúc chủ đề Công và công suất Vật lý 10
THPT.


+ Phương pháp điều tra: Khảo sát thực tiễn về NL tự học và vấn đề về phát
triển NLTH cho HS ở một số trường THPT
+ Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn, trao đổi, xin ý kiến chuyên gia.
+ Phương pháp TNSP: Tiến hành TNSP ở trường THPT
7.3. Phương pháp tốn thống kê
Phân tích kết quả TNSP nhằm xác định các tham số thống kê có liên quan từ

đó phân tích, khẳng định tính hiệu quả và khả thi của các biện pháp đề xuất.
8. Cấu trúc
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận bao gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng mơ hình dạy học lớp
học đảo ngược trong dạy học ở trường THPT.
Chương 2: Vận dụng mô hình Lớp học đảo ngược trong dạy học chủ đề
Cơng và công suất Vật lý 10.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG MƠ
HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về năng lực tự học
Trong lịch sử giáo dục, việc bồi dưỡng và phát triển NLTH cho HS vẫn luôn
được quan tâm và chú trọng nhất trong quá trình dạy và học. Trải qua nhiều thời kì
nhưng vai trị cá nhân trong q trình tự học tự nghiên cứu ln được đề cao địi hỏi
người học cần phải chủ động tích cực, trong quá trình học, tự tìm ra kiến thức cho
bản thân và người dạy có trách nhiệm của là phải khơi gợi những năng lực tiềm ẩn
bên trong người học.
Ở Liên Xơ (cũ), N.A. Rubakin (Nguyễn Đình Cơi dịch) [13] trong cuốn sách
“Tự học như thế nào”, đã tổng kết những kinh nghiệm của mình trong cơng tác dạy
học và bồi dưỡng năng lực tự học. Theo tác giả, việc tự tìm lấy kiến thức, tri thức có
nghĩa là tự học.
Các cơng trình nghiên cứu về xây dựng và sử dụng hệ thống E-learning hỗ
trợ bồi dưỡng NLTH: Janet (2012) [55], Marcey và Brint (2012) [57], Brunsell và
Horejsi (2013) [46], các tác giả đều cho biết: cho biết: HS có thái độ học tập tích
cực hơn,



chủ động xem các video trước ở nhà và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngoài ra
Guy và Marquis (2016) [52], Frydenberg (2013) [51] còn cho biết SV khi sử dụng
bài giảng E-learning trong dạy học thì các kỹ năng, thao tác trên máy tính, CNTT
của SV được cải thiện đáng kể.
- Ở Việt Nam
Từ những năm cuối thế kỉ XIX trở lại đây, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu
với mục đích nâng cao chất lượng DH theo hướng phát triển năng lực cho HS và
đặc biệt là TH tự sáng tạo.
Các cơng trình nghiên cứu về xây dựng và sử dụng hệ thống E-learning hỗ
trợ bồi dưỡng NLTH: Phạm Xuân Quế (2004) [37], Nguyễn Thị Thùy Linh (2008)
[31], Nguyễn Thế Dũng, Lê Huy Tùng (2016) [15]. Gần đây nhất, tác giả Vũ Thị
Lan (2018) [29] đã đưa ra quy trình sử vận dụng mơ hình dạy học hỗn hợp Blended
Learning trong dạy học chương Hidrocacbon không no - Hóa học 11, Trương Thị
Phương Chi (2017) [10] đã đưa ra quy trình xây dựng và sử dụng E-learning theo
mơ hình lớp học đảo ngược trong dạy học các kiến thức Hạt nhân nguyên tử Vật lí
12: HS phải tự học, tự nghiên cứu video bài giảng của GV và chuẩn bị phần thực
hành trên lớp.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về lớp học đảo ngược
- Trên thế giới
Khi nghiên cứu về sử dụng mơ hình lớp học đảo ngược để phát triền NLTH
cho HS Marcey và Brint [57], Guy và Marquis [52] đều kết luận việc ứng dụng mơ
hình lớp học đảo ngược có tác động đến thành tích học tập của SV. Qua bài kiểm tra
đánh giá thì điểm số các SV ở lớp học truyền thống thập hơn nhiều so với SV trong
lớp học đảo ngược đạt. Bên cạnh đó SV học theo mơ hình lớp học đảo ngược cũng
chủ động, tích cực hơn trong q trình học tập.
- Ở Việt Nam
Mơ hình lớp học đảo ngược mới được biết đến trong vài năm gần đây, hầu
hết là các bài viết giới thiệu trên các bài báo, tạp chí, trang tin của các trường hoặc
các cơ sở đào tạo. Qua một số ít báo cáo, nghiên cứu khoa học đã công bố ở Việt

Nam như: Nguyễn Thế Dũng, Lê Huy Tùng [15]. Nguyễn Văn Đại, Đào Thị Việt
Anh [20]. Nguyễn Chính [11], mơ hình này được đánh giá là đã hỗ trợ hiệu quả giúp
nâng cao NLTH cho HS, phát triển theo hướng dạy học lấy người học làm trung
tâm, cải thiện


sự thụ động của học sinh trong học tập, năng lực sử dụng công nghệ thông tin
(CNTT) và năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống cho HS tiến bộ hơn; qua đó
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tương lai đáp ứng yêu cầu xã hội .
Tác giả Phạm Thị Ngọc Anh (2020) [1] đã xây dựng ba quy trình dạy học
theo mơ hình lớp học đảo ngược: Xác định mục tiêu, đối tượng; công cụ xây dựng
bài dạy; thiết lập cấu trúc cho mơ hình lớp học đảo ngược, Hồng Giang Quỳnh
Anh [2] trình bày 3 bước để đảo ngược lớp học bao gồm: tạo 1 video, chia sẻ với
SV và sử dụng thời gian học tập khác nhau. Tác giả Phạm Anh Đới [21] chỉ ra 4 giai
đoạn khi áp dụng mơ hình lớp học đảo ngược, đó là: trải nghiệm cuốn hút, khám
phá khái niệm, tạo ra ý nghĩa, trình diễn và áp dụng. Cơng việc trên lớp của GV chủ
yếu là hỗ trợ SV, đảm bảo các khó khăn của SV đều được giải quyết và theo tác giả,
lớp học đảo ngược mở ra cơ hội học tập cho mọi đối tượng SV. SV tự học nhiều hơn
sẽ tăng tính tự chủ và có kỹ năng học tập tốt hơn. Tác giả Nguyễn Thế Dũng [15] đã
đưa ra quy trình tổ chức dạy học lập trình theo tiếp cận quy trình phát triển phần
mềm với mơ hình lớp học đảo ngược trong B-learning cùng các tình huống học tập
minh họa. Theo tác giả, nên tận dụng các buổi học đồng bộ trên lớp hay qua video
conference để tổ chức giao tiếp giữa các bạn trong nhóm cùng thực hiện dự án thay
vì cung cấp nội dung. Kết quả bước đầu minh chứng rằng lớp học đảo ngược được
triển khai trên B- learning sẽ nâng cao tính tương tác, phát triển năng lực sáng tạo
và bồi dưỡng NLTH của người học.
Như vậy, vấn đề TH, phát triển NLTH cho HS và việc áp dụng mô hình lớp
học đảo ngược đã được đề cập đến ở một số sách, cơng trình nghiên cứu, luận văn
và luận án. Các nghiên cứu đều cho thấy vai trò ý nghĩa quan trọng của việc TH nói
chung và việc phát triển NLTH cho HS nói riêng trong việc nâng cao chất lượng học

tập, rèn luyện khả năng tư duy độc lập, sáng tạo cho người học. Đó là nguồn tài liệu
q giá để chúng tơi tiếp tục đi sâu nghiên cứu và triển khai mơ hình lớp học đảo
ngược để phát triển NLTH cho HS.
1.2. Năng lực và sự phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông
1.2.1. Khái niệm năng lực
F.E.Weinert (2001) [62] cho rằng: “Năng lực là những kỹ năng kĩ xảo học


được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự
sẵn sàng về động cơ xã hội…và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một
cách có trách nhiệm và hiệu quả trong các tình huống linh hoạt”.
Theo Bernd Meier – Nguyễn Văn Cường: “Năng lực là một thuộc tính tâm lí
phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm,
sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm đạo đức” [14].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng định nghĩa năng lực được xác định
trong chương trình GDPT tổng thể [6]: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình
thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và q trình học tập, rèn luyện, cho phép con
người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như
hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt
kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”.
1.2.2. Cấu trúc năng lực
Có hai hướng tiếp cận để xác định cấu trúc của NL là theo nguồn lực hợp thành
(1) và theo năng lực bộ phận (2).
- Tiếp cận theo nguồn lực hợp thành: F. E. Weinert (2001) [62] chỉ ra nguồn
lực hợp thành cơ bản của NL là khả năng, kĩ năng và thái độ sẵn sàng tham gia hoạt
động của cá nhân. Lương Việt Thái [36] cho rằng NL được hợp thành từ: (1) tri thức
về lĩnh vực hoạt động hay quan hệ nào đó; (2) kỹ năng tiến hành hoạt động hay xúc
tiến, ứng xử với quan hệ nào đó. (3) những điều kiện tâm lí để tổ chức và thực hiện
tri thức, kỹ năng đó trong một cơ cấu thống nhất vè theo một định hướng rõ ràng.
Theo T.Lobanova, Yu.Shunin [61], năng lực mỗi cá thể được hợp thành từ 7 thành

tố trong hình 1.1; các thành tố này đặt trong bối cảnh cụ thể hoặc tình huống thực
tiễn.


Hình 1.1. Cấu trúc đa thành tố của năng lực
- Tiếp cận theo năng lực bộ phận: Theo Bernd Meier & Nguyễn Văn Cường
[14] cấu trúc chung của NL hành động được mô tả là sự kết hợp của bốn NL thành
phần như mơ tả hình 1.2.

Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc chung của năng lực hành động
Hai cách tiếp cận cấu trúc NL nói trên đã có sự bổ sung cho nhau, hình dung
được đầy đủ các NL bộ phận và hành vi biểu hiện của chúng thì mới xác định được
các yếu tố nguồn lực hợp thành và phân bổ chúng theo các trình độ phù hợp với yêu
cầu


phát triển NL ở mỗi lớp, cấp học. Việc dạy học phát triển NL của HS do đó khơng
chỉ dừng ở trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng, bồi dưỡng thái độ sống đúng đắn
mà còn phải làm cho những kiến thức sách vở trở thành hiểu biết thực sự của mỗi
HS; làm cho những kĩ năng được rèn luyện trên lớp được thực hành, ứng dụng trong
đời sống; làm cho thái độ sống được giáo dục qua mỗi bài học có điều kiện, mơi
trường để bộc lộ, hình thành, phát triển qua các hành vi ứng xử, trở thành phẩm chất
bền vững của mỗi HS.
1.2.3. Một số năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh trung học phổ
thông
Xu thế của giáo dục hiện nay là dạy học theo hướng phát triển NL của
người HS. Xu hướng chung của giáo dục hiện đại là chuyển từ dạy học tập trung
vào kiến thức sang tập trung vào dạy học phát triển năng lực. Đối với HS THPT
cần có các NL chủ yếu sau [34]:
- Năng lực cốt lõi

+ Nhóm NL làm chủ và phát triển bản thân : năng lực giải quyết vấn đề,
năng lực tự học, năng lực tự quản lí.
+ Nhóm NL về quan hệ xã hội : năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp,.
+ Nhóm NL cơng cụ : NL sử dụng ngơn ngữ, NL sử dụng cơng nghệ thơng
tin, NL tính tốn.
- Các năng lực đặc thù mơn Hóa học [7]:
“+ NL nhận thức hóa học: Nhận thức được các kiến thức cơ sở về cấu tạo
chất; các q trình hố học; các dạng năng lượng và bảo toàn năng lượng; một số
chất hoá học cơ bản và chuyển hoá hoá học; một số ứng dụng của hoá học trong
đời sống và sản xuất.
+ NL tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Quan sát, thu thập
thơng tin; phân tích, xử lí số liệu; giải thích; dự đốn được kết quả nghiên cứu một
số sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống.
+ NL vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng
đã học để giải quyết một số vấn đề trong học tập, nghiên cứu khoa học và một số
tình huống cụ thể trong thực tiễn”.


1.3. Năng lực tự học
1.3.1. Khái niệm năng lực tự học
Theo quan điểm dạy học tích cực, bản chất của học là TH, nghĩa là chủ thể
tác động vào nội dung học một cách tích cực, tự lực, chủ động và sáng tạo để đạt
được mục tiêu học tập. Quá trình hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ, chủ yếu là
do HS tự thực hiện, cịn mơi trường học chỉ đóng vai trị trợ giúp. Học tập chỉ có
hiệu quả khi người học ý thức được việc học (có nhu cầu học tập) từ đó có động cơ,
ý chí và quyết tâm để vượt qua những khó khăn, trở ngại trong q trình học tập.
Cho đến nay có rất nhiều quan điểm về TH đã được các tác giả trong và
ngồi nước đề cập dưới nhiều góc độ và hình thức khác nhau:
- Theo từ điển Giáo dục học [25], TH là quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội
tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành khơng có sự hướng dẫn trực tiếp

của GV và sự quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục đào tạo.
- Theo Lê Khánh Bằng: “TH là tự mình suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí
tuệ và phẩm chất tâm lý để chiếm lĩnh một số lĩnh vực khoa học nhất định” [3].
- Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 [6], NLTH được xác
định là một trong 3 năng lực chung cốt lõi cần được hình thành và phát triển cho HS
trong mọi mơn học và ở các cấp học. Khái niệm về NLTH được các tác giả đưa ra
như sau:
NLTH là một năng lực thể hiện ở tính tự lực, sự tự làm lấy, tự giải quyết lấy
vấn đề của một chủ thể hoạt động.


Từ các nhận định trên, theo chúng tôi: TH là hình thức học tập mang đậm
màu sắc cá nhân, là quá trình mà người học tự ý thức nhiệm vụ học tập, tự đưa ra kế
hoạch và làm chủ trong việc xác định mục đích, nội dung, cách thức học, tác động
một cách tích cực, chủ động vào đối tượng học nhằm chuyển hóa chúng thành tri
thức riêng của mình, vận dụng tri thức vào giải quyết các nhiệm vụ học tập; rèn
luyện và phát triển KN, làm cho người học thay đổi và ngày càng phát triển.
Với cách hiểu như trên về quá trình TH, trong luận văn này chúng tôi sử
dụng khái niệm năng lực tự học với nội hàm như sau: NLTH là khả năng huy động
tri thức, kĩ năng sẵn có, kinh nghiệm bản thân, động cơ, hứng thú để tự lực chiếm
lĩnh tri thức mới, rèn luyện kĩ năng mới và hoàn thiện phẩm chất của mỗi cá nhân.
1.3.2. Biểu hiện của năng lực tự học
Theo chương trình GDPT tổng thể 2018 [6], NLTH của HS THPT có các
biểu hiện sau: xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được; biết đặt
mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những hạn chế; đánh giá và điều chỉnh
được kế hoạch học tập; hình thành cách học riêng của bản thân; tìm kiếm, đánh giá
và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau;
ghi chép thơng tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng,
bổ sung khi cần thiết; tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản
thân trong q trình học tập; suy ngẫm cách học của mình, rút kinh nghiệm để có

thể vận dụng vào các tình huống khác; biết tự điều chỉnh cách học; biết thường
xuyên tu dưỡng theo mục tiêu phấn đấu cá nhân và các giá trị công dân.
Những biểu hiện của NLTH của HS THPT là cơ sở để chúng tơi xây dựng
những tiêu chí đánh giá NLTH của HS THPT.


1.4. Phát triển năng lực tự học thông qua E-learning
1.4.1. Khái niệm E-learning
Trong hai thập kỉ qua, với sự phát triển không ngừng của ICT, việc dạy - học
với sự hỗ trợ của máy tính đã và đang trở nên quen thuộc, đặc biệt là E-Learning.
Thuật ngữ E-Learning được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau như:
Hiện nay, E-learning được nhìn dưới góc độ tổng qt hơn, theo nghĩa là việc
sử dụng ICT có chủ đích để nâng cao hoặc hỗ trợ việc dạy học [45], [54]. Trong luận
văn này chúng tôi hiểu E-learning là việc người học sử dụng CNTT tự lực chiếm
lĩnh kiến thức và phát triển NLTH bản thân.
1.4.2. Vai trò E-learning trong việc phát triển năng lực tự học
1.4.2.1. Chức năng của E-learning trong việc thực hiện các biện pháp dạy – tự học
- Dễ sử dụng qua giao diện màn hình, kích chuột và gõ trên bàn phím;
- Các nội dung học tập bằng nhiều định dạng của E-learning hấp dẫn, trực
quan, dễ truy cập trên Internet tạo điều kiện cho HS có thể học tập mọi lúc, mọi nơi
phù hợp với điều kiện và sở thích cá nhân, góp phần duy trì động cơ học tập.
- HS tự học có sự hỗ trợ của GV theo cách thoải mái nhất (cá nhân hóa việc
học của mình), đảm bảo cho HS dù là tự chủ, tự định hướng nhưng luôn học KT và
KN tự học theo cách đúng nhất, đã được GV thiết kế và dự trù trước.


.
1.4.2.2. Các tiêu chuẩn của E-learning hỗ trợ dạy – tự học hóa học
- Tiêu chuẩn về học liệu: Giáo dục (giáo dục ý thức tự học, động cơ tự học,
duy trì hứng thú tự học); phát triển năng lực (hướng dẫn HS rèn luyện các kĩ năng:

tìm và xử lý thông tin, vận dụng giải quyết vấn đề đặt ra); giáo dục kỹ thuật tổng
hợp (rèn luyện cho HS các kĩ năng sử dụng máy vi tính và CNTT)
- Tiêu chuẩn về PPDH: Dạy học GQVĐ là chiến lược dạy học; học đến
đâu kiểm tra đến đó; học đến đâu hệ thống hóa đến đó; học tập tương tác và phân
hóa theo từng cá nhân HS.
- Tiêu chuẩn về phương tiện DH: Video thí nghiệm (ưu tiên 1); video mơ
phỏng thí nghiệm (ưu tiên 2); cập nhật các hình ảnh, sự kiện, tư liệu thời sự nóng
bỏng, đang được quan tâm; video phải có chất lượng tốt, âm thanh và hình ảnh hợp
lý…
- Tiêu chuẩn về kĩ thuật: Dễ sử dụng, thân thiện với người dùng; truy cập và
hiển thị nhanh, dễ dàng lưu trữ và truy xuất khi cần.
1.5. Mơ hình lớp học đảo ngược
1.5.1. Khái niệm mơ hình lớp học đảo ngược
Lớp học đảo ngược là một mơ hình dạy học được áp dụng rộng rãi trong
nhiều trường học, từ các lớp tiểu học, trung học đến đại học, đã làm đảo ngược cách
tổ chức dạy học theo truyền thống.
Ở lớp học đảo ngược sẽ ngược lại với mơ hình lớp học truyền thống, HS
được xem trước tại nhà những bài giảng, những video, học liệu về lý thuyết, bài tập
cơ bản GV thực hiện và được chia sẻ qua Internet, trong khi thời gian ở lớp lại dành
cho việc giải đáp thắc mắc của HS, làm bài tập khó hay thảo luận sâu hơn về kiến
thức.


×