Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 4 trang )
Nghi thức ‘khóc trâu’
trong Lễ đâm trâu của
người Cơ Tu
Người Cơ Tu (Quang Nam) còn lưu giữ được nhiều bản sắc văn hoá quý giá về
phong tục, lễ hội, trang phục, âm nhạc, ẩm thực… trong đó có nghi thức khóc trâu
độc đáo.
Người Cơ Tu (Quang Nam) còn lưu giữ được
nhiều bản sắc văn hoá quý giá. Ảnh: Internet
Đối với người Cơ Tu, con trâu rất gần gũi với đời sống thường ngày của họ những
cũng là vật quan trọng dung để hiến tế thần linh vào các lễ hội. Họ quan niệm rằng,
sau khi nhận lễ vật cúng của dân làng, các thần linh sẽ che chở cho họ, xua đổi con
ma rừng đi, dân làng không bị “chết xấu” nữa. Vì vậy, họ thường tổ chức phong
tục đâm trâu trong các lễ hội được mùa, lễ hội mừng lúa mới, lễ hội nhà Gươl… Lễ
hội đâm trâu của người Cơ Tu còn có ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa
màng bội thu, cuộc sống của dân làng quanh năm luôn được âm no, hạnh phúc…
Theo truyền thống, trước khi làm lễ đâm trâu, con vật hiến tế này bao giờ cũng
được tắm rửa sạch sẽ và ăn thật no. Trước khi diễn ra nghi thức đâm trâu, già làng,
người có uy tín trong cộng đồng, sẽ tổ chức cúng trâu tại sân Gươl. Người Cơ Tu
gọi là dục t’trí. Cúng dục t’trí phải có đầu heo, gà luộc và chai rượu cúng tại xnur
và khấn với Yàng rằng mọi việc chuẩn bị xong xuôi, ngày mai xin Yàng cho dân
làng đâm trâu.
Nghi thức khóc trâu thường được bắt đầu bằng một người già có vai vế trong làng,
có năng khiếu về nói lý, hát lý, đại diện cho dân làng ra đứng gần bên con trâu mà
than khóc trâu với âm điệu rất tha thiết như: ''Trâu ơi, trâu đừng trách dân làng, đây
là nghi lễ truyền thống bao đời của dân làng hằng năm hiến tế trâu cho trời, đất, tổ
tiên để cầu cho dân làng được bình an, không bị dịch bệnh, thú dữ, hoa màu tươi
tốt, mọi người khoẻ mạnh. Cầu cho linh hồn trâu về cõi trời được an lành. . .'' Đây
là hình thức tế trâu rất đặc sắc của văn hoá Cơ Tu.