Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Báo cáo "Ứng dụng ký pháp BPMN2.0 và nền tảng Activiti trong tự động hóa quy trình nghiệp vụ " pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.83 KB, 3 trang )

Ứng dụng ký pháp BPMN2.0 và nền tảng
Activiti trong tự động hóa quy trình nghiệp vụ

Nguyễn Văn Lâm

Trường Đại học Công nghệ
Luận văn Thạc sĩ ngành: Công nghệ phần mềm; Mã số: 60 48 10
Người hướng dẫn: TS. Trương Anh Hoàng
Năm bảo vệ: 2011

Abstract: Trình bày các khái niệm cơ bản về quy trình nghiệp vụ; các vấn đề chính
trong quản lý quy trình nghiệp vụ BPM - Business Process Modeling: lịch sử hình
thành, xu hướng phát triển, mô hình, phương pháp xây dựng hệ thống. Trình bày đặc
tả quy trình nghiệp vụ theo chuẩn BPMN2.0 (Business Process Modeling Notation
2.0). Nghiên cứu kiến trúc của nền tảng Activiti. Đưa ra thiết kế tổng quát và thiết kế
chi tiết của từng ứng dụng quản lý quy trình. Khảo sát các nền tảng lập trình web và
đưa giải pháp tích hợp Activiti để cài đặt các ứng dụng. Thực hiện khảo sát một số quy
trình nghiệp vụ thực tế, áp dụng chuẩn BPMN 2.0 để mô hình hóa các quy trình này.
Cài đặt các quy trình đã được mô hình hóa trên nền tảng đã tích hợp engine Activiti.

Keywords: Công nghệ phần mềm; Thiết kế mô hình; Quy trình nghiệp vụ

Content
Khi nói về quy trình nghiệp vụ, chúng ta hiểu đó là tất cả các quy trình bên trong một công ty
hoặc tổ chức, dù lớn hay nhỏ đều phải tuân theo trên tất cả các hoạt động. Mặt khác, chúng ta
cũng nhận thấy nhiều tổ chức điều hành các hoạt động của họ theo một các rời rạc làm cho
các quy trình trở nên manh mún và không có tính kết nối.
Quy trình nghiệp vụ là tâm điểm của một doanh nghiệp, và là những thứ tạo nên khác biệt so
với các đối thủ cạnh tranh khác. Quy trình nghiệp vụ mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả
hoạt động, tầm nhìn kinh doanh, và sự nhanh nhẹn; cho phép doanh nghiệp tiến hành những
hoạt động kinh doanh chi phí thấp, năng động, và dễ thấy sự thay đổi cũng như cơ hội.


Ký hiệu mô hình hóa quy trình nghiệp vụ BPMN (The Business Process Modeling Notation)
đã được phát triển cho phép người làm nghiệp vụ có thể tạo ra các biểu diễn đồ họa trực quan
dễ hiểu của các quy trình nghiệp vụ. BPMN tạo ra cầu nối cho khoảng cách giữa người thiết
kế và người cài đặt quy trình nghiệp vụ. Với vai trò là chuẩn công nghiệp, BPMN được hỗ trợ
bởi nhiều hãng sản xuất khác nhau với đầy đủ công cụ thiết kế, mô hình hóa, cài đặt và vận
hành.
Với ý nghĩa đó luận văn tập trung vào nghiên cứu các vấn đề lý thuyết liên quan đến quy trình
nghiệp vụ, vấn đề xây dựng quy trình theo chuẩn BPMN2.0, các công cụ định nghĩa quy trình
nghiệp vụ cũng như các engine chạy tự động quy trình nghiệp vụ. Luận văn cũng hiện thực
hóa lý thuyết tìm hiểu được bằng cách tích hợp engine Activiti – một engine hỗ trợ quy trình
theo chuẩn BPMN 2.0 vào nền tảng lập trình web. Luận văn cũng thực hiện khảo sát một số
quy trình nghiệp vụ thực tế, từ đó đặt vấn đề và đưa ra giải pháp cài đặt các quy trình đó theo
hướng tự động hóa hỗ trợ tối đa khả năng quản lý công việc và khả năng tương tác giữa các

2
bên tham gia vào quy trình. Đây cũng là hai thế mạnh của ứng dụng quản lý quy trình nghiệp
vụ so với ứng dụng truyền thống khác.
Bố cục của luận văn bao gồm phần mở đầu, phần kết luận và 3 chương nội dung được tổ
chức như sau:
Chương 1: Trình bày các khái niệm cơ bản về quy trình nghiệp vụ; các vấn đề chính trong
quản lý quy trình nghiệp vụ (BPM) như lịch sử hình thành và xu hướng phát triển, mô hình và
phương pháp xây dựng hệ thống. Chương này cũng trình bày đặc tả quy trình nghiệp vụ theo
chuẩn BPMN 2.0.
Chương 2: Trình bày kiến trúc của nền tảng Activiti, các API giao tiếp với engine Activiti.
Đưa ra thiết kế tổng quát và thiết kế chi tiết của ứng dụng quản lý quy trình. Khảo sát các nền
tảng lập trình web và đưa ra giải pháp tích hợp Activiti vào nền tảng web để cài đặt các ứng
dụng.
Chương 3: Thực hiện khảo sát một số quy trình nghiệp vụ thực tế, áp dụng chuẩn BPMN 2.0
để mô hình hóa các quy trình này. Cài đặt các quy trình đã được mô hình hóa trên nền tảng
web đã tích hợp engine Activiti.


References
Tài liệu tiếng Anh

1. OMG (2011), Business Process Model and Notation (BPMN), pp. 49-50.
2. Martin Owen, Jog Raj (2003), BPMN and Business Process Management, Potsdam, pp. 7-
20.
3. BEA Systems (2008), The State of the BPM Market, BEA White Paper, pp. 2-3, 10-12.
4. Mike Havey (2005), Essential Business Process Modeling, O'Reilly, pp. 21-25.
5. Charlie Plesums (2005), Workflow in the World of BPM Are They the Same, Workflow
Handbook 2005, pp.17-23.
6. Robert J. Kearney (2005), Enhancing and Extending ERP Performance with an
Automated Workflow System, Image Integration Systems Inc.
7. OMG (2010), BPMN2.0 by Example. BPMN Specification Releases.
8. Donald Brown, Chad Michael Davis, Scott Stanlick (2008), Struts 2 in Action, Manning
Publiccations Co.
9. Ken Vollmer, Colin Teubner (2007), BPMS Revenue to Reach $6.3 Billion by 2011,
Forrester Research.
10. Ken Berryman, Joel Jones, James Manyika (2006), Software 2006 Industry Report,
McKinsey & Company, inc.
11. Howard Smith, Peter Fingar (2003), Business Process Management (BPPM): The Third
Wave.
12.

3
13.

×