Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bệnh nguy hiểm do vi khuẩn ở cá rô phi và cách trị pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.77 KB, 6 trang )



Bệnh nguy hiểm do vi
khuẩn ở cá rô phi và cách
trị

Cá rô phi thường hay mắc phải một loại bệnh nguy hiểm do
vi khuẩn Streptococcus gây nên, bệnh có thể gây chết cá với
số lượng lớn, với cá có kích cỡ lớn, có thể trở thành mối đe
dọa số một đối với ngành công nghiệp này. Xin được chia sẻ
cùng bạn đọc một số thông tin về bệnh.
Các dấu hiệu lâm sàng bên ngoài của cá bị bệnh:
- Hành vi bất thường: Do vi khuẩn gây bệnh có hướng tấn
công vào hệ thống thần kinh trung ương của cá nên cá bị
bệnh sẽ có biểu hiện bị hôn mê và mất phương hướng. Hoặc
tổn thương về mắt như viêm mắt, lồi mắt hoặc chảy máu mắt.
- Các vết áp-xe: Vết áp-xe có đường kính từ 2-3mm và
những vết vỡ ra sẽ tạo thành những vết lở loét xuất huyết
không lành. Những vết áp-xe lớn hơn có thể gặp thấy ở vây
ngực và phần đuôi của cá và có chứa mủ ở bên trong.
- Xuất huyết ở da: Các điểm xuất huyết thường được nhìn
thấy ở quanh miệng cá hoặc ở các gốc vây, hoặc những vùng
da hơi đỏ xung quanh hậu môn hoặc sinh dục của cá.
- Dịch cổ trướng: Sự có mặt của dịch chất lỏng trong bụng
cá là dấu hiệu của dịch bệnh ở thời kỳ cấp tính, dịch này có
thể chảy ra từ hậu môn của cá.

Cần phát hiện và điều trị sớm vi khuẩn Streptococcus gây
bệnh trên cá rô phi
Các dấu hiệu bên trong của cá
Các dấu hiệu bên trong của bệnh này có nhiều điểm tương


đồng với bệnh nhiễm trùng máu của cá.
- Cá bỏ ăn: Nhìn chung không có thức ăn trong dạ dày hoặc
ruột của những con cá bị bệnh. Tuy nhiên, trong các ao nuôi
cá thương phẩm, khi cá bị bệnh ở giai đoạn đầu bệnh mới
bùng phát cá vẫn có thể ăn bằng cách lọc thức ăn. Khi ruột và
dạ dày của cá trống rỗng sẽ quan sát thấy túi mật to.
- Nhiễm trùng máu: Trong giai đoạn cấp tính, vi khuẩn
nhanh chóng tấn công hệ thống máu và lan tỏa đến các cơ
quan nội tạng. Những dấu hiệu lâm sàng chính liên quan đến
sự nhiễm trùng máu là sự xuất huyết, viêm gan, thận, lá lách,
tim, mắt và ống ruột. Lá lách và thận trương và sưng nhẹ.
- Viêm màng bụng: Khi cá bị nhiễm bệnh nặng có sự dính
nhau của các cơ quan nội tạng với màng trong khoang bụng
của cá. Có thể quan sát thấy các tơ huyết trong màng ở
khoang bụng của cá.
Sự phân bố và lan truyền của bệnh
Dịch bệnh thường xảy ra trong trường hợp nhiệt độ nước
tăng, lượng oxy trong nước thấp hoặc cá nuôi với mật độ dày
trong thời gian dài. Cá có kích thước lớn (từ 100g đến cỡ
thương phẩm) dễ bị mắc bệnh hơn cả. Bệnh lây lan theo
chiều ngang từ cá với cá hoặc từ môi trường đến cá.
Kiểm soát và xử lý bệnh
- Giảm cho ăn: Trong thời gian dịch bệnh bùng phát ở giai
đoạn cấp tính nên giảm một phần thức ăn hoặc giảm hoàn
toàn thức ăn, có thể giúp kiểm soát và giảm tỷ lệ tử vong.
- Giảm mật độ nuôi: Giảm mật độ nuôi sẽ giúp giảm bớt
căng thẳng và sự chuyển tải của mầm bệnh trong đàn cá.
Luôn giữ mức oxy hoà tan ở mức tối ưu bằng cách sử dụng
quạt nước thường xuyên.
- Giảm nhiệt độ của nước: Nhiệt độ nước cao là điều kiện

thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Vì vậy, việc hạ thấp nhiệt độ
nước có thể được thực hiện trong hệ thống nuôi nước tuần
hoàn. Đối với những ao nuôi có kích thước nhỏ, có thể dùng
lưới che nắng. Sử dụng máy quạt nước vào ban đêm cũng là
cách làm giảm nhiệt độ nước và tăng lượng oxy.
- Điều trị bằng kháng sinh: Kháng sinh chỉ có thể điều trị
bệnh ở giai đoạn sớm của bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng
kháng sinh cần được chú ý vì sử dụng kháng sinh liên tục với
liều cao có thể gây ra hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn
và dư lượng kháng sinh tồn dư trong thịt cá.


×