Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Bệnh thường gặp trên cá điêu hồng và cách phòng trị potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.79 KB, 10 trang )



Bệnh thường gặp trên cá
điêu hồng và cách phòng
trị

BỆNH NỔ MẮT

Hình : Cá điêu hồng bị bệnh nổ mắt
Người nuôi cá điêu hồng không ai không gặp qua bệnh nổ
mắt và bệnh trắng mang, thối mang trên cá điêu hồng. Bệnh
thường xảy ra vào mùa có nhiệt độ nước tăng cao, khi hàm
lượng oxy hoà tan trong nước thấp, cá nuôi với mật thả cao,
trọng lượng cá từ 100g trở lên. Bệnh xảy ra gây thiệt hại
nghiêm trọng cho người nuôi (50-70%). Thông tin sau sẽ
giúp người nuôi hiểu rõ hơn về hai bệnh này từ đó có cách
phòng trị
Tác nhân gây bệnh
Do vi khuẩn Steptococcus gây ra. Vi khuẩn này phát triển
mạnh ở môi trường có nhiệt độ nước 20 – 30oC.

Dấu hiệu bệnh lý của cá bệnh
Cá có dấu hiệu hôn mê, mất phương hướng bơi lội. Vùng
mắt bị thương tổn như viêm mắt, lồi mắt, chảy máu mắt
Xuất hiện các vết lở loét xuất huyết không lành ở quanh
mắt, các gốc vây hoặc những vùng da hơi đỏ xung quanh hậu
môn, sinh dục của cá
Có dịch chất lỏng trong bụng cá chảy ra hậu môn (dấu hiệu
của dịch bệnh ở thời kỳ cấp tính)
Cá bỏ ăn, kiểm tra không thấy thức ăn trong dạ dày hoặc
ruột của cá bị bệnh, quan sát thấy túi mật to


Gan, thận, lá lách, tim, ống ruột bị xuất huyết. Lá lách và
thận bị trương lên và sưng nhẹ
Khi cá bị nhiễm bệnh nặng kiểm tra có sự dính nhau của
các cơ quan nội tạng với màng trong khoang bụng của cá,
quan sát thấy có các tơ huyết trong màng ở khoang bụng

Phương pháp phòng và trị bệnh
Thực hiện tốt công việc chuẩn bị ao, lồng bè nuôi, đặc biệt
là khâu xử lý đáy ao và xử lý nước. Dùng Virkon® A để xử
lý nước với liều 0,7 kg/1.000 m3 nước ao hoặc cho vào các
túi vải, treo xung quanh lồng bè nuôi để tiêu diệt vi khuẩn
gây bệnh
Trước khi thả cá nuôi nên tắm qua nước muối 2 – 3%
trong thời gian 5 – 15 phút. Nên thả nuôi với mật độ vừa phải
Trong quá trình nuôi cần theo dõi thường xuyên các yếu tố
môi trường nước, nếu được duy trì hàm lượng oxy hoà tan ở
mức cao bằng máy quạt nước. Trộn cho ăn liên tục 5 g Aqua
C® Fish + 3 g Grow Fish trong 1 kg thức ăn, định kỳ từ 7 –
10 ngày/tháng để tăng cường sức đề kháng cho cá khi nhiệt
độ thay đổi
Khi dịch bệnh xảy ra nên cắt giảm một phần hoặc toàn bộ
lượng thức ăn cho cá. Giảm mật độ nuôi sẽ giảm bớt căng
thẳng và mức độ lây lan bệnh đến cá. Lập tức vớt bỏ số cá
chết ra khỏi ao, lồng bè nuôi
Điều trị ngay bằng kháng sinh Osamet® Fish (hoặc
Fortoca®) liều 5 – 10 gram + Aqua C® Fish liều 5 gram
trong 1 kg thức ăn (hoặc cho 2 – 3 tấn cá nuôi), cho ăn liên
tục trong 7 – 10 ngày
Điều trị bệnh giai đọan sớm hiệu quả điều trị sẽ rất cao.
BỆNH TRẮNG MANG, THỐI MANG


Hình : Cá điêu hồng bị bệnh thối mang
Tác nhân gây bệnh
Do vi khuẩn Myxococcus piscicolas gây ra. Vi khuẩn này
phát triển mạnh ở môi trường có pH = 6,5 – 7,5, nhiệt độ
nước 25 – 35oC.

Dấu hiệu bệnh lý của cá bệnh
Cá bệnh có dấu hiệu bơi tách đàn, bơi lờ đờ trên mặt
nước, khả năng bắt mồi giảm đến ngừng ăn
Các tơ mang cá bị thối nát, ăn mòn, rách nát, xuất huyết,
thối rữa và có lớp bùn dính rất nhiều
Bề mặt xương nắp mang bị xuất huyết, ăn mòn và có hình
dạng không bình thường

Phương pháp phòng và trị bệnh
Cần thực hiện tốt khâu chuẩn bị ao nuôi, vét sạch bùn đáy
ao
Trong quá trình nuôi phải quản lý tốt môi trường để hạn
chế ô nhiễm hữu cơ thông qua việc quản lý lượng thức ăn
Định kỳ thay nước ao để giữ môi trường trong sạch.
Thường xuyên vệ sinh thành lồng bè để đảm bảo lưu tốc
dòng nước chảy cho phù hợp
Định kỳ xử lý nước bằng Virkon® A liều 0,7 kg/1.000 m3
nước ao hoặc cho vào các túi vải, treo xung quanh lồng bè để
tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh
Trộn cho ăn liên tục 5 g Aqua C® Fish + 3 g Grow Fish
trong 1 kg thức ăn, định kỳ từ 7 – 10 ngày/tháng để tăng
cường sức đề kháng cho cá khi nhiệt độ thay đổi
Khi phát hiện bệnh sớm cần phải điều trị ngay bằng kháng

sinh BayMet® liều 5 – 10 gram + Aqua C® Fish liều 5 gram
trong 1 kg thức ăn (hoặc 1 kg BayMet®+ 1 kg Aqua C® Fish
cho 3 – 5 tấn cá nuôi), cho ăn liên tục trong 7 – 10 ngày. Tắm
BayMet® với liều 2 - 5g/m3 .
BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG
các bệnh do ngoại ký sinh trùng có tác động mạnh đến cá con
trong quá trình ương. Thực tế cho thấy, nhiều cơ sở ương
giống có tỉ lệ hao hụt từ 50 – 70% chủ yếu là do cá con bị
bệnh đốm trắng (trùng quả dưa tấn công), bệnh do trùng mặt
trời và tà quản trùng, bệnh do sán lá đơn chủ, bệnh do giáp
xác ký sinh (Argulus và Ergasilus).
Cách phòng trị: ao ương hoặc nuôi cá phải có sục khí. Khi
phát hiện cá bị bệnh cần bón: Formol nồng độ 25 – 30ml/m3
trị thời gian dài và nồng độ từ 100 – 150ml/m3 nếu trị trong
15-30 phút; CuSO4 (phèn xanh) nồng độ 2-5g/10m3 trị thời
gian dài và từ 20 – 50g/10m3 trị trong 15 – 30 phút, cách
ngày trị một lần; muối ăn dùng để phòng và trị bệnh cho cá,
nồng độ 1-3% trị thời gian dài và 1-2% trị trong 10-15 phút.
BỆNH XUẤT HUYẾT
bệnh do vi khuẩn Aemomas hydrophia hoặc
Edwardsiellatarda gây ra. Cá có dấu hiệu toàn thân bị xuất
huyết, hậu môn sưng lồi, bụng trương to, có dịch vàng hoặc
hồng, đầu và mắt cá sưng và lồi ra. Bệnh thường xuất hiện ở
cá rô phi đỏ nuôi bè.
Biện pháp đề phòng: là tránh thả cá nuôi và hạn chế thay
nước lúc giao mùa. Nên định kỳ bón khử trùng nơi cho ăn.
cách trị là bón vôi và khử trùng nước, có thể trộn thuốc
kháng sinh vào thức ăn cá, tỷ lệ tuỳ theo tình trạng bệnh.
CÁ TRƯƠNG BỤNG DO THỨC ĂN
thường xảy ra ở các ao, bè cho cá ăn thức ăn tự chế không

được nấu chín, không đảm bảo chất lượng làm cá không tiêu
hoá được thức ăn, bụng cá trương to, ruột chứa nhiều hơi. Cá
bơi lờ đờ và chết rải rác.
Biện pháp khắc phục: là kiểm tra chất lượng và thành phần
thức ăn để điều chỉnh lại cho thích hợp. Nếu trường hợp
nặng, thường xuyên có thể thay đổi thức ăn. Trong thức ăn
nên bổ sung men tiêu hóa (các probiotic )

×