Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HIỆN TRẠNG THẢM THỰC VẬT TẠI XÃ PHÚ ĐÌNH HUYỆN ĐỊNH HOÁ TỈNH THÁI NGUYÊN doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.78 KB, 5 trang )

Lê Đồng Tấn và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 70(8): 115 - 119
115


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HIỆN TRẠNG THẢM THỰC VẬT
TẠI XÃ PHÚ ĐÌNH HUYỆN ĐỊNH HOÁ TỈNH THÁI NGUYÊN

Lê Đồng Tấn
1*
, Nguyễn Anh Hùng
2
, Dương Thị Vân Anh
3


1
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật,
2
Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
3
Học viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT
Hệ thực vật xã Phú Đình huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên khá đa dạng và phong phú. Bước đầu
đã ghi nhận được 547 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 121 họ 372 chi 5 ngành. Thảm thực vật
xã Phú Đình có 3 lớp quần hệ: rừng kín, thảm cây bụi và thảm cỏ với 3 kiểu thảm thực vật chính
gồm: Rừng nhiệt đới thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp và núi thấp. Thảm cây bụi
nhiệt đới chủ yếu thường xanh cây lá rộng trên đất địa đới. Thảm cỏ dạng lúa trung bình nhiệt đới
có hay không có cây gỗ. Do tác động của các hoạt động khai thác và đốt nương làm rẫy nên thảm


thực vật đã bị suy thoái. Rừng nguyên sinh hầu như không còn và thay thế vào đó là các trạng thái
thảm thực vật thứ sinh đang trong quá trình diễn thế đi lên.
Từ khoá: Phú Đình, thảm thực vật, khai thác, đốt nương làm rẫy, diễn thế.


MỞ ĐẦU
Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá
đối với các quốc gia. Thực vật rừng là nguồn
tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái tạo
cung cấp cho loài người từ lương thực, thực
phẩm, các loài thuốc chữa bệnh… Quần thể
thực vật rừng tạo nên môi trưòng sinh thái
thích hợp là nơi cư trú cho nhiều loài sinh vật,
nó cũng góp phần cải tạo môi trường không
khí, đất, nước và làm tăng vẻ đẹp nơi sống
của con người.
Một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của
nhân loại là diện tích rừng ngày càng bị thu
hẹp. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng
mất rừng như: Chiến tranh, thiên tai (gió, bão,
lửa rừng…) và bùng nổ dân số với các hoạt
động như khai thác gỗ củi, chặt phá rừng làm
nương rẫy… để giải quyết nhu cầu cuộc sống
trước mắt trong nhiều thập kỷ qua. Hậu quả
làm cho thảm thực vật tự nhiên bị phá huỷ
nghiêm trọng, diện tích đất trống, đồi trọc
ngày càng tăng lên, làm mất dần tính đa dạng
sinh học. Từ đó, đã dẫn đến giải phóng bạo
lực tự nhiên, những thiệt hại do thiên tai gây
ra sẽ không lường hết được.




Tel: 0983 647523, Email:
Nhận thức việc mất rừng là tổn thất duy nhất
nghiêm trọng đang đe doạ sức sinh sản lâu dài
của những tài nguyên có khả năng tái tạo.
Trong những năm qua nước ta đã quan tâm
nhiều hơn đến vấn đề trồng rừng và bảo vệ
rừng. Mục tiêu đến năm 2010 nước ta phải
trồng được 5 triệu ha rừng mới (2 triệu ha
rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và 3 triệu ha
rừng sản xuất) nhằm đưa độ che phủ rừng lên
43% (tương đương năm 1943) góp phần bảo
đảm an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai,
tăng khả năng sinh thuỷ, bảo tồn nguồn gen
và tính đa dạng sinh học.
Phú Đình là một xã nằm ở phía Nam huyện
Định Hoá có tổng diện tích tự nhiên 990ha.
Trong đó đất lâm nghiệp là 1755,8ha (Rừng
sản xuất 205,8ha đặc dụng 1550ha). Dân số là
5900 người, chiếm 6,42% dân số của huyện,
bao gồm 5 dân tộc anh em sinh sống là Kinh,
Tày, Dao, Nùng và Sán Chỉ. Nếu như huyện
Định Hoá là một phần căn cứ địa cách mạng
trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân
Pháp, thì xã Phú Đình đã vinh dự được Bác
Hồ chọn làm nơi ở và làm việc cùng các đồng
chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước tại Khuôn Tát
và Tỉn Keo.

Lê Đồng Tấn và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 70(8): 115 - 119
116


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Nhằm thể hiện đạo lý “uống nước nhớ
nguồn”, thể hiện sự quan tâm của Đảng và
Chính phủ, trong những năm gần đây, Định
Hoá đã được đầu tư, tôn tạo, bảo vệ để xứng
đáng là một trong những khu di tích lịch sử
quan trọng của đất nước. Vấn đề đặt ra là thực
hiện như thế nào để phát huy hiệu quả và tiềm
năng vốn có của chúng. Thực tế cho thấy giá
trị của rừng chính là cơ sở để phát triển kinh
tế - xã hội, tạo nên cảnh quan du lịch sinh thái
nên công tác bảo vệ, nghiên cứu rừng càng
được chú trọng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Các trạng thái thảm thực vật tại xã Phú Đình,
huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên.
- Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu ngoài thực địa được thực
hiện theo phương pháp điều tra theo tuyến và
ô tiêu chuẩn.
Tuyến điều tra được xác định theo phương
pháp điển hình cho từng kiểu thảm thực vật.
Trên tuyến điều tra, thống kê tất cả cây gỗ
(d>5cm) trong phạm vi 4m, cây có d<5cm

trong phạm vi 2m, cây thân thảo và thảm
tươi trong phạm vi 1m ở hai bên tuyến.
Những cây chưa biết tên thu tiêu bản để
giám định tên loài.
Ô tiêu chuẩn có diện tích 2500m
2
(50x50m)
được bố trí dọc theo tuyến điều tra. Trong ô
tiêu chuẩn bố trí hệ thống ô dạng bản có kích
thước 25m
2
(5x5m) trên hai đường chéo và
trung tâm ô tiêu chuẩn để thu thập số liệu.
Các chỉ tiêu đo đếm trong ô tiêu chuẩn gồm:
tên loài cây, chiều cao, đường kính thân cây,
đường kính tán lá, độ tàn che của thảm thực
vật… các yếu tố lập địa (độ cao, độ dốc,
hướng phơi…).
Sử dụng khung phân loại của UNESCO [5]
để phân loại thảm thực vật. Kết hợp sử
dụng các chỉ tiêu về hệ số tổ thành loài để
phân biệt các quần xã (ưu hợp) thực vật
(Thái Văn Trừng) [4].
Tên loài cây được xác định theo Phạm
Hoàng Hộ [3] và được chỉnh lý theo cuốn
Tên cây rừng Việt Nam [1] và Danh lục thực
vật Việt Nam [2] .
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Hệ thực vật
Bước đầu đã ghi nhận 547 loài thực vật bậc

cao có mạch thuộc 121 họ 372 chi 5 ngành
như sau:
- Ngành thông đất – Lycopodiophyta: 2 họ 3
chi 4 loài.
- Ngành cỏ Tháp bút – Equisetophyta: 1 họ 1
chi 2 loài.
- Ngành Dương xỉ Polypodiophyta: 6 họ 9
chi 14 loài.
- Ngành Thông – Pinophyta: 1 họ 1 chi 2 loài.
- Ngành Ngọc lan – Magnoliophyta: 111 họ
357 chi 528 loài, trong đó
 Lớp hai lá mầm - Magnoliopsida: 92 họ 290
chi 434 loài.
 Lớp một lá mầm – Liliopsida: 19 họ 67 chi
94 loài.
Có 2 loài quí hiếm được trong sách đỏ Việt
Nam, đó là: Trám đen - Canarium
tramdenum Dai. & Yakov., Chò nâu -
Dipterocarpus retusus Blume, Giổi lông -
Michelia balansae (DC.) Dandy.
Họ có nhiều loài gồm họ Cỏ (Poaceae) 38
loài, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 34 loài, họ
Đậu (Fabaceae) 21 loài, họ Cúc (Asteraceae)
16 loài, họ Na (Annonaceae) 15 loài, họ Cam
(Rutaceae) 14 loài, họ Vang
(Caesalpiniaceae), họ Re (Lauraceae) 12 loài,
họ Dâu tằm (Moraceae) và họ Hoa hồng
(Rosaceae) cùng có 12 loài, họ Cà phê
(Rubiaceae) 11 loài, họ Dẻ (Fagaceae) 10
loài, họ Bông (Malvaceae), họ Sim

(Myrtaceae), họ Trôm (Sterculiaceae) và họ
Gai (Urticaceae) có 10 loài.
Họ có chi nhiều gồm họ Cỏ (Poaceae) 28 chi,
Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 22 chi, họ Cúc
(Asteraceae) 13 chi, Họ Na (Annonaceae) 12
chi, Họ Đậu (Fabaceae) 11 chi, họ Cà phê
(Rubiaceae) 10 chi, họ Cam (Rutaceae) 9 chi,
họ Ráy (Araceae) và họ Gai (Urticaceae) có 8
chi, họ Bông (Malvaceae) 7 chi, Họ Vang
(Caesalpiniaceae) 7 chi, Họ Re (Lauraceae) 6
chi, họ Cau dừa (Arecaceae) họ Sim
(Myrtaceae) và họ Trôm (Sterculiaceae) cùng
có 5 chi.
Chi có nhiều loài gồm chi Ficus (họ
Moraceae) có nhiều loài nhất 9 loài, sau đó là
chi Elaeocarpus (họ Elaeocarpaceae) có 7
loài; các chi Phyllanthus (họ Euphorbiaceae),
Ormosia (họ Fabaceae), Lithocarpus (họ
Fagaceae), Litsea (họ Lauraceae), Rubus (họ
Rosaceae) và Smilax (họ Smilacaceae) cùng
có 5 loài; các chi Bauhinia (họ
Caesalpiniaceae), Syzygium (Myrtaceae),
Lê Đồng Tấn và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 70(8): 115 - 119
117


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Sterculia (Sterculiaceae) và Bambusa (họ
Poaceae) có 4 loài.

Thảm thực vật
Theo khung phân loại của UNESCO (1973)
thảm thực vật xã Phú Đình có các kiểu như sau:
I.A.1a. Rừng nhiệt đới thường xanh mưa mùa
nhiệt đới ở địa hình thấp và núi thấp.
I.A.1a (1) Cây gỗ lá rộng: kiểu này chủ yếu là
rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác, phân bố
chủ yếu trên khu vực núi Hồng ở độ cao từ
300 m trở lên. Là rừng thứ sinh, nhưng do
phục hồi sau khai thác nên cấu trúc rừng vẫn
còn lưu giữ được những tính chất của mô
hình rừng nguyên sinh vốn đã từng tồn tại
trên khu vực trước đây. Rừng gồm có tầng A1
(tầng vượt tán) cao 20-25m, đường kính 30-
40cm, có tán không đồng đều, tạo nên tầng
nhô với độ tàn che 0,1-0,2. Thành phần gồm
Xoan nhừ (Allospondias axilaris), Trám trắng
(Canarium album), Vạng (Endosperma
chinense), Quếch (Aphanamixis grandifolia),
Chặc khế (Dysoxylum binectariferum), các
loài thuộc chi Beilschmiedia họ Re
(Lauraceae), chi Castanopsis và Lithocarpus
họ Dẻ (Fabaceae) Tầng A2 (tầng ưu thế
sinh thái) gồm những cây cao 15-18m, đường
kính 20-30cm có tán khá tương đối khép kín
tạo thành tầng tán rừng. Thành phần gồm:
Kháo (Machilus bonii), Kháo nhớt (Phoebe
tavoyana), Côm (Elaeocarpus angustifolius),
Muồng tía (Zenia insignis), Gội (Aglaia
dasyclada), Bời lời lá tròn (Litsea

monopetala), Dổi (Manglietia fordiana),
Ràng ràng (Ormosia balansea), Dẻ cau
(Lithocarpus kemmeratensis), Chẹo tía
(Engelhardtia roburghiana), Trám
(Canarium album)… Tầng dưới tán cao 7-
10m gồm các loài Trâm (Syzygium sp.), Ràng
ràng (Ormosia balanse), Sảng (Sterculia sp.),
các loài thuộc chi Litsea, Machilus, Phoebe
họ Re (Lauraceae) Tầng cây bụi thưa, gồm
các loài thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), họ Đơn
nem (Myrsinaceae), họ Mua
(Melastomataceae). Tầng cỏ quyết là các loài
cây thuộc Cỏ (Poaceae), Cói (Cyperaceae),
Ráy (Araceae, Riềng (Gingiberaceae), và các
loài khuyết thực vật thuộc ngành Dương xỉ.
Ngoài ra trong rừng còn có hệ dây leo (chủ
yếu thuộc họ Đậu - Fabaceae) khá phát triển.
I.A.1b. Rừng tre nứa nhiệt đới địa hình thấp
và núi thấp. Kết quả điều tra cho thấy, rừng
tre nứa đều có nguồn gốc phát sinh hình thành
từ rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở
địa thấp và núi thấp do khai thác quá mức và
chặt đốt rừng làm nương rẫy. Trong loại hình
rừng tre nứa, tùy theo mức độ tham gia của
cây gỗ lá rộng mà hình thành nên rừng thuần
loại hay rừng hỗn giao.
I.A.1b (1). Rừng thuần loại. Được đặc trưng
bởi loại hình rừng Vàu (Indosasa angustata)
hình thành sau khai thác kiệt hoặc do hậu quả
của đốt nương làm rẫy. Kiểu này có diện khá

lớn, phân bố trên độ cao dưới 400 m. Rừng
gồm có tầng tán rừng được ưu thế bởi Vàu
đắng có chiều cao 7-8m, mật độ 4000-5000
cây/ha, phân bố đều trên mặt đất với độ tàn
che 0,7-0,8. Dưới tán rừng là tầng cây bụi cao
3-4m với thành phần loài gồm: Ba chạc
(Euodia lepta), Mắt trâu (Micromelum
hirsutum), Muồng truổng (Zanthoxylum
avicenniae), Lấu đỏ (Psychotria rubra),
Bướm bạc (Mussaenda dehiscens), Trung
quân (Ancistrocladus sacndens), Nóng
(Saurauia napaulensis), Ớt sừng
(Tabernaemontana bovina), Thàu táu
(Aporosa dioica), Phèn đen (Phyllanthus
reticulatus), Trọng đũa (Ardisia neriifolia),
Găng (Randia spinosa) Tầng thảm tươi có
độ dày rậm Cop1 – Cop2, thành phần gồm Lá
dong (Phrynium placentarium), Sẹ (Alpinia
tonkinensis), Gừng gió (Zingiber Zerumbet),
các loài thuộc họ Rau dền (Amaranthaceae),
họ Ráy (Araceae), họ Cói (Cyperaceae)
Trong loại hình này, rải rác có gặp một số loài
cây gỗ với thành phần gồm: Cứt ngựa
(Archidendron balansae), Trâm (Syzygium
cinereum), Trường kẹn (Mischocarpus
pentapetalus), Hu đay (Trema orientalis),
Thôi ba (Alangium kurzii), Lim xẹt
(Peltophorum pterocarpum), Dọc (Garcinia
multiflora), Dẻ gai (Castanopsis indica),
Xoan ta (Melia azedarach)…

I.A.1b (2). Rừng hỗn giao với cây lá rộng.
Đây là rừng phục hồi sau khai thác kiệt và
phân bố trên các sườn đồi ở độ cao dưới
600m. Khác với rừng thuần loại, trong loại
hình này, ngoài tầng chính của rừng được ưu
thế bởi Vàu đắng cao 7-8m, rừng có 1 tầng
cây gỗ lá rộng cao 15-20m với độ tàn che 0,2-
0,3. Chúng tôi đã thống kê được trên 30 loài
cây gỗ trong loại hình này, tuy nhiên chỉ một
số loài chiếm ưu thế, trong đó đáng chú ý là
Kháo (Machilus bonii), Kháo nhớt (Phoebe
tavoyana), Côm (Elaeocarpus angustifolius),
Muồng tía (Zenia insignis), Bời lời lá tròn
(Litsea monopetala), Dổi (Manglietia
Lê Đồng Tấn và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 70(8): 115 - 119
118


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

fordiana), Ràng ràng (Ormosia balansea), Dẻ
cau (Lithocarpus kemmeratensis), Chẹo tía
(Engelhardtia roburghiana)… Tầng cây bụi
và thảm tươi có thành phần giống như ở rừng
tre nứa thuần loại như đã nêu trên. Điều khác
biệt ở đây là các loài chịu bóng có mật độ cá
thể nhiều và độ dày rậm thảm tươi cao hơn.
III.A.1a. Thảm cây bụi nhiệt đới chủ yếu
thường xanh cây lá rộng trên đất địa đới.
III. A.1a (1). Có cây gỗ hai lá mầm mọc rải

rác. Các quần xã này hình thành do khai thác
quá mức, chặt phá rừng làm nương rãy và
chăn thả quá mức. Tuy nhiên, do đất đai trong
khu vực còn tốt nên các trạng thái thảm cây
bụi chỉ là tạm thời và đang trong quá trình
diễn thế đi lên. Có 2 ưu hợp phổ biến là: Ba
chạc (Euodia lepta) + Mua (Melastoma
tometosa) + Trinh nữ (Mimosa pudica) và Bọt
ếch (Glochidionsp.) + Thàu táu (Aporosa
sphaerosperma) + Mua (Melastoma
tometosa). Trong loại hình này, cây gỗ
thường gặp là: Ràng ràng (Ormosia
balansea), Dẻ cau (Lithocarpus
kemmeratensis), Chẹo tía (Engelhardtia
roburghiana), Cứt ngựa (Archidendron
balansae), Hu đay (Trema orientalis), Thôi ba
(Alangium kurzii), Lim xẹt (Peltophorum
pterocarpum)…
III. A.1a (2). Không có cây gỗ hai lá mầm
mọc rải rác. Kiểu này gồm có quần xã Cỏ lào
(Ageratum conyzoides) và quần xã cây Trinh
nữ (Mimosa pudica) tạo thành những khoảnh
nhỏ phân bố rãi rác trong khu vực. Trạng thái
thảm cây bụi dạng này chủ yếu là nương rẫy
mới bỏ hoang, hoặc sau bỏ hoang nhưng bị
chăn thả. Tuy nhiên nếu được bảo vệ, thảm
thực vật sẽ phát triển thành thảm cây bụi và
rừng thứ sinh.
IV. Thảm cỏ
Trên địa bàn, trạng thái thảm cỏ có diện tích

không nhiều, thường phân bố trên những khu
vực là đất nương rẫy do canh tác càn đi quét
lại nhiều lần và đất đai đã bị thoái hóa.
IV.A.1 Thảm cỏ dạng lúa cao nhiệt đới có hay
không có cây gỗ.
IV.A.1a. Chịu hạn. Đại diện là ưu hợp Lau
(Saccharum spontaneum) + Chít
(Thysanolaena maxima) phân bố trên các
sườn núi. Hiện tại thảm thực vật này đang
diễn thế đi lên do sự phát triển của các loài
cây tái sinh. Trong thảm cỏ này, thành phần
cây bụi chủ yếu là: Ba chạc (Euodia lepta),
Mắt trâu (Micromelum hirsutum), Muồng
truổng (Zanthoxylum avicenniae), Lấu đỏ
(Psychotria rubra), Bướm bạc (Mussaenda
dehiscens), Trung quân (Ancistrocladus
sacndens), Nóng (Saurauia napaulensis), Ớt
sừng (Tabernaemontana bovina), Thàu táu
(Aporosa dioica), Phèn đen (Phyllanthus
reticulatus), Trọng đũa (Ardisia neriifolia),
Găng (Randia spinosa), các loài cây gỗ gồm
Hu đay (Trema orientalis), Thôi ba
(Alangium kurzii), Lim xẹt (Peltophorum
pterocarpum), Ràng ràng (Ormosia
balansea)…
IV.A.1 Thảm cỏ không dạng lúa cao nhiệt đới
có hay không có cây gỗ. Đại diện là ưu hợp
Chuối rừng (Musa sp.). Ưu hợp chuối rừng có
diện tích không nhiều, thường là những
khoảnh nhỏ phân bố rải rác trên các vùng đất

ở chân núi và sườn núi.
KẾT LUẬN
Hệ thực vật xã Phú Đình huyện Định Hóa
tỉnh Thái Nguyên khá đa dạng và phong phú.
Bước đầu đã ghi nhận được 547 loài thực vật
bậc cao có mạch thuộc 121 họ 372 chi 5
ngành, trong đó Ngành thông đất
(Lycopodiophyta) có 2 họ 3 chi 4 loài; Ngành
cỏ Tháp bút (Equisetophyta) có 1 họ 1 chi 2
loài; Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 6
họ 9 chi 14 loài; Ngành Thông (Pinophyta) có
1 họ 1 chi 2 loài; và Ngành Ngọc lan
(Magnoliophyta) có 111 họ 357 chi 528 loài.
Theo khung phân loại của UNESCO (1973),
thảm thực vật xã Phú Đình có 3 lớp quần hệ:
rừng kín, thảm cây bụi và thảm cỏ với 3 kiểu
thảm thực vật chính gồm: Rừng nhiệt đới
thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình
thấp và núi thấp. Thảm cây bụi nhiệt đới chủ
yếu thường xanh cây lá rộng trên đất địa đới.
Thảm cỏ dạng lúa trung bình nhiệt đới có hay
không có cây gỗ.
Do tác động của các hoạt động khai thác và
đốt nương làm rẫy nên thảm thực vật đã bị
suy thoái. Rừng nguyên sinh hầu như không
còn và thay thế vào đó là các trạng thái
thảm thực vật thứ sinh đang trong quá trình
diễn thế đi lên.

Lê Đồng Tấn và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 70(8): 115 - 119

119


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (2000), Tên cây rừng Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
[2]. Đại học Quốc gia Hà Nội (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
[3]. Phạm Hoàng Hộ (1991-1993), Cây cỏ Việt Nam, tập I, II, III.
[4]. Thái Văn Trừng (2000), Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Nxb KH&KT, Hà Nội
[5]. Unesco, 1973. International classification and mopping of vegetation. Unessco Paris: 14-37.
SUMMARY
RESEARCH ON THE STATUS OF PLANTS IN PHU DINH COMMUNE
– DINH HOA DISTRICT – THAI NGUYEN PROVINCE


Le Dong Tan
1
, Nguyen Anh Hung
2
, Duong Thi Van Anh
3


1
Institute of ecology and Biological Resources,
2
College of sciences – Thai Nguyen University,
3
Thai Nguyen University of Education


The flora of Phu Dinh commune, Dinh Hoa distrist Thai Nguyen province are multiform and plenteous. At
first 547 high vascular species have been found. These species belong to 121 families, 372 genera 5
phylumla. The vegetation of P.D.Commune Contains 3 layers of formation: Close forests, brushy covers,
grass covers with 3 types of main vegetation: Rain forests which are usually green are in low locations and
low mountains, tropical brushy covers are mainly green with large – leaved trees, grass/medium covers
which are types of tropical rice have on don’t have woody sterms. Because of effect of exploitation and
slash – and – burn agriculture the vegetation are breakdown. Primany forest are almost disappeared there
are only vegetationg instead. It is secondary forests which are in process of developing.
Key words: Phu Dinh, vegetation, exploitation, slash – and – burn agriculture, process.


Tel: : 0983 647523, Email:

×