Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: LỊCH SỬ 10 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.29 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK NÔNG
TRƯỜNG THPT KRÔNG NÔ
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: LỊCH SỬ 10
Đề ra:
Câu 1: Trình bày những chuyển biến về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội ở nước ta thời
Bắc thuộc? Nguyên nhân của sự chuyển biến đó?( 3đ)
Câu 2: Qua các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thời Trần vào
thế kỉ XIII, hãy phân tích nguyên nhân thắng lợi? (4 đ)
Câu 3: Đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Nguyễn
Huệ - Quang Trung trong việc thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc ở cuối thế kỉ
XVIII?(3 đ)
Hết
Đáp án:
Câu 1 (3đ): Những chuyển biến về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội ở nước ta thời
Bắc thuộc:
* Về kinh tế: (1đ)
- Công cụ bằng sắt được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp => Năng suất lúa tăng.
- Thủ công nghiệp và thương mại có sự chuyển biến đáng kể: xuất hiện một số nghề
thủ công mới: làm giấy, làm thủy tinh.
* Về văn hóa xã hội:(1,5đ)
- Về văn hóa: (1đ)
+ Tiếp nhận và “Việt hóa” những yếu tố tích cực của văn hóa Trung Hoa: ngôn
ngữ và văn tự.
+ Tiếng Việt và một số phong tục tập quán vẫn được bảo tồn => Nhân dân ta
không bị đồng hóa.
- Về xã hội (0,5đ): Mâu thuẫn bao trùm là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính
quyền đô hộ.
Nguyên nhân của sự chuyển biến về kinh tế, văn hóa xã hội nước ta thời Bắc thuộc
(0,5đ): là do chính quyền phong kiến phương Bắc đã tiến hành những chính sách cai trị,
đô hộ nước ta hết sức dã man và tàn bạo.


Câu 2: (4đ)
- Thế kỉ XIII, nhân dân Đại Việt đã 3 lần đánh thắng quân xâm lược Mông –
Nguyên: (0,25 điểm)
+ Lần 1: 1258 (0,25 điểm)
+ Lần 2: 1285 (0,25 điểm)
+ Lần 3: 1287 – 1288 ( 0,25 điểm)
- Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thắng lợi:
+ Dưới sự chỉ huy của nhà quân sự thiên tài Trần Quốc Tuấn và các vua Trần yêu
nước cùng hàng loạt tướng lĩnh tài năng. (0,5 điểm)
+ Sự đoàn kết nhất trí của quân dân nhà Trần qua hai hội nghị lịch sử Bình Than
và Diên Hồng cùng với “Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo: “ Ta thường tới bữa quên
ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể lột da, ăn gan
uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da
ngựa cũng nguyện xin làm” ( 1 điểm)
+ Truyền thống yêu nước, bất khuất, quật cường của dân tộc (với tinh thần Sát
Thát) (0,5 điểm)
+ Nghệ thuật chỉ đạo: thực hiện kế “thanh dã”, chủ động đối phó với mọi âm mưu
của giặc. (0,5 điểm)
+ Nhà Trần đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, chủ động giải quyết những bất hòa
nội bộ để đoàn kết chống quân xâm lược Mông – Nguyên thắng lợi. (0,5 điểm).
`
Câu 3 (3đ): Đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn và người anh hùng áo vải
Quang Trung:
* Phong trào Tây Sơn và người anh hùng áo vải Quang Trung đã bước đầu thống
nhất đất nước:(1đ)
- Giữa thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Ngoài, Đàng Trong khủng hoảng
sâu sắc. Phong trào nông dân bùng lên rầm rộ. (0,5đ)
- Năm 1771, phong trào nông dân Tây Sơn bùng lên ở ấp Tây Sơn (Bình Định).
Trong quá trình phát triển của mình, phong trào đã đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn và
tập đoàn phong kiến Trịnh – Lê, xóa bỏ giới tuyến sông Gianh chia cắt đất nước => Sự

nghiệp thống nhất đất nước bước đầu được hoàn thành.(0,5đ)
* Phong trào Tây Sơn và người anh hùng Nguyễn Huệ - Quang Trung đã đánh
thắng giặc ngoại xâm bảo vệ vững chắc nền độc lập của tổ quốc (1đ)
- Kháng chiến chống Xiêm (1785):(0,5đ)
+ Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm => 5 vạn quân Xiêm kéo vào nước ta.
+ Năm 1785, Nguyễn Huệ đã tổ chức trận Rạch Gầm – Xoài Mút (sông Tiền –
Tiền Giang), đánh tan quân xâm lược.
- Kháng chiến chống Thanh (0,5đ)
+ Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh => Vua Thanh sai tướng đem 29 vạn quân
sang xâm lược nước ta.
+ Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến
quân ra Bắc.
+ Sau 5 ngày tiến công thần tốc (từ đêm 30 đến mồng 5 tết Kỉ Dậu 1789), với
chiến thắng vang dội Ngọc Hồi – Đống Đa, quân ta đã đánh bại hoàn toàn quân xâm
lược.
* Quang Trung đã xây dựng vương triều mới tiến bộ:(1đ)
+ Chính quyền các trấn được thành lập.
+ Ban chiếu kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất, tổ chức lại giáo dục, quân đội.
+ Đặt quan hệ hòa hiếu với nhà Thanh.
+ Quan hệ với Lào và Chân Lạp diễn ra tốt đẹp.

×