Xã hội học số 2 - 1983
LẬP CHƯƠNG TRÌNH CHO MỘT CUỘC
NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC THỰC NGHIỆM
A. ATANAXÔP
*
Lập chương trình là khâu thứ nhất trong bước chuẩn bị nghiên cứu một công
trình xã hội học thực nghiệm. Trong khâu này, chúng ta phải trả lời câu hỏi:
“Nghiên cứu cái gì?”.
Lập chương trình nghiên cứu bắt đầu từ việc xác định mục tiêu nhiệm vụ, yêu
cầu của cuộc nghiên cứu, đòi hỏi phải thu thập thông tin bằng nghiên cứu xã hội
học thực nghiệm mà không phải qua con đường khác như thống kê
Để xác định mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu nghiên cứu phải làm rõ nhóm các vấn
đề cần nghiên cứu. Bước này tiến hành như sau: tìm hiểu tư liệu. Xem xét những
kết quả đã thu được trong lĩnh vực cần nghiên cứu. Chúng ta không chỉ tìm hiểu
những vấn đề này trên khía cạnh kinh nghiệm, mà còn phải tiếp cận vấn đề theo
một hệ thống nhất định. Đây là bước nghiên cứu có tính chất khoa học. Người
nghiên cứu cần coi trọng việc trao đổi ý kiến với những người làm công tác thực tế
để có những nhận định ban đầu về hiện trạng của vấn đề. Trong thực tế, đã có tình
hình là người đặt hàng đề ra yêu cầu nghiên cứu xã hội học thực nghiệm, nhưng lại
không nêu ra các vấn đề cụ thể. Bằng sự kết hợp giữa người đăgt hàng và nhà
nghiên cứu, sau khi để tìm hiểu nhóm các vấn đề cụ thể thì mới hình thành hệ
thống các vấn đề cần nghiên cứu, qua đó giúp cho nhà xã hội học phát huy khả
năng sáng tạo của mình.
Nếu vấn đề đặt ra có nhiều khía cạnh thì phải phân loại ra thành vấn đề chính và
vấn đề phụ. Làm tốt việc phân loại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý kết
quả.
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
*
Thư ký khoa học Ban Triết học - Xã hội học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học
Bungari, Trưởng ban Phương pháp Viện Xã hội học. Báo cáo khoa học tại Ban Xã hội
học thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, ngày 19-3-1983.
Xã hội học số 2 - 1983
Lập chương trình cho một cuộc nghiên cứu 131
Tên đề tài được dặt ra chính xác sau khi xác định cụ thể các vấn đề cần được
nghiên cứư. Chọn đích xác tên đề tài nghĩa là xác định đúng đối tượng của công
trình. Ở đây, cần phân biệt rõ đối tượng và khách thể.
Khách thể là những lĩnh vực xã hội mà trong đó diễn ra những hoạt động xã hội.
Khách thể có thể là những hiện tượng xã hội hay một bộ phận cấu thành các quan
hệ xã hội, hoặc toàn bộ xã hội. Trong chương trình nghiên cứu có đề cập đến một
tập hợp các cà thể, tập hợp các cá thể này chính là khách thể nghiên cứu. Ví dụ: tập
thể lao động của một nhà máy là khách thể nghiên cứu của đề tài “Tính tích cực lao
động trong tập thể xí nghiệp”. Tập hợp các cá thể có những đặc trưng riêng của nó.
Việc phân loại thành những đặc trưng căn bản và đặc trưng không căn bản sẽ cho
phép chúng ta hiểu sâu về khách thể.
Đối tượng nghiên cứu chỉ là một số trong vô vàn tính chất của khách thể.
Những tính chất khác không phục vụ cho đề tài thì không phải là đối tượng nghiên
cứu của xã hội học. Tính chất của khách thể đặt ra những vấn đề mà công trình
nghiên cứu xã hội học cần giải quyết chính là tên đề tài của công trình nghiên cứu.
Mục đích và nhiệm vụ của cuộc nghiên cứu được đặt ra sau khi xã xác định
xong đề tài và đối tượng cần nghiên cứu.
Mục đích là những kiến thức thu được qua các thông tin, nói cách khác, nó là
hướng tìm hiểu chủ yếu của cuộc nghiên cứu xã hội học thực nghiệm. Những kiến
thức này sẽ phát triển theo hai hướng: lý luận và thực tiễn. Những thông tin lý luận
là những thông tin thu nhận được sẽ sử dụng về mặt lý thuyết. Những thông tin
được sử dụng để lý giải một quá trình xã hội học hoặc để giải quyết vấn đề về quản
lý các mặt của đời sống xã hội là những thông tin thực tiễn ứng dụng.
Không phải cuộc điều tra nghiên cứu xã hội học thực nghiệm nào cũng đặt hai
mục đích này ngang nhau. Có công trình nghiên cứu dành mối quan tâm chính cho
những vấn đề lý luận, mặt thực tế ứng dụng giữ vai trò thứ yếu, hoặc ngược lại.
Nhiệm vụ là mục đích được cụ thể hóa, thông qua nhiệm vụ để tìm hiểu những
khía cạnh, những biểu hiện của khách thể được nghiên cứu.
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học số 2 - 1983
132 A. ATANAXÔP
không nên đặt ra quá ít hay quá nhiều nhiệm vụ trong một đề tài thực tế những
cuộc điều tra xã hội học thực nghiệm ở Bungari cho thấy: mỗi cuộc điều tra nên có
ba hay bốn nhiệm vụ là tốt nhất. Nên tránh các cuộc điều tra chỉ có một hoặc hai
nhiệm vụ, hay nhiều đến bảy, tám nhiệm vụ.
Sau khi xác định mục đích và nhiệm vụ của cuộc nghiên cứu, chúng ta bước
sang khâu quan trọng, đó là việc lựa chọn các giả thuyết. Giả thuyết là những dự
định mà chúng ta sẽ đối chiếu qua nghièn cứu. Giả thuyết cho ta một khái niệm
tương đối hoàn chỉnh về các hiện tượng của những vấn đề xã hội cũng như những
khách thể cần nghiên cứu, hoặc cho ta những ý niệm về thực tiễn, về xu hướng
phát triển có tính chất quy luật của khác thể. Giả thuyết được xây dựng nên bằng
hệ thống kiến thức lý luận và thực tiễn kết hợp với khả năng suy đoán của nhà
nghiên cứu.
Số lượng giả thuyết khi lập chương trình nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng
các vấn đề cần nghiên cứu. Giả thuyết đặt ra phải đáp ứng yêu cầu về mặt lý luận,
nghĩa là không thể mâu thuẫn với những quy luật đã được xác định. Giả thuyết chỉ
đứng vững khi lập luận của nó phù hợp với các kết quả thu được. Việc kiểm định
giả thuyết phải dựa trên các thông tin do chính cuộc nghiên cứu mang lại.
Có hội loại giả thuyết được đặt ra trong quá trình nghiên cứu: giả thuyết chính,
liên quan đến những vấn đề chính; giả thuyết phụ, liên quan đến những vấn đề phụ
hoặc bộ sung giải thích cho những vấn đề chính.
Ngoài ra, còn có những giả thuyết để mô tả, tức là ghi chép lại những hiện
trạng. Nội dung của giả thuyết này bao gồm những kết quả của công trình nghiên
cứu dự định sẽ đạt được. Thực tế qua các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng giả thuyết
mô tả không phải bao giờ cũng đúng, nó chỉ dừng ở một bộ phận được nghiên cứu
và thường biểu hiện ra bằng tỷ lệ phần trăm hay những con số trung bình. Giả
thuyết giải thích (còn gọi là giả thuyết nguyên nhân) dùng để giải thích những hiện
tượng đã có. Giả thuyết về xu hướng, tính quy luật để nói lên tính ổn định, bền
vững của khách thể được nghiên cứu.
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Ở đây, có điều cần chú ý là việc dùng những thông tin thu được trong một công
trình nghiên cứu xã hội học cụ thể để đối
Xã hội học số 2 - 1983
Lập chương trình cho một cuộc nghiên cứu 133
chiếu với các giả thuyết có tính chất cụ thể thì thấy độ sai lệch trong trường hợp
này thường không đáng kể. Những giả thuyết mang tính chất khái quát cao cần
được so sánh qua hàng loạt công trình nghiên cứu.
Việc xác định các giả thuyết về xây dựng mô hình lý thuyết và mô hình xã hội
học.
Mô hình lý thuyết là gì? Bản chất của nó ra sao? Trong các sách báo đã bàn
nhiều về việc cần thiết xây dựng mô hình lý thuyết, nhưng nội dung của nó như thế
nào thì còn ít được đề cập. Theo chúng tôi, mô hình lý thuyết là một hệ thống có
kết cấu đồng nhất với kết cấu của khách thể. Kết cấu đó có thể là vật chất hay phi
vật chất. Ví dụ: muốn đúc ra một vật thì người ta phải có khuôn mẫu của vật đó.
Khuôn mẫu được tạo nên từ vật chất cụ thể nên nó là mô hình vật chất hay kết cấu
vật chất.
Cũng có những mô hình do tư tưởng con người tạo ra, thông qua đó, ta có thể
tái tạo lại khách thể.
Có các loại mô hình lý thuyết như sau:
1. Mô hình tiếng: dùng lời nói thể hiện bằng các định nghĩa, các tính chất của
hiện tượng. Đặc trưng của loại mô hình này là thể hiện bản chất của hiện tượng
dưới khía cạnh chất, chứ không phải dưới khía cạnh lượng. Ví dụ: khi định nghĩa
tính tích cực lao động, chúng ta đưa ra một mô hình bằng lời để mô tả nó. Qua lời
nói, chúng ta thấy bản chất và hiện tượng tích cực lao động. Tuy nhiên, trong thực
tế thì mô hình của chúng ta chưa diễn tả hết được những biểu hiện phong phú và
phức tạp diễn ra trong tính tích cực lao động, và do đó mô hình cũng chỉ bao gồm
những đặc trưng cơ bản, nổi bật nhất liên quan với mục đích nghiên cứu mà thôi.
2. Mô hình thể hiện bằng hình vẽ: để diễn tả các bộ phận cấu thành của hiện
tượng về mối liên hệ trong các bộ phận cấu thành đó. Ví dụ: mối liên hệ tái sản
xuất mở rộng của Mác.
3. Mô hình thể hiện bằng bảng: để thể hiện
các số liệu thống kê và mối liên hệ của
chúng với nhau.Ví dụ thể hiện tính tích
cực lao động của nam và nữ.
Mức độ Nam Nữ
Rất tích cực % %
Tích cực % %
Bình thường % %
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học số 2 - 1983
134 A.ATANAXÔP
4. Mô hình thể hiện bằng đồ thị: các bộ phận cấu thành nói lên tính chất của
mình qua những đường biểu diễn khác nhau. Ví dụ: quan hệ giữa tính tích cực lao
động của cá nhân với trình độ học vấn .
y: trình độ học vần của người lao động.
x: tính tích cực lao động, của họ.
5. Mô hình thể hiện bảng thống kê toán: có thể được thể hiện dưới dạng một
phương trình, giúp chúng ta phân tích khía cạnh lượng của hiện tượng. Ví dụ: ta có
thể biểu diễn sự phụ thuộc của tính tích cực lao động với trình độ học vấn của một
người thông qua phương trình sau :
y = a + bx
v : tính tích cực lao động
x : trình độ học vấn
a, b: các hệ số không đổi.
Các loại mô hình trên thể hiện những đặc trưng nhất định của đối tượng nghiên
cứu, nổi lên bản chất của những quy luật và sự khác nhau giữa các bộ phận hợp
thành trong một hệ thống phức tạp. Thông qua hệ thống khái niệm, hệ thống lý
luận của mô hình lý thuyết, chúng ta đánh giá được bản chất các hiện tượng nghiên
cứu, học khái quát hóa sự tác động qua lại giữa các hiện tượng trên một mức độ
cao hơn.
Các mô hình lý thuyết xã hội học thường được biểu hiện bằng lời, trong đó tính
chất của các mối liên hệ được thể hiện bằng chất thực chất là đưa ra định nghĩa hay
khái niệm khoa học về các
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học số 2 - 1983
Lập chương trình cho một cuộc nghiên cứu 135
mối liên hệ. Một mô hình lý thuyết chỉ mang tính chất xã hội học khi nó biểu hiện
được sự tương quan, mối liên hệ giữa các hiện tượng có tính chất xã hội.
Mô hình lý thuyết xã hội học có những đặc trưng cơ bản như sau:
- Dựa trên cơ sở trừu tượng, thể hiện các mối liên hệ với nhau.
- Là một hệ thống các khái niệm được trình bày có tính chất lôgich của quá trình
nhận thức về nội dung được nghiên cứu.
Những khái niệm cơ bản trong mô hình lý thuyết nói lên các yếu tố chung nhất
về đối tượng được nghiên cứu. Những khái niệm phụ bổ sung cho những khái niệm
chính, góp phần làm cho mô hình trở nên hoàn thiện. Nếu các khái niệm dễ xây
dựng mô hình lý thuyết được trình bày không thành hệ thống thì không có ý nghĩa
khoa học.
Mô hình lý thuyết liên hệ chặt chẽ với đối tượng được nghiên cứu. Nó phải thể
hiện tính chất, nội dung cơ bản nhất của khách thể dưới dạng các khái niệm, đồng
thời nó cũng nói lên các hiện tượng sống, hiện tượng thực tế, ch nên mô hình lý
thuyết và các hiện tượng thực tế có mối liên hệ chặt chẽ. Thiếu mối liên hệ này, ta
sẽ không nhận thức được bản chất của khách thể đang nghiên cứu.
Khi xây dựng mô hình lý thuyết các khái niệm khoa học, cần được những người
tham gia nghiên cứu quan niệm thống nhất, nghĩa là phải chuẩn hóa những khái
niệm và phải chuyển những khái niệm phức tạp thành những khái niệm đơn giản.
Thông qua hệ thống khái niệm này để chúng ta phân tích, tổng hợp thành bản chất
của hiện tượng được nghiên cứu.
Từ hệ thống tri thức trên đây, chúng ta sẽ đề ra phương pháp nghiên cứu.
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn