Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Các bệnh thường gặp ở cá biển pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.02 KB, 4 trang )


Các bệnh thường gặp ở cá biển
Quan sát sự di chuyển hay cách ăn uống của chúng sẽ giúp chúng ta phát hiện các dấu
hiệu bất thường. Từ đó nếu thấy xuất hiện bệnh, lập tức có phương pháp cứu chữa kịp
thời. Trước tiên, ta cần quan sát cách ăn uống của cá: Khi cho ăn, ta đếm số lượng cá, nếu
con nào không chịu tập trung ăn, rời đàn đi riêng lẻ, lập tức theo dõi chặt chẽ hơn.

Thứ hai, ta cần quan sát phân của cá: Màu sắc của phân cũng phản ánh phần nào tình
trạng sức khoẻ của của cá. Nếu phân bạc màu và lỏng lập tức chú ý đề phòng cá bị đường
ruột. Khi nuôi, ta cũng cần quan sát nếu thấy có cá đánh nhau là phải tổ chức cách ly
ngay.
1. Bệnh đốm trắng
Triệu chứng:
Cá ít di chuyển, đỡ đẫn, thường cọ thân mình vào cạnh bể. Trên mình nổi đầy những đốm
trắng. Đây là bệnh lây nhiễm khá nguy hiểm.
Nguyên nhân:
Do những con trùng roi hình ô van gây bệnh
Cách chữa:
* Thứ nhất là nâng nhiệt độ của nước lên 30 độ C, các ký sinh trùng gặp nhiệt độ cao
sẽ bị tiêu diệt
* Thứ hai đặt những viên gạch mới vào trong nước tiểu người, ngâm 24h, sau đó phơi
khô rồi bỏ vào bể cá. Sau 10 tiếng, bệnh cá sẽ thuyên giảm trông thấy.
* Thứ ba là ngâm cá bệnh trong nước ngọt với tỷ lệ 9 nước ngọt và 1 nước mặn, ngâm
từ 1 đến 2 phút. Trong thời gian này, ta cần theo dõi khả năng thích ứng của cá. Nếu thấy
cá thở gấp cần khẩn trương vớt cá về bể ngay.
* Cuối cùng là đổ 10 kg nước biển vào bể (400lít), thêm 0,05g sunphát, tăng cường
dưỡng khí, ngâm cá từ 5 đến 10 phút. rồi lại thay nước ngay. Sau 24h sẽ thấy bệnh giảm
rõ rệt.

2. Bệnh rách vây, rách da
Triệu chứng:


Các vẩy cá không lành lặn, những lá vẩy trên cơ thể cá rơi rụng, da cá thối rữa. Nguyên
nhân là do chúng đánh nhau hoặc không thích ứng môi trường nước, dẫn đến tổn thương
ngoài da.
Cách chữa trị:
Cứ 10 lít nước ta bỏ vào 4 viên furazolidone, ngâm cá khoảng 10, 15 phút hoặc bỏ 0,2g
thuốc tím ngam 10 phút, cá sẽ không bị nhiễm trùng, vết thương kín miệng và bệnh sẽ
dần khỏi.
3. Bệnh rách mang
Triệu chứng:
Mang của cá bị mất máu, tím tái và thối rữa. Nếu bệnh nặng thì những tua mang lở loét
thành lỗ, lan sang quai hàm, việc hô hấp của cá lúc này rất khó khăn.
Cách chữa:
* Cách thứ nhất, cứ 10 lít nước mặn, ta bỏ vào 0,2 gam furacillin ngâm từ 5 đến 10
phút hoặc ngâm cá trong nước ngọt (9 phần nước ngọt và 1 phần nước mặn)
* Cách thứ hai, ta cũng có thể ngâm cá trong nước có bỏ sunphát đồng như ở bệnh
đốm trắng, sau 24 h bệnh của cá sẽ thuyên giảm đáng kể.

×