Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

(Tiểu luận FTU) các vấn đề LIÊN QUAN đến CHƯƠNG TRÌNH DOANH NGHIỆP ưu TIÊN tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 42 trang )

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

---------***---------

TIỂU LUẬN
MÔN NGHIỆP VỤ HẢI QUAN
CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH
DOANH NGHIỆP ƯU TIÊN TẠI VIỆT NAM
Nhóm thực hiện: nhóm 13 (STT 73 – 78)
Lớp tín chỉ: TMA310(2-1819)BS.1_LT
Giảng viên hướng dẫn: TS. Phan Thị Thu Hiền

Hà Nội, 10 tháng 3 năm 2019

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÁC THÀNH VIÊN
STT

Sinh viên

Mã sinh viên

Nhiệm vụ

73

Nguyễn Thị Lan (nhóm trưởng)


1611110314

Chương 2 mục 2, 3

2

Bùi Bích Liên

1611110318

Chương 1

3

Phạm Mỹ Linh

1517740039

Chương 3

4

Nguyễn Thùy Linh

1511110453

Phần mở đầu, Kết luận

5


Đoàn Thị Phương Linh

1611110479

Chương 3 mục 2

6

Trần Khánh Linh

1511110431

Chương 3 mục 1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1:
1.1

CƠ SỞ LÍ LUẬN .................................................................................. 7

Tổng quan Hiệp định về thuận lợi hóa thương mại TFA ................................... 7

1.1.1

Sự cần thiết xây dựng và đàm phán Hiệp định về thuận lợi hóa thương mại

TFA


7

1.1.2

Q trình đàm phán Hiệp định về thuận lợi hóa thương mại TFA .............. 7

1.1.3

Nội dung của Hiệp định về thuận lợi hóa thương mại ................................. 9

1.1.4

Lợi ích và chi phí khi thực hiện Hiệp định về thuận lợi hóa thương mại TFA
13

1.2

Giới thiệu về Điều 7 Mục 7 trong Hiệp định về thuận lợi hóa thương mại

TFA 16
1.2.1

Doanh nghiệp ưu tiên ................................................................................. 16

1.2.2

Tạo thuận lợi thương mại cho doanh nghiệp ưu tiên ................................. 17

CHƯƠNG 2:

2.1

CHƯƠNG TRÌNH DOANH NGHIỆP ƯU TIÊN TẠI VIỆT NAM.. 19

Các vấn đề liên quan đến khung pháp lý .......................................................... 19

2.1.1

Về việc quy định và ban hành quy định thế nào là Doanh nghiệp ưu tiên

(bao gồm cả thông tin điện tử) ............................................................................... 19
2.1.2

Về việc các chế độ ưu tiên dành cho Doanh nghiệp ưu tiên ...................... 24

2.1.3

Về việc gia hạn, tạm đình chỉ và đình chỉ doanh nghiệp ưu tiên ............... 28

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.2

Kết quả thực hiện chương trình doanh nghiệp ưu tiên ..................................... 29

2.2.1

Về số lượng doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên........ 29


2.2.2

Lợi ích của chương trình doanh nghiệp ưu tiên đối với doanh nghiệp Việt

Nam. 30
2.2.3
2.3

Các hạn chế của chương trình doanh nghiệp ưu tiên ................................. 31

Các vấn đề liên quan đến việc công nhận lẫn nhau .......................................... 32

2.3.1

Định hướng mà TFA đưa ra....................................................................... 32

2.3.2

Thực tiễn tại VN ........................................................................................ 33

CHƯƠNG 3:

ĐỀ XUẤT VỀ VIỆC TẠO THUẬN LỢI HÓA CHO CÁC DOANH

NGHIỆP ƯU TIÊN ........................................................................................................ 35
3.1

Cơ sở đề xuất .................................................................................................... 35

3.2


Một số đề xuất .................................................................................................. 36

3.2.1

Về tiêu chí xét duyệt .................................................................................. 36

3.2.2

Về tạo thuận lợi hoá thương mại ............................................................... 37

3.2.3

Về việc công nhận lẫn nhau ....................................................................... 37

3.2.4

Về một số vấn đề khác ............................................................................... 37

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, để giảm chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh,
việc đầu tiên là thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại. Thuận lợi hoá thương mại hiện nay
đang là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chương trình hành động của các thành
viên WTO nói chung và của các cơ quan hải quan ở những thành viên này nói riêng. Đây
là nội dung được đề cập nhiều tại các cuộc hội nghị, diễn đàn của WTO, WCO và các tổ
chức quốc tế khác. Muốn làm được cần phải thúc đẩy sự cải cách của ngành Hải quan
và khâu kiểm tra chuyên ngành. muốn thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại, cần dựa vào 4

trụ cột chính. Cụ thể là:
Trụ cột thứ nhất là ưu tiên thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại. Tiếp theo, là ưu tiên
cải cách cải thiện hạ tầng kết nối. Trụ cột thứ 3 là cải cách cải thiện chất lượng dịch vụ
logistics. Cần xây dựng một hệ thống thống kê logistics đáng tin cậy để hỗ trợ các cơ
quan chính phủ xây dựng chính sách và doanh nghiệp phát triển chiến lược kinh doanh
thích hợp. Trụ cột cuối cùng là cải cách tăng cường phối hợp liên ngành.
Một trong số những nội dung đó là doanh nghiệp được ưu tiên, ngoài các biện
pháp tạo thuận lợi cho thương mại áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp như quy định
trong nhiều văn bản, các thành viên sẽ đơn giản hoá hơn nữa các thủ tục xuất nhập khẩu
đối với các doanh nghiệp đáp ứng tốt các tiêu chí về tuân thủ pháp luật hải quan kể cả
với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Để hiểu sâu hơn về vấn đề này, nhóm chúng tơi đã học tập và nghiên cứu về Mục
7 điều 7 hiệp định TFA về các biện pháp thuận lợi hóa thương mại đối với doanh nghiệp
ưu tiên. Bài tiểu luận bao gồm những nội dung chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1. Tổng quan về hiệp định FTA
1.2. Giới thiệu điều 7 mục 7 trong hiệp định thuận lợi hóa thương mại
FTA
Chương 2: Chương trình ưu tiên doanh nghiệp tại Việt Nam
2.1.
Các vấn đề liên quan đến khung pháp lý
2.2.
Kết quả thực hiện chương trình doanh nghiệp ưu tiên
2.3.
Các vấn đề liên quan đến công nhận lẫn nhau
Chương 3: Đề xuất giải pháp
3.1.
Cơ sở đề xuất
3.2.
Một số đề xuất


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tên tiếng Anh

Tên Tiếng Việt

OECD

Organization for Economic Cooperation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế

WTO

The World Trade Organization

UNECE

United Nations Economic
Commission for Europe

Liên hợp quốc ủy ban kinh tế
Châu Âu


APEC

Asia-Pacific Economic
Cooperation

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu
Á - Thái Bình Dương

Tổ chức Thương mại Thế giới

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các biện pháp kĩ thuật tạo thuận lợi thương mại trong nội dung Hiệp định
TFA ............................................................................................................................... 10
Bảng 1.2 Chỉ số thực hiện giao dịch thương mại quốc tế năm 2018 ............................ 14

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Các cam kết phân loại theo 3 nhóm A, B, C trong Hiệp định TFA của Việt Nam
....................................................................................................................................... 12
Hình 1.2 Tỉ lệ tiềm năng giảm chi phí thương mại của các nước thành viên ASEAN khi
thực thi Hiệp định TFA ................................................................................................. 14
Hình 2.1 Số lượng doanh nghiệp ưu tiên qua các năm ................................................. 30
Hình 2.2 : 10 thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất Việt Nam năm 2018 ....................... 34

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1
Tổng quan Hiệp định về thuận lợi hóa thương mại TFA
1.1.1 Sự cần thiết xây dựng và đàm phán Hiệp định về thuận lợi hóa thương mại

TFA
Thứ nhất, tác động của rào cản thương mại trên thế giới trở nên lớn hơn và ảnh
hưởng tiêu cực tới các hoạt động thương mại quốc tế;
Thứ hai, mặc dù có nhiều hệ thống pháp lí trước đó điều chỉnh các mối quan hệ
thương mại quốc tế, nhưng thiếu một cơ chế đủ ràng buộc để đảm bảo hiệu quả thực thi.
Cơng ước quốc tế về đơn giản hóa và hài hịa hóa thủ tục hải quan (Cơng ước Kyoto)
tháng 6/1999 do Tổ chức Hải quan thế giới WCO ban hành là một ví dụ. Cơng ước này
đã đề cập tới các kĩ thuật nghiệp vụ nhằm tạo thuận lợi thương mại, đặc biệt là đơn giản
hóa thủ tục hải quan, tuy nhiên do chỉ ràng buộc với các quốc gia đã kí kết và thiếu cơ
sở pháp lí, chế tài áp dụng với các quốc gia không tuân thủ một cách thích hợp các điều
khoản quy định, nên chưa phát huy được hiệu quả và trên thực tế chỉ mang tính chuẩn
mực pháp lí;
Thứ ba, vấn nạn bn lậu và gian lận thương mại ngày càng phức tạp và phát
triển với quy mơ quốc tế địi hỏi một cơ chế hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan Hải quan các
nước với nhau và giữa cơ quan Hải quan với doanh nghiệp, tiến tới hình thành một hệ
thống trao đổi và xử lí thơng tin phục vụ cho việc tuân thủ các quy định Hải quan, đồng
thời làm nền tảng cho các biện pháp về tạo thuận lợi thương mại;
Thứ tư, một Hiệp định mới cần có sự đồng bộ trong triển khai, trong khi cơ sở
hạ tầng, khung pháp lí, năng lực thực thi giữa các quốc gia khác nhau, dẫn tới cần một
cơ chế đối xử khác biệt dành cho các quốc gia đang và kém phát triển, bằng việc chú
trọng hỗ trợ kĩ thuật và tài chính dựa trên khả năng và nhu cầu riêng của từng quốc gia,
nâng cao tính linh hoạt dựa vào việc mỗi quốc gia tự thiết kế lộ trình triển khai Hiệp
định phù hợp với nước mình.
Vì vậy, WTO đã thơng qua nhiều vòng đàm phán phấn đấu đạt được một Hiệp
định riêng về lĩnh vực thuận lợi hóa thương mại trên phạm vi thế giới. Hiệp định này có
tính chất ràng buộc, với nguyên tắc đối xử đặc biệt và khác biệt và phương thức giải
quyết tranh chấp cũng như chế tài của WTO.
1.1.2 Quá trình đàm phán Hiệp định về thuận lợi hóa thương mại TFA

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Hiệp định về thuận lợi hóa thương mại của Tổ chức thương mại thế giới (World
Trade Organization Trade Facilitation Agreement – TFA), hay còn gọi là các điều luật
thuế quan tồn cầu (global customs rules) là hiệp định được thơng qua dựa trên nguyên
tắc đồng thuận của 160 quốc gia thành viên của WTO. Hiệp định TFA được bắt đầu đàm
phán từ tháng 7/2004, tuy nhiên đến tháng 7/2014 mới được chính thức thơng qua, trở
thành một trong những văn bản rất quan trọng của WTO nhằm tạo thuận lợi cho việc di
chuyển hàng hóa giữa các nước thành viên WTO.
Tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 4 tổ chức tại Doha vào tháng 12/2001,
WTO chính thức đề cập vấn đề tạo thuận lợi thương mại trong Tuyên bố Hội nghị Bộ
trưởng lần thứ 4 tại đoạn 27: “… Ủy ban về Thương mại hàng hóa sẽ xem xét, làm rõ và
cải thiện các vấn đề liên quan đến điều V, VIII, và X của Hiệp định GATT 1994 và xác
định các nhu cầu và ưu tiên tạo thuận lợi cho thương mại của các thành viên, …” (WTO
2001, tr 6).
Tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 5 tại Cacun vào tháng 9/2003, các bên đã đi đến
thống nhất nhận thức về các lợi ích của tạo thuận lợi thương mại thông qua thảo luận
qua 3 nội dung: làm rõ và cải thiện các điều khoản liên quan của GATT 1994; các nhu
cầu về thuận lợi thương mại và vấn đề xác định ưu tiên của các thành viên và vấn đề hợp
tác kĩ thuật.
Tiếp đó, Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 6 tại Hồng Kông vào tháng 12/2005
đã nhắc lại và tái khẳng định nhiệm vụ và phương thức đàm phán về tạo thuận lợi thương
mại nêu trong phụ lục D của Văn kiện tháng 7, nội dung báo cáo của nhóm Đàm phán
về tạo thuận lợi thương mại gửi Ủy ban Đàm phán thương mại đã được nêu tại Phụ lục
E Tuyên bố Hội nghị Bộ trưởng.
Qua gần 10 năm đàm phán với hơn 50 phiên đàm phán chính thức, hàng trăm
phiên trao đổi, thảo luận nhóm, khu vực với một giai đoạn ách tắc, đình trệ, tại Hội nghị
Bộ trường WTO lần thứ 9 tại Bali (Indonesia) vào tháng 12/2013, các nước thành viên
chính thức thông qua Tuyên bố Bali về nội dung Hiệp định cũng như tiến trình phê duyệt
và kí kết TFA. Tun bố Bali đã thông quan một số vấn đề quan trọng liên quan đến

Hiệp định, đó là:

Thống nhất về nội dung Hiệp định ở khía cạnh lời văn và cấu trúc.

Thành lập Ủy ban lâm thời nhằm rà soát pháp lí TFA, soạn thảo
Nghị định thư sửa đổi TFA cũng như tiến trình phê chuẩn Nghị định thư.

Tiếp nhận cam kết thực thi biện pháp nhóm A của các quốc gia
thành viên là nước đang phát triển

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Ngày 24/11/2014, Nghị định thử sửa đổi nội dung TFA được thơng
qua và phê chuẩn từ phía WTO. Từ thời điểm này Nghị định thư được mở để các
nước thành viên phê chuẩn. Khi đủ 2/3 số nước thành viên hồn thành việc phê
chuẩn thì Hiệp định sẽ có hiệu lực.
Ngày 22/2/2017, Hiệp định về thuận lợi hóa thương mại chính thức có hiệu lực
sau khi được 110/164 quốc gia thành viên phê chuẩn. Tính đến 23/8/2018, số lượng các
quốc gia thành viên phê chuẩn đã lên đến 136 nước.
1.1.3 Nội dung của Hiệp định về thuận lợi hóa thương mại
Hiệp định TFA bao gồm 3 phần (ngoại trừ Lời mở đầu):
Phần I: Điều khoản về nội dung
Phần này bao gồm 12 điều về các biện pháp kĩ thuật nghiệp vụ, được xây dựng
dựa trên cơ sở kế thừa các điều khoản V, VIII và X của GATT 1994 được trình bày trong
bảng dưới đây:

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Nội
dung

Các điều trong TFA

Các điều trong
GATT

Tính
minh
bạch

Điều 1:
Cơng bố và tính sẵn có của thơng tin
Điều 2:
Cơ hội góp ý, thơng tin trước thời
hạn và hiệu lực tham vấn
Điều 3:
Quy định về xác định trước
Điều 4:
Các thủ tục khiếu nại hoặc khiếu
kiện
Điều 5:
Các biện pháp để tăng cường công
bằng, không phân biệt đối xử và tính minh bạch

Điều X

Phí và

các thủ
tục

Điều 6:
Các quy định về phí và lệ phí phải
thu hoặc liên quan đến xuất khẩu và nhập khẩu và
các khoản nộp phạt
Điều 7:
Giải phóng và thơng quan hàng hóa
Điều 8:
Phối hợp của cơ quan quản lí biên
giới
Điều 9:
Chuyển hàng hóa dưới sự giám sát
của hải quan đối với nhập khẩu
Điều 10:
Các thủ tục liên quan đến xuất khẩu,
nhập khẩu và quá cảnh

Điều VIII

Quá
cảnh

Điều 11:

Điều V

Tự do quá cảnh


Khác
Điều 12:
Hợp tác hải quan
Bảng 1.1: Các biện pháp kĩ thuật tạo thuận lợi thương mại trong nội dung Hiệp định
TFA
Phần II: Đối xử đặc biệt và khác biệt
Phần này gồm 10 điều (từ điều 13 tới điều 22) khoản về đối xử đặc biệt và khác
biệt đối với các quốc gia thành viên đang phát triển và kém phát triển trong đó “… cung
cấp hỗ trợ xây dựng năng lực để giúp quốc gia thành viên phát triển và kém phát triển
thực hiện đúng các quy định của thỏa thuận này, phù hợp với bản chất và phạm vi của
mình” (TFA, điều 13 mục 2). Theo đó, các nước đang và kém phát triển nhận được đối

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


xử ưu đãi so với các nước phát triển, như một phần không thể thiếu của WTO: cắt giảm
thuế quan xuống mức thấp hơn, thời gian thực hiện lâu hơn, nghĩa vụ thấp hơn …
Phần II đề cập đến 3 nhóm cam kết khác nhau A, B, C cho 24 điều quy định trong
TFA. Trong đó:

Các cam kết nhóm A gồm các điều khoản phải thực hiện ngay khi
Hiệp định có hiệu lực, hoặc trường hợp quốc gia kém phát triển là trong vòng 1
năm sau khi Hiệp định này có hiệu lực;

Các cam kết nhóm B gồm các điều khoản phải thực hiện sau một
thời gian quá độ sau khi Hiệp định có hiệu lực;

Các cam kết nhóm C gồm các điều khoản phải thực hiện sau một
thời gian quá độ sau khi Hiệp định có hiệu lực với sự hỗ trợ tài chính và kĩ thuật.
Việt Nam đã thơng báo 17 cam kết nhóm A (hồn tồn hoặc một phần) cho WTO

vào tháng 7/2014 (theo phiên bản của WTO WT/PCTF/N/VNM/1 ngày 31/7/2014). Còn
theo phiên bản gần nhất của WTO là G/TFA/N/VNM/1 vào ngày 16/11/2018, có 17 cam
kết được phân vào nhóm A, 15 cam kết được phân vào nhóm B và 19 cam kết được phân
vào nhóm C. Cụ thể được trình bày trong Hình 1.1:

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Hình 1.1 Các cam kết phân loại theo 3 nhóm A, B, C trong Hiệp định TFA của Việt
Nam1
Nguồn: WTO, văn bản G/TFA/N/VNM/1, 2018
Phần III: Các thỏa thuận thể chế và các điều khoản cuối
Phần này gồm 2 điều cuối cùng (điều 23-24) của Hiệp định về thuận lợi hóa
thương mại, nhằm xây dựng cơ chế giám sát việc thực thi Hiệp định, với vai trò lớn của
Ủy ban tạo thuận lợi thương mại thuộc WTO, tức diễn đàn mở cho tất cả các thành viên
và Ủy ban về tạo thuận lợi thương mại của từng quốc gia thành viên.

Ap: Một phần các cam kết được phân vào nhóm A; Bp: Một phần các cam kết được phân vào nhóm B; Cp: một
phần các cam kết được phân vào nhóm C
1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.1.4 Lợi ích và chi phí khi thực hiện Hiệp định về thuận lợi hóa thương mại TFA
Với mục đích xóa bỏ các rào cản đối với thương mại, đơn giản, minh bạch và hài
hóa hóa thủ tục và phí xuất nhập khẩu, tăng cường mức độ áp dụng tự động hóa và ứng
dụng cơng nghệ thơng tin, đồng thời khuyến khích hợp tác hải quan giữa các nước và
trong chính quốc gia, Hiệp định TFA đem lại nhiều lợi ích, nhưng song song là chi phí
tương ứng.

1.1.1.1 Lợi ích khi thực hiện Hiệp định về thuận lợi hóa thương mại TFA
Việc thực thi TFA giúp tăng tốc độ và hiệu quả của các thủ tục thương mại, do
đó làm giảm chi phí thương mại và tăng cường sự gia nhập vào chuỗi giá trị tồn cầu.
Bởi chi phí thương mại là một thành phần quan trọng đối với khả năng cạnh tranh và thu
hút đầu tư quốc tế. Theo Doing Business 2019, thời gian làm thủ tục, giấy tờ xuất khẩu
và nhập khẩu trung bình của Việt Nam tương ứng là 105 giờ và 132 giờ, chi phí làm thủ
tục xuất khẩu và nhập khẩu trung bình của Việt Nam tương ứng là 429 USD và 556
USD, chưa tính đến các chi phí ngầm.
Thời
xuất
(giờ)
East Asia &
Pacific
Europe &
Central Asia
Latin America &
Caribbean
Middle East &
North Africa
OECD (nhóm
thu nhập cao)
South Asia
Sub-Saharan
Africa
Singapore
Việt Nam

gian Chi phí xuất Thời
khẩu khẩu (USD/1 nhập
container)

(giờ)

gian Chi phí nhập
khẩu khẩu
(USD/1
container)

112.3

491.6

126.2

525.3

46.4

255.4

45.8

256.2

114.4

640.2

141.7

763.5


125.9

687

180.9

805

14.9

174.3

11.9

125.1

137

507.5

196.6

781.3

170.1

774.6

224


967.8

12
105

372
429

36
132

260
556

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Bảng 1.2 Chỉ số thực hiện giao dịch thương mại quốc tế năm 20182
Nguồn: Ngân hàng thế giới (WB), Doing Business, 2019
Có thể thấy ở Hình 1.2, chỉ số Tạo thuận lợi thương mại của OECD (Trade
Facilitation Indicators – TFI3) năm 2018 chỉ ra rằng việc thực thi Hiệp định TFA có thể
cắt giảm 18,3% chi phí thương mại cho Việt Nam.

Hình 1.2 Tỉ lệ tiềm năng giảm chi phí thương mại của các nước thành viên ASEAN khi
thực thi Hiệp định TFA
Nguồn: OECD, Trade Facilitation Indicators, 2018
Hơn nữa, các quốc gia thực hiện một cách đầy đủ Hiệp định sẽ cắt giảm nhiều
hơn từ 1,4% đến 3,9% chi phí thương mại so với các quốc gia chỉ thực thi các nghĩa vụ
bắt buộc tối thiểu trong Hiệp định TFA (E. Moïsé, T. Orliac, P. Minor… 2011, tr 16).

Các nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình sẽ có được lợi thế lớn nhất trong việc cắt
giảm chi phí thương mại khi triển khai thực hiện Hiệp định TFA. Theo ước tính của
OECD, hai phần ba lợi ích đạt được từ Hiệp định này thuộc về các nước đang phát triển
(David Shark, 2015, tr 2).

2

Các chỉ số về thời gian và chi phí tại Bảng 1.2 bao gồm cả thời gian và chi phí cho thủ tục thơng quan (border
compliance) và các thủ tục liên quan đến giấy tờ (documentary compliance)
3

Chỉ số TFI 2018 được tính tốn trên dữ liệu của 162 quốc gia thuộc các vùng lãnh thổ và mức độ phát triển khác
nhau. Sử dụng các ước lượng chi phí từ hệ thống dữ liệu về chi phí thương mại của ESCAP-World Bank (ESCAPWorld Bank Trade Costs Database), chỉ số TFI cung cấp các đánh giá các ảnh hưởng của việc thực thi các hoạt
động tạo thuận lợi thương mại trong khuôn khổ Hiệp định TFA

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Theo đó, thực thi Hiệp định đảm bảo các cam kết về loại bỏ các rào cản trong
thương mại quốc tế. Thủ tục thông quan nhanh sẽ làm giảm các hành vi tiêu cực như
nhũng nhiễu, hạch sách của các cán bộ quản lí hải quan tại Việt Nam.
Ngồi ra, khi chi phí thương mại được giảm thiểu, cơ hội tạo công ăn việc làm và
thu nhập được tăng lên, dẫn tới các chỉ số kinh tế vĩ mô được cải thiện.
1.1.1.2 Chi phí khi thực hiện Hiệp định về thuận lợi hóa thương mại TFA
Tuy tạo thuận lợi thương mại đem lại nhiều lợi ích cho các quốc gia, nhưng Chính
phủ các nước phải đánh đổi bằng nhiều mục tiêu phát triển khác do nguồn lực còn hạn
chế. Các chi phí để thực thi hiệp định TFA có thể bao gồm:
Chi phí xây dựng hệ thống pháp luật: các cam kết trong Hiệp định đòi hỏi việc
ban hành các quy định pháp luật mới hoặc điều chỉnh, sửa đổi các quy định hiện hành
để đảm bảo cơ sở pháp lí và chế tài cho việc triển khai các hoạt động tạo thuận lợi cụ

thể trong thực tế.
Ví dụ, tại Điều 7 Mục 9 của Hiệp định TFA quy định về việc ưu tiên thơng quan
đối với hàng hóa dễ hư hỏng, trong đó yêu cầu các nước thành viên phải có: mức ưu tiên
hợp lí cho hàng hóa dễ hư hỏng, cho phép nhà nhập khẩu sắp xếp bảo quản hàng hóa
trong thời gian chờ giải phóng dưới sự giám sát của hải quan và yêu cầu về thông báo
bằng văn bản cho nhà nhập khẩu trong trường hợp cần thiết.
Tại Điều 33 của Luật Hải quan 2014 của Việt Nam, việc ưu tiên kiểm tra trước
cho “hàng hóa là động vật, thực vật sống, khó bảo quản, hàng hóa đặc biệt khác” đã
được đề cập, tuy nhiên để thực thi hoàn chỉnh theo Hiệp định rất cần hoàn thiện khung
pháp lí theo định hướng trên nhằm đảm bảo hiệu quả thực thi và tránh các tranh chấp
phát sinh.
Chi phí hồn thiện cơ cấu tổ chức: Một số điều khoản bắt buộc áp dụng các kĩ
thuật quản lí mới như Quản lí rủi ro (Điều 7 mục 4), kiểm tra sau thơng quan (Điều 7
mục 5) địi hỏi việc thành lập các đơn vị có chức năng tương ứng. Bên cạnh đó, việc đơn
giản hóa thủ tục cơng, tăng cường thủ tục điện tử (Điều 7 mục 2) khiến một bộ phận cán
bộ phải tinh giản hoặc chuyển sang thủ tục khác.
Chi phí đào tạo: Cần đào tạo một đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, hiện đại nhằm
đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ theo kĩ thuật quản lí mới.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng: Vai trị của cơ sở hạ tầng trong Hiệp định TFA
không được đề cập cụ thể, nhưng để thực thi đầy đủ các cam kết cần xây dựng hệ thống
công nghệ thông tin, hiện đại hóa trang thiết bị, xây dựng địa điểm kiểm tra tập trung,
đòi hỏi một số vốn lớn và thường xuyên.

1.2
Giới thiệu về Điều 7 Mục 7 trong Hiệp định về thuận lợi hóa thương mại
TFA

1.2.1 Doanh nghiệp ưu tiên
Điều 7 trong Hiệp định về thuận lợi hóa thương mại TFA đề cập đến vấn đề Giải
phóng thơng quan hàng hóa gồm 9 mục, trong đó mục thứ 7 “Các biện pháp tạo thuận
lợi thương mại đối với Doanh nghiệp ưu tiên” nhằm đề cập đến nhiệm vụ tạo thuận lợi
cho các doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định, gọi là Doanh nghiệp ưu
tiên. Mục này được Việt Nam phân vào nhóm B, tức các cam kết thực hiện trước ngày
31/12/2023 mà không nhận sự hỗ trợ kĩ thuật hay tài chính từ WTO (theo Hình 1.1).
Như vậy, các cam kết về Doanh nghiệp ưu tiên nhằm hướng tới sự thuận lợi hóa thương
mại thơng qua việc xác định các đối tượng doanh nghiệp có tài chính vững mạnh, tuân
thủ luật pháp và hồ sơ minh bạch, từ đó được ưu tiên giảm các yêu cầu về chứng từ,
kiểm tra, lệ phí … Quy định này vừa giúp tạo thuận lợi lưu thơng hàng hóa, đặc biệt là
với các doanh nghiệp có chuỗi cung ứng toàn cầu, vừa nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật
và quy định hải quan, khi mà các doanh nghiệp được xét tới đều được coi là “hình mẫu”
hay “tấm gương”, tức rủi ro từ họ đã giảm đi đáng kể.
Các tiêu chí xác định Doanh nghiệp ưu tiên do mỗi quốc gia Thành viên quyết
định dựa theo cam kết 7.2 của Hiệp định FTA và phải được công bố, bao gồm: hồ sơ
phù hợp, hệ thống quản lí hồ sơ phụ vụ kiểm sốt cần thiết, khả năng tài chính và an
ninh chuỗi cung ứng. Cam kết này cấm việc xây dựng bộ tiêu chí có thể gây nên sự phân
biệt đối xử vơ lí, và hạn chế sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo đó, Luật Hải quan 2014 đã đề cập đến “chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp”,
trong đó có điều kiện, chế độ áp dụng và trách nhiệm của cơ quan hải quan cũng như
doanh nghiệp trong việc thực thi chế độ này.
Cụ thể hơn, trong Thông tư số 72/2015/TT-BTC “Quy định áp dụng chế độ ưu
tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp”, khái niệm “doanh nghiệp ưu tiên” được giải
thích tại Điều 3: “ … là doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được cơ quan hải
quan cơng nhận là doanh nghiệp ưu tiên.” Ngoài ra, phạm vi doanh nghiệp ưu tiên còn

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



được mở rộng sang “Đại lí ưu tiên”, tức “ … doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đại lý
làm thủ tục hải quan được cơ quan hải quan công nhận là doanh nghiệp ưu tiên.” Kèm
theo đó là điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên được quy định chi tiết tại Điều 12-17.
Như vậy, nhận thức của Việt Nam đã đồng nhất với tiêu chí xác định Doanh
nghiệp ưu tiên trong Hiệp định TFA, đồng thời các quy định cũng làm rõ và bổ sung một
số điều phù hợp với luật pháp và hoàn cảnh trong nước.
1.2.2 Tạo thuận lợi thương mại cho doanh nghiệp ưu tiên
Tạo thuận lợi thương mại có nhiều định nghĩa khác nhau từ các cách tiếp cận
khác nhau. Theo OECD, tạo thuận lợi thương mại là “đơn giản hóa và tiêu chuẩn hóa
các thủ tục liên quan và dịng thơng tin cần thiết để vận chuyển hàng hóa quốc tế từ
người bán tới người mua và để thực hiện việc thanh toán của người mua trả cho người
bán” (OECD 2002, tr 6)
Quan điểm của Tổ chức UNECE về hoạt động tạo thuận lợi thương mại là
“phương pháp tiếp cận toàn diện và thống nhất nhằm giảm thiêu sự phức tạp và chi phí
của quá trình giao dịch thương mại, đồng thời đảm bảo rằng tất cả các hoạt động này có
thể diễn ra một cách hiệu quả, minh bạch, có tính dự báo, dựa trên các tiêu chuẩn, chuẩn
mực và thông lệ tốt nhất được quốc tế thừa nhận. (UNECE 2003, tr 3)
Tổ chức APEC định nghĩa “Tạo thuận lợi thương mại được hiểu một cách khái
quát là quá trình đơn giản và hài hịa hóa, có sử dụng các cơng nghệ mới và các biện
pháp hiện đại để giải quyết trở ngại về thủ tục hành chính trong q trình thương mại”.
(APEC 2001, tr 1)
Các định nghĩa tuy có cách tiếp cận khác nhau nhưng đều thể hiện cùng một nội
hàm của “thuận lợi hóa thương mại”, bao gồm một loạt vấn đề liên quan đến lưu chuyển
thương mại một cách trôi chảy và đúng luật. Mục đích các biện pháp tạo thuận lợi cho
doanh nghiệp ưu tiên trong TFA cũng đồng nhất với các khái niệm được các tổ chức
quốc tế công nhận rộng rãi và được thể hiện rõ nét trong Điều 7 mục 7.
Các cam kết tạo thuận lợi thương mại cho doanh nghiệp ưu tiên được quy định
tại khoản 7.3 của Điều 7 mục 7 Hiệp định về thuận lợi hóa thương mại TFA, theo đó,
các thành viên phải thực hiện ít nhất ba trong các biện pháp:

(a) giảm các yêu cầu về chứng từ và dữ liệu, khi thấy phù hợp;
(b) tỉ lệ kiểm tra thực tế thấp, khi thấy phù hợp;

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


(c) thời gian giải phóng hàng nhanh, khi thấy phù hợp;
(d) việc thanh tốn chậmcác khoản thuế, phí và lệ phí;
(e) sử dụng các khoản bảo lãnh cộng gộp hoặc các khoản bảo lãnh được giảm;
(f) một tờ khai chung cho tất cả hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong một
giai đoạn nhất định;
(g) việc thơng quan hàng hóa tại các địa điểm của doanh nghiệp ưu tiên hoặc
một nơi khác được cơ quan hải quan cho phép.”
Ngoài ra, các thành viên được khuyến khích ban hành các quy định về doanh
nghiệp ưu tiên theo chuẩn quốc tế, đồng thời phải hỗ trợ, đàm phán công nhận lẫn nhau
trong q trình thực thi cam kết và minh bạch thơng tin với Ủy ban theo các điều 7.4,
7.5, 7.6.
1.1.3. Văn bản pháp luật tương thích với Điều 7 Mục 7
Để thực thi một cách nghiêm chỉnh và có hiệu quả các cam kết tại Điều 7 Mục 7
trong Hiệp định về thuận lợi hóa thương mại TFA, điều kiện về khung pháp lí ln là
một yếu tố chủ chốt. Hiện nay, ngồi các văn bản dưới luật như Thơng tư 72/2015/TTBTC, Thơng tư 07/2019/TT-BTC… thì vấn đề tạo thuận lợi cho doanh nghiệp ưu tiên
cũng được quy định chính thức trong Luật Hải quan năm 2014. Việc đưa vấn đề này vào
văn bản luật chính thức có tác dụng làm cơ sở cho các văn bản dưới luật, làm nền tảng
nhằm triền khai các chương trình thuận lợi hóa thương mại dành cho các doanh nghiệp
đủ điều kiện như Chương trình Doanh nghiệp ưu tiên AEO (Authorized Economic
Operator).
Cụ thể, tại Mục 2 “Chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp” của Luật Hải quan 2014,
các Điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên, Chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp, Trách nhiệm
của cơ quan hải quan trong việc thực hiện chế độ ưu tiên và Trách nhiệm của doanh
nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên được liệt kê lần lượt trong các Điều từ 42 tới Điều

45.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG 2:CHƯƠNG TRÌNH DOANH
NGHIỆP ƯU TIÊN TẠI VIỆT NAM
2.1 Các vấn đề liên quan đến khung pháp lý
Khung pháp lý trong bất cứ Hiệp định nào cũng là một vấn đề rất quan trọng. Một
khung pháp lý vững chãi, chặt chẽ, minh bạch và mang tính hỗ trợ cao sẽ là tiền đề tốt
để các bên liên quan đối chiếu và điều chỉnh hành vi của mình. Nhóm được giao tìm
hiểu về việc tạo thuận lợi thương mại đối với các Doanh nghiệp ưu tiên (sau đây xin
được gọi tắt là AEO - Authorized Economic Operator) nên ở đây nhóm chỉ giới hạn tìm
hiểu khung pháp lý liên quan đến nhóm đối tượng này.
Do thời gian và nguồn lực có hạn, trong phần này, bài tiểu luận xin trình bày
những vấn đề cơ bản sau của khung pháp lý:

Về việc quy định và ban hành quy định thế nào là Doanh nghiệp ưu
tiên (bao gồm cả thông tin điện tử)

Về việc các chế độ ưu tiên đối với Doanh nghiệp ưu tiên

Về việc đánh giá và đình chỉ đối với Doanh nghiệp ưu tiên
Đối với các vấn đề này, nhóm đã tìm hiểu về các văn bản pháp luật quy định gồm:

Luật Hải quan 2014

Nghị định 08/2015/NĐ-CP

Thông tư 72/2015/TT-BTC


Thông tư 07/2019/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung Thơng tư
72/2015/TT-BTC)
Do tính chất, chức năng của mỗi loại văn bản khác nhau và xét từ góc độ Doanh
nghiệp thì các văn bản Thơng tư có tính ứng dụng và chỉ dẫn cao hơn nên nhóm sẽ chủ
yếu phân tích dựa trên Thơng tư 72/2015/TT-BTC và Thơng tư 07/2019/TT-BTC và sẽ
trích dẫn Luật Hải quan hoặc Nghị định 08/2015/NĐ-CP chỉ khi cần thiết.
2.1.1 Về việc quy định và ban hành quy định thế nào là Doanh
nghiệp ưu tiên (bao gồm cả thông tin điện tử)
Luật Hải quan 2014, điều 42 và 43 đã có quy định về tiêu chí của AEO, cụ thể
như sau:
Điều 42. Điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên
1. Doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên khi đáp ứng đủ các điều kiện sau
đây:

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


a) Tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế trong 02 năm liên tục
b) Có kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng năm đạt mức quy định
c) Thực hiện thủ tục hải quan điện tử, thủ tục thuế điện tử; có chương trình cơng
nghệ thơng tin quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp nối mạng với
cơ quan hải quan;
d) Thực hiện thanh toán qua ngân hàng;
đ) Có hệ thống kiểm sốt nội bộ;
e) Chấp hành tốt quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán.
2. Doanh nghiệp ưu tiên thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ có ký thỏa thuận cơng
nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên với Việt Nam được áp dụng chế độ ưu tiên theo
quy định của Luật này.
3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, thủ tục cơng nhận, gia hạn, tạm đình chỉ,

đình chỉ, chế độ ưu tiên, việc quản lý đối với doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên.
Như vậy, Luật Hải quan đã quy định những vấn đề chung nhất về các tiêu chí xét
duyệt các Doanh nghiệp ưu tiên. Nhóm sẽ phân tích các quy định này theo 6 tiêu chí đưa
ra ở khoản 1, Điều 42 của Luật Hải quan và các quy định cụ thể ở Thông tư 2015.
1.1.1.3 Về điều khoản Tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế trong 02 năm
liên tục
Đối với điều khoản này thì Thơng tư 72/2015/TT-BTC đã quy định khá rõ ràng
và cụ thể như sau tại Điều 12:
Điều 12. Điều kiện tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế
Trong thời hạn 02 (hai) năm liên tục, gần nhất tính đến thời điểm doanh nghiệp
có văn bản đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp không vi phạm các
quy định của pháp luật về thuế, hải quan tới mức bị xử lý vi phạm về các hành vi sau:
1. Các hành vi trốn thuế, gian lận thuế; bn lậu và vận chuyển trái phép hàng
hóa qua biên giới;
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có hình thức, mức xử
phạt vượt thẩm quyền Chi cục trưởng Chi cục Hải quan và các chức danh tương đương;
3. Đối với đại lý làm thủ tục hải quan, số tờ khai hải quan đại lý làm thủ tục đứng
tên bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, lĩnh vực thuế thuộc thẩm quyền
xử lý của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan và chức danh tương đương không vượt quá
tỷ lệ 0,5% tính trên tổng số tờ khai đã làm thủ tục hải quan.
4. Không nợ thuế quá hạn theo quy định.
Quy định này đã khá rõ ràng và bất cứ Doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng
được.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.1.1.4 Về điều khoản Có kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng năm đạt mức quy định
Đối với điều khoản này thì cả Nghị định 08/2015/NĐ-CP và Thơng tư
72/2015/TT-BTC đã quy định khá rõ ràng và cụ thể như sau tại Điều 13:

Điều 13. Điều kiện về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu
1. Doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất nhập khẩu từ 100 triệu USD/năm trở lên.
2. Doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sản xuất tại Việt Nam từ 40
triệu USD/năm trở lên.
3. Doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa là nơng sản, thủy sản sản xuất
hoặc nuôi, trồng tại Việt Nam từ 30 triệu USD/năm trở lên.
4. Đại lý thủ tục hải quan: số tờ khai hải quan đã làm thủ tục hải quan đứng tên
đại lý trong năm đạt từ 20.000 tờ khai/năm trở lên.
Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản
4 Điều này là kim ngạch bình quân của 02 (hai) năm liên tục, gần nhất tính đến ngày
doanh nghiệp có văn bản đề nghị xem xét, không bao gồm kim ngạch xuất khẩu, nhập
khẩu uỷ thác.
5. Không áp dụng điều kiện kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đối với các doanh
nghiệp được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp công
nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao.
Từ quy định, có thể thấy đây là một tiêu chí mà các Doanh nghiệp phải lưu tâm
và nỗ lực để đáp ứng. Con số kim ngạch yêu cầu ở đây khá cao (ít nhất là 30 triệu
USD/năm trở lên tùy theo loại Doanh nghiệp và 20.000 tờ khai/năm đối với Đại lý thủ
tục hải quan) và thường chỉ những doanh nghiệp, tập đồn lớn mới có thể đáp ứng được.
Cịn đối với các Doanh nghiệp SMEs thì khó có thể đáp ứng u cầu và vì vậy mất đi cơ
hội phát triển thêm bằng cách cắt giảm thời gian, chi phí, tận dụng nguồn lực cho những
việc khác.
Tuy vậy, cần lưu ý rằng việc đưa ra kim ngạch như thế này chưa thể coi là làm
khó Doanh nghiệp SMEs hoặc đi ngược lại với tinh thần của Hiệp định vì trong Hiệp
định có cụm từ “trong khả năng có thể”. Việc Nhà nước hỗ trợ cho các Doanh nghiệp có
kim ngạch lớn (hầu hết là các doanh nghiệp có vốn FDI và những tập đồn lớn trong
nước) và có cơng nghệ cao nằm đều nằm trong những Kế hoạch và Định hướng của Nhà
nước.
Bên cạnh đó, quy định mới chỉ nêu rõ cho các Doanh nghiệp làm trực tiếp mảng
Xuất nhập khẩu và sở hữu công nghệ cao, chứ chưa có quy định dành cho các Doanh

nghiệp có các dịch vụ, sản phẩm khác nhưng lại có giá trị trong chuỗi cung ứng. Ví dụ
trong Chương trình ưu tiên của Nhật Bản có những chương trình con như Chương trình
người kinh doanh kho ngoại quan được ưu tiên, Chương trình nhà vận chuyển được ưu

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


tiên. Những doanh nghiệp này tuy không trực tiếp làm Xuất nhập khẩu nhưng lại là các
đối tác có giá trị trong chuỗi cung ứng và vì thế nên được xem xét đưa ra tiêu chí để
được ưu tiên.
1.1.1.5 Về việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử, thủ tục thuế điện tử; có chương trình
cơng nghệ thơng tin quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp
nối mạng với cơ quan hải quan
Thông tư 72/2015/TT-BTC, Điều 14 đã ghi rõ:
Điều 14. Điều kiện về thủ tục hải quan điện tử, thủ tục thuế điện tử
Thực hiện thủ tục hải quan điện tử, thủ tục thuế điện tử; có chương trình cơng
nghệ thơng tin quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp đảm bảo yêu
cầu kiểm tra của cơ quan hải quan.
Trong thời đại cơng nghệ phát triển như hiện nay thì việc có chương trình cơng
nghệ thơng tin để quản lý hoạt động xuất nhập khẩu đối với Doanh nghiệp là điều khơng
khó. Tuy nhiên, ở đây cụm từ “đảm bảo yêu cầu kiểm tra của cơ quan hải quan” chưa
được làm rõ.
1.1.1.6 Về việc thực hiện thanh tốn qua ngân hàng
Thơng tư 72/2015/TT-BTC, Điều 15 đã ghi rõ:
Điều 15. Điều kiện về thanh tốn hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Thực hiện thanh tốn đối với các lơ hàng xuất khẩu, nhập khẩu qua ngân hàng
theo quy định của ngân hàng nhà nước. Doanh nghiệp có trách nhiệm thơng báo cho cơ
quan hải quan số tài khoản, danh sách các ngân hàng giao dịch.
Quy định này đã khá rõ ràng và bất cứ Doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng
được.

1.1.1.7 Về việc có hệ thống kiểm sốt nội bộ
Thơng tư 72/2015/TT-BTC, Điều 16 đã ghi rõ:
Điều 16. Điều kiện về hệ thống kiểm soát nội bộ
Doanh nghiệp đạt điều kiện về hệ thống kiểm soát nội bộ nếu doanh nghiệp đáp
ứng các điều kiện sau:
1. Doanh nghiệp thực hiện và duy trì các quy trình quản lý, giám sát, kiểm sốt
vận hành thực tế toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp;
2. Doanh nghiệp có các biện pháp, phương tiện, quy trình kiểm sốt nội bộ đảm
bảo an ninh an tồn dây chuyền cung ứng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
a. Theo dõi q trình vận chuyển hàng hóa từ doanh nghiệp đến cảng và từ cảng
về doanh nghiệp;

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


b. Kiểm tra an toàn container trước khi xếp hàng lên phương tiện vận tải;
c. Giám sát tại các vị trí quan trọng: Khu vực tường rào, cổng ra vào, kho bãi,
khu vực sản xuất, khu vực hành chính;
d. Phân quyền công nhân viên di chuyển, làm việc tại các khu vực phù hợp với
nhiệm vụ;
đ. Kiểm soát an ninh hệ thống công nghệ thông tin;
e. An ninh nhân sự.
Như vậy, Thông tư đã quy định rõ ràng và theo sát như định hướng của Mục 7,
Điều 7 của TFA về an ninh chuỗi cung ứng, bao gồm an ninh của q trình vận chuyển
hàng hóa, an ninh cơng nghệ thông tin và an ninh nhân sự. Tuy nhiên, Thông tư cũng
chưa đưa ra các định nghĩa, giải thích cụ thể cho các thuật ngữ như “an ninh hệ thống
công nghệ thơng tin” hay “an ninh nhân sự”
Các tiêu chí của TFA mới chỉ là gợi ý cho các Thành viên, nhưng Việt Nam đã
đưa vấn đề này vào Thông tư, cho thấy Việt Nam đã bám sát và tôn trọng Hiệp định.
1.1.1.8 Về việc chấp hành tốt quy định của pháp luật về kế tốn, kiểm tốn

Thơng tư 72/2015/TT-BTC, Điều 17 đã ghi rõ
Điều 17. Điều kiện chấp hành tớt pháp luật về kế tốn, kiểm tốn
1. Áp dụng các chuẩn mực kế toán theo quy định của Bộ Tài chính;
2. Báo cáo tài chính hàng năm phải được kiểm tốn bởi cơng ty kiểm tốn đủ điều
kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập. Ý
kiến kiểm toán về báo cáo tài chính nêu trong báo cáo kiểm tốn phải là ý kiến chấp
nhận toàn phần theo chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam;
Quy định này khơng được đưa ra cụ thể trong các gợi ý tiêu chí của TFA mà được
đưa ra để bảo đảm pháp luật về kế tốn, kiểm tốn của Việt Nam. Việc đưa tiêu chí này
vào cũng nhằm đảm bảo sự minh bạch tài chính của các AEO và đảm bảo rằng các
Doanh nghiệp đáp ứng đủ các yêu cầu về kim ngạch cũng như pháp luật về thuế đã nêu
ở khoản a) Điều 42, Luật Hải quan.
2.1.1.7. Nhận xét tổng quan
Có thể thấy rằng các quy định của Việt Nam không chỉ theo sát, đáp ứng các điều
khoản của TFA mà còn thêm vào những quy định, điều kiện của riêng pháp luật Việt
Nam nhằm đảm bảo chất lượng của các AEO.
Tuy vậy, một vài quy định còn khắt khe, chưa tạo thuận lợi đối với các Doanh
nghiệp SMEs mà cụ thể là quy định về kim ngạch. Tuy đây là tiêu chí khơng bắt buộc
và TFA cũng nêu rõ là “trong phạm vi có thể”, Việt Nam vẫn nên xem xét hạ mức tiêu
chuẩn kim ngạch cho nhóm doanh nghiệp này, đưa ra các quy định khác nhằm hỗ trợ

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


các Doanh nghiệp SMEs hoặc trợ giúp Doanh nghiệp SMEs trong việc đạt được các quy
định này.
Với 3 cấp độ văn bản pháp luật là Luật Hải quan, Nghị định 08/2015/NĐ-CP và
Thơng tư 72/2015/TT-BTC, có thể nói các quy định đã được đưa ra khá rõ ràng và chi
tiết, mặc dù vẫn có nhiều thuật ngữ chưa được giải thích kỹ trong văn bản và các quy
định còn dẫn chiếu nhiều tới các quy định của các bên khác như Bộ Tài chính, Bộ Khoa

học và Cơng nghệ,... có thể gây mơ hồ cho Doanh nghiệp và khiến Doanh nghiệp phải
làm việc với nhiều bên để có thể được xác định là AEO. Tuy vậy, các văn bản pháp luật
này đã được cơng bố rộng rãi và có sẵn trên mạng internet nên Doanh nghiệp có thể dễ
dàng tra cứu.
2.1.2 Về việc các chế độ ưu tiên dành cho Doanh nghiệp ưu tiên
Luật hải quan 2014:
Điều 43. Chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp
1. Miễn kiểm tra chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan, miễn kiểm tra thực tế
hàng hóa trong q trình thực hiện thủ tục hải quan, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm
pháp luật hoặc kiểm tra ngẫu nhiên để đánh giá sự tuân thủ pháp luật.
2. Được làm thủ tục hải quan bằng tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng
từ thay thế tờ khai hải quan. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan
chưa hoàn chỉnh hoặc kể từ ngày nộp chứng từ thay thế tờ khai hải quan, người khai hải
quan phải nộp tờ khai hải quan hoàn chỉnh và các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải
quan.
3. Được ưu tiên khi thực hiện thủ tục về thuế đối với hàng hóa theo quy định của
pháp luật về thuế.
Nghị định 08/2015/NĐ-CP
Điều 9. Chế độ ưu tiên
2. Được cơ quan hải quan và các cơ quan kinh doanh cảng, kho bãi ưu tiên làm
thủ tục giao nhận hàng hóa trước, ưu tiên kiểm tra giám sát trước.
3. Trường hợp hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, doanh nghiệp được đưa
hàng hóa nhập khẩu về kho của doanh nghiệp để bảo quản trong khi chờ kết quả kiểm
tra chuyên ngành, trừ trường hợp pháp luật kiểm tra chuyên ngành có quy định hàng hóa
phải kiểm tra tại cửa khẩu. Trường hợp hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành tại cửa
khẩu thì được ưu tiên kiểm tra trước.
Thông tư 72/2015/TT-BTC và Thông tư 2019
Điều 5. Miễn kiểm tra chứng từ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa
1. Miễn kiểm tra chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan, miễn kiểm tra thực tế
hàng hóa trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


pháp luật hoặc kiểm tra ngẫu nhiên để đánh giá sự tuân thủ pháp luật. Tổng cục trưởng
Tổng cục Hải quan quyết định việc kiểm tra ngẫu nhiên quy định tại Điều này.
2. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa phải được thực hiện bằng máy soi.
a. Đối với doanh nghiệp chế xuất, việc kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu được thực hiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan.
b. Đối với doanh nghiệp khác, tỷ lệ kiểm tra ngẫu nhiên không quá 0,5% trên
tổng số tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp.
Thông tư 2019 sửa đổi:
1. Bỏ cụm từ “phải được thực hiện bằng máy soi” tại khoản 2 Điều 5 Thơng tư
số 72/2015/TT-BTCngày 12/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 6. Thơng quan bằng tờ khai chưa hồn chỉnh
1. Được làm thủ tục hải quan bằng tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh trên hệ thống
xử lý dữ liệu điện tử hải quan của cơ quan hải quan. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày
kể từ ngày đăng ký tờ khai, người khai hải quan cập nhật dữ liệu và các chứng từ có liên
quan thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 24 Luật Hải quan số 54/2014/QH13
vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan của cơ quan hải quan.
2. Trường hợp hệ thống dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan gặp sự cố hoặc tạm
dừng hoạt động, doanh nghiệp được làm thủ tục hải quan bằng Tờ khai giấy (mẫu
01/DNUT ban hành kèm theo Thông tư này), trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ
ngày đăng ký tờ khai, người khai hải quan nộp bộ hồ sơ hải quan hoàn chỉnh cho Chi
cục Hải quan nơi doanh nghiệp mở tờ khai. Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp ưu tiên
mở tờ khai hướng dẫn doanh nghiệp ưu tiên cập nhật dữ liệu tờ khai hải quan.
Điều 7. Ưu tiên thứ tự làm thủ tục hải quan
1. Được cơ quan hải quan ưu tiên kiểm tra thực tế hàng hóa trước bằng máy soi
đối với trường hợp kiểm tra ngẫu nhiên để đánh giá tuân thủ khai báo hải quan.
2. Trường hợp doanh nghiệp gặp vướng mắc trong khâu thông quan, Chi cục Hải

quan có trách nhiệm trả lời doanh nghiệp bằng văn bản trong thời gian 8 (tám) giờ làm
việc kể từ thời điểm phát sinh vướng mắc.
3. Được cơ quan hải quan ưu tiên kiểm tra trước, giám sát trước trong khâu giám
sát hải quan.
4. Trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu xem hàng hóa trước hoặc lấy mẫu thì
được ưu tiên làm thủ tục xem hàng trước, lấy mẫu trước.
5. Được cơ quan kinh doanh cảng, kho bãi ưu tiên xếp dỡ, giao nhận hàng hóa
trước.
Thơng tư 2019 Sửa đổi, bổ sung như sau

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×