Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

(Tiểu luận FTU) bảo hộ nhãn hiệu cho cà phê trung nguyên trên thị trường nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.01 KB, 26 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................. 2
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................4
1.1. Nhãn hiệu hàng hóa..................................................................................4
1.1.1. Khái niệm..................................................................................................4
1.1.2. Phân loại nhãn hiệu..................................................................................5
1.1.3. Vai trị của nhãn hiệu hàng hóa................................................................6

1.2. Khái niệm của bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa..............................................9
1.3. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài..............10
1.3.1. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu......................................................................10
1.3.2. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài................................................11

1.4. Nội dung quyền và nghĩa vụ sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
(Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu)..............................................................12
1.5. Vi phạm về quyền sở hữu nhãn hiệu và xử lí vi phạm :.........................13
1.5.1. Vi phạm về quyền sở hữu đối với nhãn hiệu :.........................................13
1.5.2. Xử lí vi phạm về bảo hộ nhãn hiệu:.........................................................15

CHƯƠNG 2....BẢO HỘ NHÃN HIỆU CHO CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN
TRÊN THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGỒI.....................................................17
2.1. Giới thiệu về Trung Ngun..................................................................17
2.1.1. Tầm nhìn và sứ mạng:.............................................................................17
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển:............................................................17

2.2. Các tranh chấp về nhãn hiệu của Trung Nguyên trên thị trường nước
ngoài................................................................................................................18
2.2.1. Trung Nguyên với Rice Field Coporation( 2001)....................................19
2.2.2. Trung Nguyên với Sanki( 2001)..............................................................20
2.2.3. Trung Nguyên mất nhãn hiệu Cafe Legendee tại Mỹ (2012)...................21


CHƯƠNG 3.BÀI HỌC KINH NGHIỆM.................................................23
KẾT THÚC............................................................................................... 25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................26

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các loại hàng hóa
và dịch vụ cũng như trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay, vai trò
của nhãn hiệu – một trong những đối tượng truyền thống và chủ yếu của sở hữu công
nghiệp – ngày càng trở nên quan trọng.
Với chức năng ban đầu là giúp người tiêu dùng phân biệt hàng hóa cùng loại
của các nhà sản xuất khác nhau, qua quá trình sử dụng và phát triển, nhãn hiệu đã trở
thành một công cụ hữu hiệu cho một doanh nghiệp (dù lớn hay nhỏ) tiếp cận, phát
triển và bảo vệ thị phần hàng hóa và dịch vụ của mình. Thị trường quốc tế ngày càng
mở rộng và sâu, bước vào sân chơi lớn , các doanh nghiệp Việt Nam không khỏi bỡ
ngỡ với những luật định và cam kết hà khắc. Một trong những cam kết quan trọng là
về bảo hộ sở hữu trí tuệ, trong đó, nhãn hiệu hàng hoá là một yếu tố chủ chốt. Những
năm gần đây, bảo hộ hàng hố khơng cịn là câu chuyện xa lạ với các doanh nghiệp
Việt Nam, nhưng do nhận thức còn nhiều hạn chế nên việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam tại thị truờng nước ngoài vẫn đang đứng trước
những thách thức rất lớn và những điều kiện hết sức mới mẻ. Không ít doanh nghiệp
kinh doanh xuất khẩu ngơ ngác khi bị chiếm đoạt nhãn hiệu hàng hoá hay trước hiện
tượng hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường thế giới. Vấn đề đặt ra là doanh
nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng khắc phục được thực trạng và ngay lập tức chuẩn
bị những bước đi cụ thể, nhằm chuẩn bị cho việc cạnh tranh là một hậu quả tất yếu của

quá trình hội nhập, coi đây là một trong những bước thực hiện cam kết của Việt Nam
khi đã gia nhập WTO. Đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu hàng hoá ở chính là việc doanh
nghiệp thực hiện việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hố cho sản phẩm, dịch vụ của chính
mình, bảo vệ và phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về lâu dài, Bảo hộ
quyền SHTT trong đó có việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hố có ý nghĩa rất quan trọng
trong q trình cơng nghiệp hố và hiện đại hoá đất nước cũng như thiết lập các mối
quan hệ ngoại thương của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Trước tình hình đó, chúng em xin chọn đề tài:

“ Bảo hộ nhãn hiệu cho cà phê Trung Nguyên trên thị trường
nước ngoài”
2. Kết cấu của tiểu luận
Ngồi lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận được kết cấu
3 chương như sau :
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chương 2: Bảo hộ nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên trên thị trường nước ngoài
Chương 3: Bài học cho doanh nghiệp Việt Nam
Với vốn kiến thức và kinh nghiệm hạn hẹp, nhóm chúng em khơng thể tránh
khỏi những thiếu sót về mặt lý luận và thực tiễn. Vì vậy, chúng em rất mong nhận
được sự đóng góp, nhận xét của các thầy cơ và bạn bè để hồn thiện hơn nữa tiểu luận
này. Mặt khác, chúng em cũng hi vọng thơng qua những tìm hiểu, nghiên cứu của
riêng mình được thể hiện trong tiểu luận, bạn đọc và các đối tượng quan tâm có thể
phần nào nắm được các nội dung cơ bản của NHHH và họat động đăng ký bảo hộ
NHHH ở nước ngoài. Đồng thời, hi vọng những bài học kinh nghiệm mà chúng em đề
xuất sẽ đóng góp một phần trong việc nâng cao hiệu quả cơng tác đăng ký bảo hộ

NHHH của các doanh nghiệp Việt Nam.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.

Nhãn hiệu hàng hóa

1.1.1. Khái niệm
Thế giới bước vào nền kinh tế hội nhập toàn cầu kéo theo sự bùng phát không
ngừng của các nhãn hiệu sản phẩm và dịch vụ mới. Người tiêu dùng thế giới đang
đứng trước cơ hội lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ vô cùng rộng lớn đa dạng. Tuy
nhiên, thực tế, họ vẫn có thể nhận biết, phân biệt và quyết định tiêu dùng được các sản
phẩm, dịch vụ khác nhau chính là nhờ nhãn hiệu của hàng hóa.
Vậy nhãn hiệu hàng hóa là gì?
Hiện nay, trên thế giới có nhiều cách định nghĩa khác nhau giữa các quốc gia
về nhãn hiệu hàng hóa với góc độ khác nhau. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế với hoạt
động thương mại diễn ra tập trung tại một thị trường thế giới chung khiến việc tranh
chấp nhãn hiệu hàng hóa xảy ra thường xuyên hơn do những hiểu biết khác nhau của
các nhà sản xuất tại các quốc gia khác nhau. Vì vậy, cần có những quy định thống
nhất về nhãn hiệu hàng hóa trên phạm vi tồn thế giới và giải quyết thống nhất những
xung đột này.
Theo Hiệp đinh TRIPS thì: “Bất kì một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu
nào, có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa
hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu hàng hóa. Các dấu

hiệu đó, đặc biệt các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố minh họa và tổ
hợp màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó phải có khả năng được đăng
kí là nhãn hiệu hàng hóa. Trường hợp dấu hiệu khơng có khả năng phân biệt hàng hóa
hoặc dịch vụ liên quan, các thành viên có thể quy định khả năng được đăng kí phụ
thuộc vào tính phân biệt thơng qua việc sử dụng. Các thành viên có thể yêu cầu như
một điều kiện để đăng kí là dấu hiệu phải nhận biết được”.
Theo hiệp định thương mại Việt – Mỹ, định nghĩa về nhãn hiệu hàng hóa cũng
khơng có nhiều điểm khác biệt: “Nhãn hiệu hàng hóa được cấu thành bởi dấu hiệu bất
kỳ hoạc sự kết hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc
dịch vụ của người khác, bao gồm từ ngữ, tên người, hình, chữ cái, tổ hợp màu sắc, các
yếu tố hình hoặc hình dạng của bao bì hàng hóa.”
Luật pháp Việt Nam quy định về nhãn hiệu hàng hóa có những điểm cụ thể và
dần thụ hẹp hơn so với các hiệp định quốc tế. Tại điều 785, Bộ luật dân sự và điều 6
nghị định 63/CP và nghị định 06/CP sửa đổi một số điều Nghị định 63/CP có quy
định: “Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ
4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là
từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố do đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều
màu sắc”. Đây có thể nói là một khái niệm tương đối hạn chế, quy định về các dấu
hiệu có thể sử dụng tạo nên nhãn hiệu hàng hóa cịn nhiều điểm chưa phù hợp. Luật
Sở hữu trí tuệ ra đời nhằm đáp ứng điều kiện gia nhập tổ chức thương mại thế giới
WTO đồng thời cũng hoàn thiện khung pháp lý về sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp
Việt Nam khi bước vào sân chơi quốc tế với những luật lệ hài hịa. Luật sở hữu trí tuệ
năm 2005 thì dấu hiệu làm nhãn hiệu có thể là đa dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẻ, hình
ảnh. Kể cả các hình ba chiều và sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc
nhiều màu sắc.

Vậy, có thể tóm lược nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt
hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Cùng với
đó, quy định trên thế giới về các dấu hiệu được sử dụng để cấu tạo nên nhãn hiệu hàng
hóa ngày càng được mở rộng dựa trên các dấu hiệu chính như đã nên trên.

1.1.2. Phân loại nhãn hiệu
Dựa vào dấu hiệu sử dụng làm nhãn hiệu thì có ba loại nhãn hiệu:
 Nhãn hiệu chữ: Bao gồm các chữ cái (có kèm theo cả chữ số), từ (có nghĩa
hoặc khơng có nghĩa; có thể là tên gọi, từ tự đặt…), ngữ (một cụm từ, có thể
là một khẩu hiệu trong kinh doanh).
 Nhãn hiệu hình: Bao gồm hình vẽ, chụp ảnh, biểu tượng, hình khối (hình
khơng gian ba chiều).
 Nhãn hiệu kết hợp: Kết hợp cả từ ngữ và hình ảnh.
Dựa vào tính chất, chức năng của nhãn hiệu, pháp luật Việt Nam và thế giới đều quy
đinh các loại nhãn hiệu sau:
 Nhãn hiệu hàng hóa: là dấu hiệu phân biệt hàng hóa của những nhà sản xuất
khác nhau.
 Nhãn hiệu dịch vụ: là dấu hiệu phân biệt dịch vụ do các chủ thể kinh doanh
khác nhau cung cấp.
 Nhãn hiệu nổi tiếng: là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi
trên toàn lãnh thổ việt nam.

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


 Nhãn hiệu tập thể: là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các
thành viên tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ
chức, cá nhân khơng phải là thành viên của tổ chức đó.

 Nhãn hiệu chứng nhận: là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ
chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó
để chứng nhân các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, các thức sản
xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an
tồn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
 Nhãn hiệu liên kết: là nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoắc
tương tự nhau, dùng cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại, hoặc tương tự với
nhau hoặc có liên quan với nhau.

1.1.3. Vai trị của nhãn hiệu hàng hóa
Đối với doanh nghiệp:
Qua những phân tích về chức năng của NHHH, có thể nhận thấy NHHH có vai
trị vơ cùng to lớn trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
NHHH khuyến khích người bán đầu tư vào chất lượng sản phẩm. NHHH
khuyến khích người bán đầu tư vào chất lượng sản phẩm sao cho hàm ý tích cực của
NHHH được khẳng định bằng kinh nghiệm tiêu dùng của người mua. Những NHHH
trở nên phổ biến thường là bởi chúng thông tin về một hàng hóa, dịch vụ có chất
lựợng đáng tin cậy và ổn định tạo nên lòng trung thành của người mua trong việc tiêu
dùng loại hàng hóa, dịch vụ đó. Điều này khuyến khích nhiều cơng ty đang sử dụng
NHHH này tiếp tục sử dụng một cách có hiệu quả hơn NHHH đó bằng cách khơng
ngừng năng cao năng suất, chất lượng, tính năng, sự hấp dẫn của hàng hóa, dịch vụ.
Đó là một biện pháp để doanh nghiệp có thể duy trì được lợi ích kinh tế lâu dài và sự
phát triển bền vững trong tương lai. Ngược lại, chất lượng tồi đi kèm với một NHHH
có thể sẽ là một thiệt hại lớn cho một doanh nghiệp. Người tiêu dùng hiện nay chủ yếu
quyết định tiêu dùng dựa trên sự hiểu biết của họ về một NHHH nào đó. Một khi cảm
nhận của họ về NHHH của doanh nghiệp mang tính tiêu cực thì cơ hội kinh doanh của
doanh nghiệp gần như đổ vỡ. Theo Tata, một quan chức điều hành cao cấp của một
tập đoàn ấn Độ thì: “Khi nền kinh tế phát triển và người tiêu dùng có sức mua lớn
hơn, dân chúng khơng mua sản phẩm, họ mua một lời hứa. Một nhãn hiệu chỉ là sự
diễn đạt một lời hứa”. Có thể nói, người tiêu dùng mua một sản phẩm mới bởi họ tin

vào lời hứa hẹn về chất lượng hàm chứa trong nhãn hiệu của sản phẩm đó. Nếu lời
hứa đó khơng được tơn trọng và sản phẩm gây thất vọng thì doanh nghiệp không chỉ
6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


đánh mất ngưịi tiêu dùng đó mà họ cịn có nguy cơ đánh mất niềm tin với những
người tiêu dùng tiềm năng khác. Như vậy, một nhà cung cấp có chiến lược kinh doanh
đúng đắn sẽ không ngần ngại bỏ tiền đầu tư vào việc xây dựng chất lượng hàng hóa
tương xứng với hình ảnh NHHH mà họ đã tạo dựng trong mắt người tiêu dùng. Đó là
bởi họ biết sức mạnh của việc sử dụng nhãn hiệu. Họ đánh giá được rằng cảm nhận
của khách hàng về nhãn hiệu và sản phẩm không thể chỉ là cái kéo dài ngày một ngày
hai mà có thể dẫn đến sự ưa chuộng lâu dài và sự chung thủy của người tiêu dùng thì
dựa trên sự trải nghiệm hài lịng lặp đi lặp lại đối với sản phẩm đó.
NHHH đóng vai trị là một công cụ marketing đắc lực của các doanh nghiệp.
Một khi doanh nghiệp có định hướng và xây dựng kế hoạch kĩ càng, NHHH sẽ là một
công cụ tiếp thị hữu hiệu, một phương tiện quảng cáo, xúc tiến thương mại có hiệu
quả. Có thể thấy hiện nay, từ những doanh nghiệp lớn, nổi tiếng trên thế giới đến
những doanh nghiệp non trẻ mới bước chân vào thị trường hàng hóa, dịch vụ đầy sơi
động đều thực hiện các hoạt động tiếp thị, quảng cáo hay xúc tiến thương mại cho
hàng hóa của mình chủ yếu thơng qua NHHH. Điều này được thể hiện rõ nhất ở
những công ty đa quốc gia để có được những dịng sản phẩm đã tạo được uy tín trong
lịng người tiêu dùng cũng như các đối thủ cạnh tranh. Họ đã không ngần ngại bỏ tiền
đầu tư xây dựng những nhãn hiệu độc đáo, mang tính đặc trưng của doanh nghiệp,
đồng thời khơng ngừng củng cố và quảng bá hình ảnh nhãn hiệu của các mặt hàng
chiến lược của công ty. Kết quả mà họ thu được chính là ấn tượng của khách hàng về
hàng hóa đó thơng qua NHHH, và cuối cùng là hành vi mua hàng khơng chỉ một lần
mà cịn thường xuyên của họ. Họat động bán hàng được đẩy mạnh và việc tiêu thụ
hàng hóa cũng khơng ngừng tăng lên. Hơn nữa, bởi chức năng chỉ dẫn về nguồn gốc

hàng hóa của NHHH mà người tiêu dùng sẽ có hiểu biết về doanh nghiệp theo chiều
hướng tích cực. Người tiêu dùng khơng cịn phải đắn đo khi lựa chọn sản phẩm bởi họ
có thể xác định được uy tín về chất lượng của sản phẩm chỉ nhờ hiểu biết của họ về
nhãn hiệu của hàng hóa đó. Đó là một phương thức quảng cáo cho hàng hóa và chính
doanh nghiệp cũng như là một hình thức xúc tiến thương mại hữu hiệu nhất.
NHHH là tài sản cố định vô hình quý giá của các doanh nghiệp .Với các doanh
nghiệp có tiếng tăm, khơng chỉ có các tài sản cố định hữu hình mới thể hiện giá trị và
khả năng tài chính của họ mà hệ thống tài sản vơ hình cũng đóng góp một phần khơng
nhỏ. Ngày nay, NHHH là một tài sản vơ hình vơ cùng quan trọng của doanh nghiệp
trong họat động sản xuất kinh doanh. Giám đốc công ty Quaker từng tuyên bố: “Nếu
công ty này bị chia cắt, tôi sẽ giao cho bạn tài sản, nhà máy, thiết bị và tôi chỉ giữ lại
thương hiệu và nhãn hiệu, tôi sẽ kinh doanh tốt hơn bạn”. Thật dễ dàng để nhận thấy
rằng, NHHH chính là đại diện cho chất lượng của hàng hóa và là uy tín của doanh
nghiệp thơng qua vai trị là một cơng cụ tiếp thị quảng cáo đắc lực. Bởi vậy mà trong
ngành thương mại hiện nay, NHHH được đem ra định giá, trao đổi và mua bán thậm
chí tên gọi nhãn hiệu đã trở thành tài sản có giá nhất của doanh nghiệp, hơn cả những
7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


tài sản hữu hình như đất đai, nhà xưởng,… Trong vụ mua lại công ty Perrier, nhận ra
giá trị tên gọi nhãn hiệu đứng vững từ lâu của Perrier, Nestle đã hào phóng chi tới
2,5tỷ USD. Tương tự như vậy, Philip Morris đã mua lại Kraft với giá 13tỷ USD, số
tiền nhiều hơn 600% giá trị theo sổ kế toán của nó. Philip Morris sẵn sàng chi trả tới
mức giá kỷ lục đó bởi họ kỳ vọng sẽ có được sự chung thủy của người tiêu dùng nhờ
Hệ thống nhượng quyền thương mại của Kraft, để sử dụng cho mục đích thúc đẩy
thương mại tạp phẩm đồng thời với vai trị một nhãn hiệu có thể mở rộng được. Ngồi
ra, cịn có rất nhiều nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng được định giá rất cao. Tại Việt Nam,
một số nhãn hiệu cũng đã tạo được danh tiếng trên thị trường và được định giá khá

cao như nhãn hiệu kem đánh răng P/S với trị giá 5triệu USD, nhãn hiệu kem đánh
răng Dạ Lan với 2 triệu USD.
Như vậy, có thể thấy được giá trị vơ hình mà hữu hình của NHHH là vô cùng
to lớn đối với họat động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Thương hiệu được ví
như linh hồn của doanh nghiệp, nếu mất thương hiệu, nghĩa là doanh nghiệp đang
đứng trên bờ vực phá sản. Bởi vậy, doanh nghiệp cần nhận thức được rằng, việc xây
dựng thương hiệu hay NHHH là một việc hết sức thiết yếu, nhưng việc bảo vệ và củng
cố thương hiệu mới chính là cách doanh nghiệp bảo tồn, duy trì và phát triển hoạt
động kinh doanh của chính mình.
Đối với người tiêu dùng:
Vai trò của nhãn hiệu với doanh nghiệp là một tài sản vơ hình q giá, việc xây
dựng nhãn hiệu là nhằm tạo dựng lòng tin và sự chung thủy của khách hàng đối với
sản phẩm, dịch vụ và chính doanh nghiệp. Như vậy, khách hàng, những người tiêu
dùng sẽ được lợi ích gì từ những NHHH?
Định hướng tiêu dùng. Vai trị lớn nhất của hàng hóa đối với người tiêu dùng
chính là việc giúp họ định hướng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Dựa vào
chức năng phân biệt và thông tin về chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, người tiêu
dùng dễ dàng nhận biết được đâu là sản phẩm phù hợp với chất lượng mà họ tin dùng
cũng như đâu là hàng hóa mang đặc tính được họ u thích giữa vơ số những lựa
chọn. Chẳng hạn, khi người tiêu dùng muốn mua sản phẩm xe hơi gia đình, họ có thể
nhanh chóng thu hẹp được danh sách những lựa chọn của chính mình dựa trên các
nhãn hiệu xe hơi có mặt tại thị trường xe hơi Việt Nam. Các nhãn hiệu xe hơi như
Mercedes, Audi hay BMW đại diện cho dòng xe sang trọng, tiện nghi với hình thức
bắt mắt; trong khi những nhãn hiệu như Toyota hay Honda lại biểu tượng cho dịng xe
thuận tiện trong việc sử dụng, có độ bền cao với giá cả đa dạng và hợp lý; hay nhãn
hiệu Deawoo, Daihatsu thường cung cấp cho người tiêu dùng những loại xe bình dân,
giá cả cạnh tranh và chất lượng vừa phải. Dựa trên nhu cầu tiêu dùng, sở thích cũng
khả năng tài chính của mình, với các thơng tin về các dòng xe được thể hiện qua nhãn
hiệu của chúng, người tiêu dùng có thể đưa ra được quyết định tiêu dùng một cách
8


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


đúng đắn và khôn ngoan nhất. Việc lựa chọn của người tiêu dùng giờ đây phần lớn
dựa vào hiểu biết của họ về các nhãn hiệu các hàng hóa và dịch vụ tương ứng với sở
thích, cá tính riêng của họ. Từ đó có thể thấy, NHHH giúp cho người tiêu dùng có thể
định hướng được việc tiêu dùng của mình.
Giúp người tiêu dùng lựa chọn nhà sản xuất. NHHH giúp người tiêu dùng nhận
biết và phân loại hàng hóa, dịch vụ giúp họ đi đến những quyết định cuối cùng; song
song với việc giúp họ lựa chọn được nhà sản xuất tin cậy. Mỗi NHHH đều mang chức
năng thông tin về nguồn gốc về sản phẩm. Người tiêu dùng biết đến NHHH có nghĩa
là họ biết được chắc chắn nhà sản xuất của hàng hóa đó hoặc nhà cung cấp của dịch
vụ đó. Đó chính là cơ sở chắc chắn nhất để họ lựa chọn nhà sản xuất. Có thể, cùng
một mặt hàng, cùng một chức năng và giá cả tương đồng, nhưng dựa trên kinh nghiệm
tiêu dùng cũng như sở thích khác nhau, mỗi người có thể lựa chọn một hàng hóa, dịch
vụ của một nhà sản xuất khác nhau. Hoặc khi người tiêu dùng đã từng sử dụng và có
sự tin cậy đối với một mặt hàng nào đó, nhờ có NHHH, họ biết được nhà sản xuất.
Niềm tin đối với hàng hóa dẫn đến sự tin tưởng với nhà sản xuất. Từ đó, người tiêu
dùng lại có nhiều hơn những cơ sở cho quyết định tiêu dùng của mình.
Tiết kiệm thời gian. Với vai trị là cơ sở và định hướng cho việc tiêu dùng của
mỗi người, NHHH góp phần giúp con người giảm bớt thời gian và suy nghĩ trong việc
mua sắm và lựa chọn hàng hóa, dịch vụ. Khi người tiêu dùng đã có hiểu biết về nhãn
hiệu của hàng hóa, dịch vụ , u thích và có sự chung thủy với nhãn hiệu đó, họ dễ
dàng có được quyết định tiêu dùng mang đến sự thỏa mãn sở thích của riêng họ cũng
như độ tin cậy về chất lượng của hàng hóa, dịch vụ. NHHH đồng thời cũng thể hiện cá
tính và phong cách riêng của mỗi cá nhân bởi mỗi NHHH đều mang một nét đặc thù
riêng đầy ẩn ý từ khi mới ra đời.
Như vậy, nếu với các doanh nghiệp, NHHH đóng góp một phần khơng nhỏ
trong họat động sản xuất kinh doanh của họ thì với người tiêu dùng, NHHH là nhân tố

chính trong mọi quyết định tiêu dùng của họ. Điều đó chứng tỏ vai trị quan trọng của
NHHH trong đời sống công nghiệp và tiêu dùng hiện nay như thế nào. Và sự hiểu biết
về NHHH ngày lại càng trở nên cấp thiết hơn trong cuộc sống hiện đại và văn minh.

1.2.

Khái niệm của bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

Những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam khơng cịn thờ ơ với vấn đề
NHHH như trước. Doanh nghiệp đã có những kế hoạch xây dựng nhãn hiệu cho sản
phẩm, dịch vụ nhằm mục đích quảng bá rộng rãi sản phẩm, dịch vụ của họ ra thị
trường. Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn là cịn ít doanh nghiệp nhận thức được việc
cần phải bảo vệ cho quyền sở hữu NHHH mà họ đã kỳ công xây dựng nên. Đó chính
là bảo hộ NHHH.

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Bảo hộ NHHH có thể hiểu là các biện pháp nhằm giữ gìn và bảo vệ NHHH
khỏi sự xâm phạm hoặc sử dụng bất hợp pháp nào. Việc bảo hộ nhãn hiệu này được
thực hiện dưới hình thức cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng
ký NHHH theo một trình tự do pháp luật quy định.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ một NHHH nào cũng được pháp luật bảo hộ.
Muốn xác lập quyền SHCN đối với NHHH, người chủ NHHH phải làm đơn đăng ký
NHHH và thực hiện đúng các quy trình thủ tục và các nguyên tắc bảo hộ. Đó là đăng
ký bảo hộ NHHH.

1.3.

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và bảo hộ nhãn hiệu ở nước
ngoài
1.3.1. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Đăng ký bảo hộ NHHH là thủ tục hành chính do Cơ quan Sở hữu trí tuệ của
một quốc gia tiến hành nhằm để chính thức thừa nhận quyền sở hữu đối với NHHH
của người làm đơn đăng ký.
Hình thức đăng ký NHHH là ghi nhận nhãn hiệu và Chủ sở hữu nhãn hiệu vào
Sổ đăng ký Quốc gia về NHHH và cấp Giấy chứng nhận đăng ký NHHH cho chủ sở
hữu. Để được bảo hộ NHHH người đăng ký bảo hộ cần đáp ứng được các điều kiện về
NHHH cũng như các nguyên tắc về bảo hộ. Trước hết, muốn đăng ký nhãn hiệu, bạn
phải là một chủ thể kinh doanh hợp pháp. Để được đăng ký bảo hộ NHHH phải đáp
ứng các điều kiện sau:
 Thứ nhất, NHHH là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ,
hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó,
được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
 Thứ hai, NHHH được bảo hộ phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch
vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Khi NHHH đáp ứng các điều kiện về xây dựng nhãn hiệu, chủ sở hữu muốn
xác lập quyền đối với NHHH cần phải nộp đơn xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký cho
Cơ quan SHTT quốc gia. Việc xem xét sẽ được tiến hành rất kỹ lưỡng trong thời hạn
nhất định (thông thường khoảng 12 tháng), bao gồm hai giai đoạn là xét nghiệm hình
thức và xét nghiệm nội dung. Theo quy định, chỉ các nhãn hiệu đáp ứng được các điều
kiện quy định mới được chấp nhận. Khi được chấp nhận bảo hộ, chủ nhãn hiệu sẽ
được cấp một Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, đó là Giấy chứng nhận đăng ký NHHH.
Giấy chứng nhận đăng ký NHHH sẽ chỉ có hiệu lực trong phạm vi thời gian và không
gian nhất định. Về thời gian, giấy chứng nhận đăng ký NHHH có giá trị hiệu lực một
thời hạn nhất định (ví dụ tại Việt Nam là 10 năm) kể từ ngày nộp đơn và có thể gia
hạn nhiều lần. Giấy chứng nhận đăng ký NHHH cũng có thể bị hủy bỏ hoặc đình chỉ
10


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hiệu lực nếu văn bằng được cấp không đúng quy định của pháp luật hoặc chủ sở hữu
khơng cịn tồn tại hoặc không sử dụng nhãn hiệu trong một khoảng thời gian xác định
(thường là 5 năm). Về không gian, Giấy chứng nhận đăng ký NHHH chỉ có hiệu lực
trong phạm vi quốc gia mà NHHH được đăng ký bảo hộ.
Quy trình đăng ký:






Bước 1: Nộp đơn
Bước 2: Thẩm định hình thức
Bước 3: Cơng bố đơn
Bước 4: Thẩm định nội dung
Bước 5: Quyết định cấp hay không cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn
hiệu
 Bước 6: Gia hạn nhãn hiệu
Trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký NHHH, chủ Giấy chứng
nhận độc quyền sử dụng NHHH để đánh dấu hàng hóa của mình và sử dụng NHHH
nhằm các mục đích kinh doanh khác; hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu
cho người khác; hoặc cho phép người khác cùng sử dụng nhãn hiệu thông qua các hợp
đồng li-xăng. Cũng trong thời hạn này mọi hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu của
người khác đã được bảo hộ bao gồm việc sử dụng trái phép một nhãn hiệu trùng hoặc
một nhãn hiệu tương tự nhưng có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo
hộ cho cùng một loại sản phẩm thì sẽ bị pháp luật xử lý. Tuy nhiên, đăng ký bảo hộ
NHHH chỉ là một thủ tục mang tính tự nguyện của các cá nhân sử dụng NHHH chứ

không phải là một yêu cầu bắt buộc trong hoạt động thương mại trong nội địa cũng
như ở nước ngồi. Vì vậy, tùy vào nhận thức và hiểu biết của mỗi doanh nghiệp mà
việc đăng ký bảo hộ NHHH được thực hiện đến đâu.

1.3.2. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài
Đăng ký theo Thỏa ước Madrit:
Từ ngày 11/7/2006, Việt Nam đã trở thành thành viên của cả Thỏa ước Madrit
và Nghị định thư Madrit, nên doanh nghiệp Việt Nam có thể nộp đơn đăng ký bảo hộ
nhãn hiệu tới hơn 50 quốc gia thành viên của Thỏa ước hoặc Nghị định này.
Việc đăng ký dựa trên một đơn cơ sở hoặc một đăng ký cơ sở tại Việt Nam
thơng qua Cục sở hữu trí tuệ.
Người nộp đơn chỉ cần dùng một đơn đăng ký quốc tế theo mẫu quy định
trong đó đánh dấu những nước thành viên mà mình muốn đăng ký nhãn hiệu

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Người nộp đơn có thể tận dụng thủ tục đăng ký đơn giản, tiện lợi (chỉ nộp một
đơn duy nhất, bằng một ngôn ngữ duy nhất) tiết kiệm thời gian và chi phí trong trường
hợp đăng ký ở nhiều nước một lúc
Về thời hạn thẩm định đơn đăng ký quốc tế là 12 hoặc 18 tháng, tùy thuộc vào
nước thành viên được chỉ định.
Vì vậy, nếu các doanh nghiệp quan tâm đến các thị trường là thành viên của
Thoả ước thì nên thực hiện việc đăng ký theo hình thức này.
Đăng ký trực tiếp tại các quốc gia khác:
Với những nước không phải là thành viên của Thoả ước Madrid, khi có nhu
cầu đăng ký nhãn hiệu hàng hố tại các nước khác như: các nước ASEAN (trừ
Singapore đã tham gia Nghị định thư), Hoa Kỳ, Nhật Bản,… các doanh nghiệp Việt

Nam sẽ phải đăng ký trực tiếp tại Cơ quan chức năng của từng quốc gia đó.
Để nộp đơn và làm thủ tục đăng ký, doanh nghiệp có thể sử dụng đại diện hoặc
chi nhánh tại các quốc gia đó; hoặc sử dụng dịch vụ của các Cơng ty đại diện sở hữu
cơng nghiệp Việt Nam và nước ngồi.
Thời hạn xem xét đơn tùy thuộc vào quy định pháp luật của quốc gia đó, thủ
tục này rất khác nhau ở từng quốc gia.
Các tài liệu cung cấp cho việc đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài:
 Mẫu nhãn hiệu
 Danh mục các sản phẩm , dịch vụ cần đăng ký
 Bản sao có cơng chứng, chứng thực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
tại Việt Nam
 Giấy ủy quyền ( nếu có)

1.4.
Nội dung quyền và nghĩa vụ sở hữu công nghiệp đối với
nhãn hiệu (Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu)
Chủ sở hữu nhãn hiệu:
Theo quy định tại điều 21 luật SHTT, chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân
được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã
đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền cơng nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng.
Nội dung quyền sở hữu nhãn hiệu:

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Theo quy định tại Điều 123 khoản 1 và Điều 129 khoản 1 luật SHTT, chủ sở
hữu nhãn hiệu có các quyền sau:
 Độc quyền sử dụng, định đoạt nhãn hiệu

 Quyền ngăn cấm người khác sử dụng các dấu hiệu trùng/tương tự cho
các hàng hóa trùng nhau( suy đốn/khả năng gây nhầm lẫn)
 Quyền ngăn cấm người khác sử dụng các dấu hiệu trùng hoặc tương tự
cho hàng hóa không tương tự (nhãn hiệu nổi tiếng)
Nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu
Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ phải sử dụng liên tục nhãn hiệu của mình.
Quyền sở hữu nhãn hiệu đó sẽ bị chấm dứt hiệu lực nếu nhãn hiệu không được
sử dụng liên tục từ 5 năm trở lên (Theo Điều 136 Khoản 2 Luật SHTT 2005). Điều
này nhằm hạn chế tình trạng một số chủ thể chỉ đăng ký nhãn hiệu mà không sử dụng
chúng. Việc quy định nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu được áp dụng hầu hết ở các nước,
nhằm tập trung vào mục đích chính của việc bảo hộ nhãn hiệu “bảo hộ uy tín sáng tạo
của các chủ thể”. Bên cạnh đó, chủ sở hữu còn phải thực hiện các quyền của mình
phải phù hợp với quy định pháp luật, về mục đích và nội dung khơng được trái với
pháp luật, đạo đức xã hội, xâm phạm quyền và lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng
cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân khác. Trong trường hợp nhằm
đảm bảo mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã
hội thì Nhà nước có thẩm quyền cấm hay hạn chế chủ thể quyền sở hữu nhãn hiệu
thực hiện quyền của mình hoặc buộc phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng
một hay một số quyền phù hợp.

1.5.

Vi phạm về quyền sở hữu nhãn hiệu và xử lí vi phạm :

1.5.1. Vi phạm về quyền sở hữu đối với nhãn hiệu :
Khoản 1 điều 129 Luật Sở Hữu Trí Tuệ năm 2005 quy định các hành vi sau đây
được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm
quyền đối với nhãn hiệu :
1. Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ
trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh sách đăng ký kèm theo nhãn hiệu

đó;
13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2. Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ
tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm
theo nhãn hiệu đó , nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn
gốc hàng hóa, dịch vụ .
3. Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch
vụ trùng, tương tự hoặc liên quan đến hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục
đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó , nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm
lẫn về nguồn gốc hàng hóa ,dịch vụ;
4. Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu
dưới dạng dịch nghĩa , phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa , dịch
vụ bất kỳ , kể cả hàng hóa , dịch vụ khơng trùng , khơng tương tự , khơng
liên quan đến hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa dịch vụ mang
nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn
gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử
dụng nhãn hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
Theo Điều 11 Nghị định 105/2006/NĐ-CP, để xác định một dấu hiệu bị nghi
ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không, cần phải so sánh
dấu hiệu đó với nhãn hiệu đối chứng, đồng thời phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang
dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Chỉ có thể khẳng định có
yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả hai điều kiện sau đây:
 Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với
nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ. Theo đó, một dấu hiệu bị coi là trùng
với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày(
kể cả màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn

với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn
trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về
cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ , ý nghĩa, cách
trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa ,
dịch vụ mang nhãn hiệu
 Hàng hóa , dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về
bản chất hoặc có liên hệ về chức năng , cơng dụng , và có cùng kênh tiêu
thụ với hàng hóa , dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.
Đối với nhãn hiệu nổi tiếng , dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là yếu tố xâm phạm
nếu :
 Dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện nói ở trên
 Hàng hóa , dịch vụ có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về
nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ
14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


giữa người sản xuất, kinh doanh sản phẩm , dịch vụ đó với chủ sở hữu
nhãn hiệu nổi tiếng.
Trường hợp sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt về tổng
thể cấu tạo và cách trình bày so với nhãn hiệu được bảo hộ cho sản phẩm. dịch vụ
cùng loại thuộc phạm vi bảo hộ thì bị coi là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu .

1.5.2. Xử lí vi phạm về bảo hộ nhãn hiệu:
Giám định sở hữu trí tuệ
Giám định sở hữu trí tuệ là bước không bắt buộc, nhưng kết luận giám định lại
là tài liệu quan trọng trong quá trình xử lý vi phạm và được coi là nguồn chứng cứ để
các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Do đó, giám định sở hữu trí tuệ là bước
nên thực hiện trước khi tiến hành xử lý vi phạm chính thức.

Tài liệu cần thiết cho việc giám định bao gồm:
 Tờ khai theo mẫu ( có thể lấy từ các cơng ty dịch vụ Luật )
 Giấy ủy quyền ( Nếu ủy quyền cho các công ty dịch vụ Luật )
 Tài liệu chứng minh quyền của chủ thể quyền (bản sao có chứng thực
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng
ký nhãn hiệu có xác nhận của Cục sở hữu trí tuệ)
 Tài liệu chứng minh hành vi xâm phạm của bên bị nghi ngờ (Mẫu vật
hoặc ảnh chụp dấu hiệu vi phạm)
Thời hạn để giám định thường nằm trong khoảng từ 7 đến 15 ngày làm việc.
Chi phí giám định (bao gồm phí dịch vụ và lệ phí chính thức): tùy theo vụ việc
và thời gian yêu cầu giám định
Xử lý vi phạm
Dựa vào kết quả giám định, chủ thể quyền có thể lựa chọn các phương án sau
đây để xử lý hành vi xâm phạm quyền.
Phương án 1: Dịch vụ cảnh báo.
Doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp gửi thư cảnh cáo về vi phạm sở hữu trí
tuệ tới doanh nghiệp đang bị nghi ngờ có vi phạm về sở hữu trí tuệ. 
Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện các yêu cầu trên hoặc thực hiện
khơng đầy đủ thì chủ thể quyền có thểm xem xét phương án 2 dưới đây.
 Chú ý: Phương án này không phải là phương án bắt buộc theo quy định hiện hành.

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Phương án 2: Yêu cầu cơ quan chức năng xử lý hành vi xậm phạm của bên vi phạm
(biện pháp hành chính)
Theo phương án này doanh nghiệp trực tiếp soạn thảo hoặc ủy nhiệm soạn thảo
các tài liệu cần thiết và nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm ra cơ quan nhà nước có thẩm

quyền. Tùy theo từng địa phương, tính chất của vụ việc mà cơ quan có thẩm quyền có
thể được chọn theo quy định tại Điều 15, Nghị định số 99/2013/NĐ-CP: Quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
Tài liệu cần thiết cho việc thực hiện phương án này bao gồm:
 Giấy ủy quyền
 Đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền gửi đến cơ quan có thẩm
quyền;
 Tài liệu chứng minh tư cách chủ thể quyền (bản sao có chứng thực hoặc
bản sao có xác của Cục sở hữu trí tuệ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn
hiệu)
 Tài liệu chứng minh hành vi xâm phạm của bên bị xử lý (Mẫu vật hoặc
ảnh chụp dấu hiệu vi phạm);
 Kết luận giám định của Viện khoa học sở hữu trí tuệ;
 Các tài liệu khác có khả năng sử dụng trong q trình xử lý của cơ quan
có thẩm quyền;
Trong vịng 10 ngày sau khi nhận được đơn yêu cầu xử lý, có quan có thẩm
quyền phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn yêu cầu xử lý. Trong trường hợp đơn chưa
cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ thì cơ quan có thẩm quyền yêu cầu chủ thể quyền
cung cấp, bổ sung trong vịng 30 ngày tính từ ngày ra u cầu.
Trong vịng 30 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền
phải thông báo cho bên yêu cầu về dự định thời gian, biện pháp xử lý, thủ tục xử lý và
yêu cầu chủ thể quyền hợp tác hỗ trợ trong quá trình thanh tra, kiểm tra, xác minh và
xử lý vi phạm.

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG 2. BẢO HỘ NHÃN HIỆU CHO CÀ PHÊ

TRUNG NGUYÊN TRÊN THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI
2.1.

Giới thiệu về Trung Nguyên

Ra đời vào giữa năm 1996 – Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê còn trẻ của
Việt Nam , nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà
phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngồi nước.
Chỉ trong vịng 10 năm , từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê
Buôn Ma Thuột , Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công
ty thành viên : Công ty cổ phần Trung Nguyên , cơng ty cổ phần cà phê hịa tan Trung
Ngun , công ty TNHH cà phê Trung Nguyên , công ty cổ phần thương mại và dịch
vụ G7 và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway ( VGG) với các ngành nghề
chính như : sản xuất , chế biến , kinh doanh trà , cà phê : nhượng quyền thương hiệu
và dịch vụ phân phối , bán lẻ hiện đại . Trong tương lai , tập đoàn Trung Nguyên sẽ
phát triển với 10 công ty thành viên , kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng .
Đi tiên phong trong việc áp dụng mơ hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt
Nam, hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng
quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như : Mĩ , Nhật , Singapore , Thái Lan ,
Trung Quốc , Campuchia , Ba Lan , Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà
phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế gới với các thị trường
trọng điểm như Mĩ , Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng được
một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên tồn
quốc.

2.1.1. Tầm nhìn và sứ mạng:
Tầm nhìn : Trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế Việt
Nam , giữ vững sự tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy , chứng minh cho một khát
vọng Đại Việt khám phá và chinh phục.
Sứ mạng: Tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang lại cho người thưởng

thức cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong phong cách Trung Nguyên
đậm đà văn hóa Việt

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển:
16/06/1996: Khởi nghiệp ở Buôn Ma Thuột ( Sản xuất kinh doanh trà , cà phê )
1998: Trung Nguyên xuất hiện ở TP. HCM bằng khẩu hiệu “ Mang lại nguồn cảm
hứng sáng tạo mới “ và con số 100 quán cà phê Trung Nguyên.
17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2000: Đánh dấu sự phát triển bằng sự hiện diện tại Hà Nội và lần đầu tiên nhượng
quyền thương hiệu đến Nhật Bản.
2001: Trung ngun có mặt trên khắp tồn quốc và tiếp tục nhượng quyền tại
Singapore và tiếp theo là Campuchia, Thái Lan
2003: Ra đời cà phê hòa tan G7 và xuất khẩu G7 đến các quốc gia phát triển
2004: Mở thêm quán cà phê Trung Nguyên tại Nhật Bản , mạng lưới 600 quán cà phê
tịa Việt Nam , 121 nhà phân phối , 700 điểm bán hàng và 59,000 cửa hàng bán lẻ sản
phẩm .
2005: Khánh thành nhà máy rang xay tại Buôn Ma Thuột và nhà máy cà phê hịa tan
lớn nhất Việt Nam tại Bình Dương với công suất xay là 10000 tấn / năm và cà phê hòa
tan là 3000 tấn /năm . Đạt chứng nhận EUREPGAP (thực hành nông nghiệp tốt và
chất lượng cà phê ngon ) của thế giới . Chính thức khai trương khu du lịch văn hóa
Trà Tiên Phong Quán tại Lâm Đồng . Phát triển hệ thống quán cà phê lên đến con số
1000 quán cà phê và sự hiện diện của nhượng quyền quốc tế bằng các quán cà phê
Trung Nguyên tại các nước Nhật Bản , Singapore , Thái Lan , Camouchia , Trung
Quốc , Ukraina , Mỹ , Ba Lan.
2006: Đầu tư và xây dựng phát triển hệ thống phân phối G7Mart lớn nhất Việt Nam
và xây dựng , chuẩn hóa hệ thống nhượng quyền trong nước , đẩy mạnh phát triển

nhượng quyền ở quốc tế. Ra mắt cơng ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG)
có trụ sở đặt tại Singapore
2012: Cà phê Trung Nguyên là thương hiệu số một của Việt Nam với số lượng người
tiêu dùng cà phê lớn nhất: có 11 triệu/17 triệu hộ gia đình Việt Nam mua sản phẩm cà
phê Trung Nguyên.

2.2.
Các tranh chấp về nhãn hiệu của Trung Nguyên trên thị
trường nước ngoài
Trung Nguyên được biết đến là thương hiệu cà phê số một của Việt Nam với
số lượng người tiêu dùng cà phê lớn nhất: có 11 triệu/17 triệu hộ gia đình Việt Nam
mua các sản phẩm cà phê Trung Nguyên như cà phê hòa tan G7, cà phê chồn:
Legendee, Weasel,… Với mục tiêu: thống lĩnh thị trường nội đia – chinh phục thế
giới, chỉ đến năm 2001, Trung Nguyên đã chinh phục người tiêu dùng trên khắp cả
nước, và bắt đầu nhượng quyền thương hiệu đến Nhật, Singapore, Thái Lan,… Đến
năm 2010, sản phẩm cà phê Trung Nguyên đã được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia
trên toàn thế giới: Mỹ, Canada, Anh, Đức,… Cũng chính trên chặng đường này, bên
cạnh những khó khăn về mặt bằng, tài chính, thì khó khăn lớn nhất mà Trung Ngun
gặp phải đó là những tranh chấp về bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài, bởi lẽ
đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, hình ảnh của công ty trong mắt
18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


người tiêu dùng. Sau đây, nhóm em xin phép được phân tích một số tranh chấp về
nhãn hiệu mà Trung Nguyên đã gặp phải khi tiến vào thị trường nước ngoài.

2.2.1. Trung Nguyên với Rice Field Coporation( 2001)
Rice Field Corporation được thành lập vào năm 1997, là một trong những Công

ty hàng đầu về sản xuất các loại thực phẩm của Châu Á tại Hoa Kỳ
Nguyên nhân tranh chấp:
Tháng 7/2000, Trung Nguyên bắt đầu tiến vào thị trường Mỹ thông qua việc
đàm phán với đối tác phân phối của họ ở Mỹ là Rice Field Corporation. Các hợp đồng
mua bán đầu tiên giữa hai bên có hiệu lực từ tháng 1/2001. Tuy nhiên, khi Trung
Nguyên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình tại Mỹ vào tháng 5/2001 mới hay rằng đã
bị chính đối tác của mình là Cơng ty Rice Field Corp đăng ký nhãn hiệu trước tại Văn
phòng sáng chế và thương hiệu Mỹ (USTPO) và Tổ chức bảo hộ trí tuệ thế giới
(WIPO) với tên: “Cafe Trung Nguyên” từ tháng 11/2000.
Cách giải quyết và hành động của Trung Nguyên:
Đứng trước nguy cơ mất thương hiệu tại thị trường Mỹ, Trung Nguyên đã nhờ
luật sư tiến hành nộp đơn khiếu nại Công ty Rice Field Corp và đưa ra các bằng chứng
chứng tỏ rằng Trung Nguyên là chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu hàng hóa này.
Trong số đó, bằng chứng quan trọng nhất được đưa ra là: Trung Nguyên được cấp
Giấy phép kinh doanh từ năm 1996, và các nhãn hiệu Cafe Trung Nguyên được sử
dụng cơng khai tại Việt Nam từ lúc đó. Thêm vào đó, Trung Nguyên được biết đến là
thương hiệu cà phê nổi tiếng của Việt Nam, với danh sách gần 400 quán cà phê tồn tại
và hoạt động theo nhượng quyền kinh doanh của Trung Nguyên tại Việt Nam và các
thị trường nước ngồi của Cơng ty này.
Bên cạch đó, Trung Nguyên đã nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tới các cơ
quan chức năng của Hoa Kỳ và WIPO.
Măt khác, Trung Nguyên cũng tiến hành thương thảo, đàm phán với Rice Field
để lấy lại thương hiệu này.
Kết quả:
Sau hai năm kiện tụng, Trung Nguyên đã giành được thắng lợi trong vụ tranh
chấp bảo hộ thương hiệu “Cafe Trung Nguyên” tại Mỹ. Sự kiện này đã được ghi nhận
bởi quyết định của Tổ chức Bảo hộ Trí tuệ Thế giới (WIPO), khi WIPO rút lại sự chấp
nhận bảo hộ nhãn hiệu “Cafe Trung Nguyên” của Rice Field Corp. Với quyết định
này, Rice Field Corp buộc phải lùi bước, chấp thuận trả lại quyền bảo hộ nhãn hiệu và
nhận làm đại lý phân phối cho sản phẩm Cafe Trung Nguyên của Việt Nam tại Mỹ.


19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đánh giá:
Như vậy, chỉ vì việc chậm chân trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ,
Trung Nguyên đã phải chịu thiệt hại rất lớn. Mặc dù đã giành lại được thương hiệu
của mình tại Mỹ, nhưng trong thời gian hai năm thương thảo, Trung Nguyên đã để
mất đi rất nhiều cơ hội nhượng quyền kinh doanh thương hiệu vào thị trường lớn nhất
thế giới này, với giá chuyển nhượng thương hiệu tại mỗi bang thấp nhất là 100.000
USD/năm. Bên cạnh đó, việc kiện tụng cũng làm cho Trung Nguyên phải tiêu tốn
hàng trăm nghìn USD để lấy lại thương hiệu của mình. Tuy nhiên, việc Trung
Nguyên, một doanh nghiệp Việt Nam, đã thắng kiện một công ty lớn của một quốc gia
bá chủ về kinh tế ngay tại chính quốc gia này, là một động lực rất lớn giúp các doanh
nghiệp Việt Nam khác trên con đường lấy lại thương hiệu của mình trên thị trường
nước ngồi.

2.2.2. Trung Nguyên với Sanki( 2001)
Cùng thời điểm với việc mất nhãn hiệu tại thị trường Mỹ, thì Trung Nguyên
cũng đồng thời rơi vào tình huống tượng tự tại thị trường Nhật Bản. Khi sang Nhât để
chuẩn bị ký kết hợp đồng nhượng quyền kinh doanh hệ thống quán cà phê Trung
Nguyên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Giám đốc của hãng, đã ngỡ ngàng khi phát hiện ra
chính đối tác của mình( Tập đoàn Sanki) đã đăng ký sở hữu nhãn hiệu “Café Trung
Nguyên” ở Nhật trước đó cả 4 – 5 tháng.
Tuy nhiên, tình hình có vẻ khả quan hơn do bên phía đối tác tại Nhật có thiện
chí muốn hợp tác lâu dài với Trung Nguyên, nên Trung Nguyên gặp được nhiều thuận
lợi trong vấn đề kiện tụng và nhanh chóng thành cơng trong việc địi lại được thương
hiệu của mình tại Nhật, nhanh hơn nhiều so với việc kiện tụng tương tự tại Mỹ, và với

chi phí chỉ vài nghìn USD.
Đổi lại, khi Tập đồn Sanki đồng ý trả lại quyền sở hữu nhãn hiệu cho Trung
Nguyên, thì Trung Nguyên phải chấp nhận hợp đồng cho Sanki độc quyền khai thác
nhãn hiệu trong vòng 20 năm tại Nhật Bản dưới hình hình thức hệ thống quán nhượng
quyền kinh doanh. Đó là một thiệt thịi lớn cho Trung Ngun, nhưng theo ơng Đặng
Lê Ngun Vũ, thì Trung Ngun buộc phải chấp nhận những điều kiện đó bởi Trung
Nguyên có ý định dùng thị trường Nhật làm ngòi nổ cho các thị trường nước ngoài
khác.
Dễ dàng thấy được, việc tranh chấp về nhãn hiệu mà Trung Nguyên gặp phải
cũng không phải là trường hợp của riêng ai, mà là những khó khăn chung của các
doanh nghiệp Việt Nam khi tiến vào thị trường nước ngồi. Chính việc chậm trễ hay
q chủ quan, không coi nhãn hiệu là một “tài sản quan trọng” của doanh nghiệp là
nguyên nhân dẫn đến việc mất thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam tại thị
trường nước ngồi, bởi doanh nghiệp nào đăng ký trước thì sẽ cấp quyền bảo hộ nhãn
20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hiệu trước. Rút kinh nghiệm từ đó, Trung Nguyên đã thực hiện việc đăng ký bảo hộ
nhãn hiệu tại hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như ở các nước lớn như:
Trung Quốc, Singapore, Pháp, Canada, …. mỗi nước tốn đến 4000 – 5000 USD.

2.2.3. Trung Nguyên mất nhãn hiệu Cafe Legendee tại Mỹ (2012)
Mặc dù đã có những bài học kinh nghiệm từ quá khứ, nhưng Trung Nguyên
vẫn mắc phải sai lầm nghiêm trọng, khi đánh mất nhãn hiệu Legendee Coffee tại Mỹ.
Tra cứu trên trang chủ của Văn phòng về Bằng sáng chế và Thương hiệu Mỹ
(USPTO) cho thấy, bản quyền thương hiệu Legendee Coffee (cafe legendee - cafe
Chồn) đã được đăng kí tại Mỹ


Theo đó, thương hiệu Legendee Coffee được đăng kí tại Mỹ vào ngày
27/4/2012, chủ sở hữu là ông Alexander Nguyen. Đáng nói hơn, ơng Alexander
Nguyen là người gốc Việt, quốc tịch Mỹ và khơng có mối liên quan nào với Công ty
Trung Nguyên. Và cũng trên hệ thống USPTO đã thể hiện kết quả rằng, bản quyền
Trung Nguyen Coffee, G7 coffee và thương hiệu Trung Nguyen thuộc sở hữu của
Trung Ngun Việt Nam, nhưng Trung Ngun khơng đăng kí bản quyền cho
Legendee Coffee. Điều này, có nghĩa là nếu Trung Nguyên muốn phát triển thương
hiệu Legendee Cofee tại Mỹ, sẽ phải đàm phán với chủ sở hữu thương hiệu Legendee
Coffee tại quốc gia này.
Trước sự việc này, Trung Nguyên vẫn chưa có động thái gì để địi lại nhãn hiệu
của mình cũng chưa đưa ra được các tài liệu chứng minh quyền sở hữu hợp pháp và
việc sử dụng của mình đối với nhãn hiệu Legendee Coffee tại Hoa Kỳ, trong khi đó
ơng Alexander Nguyen cũng cho hay văn phịng luật sư đại diện của ông vẫn chưa
nhận được bất cứ thông báo nào từ USPTO hay của Trung Nguyên về tranh chấp này
21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Điều này, cho thấy việc Trung Nguyên bị mất nhãn hiệu Legendee Coffee tại
Hoa Kỳ là gần như chắc chắn. Bởi vì, Hoa Kỳ là một trong số các nước xét nghiệm
nhãn hiệu theo nguyên tắc “sử dụng trước – First to used”. Tức là trong quá trình xét
nghiệm hoặc có tranh chấp, USPTO sẽ ưu tiên đối với những người sử dụng nhãn hiệu
trước. Để bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu của mình, các chủ sở hữu phải chứng minh
mình là người sử dụng nhãn hiệu trước.
Vậy, việc cấp bách hiện nay là Trung Nguyên phải nhanh chóng thông qua
Luật sư hay các Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp nộp đơn khiếu nại, phản đối
việc cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu Legendee Coffee do Alexander Nguyen đăng
ký. Đồng thời, việc gấp rút thu thập và đệ trình các chứng cứ chứng minh cũng rất
quan trọng. Đây là yếu tố then chốt mang tính chất quyết định đến việc thắng thua

trong vụ tranh chấp này.

22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Cùng với xu thế hội nhập hóa, Việt Nam đã gia nhập các tổ chức thương mại,
đặc biệt năm 2016, Việt Nam đã ký Hiệp định TPP và tham gia vào Cộng đồng kinh tế
ASEAN. Song song với các cơ hội, thì cịn rất nhiều thách thức, các doanh nghiệp
Việt Nam cần cẩn hơn trọng trong từng bước đi. Bị chiếm đoạn nhãn hiệu là một vấn
đề cần phải nhắc đến sớm, nhất là trong thời điểm này, khi mà doanh nghiệp Việt
đang thâm nhập vào thị trường các nước khác. Tuy nhiên chúng ta vẫn còn thiếu rất
nhiều kinh nghiệm, cũng như sự chuyên nghiệp,vì vậy việc nhìn và học hỏi từ những
bài học đi trước giúp chúng ta chuẩn bị một hành trang tốt hơn khi bước vào “đấu
trường quốc tế”. Qua vụ việc Cafe Trung Nguyên trên thị trường nước ngoài, chúng ta
tích lũy thêm nhiều bài học về bảo hộ nhãn hiệu trên thị trường nước ngoài.
Đối với các doanh nghiệp bị mất nhãn hiệu trên thị trường nước ngoài, phải
nhanh chóng thực hiện các biện pháp sau:
 Thương lượng với đối tượng chiếm dụng để mua lại nhãn hiệu của mình
với giá cả có khi lên tới hàng trăm nghìn USD tuỳ theo sự thương lượng
giữa hai bên. Ví dụ như trường hợp của Trung Nguyên đã thương lượng
và đàm phán với Rice Field để cuối cùng lấy lại được nhãn hiệu của
mình tại thị trường Mỹ.
 Có thể kiện lên tồ án, cơ quan sở hữu cơng nghiệp nước sở tại để đòi
lại quyền lợi về nhãn hiệu cho mình. Việc này hồn tồn có thể thực
hiện được với điều kiện nguyên đơn phải có đầy đủ chứng cứ về nguồn
gốc nhãn hiệu (nhãn hiệu được đăng ký trước khi bị chiếm dụng), cũng
như thời gian sử dụng và đặc biệt là phải chứng minh được bị đơn đã

biết đến chủ sở hữu đích thực. Tồn bộ thời gian để làm thủ tục và lấy
lại nhãn hiệu phải mất nhiều tháng. Ngay tại Việt Nam, Cục sở hữu
công nghiệp hàng năm cũng đã làm thủ tục huỷ bỏ văn bằng bảo hộ và
trả lại nhãn hiệu cho hàng chục chủ sở hữu theo quy định chống cạnh
tranh không lành mạnh tại Nghị định 54 CP và Bộ luật Dân sự.
Bên cạnh đó, để phịng ngừa việc bị chiếm đoạt nhãn hiệu trên thị trường quốc
tế, thương nhân cũng như doanh nghiệp Việt Nam ngay lập tức cần nhận thức đầy đủ
về tầm quan trọng của thương hiệu hàng hóa, đăng kí bảo hộ quyền sở hữu cơng
nghiệp đối với nhãn hiệu của mình khơng chỉ tại thị trường nước ngoài mà ngay tại thị
trường trong nước. Vụ cafe Trung Ngun cho thấy, chúng ta cịn rơi vào tình trạng
chỉ khi bên đối tác kiện chúng ta về nhãn hiệu, lúc đấy “mất bị mới lo làm chuồng” đã
khiến cơng ty vất vả và tốn rất nhiều chi phí kiện tụng và chuyển nhượng thương hiệu.
Vì vậy, việc bảo hộ nhãn hiệu là vô cùng cần thiết, và điều này cần được nhận thức
càng sớm càng tốt. Chính nhờ ý thức tạo dựng và bảo vệ tài sản trí tuệ cũng như sự
23

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


quyết tâm của doanh nghiệp ý thức được tầm quan trọng của bảo hộ nhãn hiệu đã giúp
doanh nghiệp không gặp phải những thua thiệt khi thâm nhập thị trường nước ngoài
mặc dù các loại sản phẩm rất dễ bị làm giả, làm nhái.
Doanh nghiệp Việt cũng cần xác định được chiến lược kinh doanh, đặc biệt là
kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế và tập trung phát triển dài hạn tại các thị
trường trọng điểm. Một tâm lý khá phổ biến hiện nay, đó là các doanh nghiệp của
chúng ta hơi “tự ti” và luôn trong tâm trạng “ăn chắc” kiểu không biết đầu tư vào thị
trường này có thành cơng khơng thì bảo hộ sớm để làm gì, thay vì số tiền đấy bảo hộ
đấy dồn vào làm việc khác như sản xuất, đầu tư còn hơn. Vì vậy, họ thường chờ đến
khi sản phẩm của họ có chỗ đứng hay thị phần trong thị trường nước ngồi, lúc đấy
mới bắt đầu tính đến chuyện bảo hộ. Các doanh nghiệp này không biết đây là cách

làm ăn không lâu dài. Để tạo dựng được một thương hiệu tên tuổi như hiện nay, Trung
Nguyên chắc chắn đã phải xây dựng những chiến lược bài bản cả về chất lượng sản
phẩm cũng như chiến lược về quảng bá, marketing, chiến lược kinh doanh,...
Các doanh nghiệp Việt hiện nay cần có hiểu biết về Luật pháp quốc tế trong
lĩnh vực này. Đặc biệt là Luật Sở hữu trí tuệ tại các quốc gia mà doanh nghiệp muốn
dành thị phần để bán hàng. Lấy Trung Nguyên làm bài học, trường hợp này, do việc
nhãn hiệu được tiến hành sau khi xuất khẩu sản phẩm và nhượng quyền kinh doanh
thương hiệu ở thị trường Mĩ, Nhật đã làm cho công ty thiệt hại hàng triệu USD bởi các
đối tác đã đăng kí trước.
Ngồi ra, các doanh nghiệp chúng ta nên có những tư duy đột phá và năng lực,
trong đó có năng lực xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu. Với sự kết hợp của các cơ
quan nhà nước trong việc tuyên truyền và hướng dẫn cho các doanh nghiệp trong vấn
đề đăng kí bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu.

24

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


KẾT THÚC
Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu là một vấn đề hết sức quan trọng ngay trong thời điểm
hiện tại, thời điểm Việt Nam đang chuyển mình hội nhập tích cực, tham gia vào các tổ
chức thương mại. Vì thế doanh nghiệp Việt Nam và chính phủ cần đổi mới tư duy,
thay đổi cách nhìn nhận và có chiến lược đúng đắn phù hợp nhất. Vì hiện nay vấn đề
bảo hộ vẫn chưa được coi trọng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp Việt (số lượng
đăng kí bảo hộ nhãn hiệu chỉ có 20% của doanh nghiệp Việt, cịn đâu là của doanh
nghiệp nước ngoài)
Qua bài học của cafe Trung Nguyên, chúng ta càng biết thêm về tầm quan
trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu, không chỉ trong nước mà còn trên trường quốc tế, tốt
nhất trước khi xuất khẩu. Không dừng ở vậy, nhà nước nên tuyên truyền và giúp

doanh nghiệp Việt hiểu hơn về luật pháp Sở hữu trí tuệ, đồng thời có những phương
pháp giúp những doanh nghiệp Việt Nam muốn vươn tới thị trường nước khác.
Việc thực hiện những giải pháp, cũng như thấm nhuần những bài học của
những “doanh nghiệp anh chị” đi trước không chỉ thúc đẩy nền kinh tế đi lên, mà còn
tạo cơ hội cho Việt Nam vươn xa hơn. Hy vọng về một Việt Nam với nền kinh tế tri
thức, các doanh nghiệp có hiểu biết và chuyên nghiệp hơn khi đối mặt để đứng ngang
và sánh tầm với các doanh nghiệp nước ngồi.
Bài tiểu luận của nhóm chúng em đến đây là kết thúc. Trong quá trình thực
hiện chúng em có thể gặp sai sót kính mong cơ và các bạn thông cảm. Qua đây chúng
em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên bộ môn Sở hữu trí tuệ - cơ Lữ
Trang đã giảng dạy chi tiết, giúp đỡ tận tình và chỉ dẫn sát sao giúp chúng em hoàn
thành bài báo cáo này.

25

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×