Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tranh trừu tượng - khó xem hay dễ xem? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.18 KB, 9 trang )




Tranh trừu tượng - khó
xem hay dễ xem?

Hôm trước mình thấy ở tiền sảnh một khách sạn có treo một
bức tranh trừu tượng khổ lớn. Anh bạn đi cùng vốn là dân
trường Mỹ Thuật, bảo đó là bức tranh vẽ một thiếu nữ đang
nằm xõa tóc. Mình nhìn đi nhìn lại mãi chả thấy thiếu nữ đâu,
cũng chả thấy "tóc" đâu, tất cả theo cảm nhận của mình chỉ là
rất nhiều khối màu nhỏ đan xen nhau. Vậy tranh trừu tượng
là gì nhỉ? Tại sao chỉ có người trong nghề mới cảm nhận
được đề tài của tranh trừu tượng? Hay tại con mắt nghệ thuật
của mình hoàn toàn không có nên chẳng thể cảm nhận được
gì?

Lên mạng tìm hiểu, thấy cũng có bạn thắc mắc như mình.
Hóa ra cũng nhiều người không hiểu về tranh trừu tượng.
Mình tổng hợp ra đây được một khái niệm có vẻ khá dễ hiểu
về tranh trừu tượng và cách để cảm nhận tranh trừu tượng,
với bọn ngoài nghề như mình:

1. Nghệ thuật trừu tượng là một cách biểu hiện ko chính xác
về một thể hay một dạng vật chất. Người họa sĩ tranh trừu
tượng chọn một vật thể rồi diễn tả nó một cách giản lược
hay phóng đại chúng lên(sholoatranh)

2. Màu sắc là tiếng nói trực tiếp, trào tuôn từ tâm ngườì nghệ
sĩ, không qua trung gian của lý trí mà tranh trừu tượng là
điển hình. Những nét chấm phá đậm lợt là một thứ ngôn ngữ


vô thanh ,âm hưởng vào lòng người thưởng ngoạn tùy theo
mức độ tâm thức, tạo nên những rung cảm khác nhau, do đó
cái nhìn cũng khác nhau. Cùng một bức tranh, mỗi người
nhìn và cảm khác nhau, thật là kỳ diệu!
Phần đông,khi xem tranh trừu tượng người ta đều không hiểu
bởi cách đặt vấn đề sai, bao giờ cũng nghĩ tranh là phải vẽ
một cái gì đấy cụ thể. Họ không biết rằng các họa sĩ thường
vẽ bằng cảm giác , vì vậy, mỗi khi xem tranh trừu tượng
mọi người đừng quá cầu kỳ, hãy nghĩ giản đơn và trong
sáng như một đứa trẻ, khi đó những nét đẹp sẽ toát ra từ
các bức tranh trừu tượng (chuyên mục hỏi đáp của Yahoo)

Đem cách hiểu đơn giản đó, tiếp tục lên mạng tìm kiếm thì
mình nhận thấy, không phải bức tranh nào thuộc trường phái
trừu tượng cũng khó hiểu. Ví dụ nhé:

Với bức tranh này của Bùi Xuân Phái, mình có thể cảm nhận
ngay về một bức tường gạch (chắc vì hồi bé hay vẽ bậy bạ
lên tường nên có ấn tượng


Bức này của Bùi Xuân Phái cũng vậy, nhìn đã thấy Phố cổ
Hà Nội


Còn bức này của VanGogh, tên tranh " Cánh đồng lúa mì và
quạ" cũng đã được thể hiện rất rõ.

Còn với những bức tranh trừu tượng cao độ, tức là có mức độ
"ít giống thiên nhiên" nhất thì cũng có cách để thưởng thức.

Đó là tự cảm nhận. Ví dụ tiếp nhé:

Mình thấy mấy con cá, không hiểu có chính xác không?


Cùng là vẽ về một chiếc bình, nhưng nhìn cái tranh này thấy
cách "cắt, xẻ" màu của tác giả rất thú vị


Đó là cách mình đang dùng để "tập" xem và cảm nhận tranh
trừu tượng. Có bạn nào hiểu về đề tài này thì chia sẻ kinh
nghiệm nào!

×