Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hướng dẫn tạo một hồ sơ xin việc ấn tượng pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.19 KB, 5 trang )

Hướng dẫn tạo một hồ sơ xin việc ấn tượng

Không có một qui tắc đặc biệt nào để giúp bạn tạo ra một Resume (hồ sơ xin việc)
nhanh chóng, hiệu quả và ấn tượng. Tuy nhiên, có một số bí quyết sau có thể giúp bạn
làm nổi bật Resume của mình trong số hàng trăm các bộ hồ sơ dự tuyển mà nhà tuyển
dụng đang nhận được mỗi ngày, giúp bạn có được sự khác biệt so với hồ sơ của các
ứng viên khác.

Đây là kinh nghiệm cá nhân trong quá trình tôi làm công tác tuyển dụng mà đúc kết
nên. Mục đích chia sẻ kiến thức nên chỉ mang tính tham khảo thôi nhé.

Văn phạm chính xác
Resume của bạn phải đảm bảo chính xác về văn phạm. Kiểm tra (không chỉ một lần)
lỗi chính tả, nếu cảm thấy còn nghi ngờ bạn có thể sử dụng từ điển để được trợ giúp.
Ngữ pháp, từ ngữ cũng phải chính xác và rõ ràng, trách cách đặt câu lủng củng, dài
dòng.

Làm nổi bật những thành tích đã đạt được.

Bạn muốn vượt qua “ải” hồ sơ một cách nhanh chóng? Hãy làm nổi bật hồ sơ của
mình bằng những thành tích cá nhân, những kỹ năng, kinh nghiệm mà bạn có được
trong suốt quá trình làm việc và học tập trước đó của mình. Tất nhiên, đó không phải
là những thành tích suông được trên giấy mà phải có những minh chứng cụ thể. Hãy
cho nhà tuyển dụng biết bạn đã làm việc nghiêm túc như thế nào, dẫn chứng bằng các
công việc, các dự án mà bạn đã hoàn thành trước đây. Mục đích là để họ thấy được giá
trị của bạn, họ có lý do tuyển dụng bạn – chứ không phải là một ứng viên nào khác.

Sử dụng sức mạnh của ngôn từ.

Có lẽ bạn không tin, nhưng từ ngữ cũng có “sức mạnh” của nó. Những động, tính từ có
khả năng thể hiện rất sống động những điều bạn muốn nói, vấn đề là bạn có biết cách


hay không. Nếu cảm thấy mình chưa đủ sức làm chủ được “sức mạnh” này, bạn có thể
nhờ đến những mẫu Resume hay, hoặc học hỏi ở những câu, mẫu hội thoại từ sách, từ
phim, từ Internet hay ở bất cứ nơi đâu mà bạn cảm thấy chúng có ích cho việc làm
giàu vốn từ của mình. Nhưng, một điều bạn cần nhớ là cho dù bạn có viết hay như thế
nào, bay bướm ra sao thì cũng phải đảm bảo được tính chính xác, chặt chẽ, logic và
đúng ngữ pháp. Bởi vì, đây là hồ sơ xin việc, chứ không phải bạn sáng tác văn chương.

Đảm bảo có đầy đủ những thông tin liên quan.

Resume của bạn cần phải có đủ các thông tin để cho nhà tuyển dụng có thể thấy: Bạn
phải ghi chính xác vị trí mình đang muốn ứng tuyển, thông tin liên lạc và những người
tham khảo nếu có. Nói rõ mục tiêu nghề nghiệp của mình, kể cả những ước mơ nghề
nghiệp nếu cần. Nói chung, làm sao để khi đọc Resume, nhà tuyển dụng có thể biết
được bạn là ai, bạn có khả năng gì và làm sao để có thể liên hệ với bạn một cách nhanh
nhất.

Không dùng tiếng lóng.

Tiếng lóng là một dạng ngôn ngữ đặt biệt: rất thú vị khi dùng trong giao tiếp hằng
ngày hay giữa những người có quan hệ thân thiết nhưng chúng hoàn toàn không phù
hợp trong văn viết, trong những trường hợp cần có sự nghiêm túc và trang trọng. Vì
vậy, bạn không nên dùng tiếng lóng trong Resume. Bỏ qua việc chúng có vẻ thiếu
nghiêm túc, tiếng lóng còn dễ gây hiểu lầm vì bạn nói (viết) một đường, người đọc –
chính là nhà tuyển dụng -hiểu một nẻo! Vì vậy có thể thể nói Resume chính là “vương
quốc không tiếng lóng”.

Xác định những thành công mà bạn đã đạt được trước đây.

Những thành công trước đây của bạn luôn là “tài sản” để bạn khoe với nhà tuyển dụng,
nhưng bất cứ một điều gì khi đã nêu ra bạn cũng cần phải có dẫn chứng thực tế. Và

nếu như được yêu cầu phải chứng minh (về những thành công của bạn trước đây) thì
bạn cũng hãy chắc chắn rằng: mình làm được điều đó trước nhà tuyển dụng.

Đừng bao giờ nói dối

Tránh xa sự cám dỗ từ thành tích hảo, những lời nhận xét trên mây đối mà bạn nghĩ
mình thể bốc phét với nhà tuyển dụng. Có thể những điều bạn đang nói trong chốc lát
có thể khiến nhà tuyển dụng hài lòng, và tạo cho bạn sự tự tin, nhưng sẽ tệ hại biết bao
nếu họ biết rằng: bạn đang nói dối. Nhà tuyển dụng có thể nghe tất cả những lời bạn
nói và cũng biết cách để kiểm chứng được mức độ xác thực từ những lời này. Vậy nên,
hãy trung thực trong mọi tình huống, điều này không chỉ tôn trọng nhà tuyển dụng mà
còn là tôn trọng chính bạn.


Có hàng nghìn lý do khiến bạn bị sa thải, có thể là do việc giảm nhân sự hoặc vì bạn
không thực hiện tốt nhiệm vụ được giao… Vậy làm sao để đưa thông tin này vào CV
mà không khiến nhà tuyển dụng tương lai có cái nhìn thiếu thiện cảm?

Dưới đây là một vài lời khuyên giúp bạn cải thiện tình hình này:

+ Đưa thời gian tuyển dụng vào một cách khéo léo

Nếu bạn bị sa thải chỉ sau một thời gian ngắn làm việc, thì bạn có thể bỏ qua mà không
cần đề cập đến nó.

Ví dụ, nếu bạn đã từng làm việc cho một công ty A nào đó từ tháng 3 đến tháng 9 năm
2008. Nhưng trước đó bạn đã làm việc cho công ty B từ tháng 7 năm 2002 đến tháng 2
năm 2008.

Vậy bạn hãy ghi vào hồ sơ của mình là đã từng làm việc tại công ty B từ năm 2002-

2008 và không đề cập chi tiết tháng. Nhờ vậy thông tin bạn đưa ra vẫn đúng và bạn lại
không phải đề cập đến việc bị sa thải ở công ty A kia.

+ Không nên giải thích lý do bị sa thải trong CV

Dù nhà tuyển dụng có công bằng và đầu óc tiên tiến đến đâu thì họ vẫn đứng trên vị trí
của người cấp trên khi soi xét một nhân viên cấp dưới. Dù bạn có tìm lý do gì để biện
minh cho việc bị sa thải của mình như do chính sách của công ty đó hay sếp cũ không
ưa tôi thì họ vẫn cảm nhận một điều gì như bạn cố bào chữa cho bản thân. Hơn nữa, dù
sao đó cũng là một tính cách của một nhân viên thiếu chuyên nghiệp và chắc chắn bạn
sẽ mất điểm trước họ.



+ Phân biệt rõ giữa cho nghỉ việc và bị sa thải

Cho nghỉ việc nghĩa là nếu công ty bạn được mua lại bởi một công ty lớn hơn và họ sa
thải một số lượng nhân viên của công ty cũ hay công ty của bạn thu nhỏ quy mô vì thế
họ cắt giảm một số lượng nhân viên. Đó là điều mà nhà tuyển dụng không muốn để ý,
họ chỉ muốn biết rõ khi bạn bị sa thải thực sự, là vì bạn không làm đúng điều gì đó như
lấy trộm tiền công quỹ, thường xuyên đi làm muộn, hay không hoàn thành tốt trách
nhiệm được giao… Vì thế bạn cần phân biệt rõ giữa bị sa thải hay cho nghỉ việc.

+ Để trả lời câu hỏi “Tại sao bạn bị sa thải?”

Cần tránh những điều tiêu cực và nhấn mạnh vào những điều tích cực. Không bao giờ
được chỉ trích đồng nghiệp hay sếp cũ cũng như môi trường làm việc của công ty đó.
Tìm cách chuyển việc sa thải thành cơ hội cho phép bạn tìm kiếm điều gì đó tốt hơn.
Hãy trả lời thật ngắn gọn và nhấn mạnh vào đam mê của bạn trong ngành đó.


Ví dụ, bạn có thể nói rằng sự không may lần này có thể là cơ hội giúp bạn tìm được cơ
hội tốt hơn và có thể sẽ là bước tiến lớn giúp sự nghiệp bạn thành công. Hơn nữa công
việc trước đây không thực sự là đam mê của bạn và giờ đây bạn muốn làm theo đúng
những gì từng mơ ước.

×