TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
***
TIỂU LUẬN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH
MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC
TÀI CHÍNH TRƯỚC BỐI CẢNH MỚI (CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0)
SINH VIÊN THỰC
MSSV
Lớp
HIỆN
Trần Thị HIền
1814410090
Anh 04 – KTQT – K57
Nguyễn Thị Mai
1814410140
Anh 04 – KTQT – K57
Lê Thị Thảo Vân
1814410232
Anh 04 – KTQT – K57
Giảng viên hướng dẫn:
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Trường Đại học Ngoại Thương
Tiểu luận lý thuyết tài chính
Hà Nội, tháng 9 năm 2019
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................2
PHẦN NỘI DUNG...................................................................................................2
Chương I :Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lí thuyết và phương pháp nghiên cứu.
....................................................................................................................................2
1.
Tổng quan nghiên cứu.............................................................................................2
2.
Cơ sở lí thuyết và khung phân tích..........................................................................2
2.1.
2.1.1.
Lý thuyết về tự do kinh tế........................................................................2
2.1.2.
Lý thuyết kinh tế có điều tiết....................................................................2
2.1.3.
Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp.............................................................2
2.1.4.
Nền kinh tế chia sẻ...................................................................................2
2.2.
3.
Cơ sở lý thuyết................................................................................................2
Khung phân tích..............................................................................................2
Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2
Chương II: Kết quả và thảo luận............................................................................2
1.
Kết quả nghiên cứu.................................................................................................2
1.1.
Mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường tài chính........................................2
1.1.1.
Vài nét khái quát về thị trường tài chính Việt Nam..................................2
1.1.1.1. Thị trường tiền tệ của Việt Nam..........................................................2
1.1.1.2. Thị trường vốn Việt Nam (thị trường chứng khoán)............................2
1.1.2.
Quản lý nhà nước đối với thị trường tài chính Việt Nam.........................2
1.1.2.1. Quản lý nhà nước đối với thị trường tiền tệ.........................................2
1.1.2.2. Quản lý nhà nước đối với thị trường vốn và trọng tâm là thị trường
chứng khốn........................................................................................................2
1.1.3.
1.2.
Nam
Quy mơ, diễn biến thị trường tài chính Việt Nam năm 2018....................2
Tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đến thị trường tài chính Việt
........................................................................................................................ 2
1.2.1.
Đơi nét về CMCN 4.0..............................................................................2
1.2.2.
Thời cơ cho thị trường tài chính Việt Nam..............................................2
1.2.3.
“Bão” cơng nghệ 4.0 làm tăng thách thức trên thị trường tài chính..........2
Nhóm 17-đề tài 2
Trang 2
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Trường Đại học Ngoại Thương
1.2.4.
Tiểu luận lý thuyết tài chính
CMCN 4.0 tác động đến chính sách quản lí của nhà nước như thế nào?..2
Chương III Kết luận và gợi ý chính sách..............................................................2
1.
Kết luận:..................................................................................................................2
2.
Khuyến nghị chính sách..........................................................................................2
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................2
Nhóm 17-đề tài 2
Trang 3
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Trường Đại học Ngoại Thương
Tiểu luận lý thuyết tài chính
PHẦN MỞ ĐẦU
Đã từ lâu thị trường tài chính ln có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo phát
triển kinh tế đất nước, đặc biệt quan trọng trong việc khuyến khích tiết kiệm, đầu tư và
thúc đẩy q trình vốn hóa trong nền kinh tế. Các chính sách tài chính - tiền tệ ln được
chính phủ thực hiện, tác động đến thị trường tài chính nhằm đạt được các mục tiêu của
nền kinh tế. Đặc biệt trong thời kì cơng nghệ mới, CMCN 4.0 sẽ tác động đến nền kinh tế,
trong đó có cả thị trường tài chính mà có thể nhìn thấy trên phương diện cơ hội và thách
thức và đặt ra cho nhà nước những bài tốn khó trong việc quản lí thị trường này. Trước
sự tiến bộ của cơng nghệ thế giới đang thay đổi nhanh chóng và người ta nói nhiều tới
Cơng nghiệp 4.0 để hàm ý rằng, tiến bộ công nghệ đang làm thay đổi cách thức các quan
hệ sản xuất và quan hệ kinh tế vận hành. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với những ứng
dụng công nghệ mới, hiện đại dự báo sẽ tạo ra hàng loạt thay đổi mang tính bước ngoặt
lịch sử, ảnh hưởng sâu rộng tới kinh tế - xã hội ở tất cả các quốc gia, trong đó có lĩnh vực
tài chính.
Đối chiếu với nền tảng mà Việt Nam đang có với những đặc trưng của cuộc CMCN
4.0 có thể thấy, Việt Nam hội tụ một số điều kiện thuận lợi là nền tảng tốt cho phát triển
CMCN 4.0 trong các ngành, nghề nói chung và ngành tài chính nói riêng. Bối cảnh
CMCN 4.0 đặt ra nhiều vấn đề cho cơng tác quản lý, như các luật và chính sách mới ban
hành, sự đa dạng các hình thức mới trong hoạt động tài chính... địi hỏi cán bộ quản lý nhà
nước khơng ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ. Cần có chiến lược đào tạo các cán bộ
quản lý trong ngành TCNH, đặc biệt là cán bộ quản lý cấp cao theo hướng vững vàng về
chuyên môn và thường xuyên cập nhật các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp theo chuẩn
quốc tế.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là thị trường tài chính thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng, đồng thời nói lên ảnh hưởng của CMCN 4.0 tác động đến thị trường
tài chính và mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường tài chính và các cơ hội và thách thức
đối với Việt Nam trước bối cảnh mới, đặt ra bài toán mới cho nhà nước về cơ chế quản lí
thị trường tài chính trong thời kì CMCN 4.0
Nhóm 17-đề tài 2
Trang 4
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Trường Đại học Ngoại Thương
Tiểu luận lý thuyết tài chính
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các nghiên cứu khoa học và lí thuyết kinh tế về
TTTC trong thời kì mới. Các chính sách, quyết định mới của nhà nước đối với những
thay đổi của TTTC trong bối cảnh CMCN 4.0.
Nghiên cứu này nhắm tới các mục tiêu sau: (i) tình hình thị trường tài chính Việt
Nam hiện tại và mối quan hệ với nhà nước (ii) tác động của CMCN 4.0 đến thị trường tài
chính và mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường này (iii) đề xuất những phương án phù
hợp trong việc áp dụng CMCN 4.0 vào cơ chế quản lí của nhà nước để phù hợp với nền
kinh tế của đất nước.
PHẦN NỘI DUNG
Chương I
Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lí thuyết và phương pháp nghiên cứu.
1. Tổng quan nghiên cứu
Theo Klaus Schwab, người sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới
mang đến cái nhìn đơn giản hơn về CMCN 4.0 như sau: "CMCN đầu tiên sử dụng năng
lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng
dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công
nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc CMCN thứ tư đang nảy nở từ cuộc
cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ
thuật số và sinh học".
2. Cơ sở lí thuyết và khung phân tích
2.1. Cơ sở lý thuyết
Lịch sử kinh tế thế giới đương đại đã cho thấy, mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường ở
bất kỳ giai đoạn phát triển nào cũng được giới khoa học chính trị, quản lý kinh tế quan
tâm nghiên cứu và tìm cách giải quyết. Điều này được phản ánh trong các lý thuyết về
kinh tế sau đây:
2.1.1. Lý thuyết về tự do kinh tế
Lý thuyết này chủ trương đề cao vai trò của thị trường, ủng hộ tự do kinh tế và hạn chế
đến mức thấp nhất sự can thiệp của nhà nước, thậm chí nguồn gốc của lý thuyết này là Lý
Nhóm 17-đề tài 2
Trang 5
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Trường Đại học Ngoại Thương
Tiểu luận lý thuyết tài chính
thuyết kinh tế học cổ điển còn nhấn mạnh: nhà nước không can thiệp vào kinh tế. Lý
thuyết kinh tế học cổ điển ra đời từ nửa cuối thế kỷ XVIII và trở thành trường phái thống
trị cho tới đầu thế kỷ XX với các đại biểu chính: A.Smith, J.B.Say, T.R.Malthus, J.S.Mill,
D.Ricardo; trong đó tiêu biểu là A.Smith (1723-1790) với thuyết “Bàn tay vơ hình”.
Xuất phát từ nhân tố “con người kinh tế” theo chủ nghĩa cá nhân, A.Smith cho rằng con
người bị chi phối bởi lợi ích cá nhân và trong khi chạy theo lợi ích đó, con người đã bị
một “bàn tay vơ hình” buộc phải thực hiện thêm nhiệm vụ đáp ứng lợi ích của xã hội.
Trong đó, lợi ích cá nhân là lợi ích xuất phát, lợi ích của xã hội là lợi ích phụ thuộc, giữa
chúng khơng có mâu thuẫn với nhau và lợi ích của xã hội sẽ được phát triển trong q
trình lợi ích cá nhân được thỏa mãn.
2.1.2. Lý thuyết kinh tế có điều tiết
Đây là lý thuyết điển hình về nền kinh tế có sự can thiệp mạnh của nhà nước do
J.M.Keynes (1884-1946) đề ra. . Theo đó, ơng phê phán kịch liệt chính sách tự do kinh tế
của chủ nghĩa bảo thủ dựa trên thuyết “bàn tay vơ hình” của A.Smith, thuyết “cân bằng
tổng quát” của L.Walras và cho rằng chúng không thể bảo đảm cho nền kinh tế phát triển
lành mạnh. Qua đây, ơng khẳng định vai trị to lớn của nhà nước trong nền kinh tế và
nhấn mạnh thị trường không thể khắc phục được khủng hoảng kinh tế cũng như giải quyết
được nạn thất nghiệp, nhất là trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của lực lượng sản
xuất. Vai trị, chức năng quản lý kinh tế đó của nhà nước, theo ông, được thể hiện tập
trung ở việc điều chỉnh tổng cầu. Trong lý thuyết đề cao vai trị nhà nước can thiệp vào
kinh tế của mình, J.M.Keynes đặc biệt nhấn mạnh đầu tư nhà nước có quy mô lớn để sử
dụng tư bản nhàn rỗi, lao động thất nghiệp cũng như các chính sách tài chính, tín dụng,
tiền tệ, thuế và ông coi đây là những công cụ kinh tế vĩ mô rất quan trọng của nhà nước để
điều tiết có hiệu quả nền kinh tế.
2.1.3. Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp
Quan điểm về nền kinh tế hỗn hợp đã có từ cuối thế kỷ XIX và được P.A.Samuelson nâng
lên thành tư tưởng chủ yếu trong “kinh tế học” của mình với chủ trương muốn phát triển
kinh tế phải dựa vào cả “bàn tay vô hình” và “bàn tay hữu hình” là thị trường và nhà
Nhóm 17-đề tài 2
Trang 6
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Trường Đại học Ngoại Thương
Tiểu luận lý thuyết tài chính
nước. Ông nhấn mạnh, để điều hành một nền kinh tế mà khơng có nhà nước hoặc khơng
có thị trường thì cũng như định vỗ tay bằng một bàn tay.
Theo ông, đặc điểm kinh tế cơ bản cần nắm vững để giúp nền kinh tế tăng trưởng và phát
triển lành mạnh là thị trường cần được kiểm sốt thơng qua sự chỉ huy vơ hình của các
quy luật kinh tế thị trường, cịn nhà nước nên có chức năng quản lý kinh tế là kiểm soát
thị trường bằng các mệnh lệnh điều tiết, các kích thích tài chính. Do đó, để khắc phục
khuyết tật của kinh tế thị trường cần phải có bàn tay quản lý của nhà nước.
2.1.4. Nền kinh tế chia sẻ
Thời gian gần đây, thuật ngữ “nền kinh tế chia sẻ” được đưa ra bàn luận trên nhiều diễn
đàn kinh doanh và thương mại điện tử. Nền kinh tế chia sẻ được bắt đầu manh nha khái
niệm năm 1995, khởi điểm tại Mỹ với mơ hình ban đầu có tính chất “chia sẻ ngang hàng”
nhưng khơng rõ rệt. Nó khởi đầu bằng dịch vụ website thơng tin cho thuê quảng cáo,
người tìm việc, việc tìm người… và giúp cho những cá nhân có thể kiếm được việc làm,
kiếm được tiền quảng cáo.
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kinh tế chia sẻ, tuy nhiên, chưa có một
định nghĩa thống nhất về kinh tế chia sẻ cho tất cả mọi trường hợp hay mọi quốc gia.
Theo Cristiano Codagnone and Bertin Martens (2016), kinh tế chia sẻ còn được gọi theo
nhiều tên khác nhau như: kinh tế cộng tác, kinh tế theo cầu, kinh tế nền tảng, kinh tế truy
cập, kinh tế dựa trên các ứng dụng di động…). Kinh tế chia sẻ cũng được coi là hoạt động
tái thiết kinh tế, trong đó các cá nhân ẩn danh có thể sử dụng các tài sản, dịch vụ nhàn rỗi
(bao gồm cả các tài sản vơ hình như kỹ năng cá nhân và thời gian rảnh rỗi), được sở hữu
bởi các cá nhân khác thông qua các nền tảng kết hợp trên internet. Đó là một mơ hình kết
nối để người tiêu dùng có thể tận dụng nguồn lực dư thừa của nhau.
Theo Investopedia, kinh tế chia sẻ có nhiều hình thức, nhưng hiện nay thường có điểm
chung là sử dụng công nghệ thông tin để cung cấp cho các cá nhân, tập đoàn, phi lợi
nhuận và chính quyền, từ đó cho phép tối ưu hóa các nguồn lực thông qua sự tái phân
phối, chia sẻ và tái sử dụng các năng lực dư thừa hàng hóa và dịch vụ.
Nhóm 17-đề tài 2
Trang 7
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Trường Đại học Ngoại Thương
Tiểu luận lý thuyết tài chính
Tuy còn nhiều tranh luận về mối quan hệ nhà nước và thị trường (thị trường nhiều hay ít,
nhà nước can thiệp ít hay nhiều), tất cả các lý thuyết về kinh tế nêu trên đều thừa nhận vai
trò, chức năng quản lý kinh tế không thể thiếu được của nhà nước trong nền kinh tế thị
trường, cho dù chỉ là tối thiểu.
Ở nước ta, nhận thức và thực tiễn cho thấy, mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường cịn
chưa rõ ràng, nhất là việc cụ thể hóa vai trò của Nhà nước, vai trò của thị trường trong nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN. Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn
qua 30 năm đổi mới (1986-2016) đã chỉ rõ: “Cần nghiên cứu làm sáng tỏ hơn mối quan hệ
giữa Nhà nước và thị trường. Xác định rõ vai trò của Nhà nước, vai trò của thị trường,...”.
Chỉ khi nào việc phân vai giữa Nhà nước và thị trường được làm rõ và được quy định bởi
pháp luật bằng các chức năng, nhiệm vụ cụ thể, thì khi đó mối quan hệ giữa Nhà nước và
thị trường mới là biện chứng, tương hợp và hỗ trợ cho nhau.
2.2. Khung phân tích
Bài nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích xoay quanh sơ đồ sau:
Nhóm 17-đề tài 2
Trang 8
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Trường Đại học Ngoại Thương
Tiểu luận lý thuyết tài chính
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu: dữ liệu được lấy từ các web của Bộ Tài chính, các kết quả
nghiên cứu và các danh mục tham luận tại các hội thảo tài chính
Các số liệu khác được tổng hợp từ các báo cáo của Ngân hàng nhà nước, các niên giám
thống kê hàng năm, các chỉ số tổng hợp…
Chương II: Kết quả và thảo luận
1. Kết quả nghiên cứu
1.1. Mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường tài chính
1.1.1. Vài nét khái quát về thị trường tài chính Việt Nam
Cho đến nay, ở Việt Nam thị trường tài chính đã được chính thức xác lập, được cấu thành
hai bộ phận chủ yếu là:
-
Thị trường tiền tệ;
-
Thị trường vốn.
Nhóm 17-đề tài 2
Trang 9
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Trường Đại học Ngoại Thương
1.1.1.1.
Tiểu luận lý thuyết tài chính
Thị trường tiền tệ của Việt Nam
Thị trường tiền tệ ở nước ta chính thức ra đời từ năm 1990, sau khi hệ thống ngân hàng
một cấp của Việt Nam chính thức chuyển sang mơ hình hệ thống ngân hàng hai cấp. Từ
khi ra đời cho đến nay, thị trường tiền tệ Việt Nam không ngừng phát triển, đáp ứng tốt
nhu cầu vốn ngày càng cao của nền kinh tế.
Hiện nay thị trường tiền tệ của nước ta được cấu thành từ các bộ phận sau: thị trường tiền
gửi (tín dụng), thị trường nội tệ liên ngân hàng, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thị
trường tín phiếu kho bạc và thị trường trường mở. Cụ thể:
Thị trường tiền gửi, hay cịn gọi là thị trường tín dụng: thị trường này chính thức
được hình thành từ năm 1990 sau khi hệ thống ngân hàng của Việt Nam chuyển sang mơ
hình hệ thống ngân hàng hai cấp. Hoạt động trên thị trường này là hoạt động đi vay – huy
động vốn và hoạt động cho vay – sử dụng vốn của các ngân hàng thương maị, bao gồm:
các hoạt động tín dụng ngân hàng truyền thống, như huy động tiền gửi các loại và cung
ứng tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với nền kinh tế quốc dân.
Về phương diện mua vốn và bán vốn của các ngân hàng thương mại và của tất cả các tổ
chức tín dụng khác trong những năm gần đấy đều có sự tăng tiến về lượng (trung bình
vượt 22 - 30% so với năm trước 1), phong phú về thể loại và sự nâng cao khơng ngừng về
chất lượng. Điều đó cho thấy đây là thị trường cung ứng vốn chủ yếu của nền kinh tế.
Thị trường nội tệ liên ngân hàng: thị trường mua bán các khoản vốn ngắn hạn giữa
các ngân hàng thương mại. Ở Việt Nam thị trường này được thành lập theo Quyết định số
136/QĐ-NHNN ngày 10/3/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, được tổ chức và
đưa vào hoạt động từ đầu năm 1994, nhằm giải quyết nhu cầu vốn tín dụng giữa các ngân
hàng thương mại trước khi vay tái chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước. Tham gia vào thị
trường này ngoài các ngân hàng thương mại của Việt Nam cịn có các ngân hàng nước
ngoài và các ngân hàng liên doanh. Sự vay mượn trên thị trường này thường có số lượng
lớn và lãi suất theo thỏa thuận.
1
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Nhóm 17-đề tài 2
Trang 10
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Trường Đại học Ngoại Thương
Tiểu luận lý thuyết tài chính
Tính đến thời điểm ngày 31/12/2018 trên thị trường liên ngân hàng, nhóm 3 "ơng lớn"
BIDV, VietinBank, Vietcombank tiếp tục là những nhà băng cho vay nhiều nhất, đồng thời
bỏ xa các NHTMCP tư nhân.
Tuy nhiên, nếu như BIDV dẫn đầu về cho vay dân cư, tổ chức kinh tế thì Vietcombank mới
là "chủ nợ" lớn nhất trên thị trường liên ngân hàng với 157.074 tỷ đồng trong quý đầu
năm nay. Mặc dù con số tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác của Vietcombank đến
cuối tháng 3 đã giảm mạnh (32%) so với đầu năm song ngân hàng này còn bỏ xa những
nhà băng khác trên thị trường 2.
Dư nợ cho vay các TCTD khác của Vietcombank cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng
tài sản của ngân hàng này. Trong khi tại BIDV hay VietinBank, tiền gửi và cho vay các
TCTD khác thường chỉ bằng khoảng 10-15% dư nợ cho vay dân cư, tổ chức kinh tế thì tỷ
lệ này tại Vietcombank cao hơn nhiều: 44% hồi đầu năm và 28% cuối tháng 3/2018.
Theo sau Vietcombank là BIDV và VietinBank với tổng tiền gửi tại TCTD và cho vay liên
ngân hàng lần lượt là 119.261 tỷ và 104.458 tỷ.
Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác của các ngân hàng - đơn vị: tỷ đồng
Nhóm 17-đề tài 2
Trang 11
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Trường Đại học Ngoại Thương
Tiểu luận lý thuyết tài chính
Ở nhóm NHTM CP tư nhân, MBB, Techcombank, SHB và ACB là những ngân hàng
thường có tiền gửi tại các TCTD, cho vay các TCTD tương đối lớn và nhỉnh hơn các ngân
hàng khác. Cụ thể, tại thời điểm 31/3/2018, dư nợ tiền gửi và cho vay các TCTD của
MBB đạt 37.658 tỷ đồng, Techcombank là 31.985 tỷ, SHB là 30.818 tỷ.
Tính đến cuối tháng 3/2018, số dư tiền gửi, cho vay liên ngân hàng tại phần lớn các nhà
băng giảm so với thời điểm cuối năm 2017. Trong đó, xét về con số tuyệt đối thì
Vietcombank giảm mạnh nhất với 75.899 tỷ đồng sau đó đến MB giảm 15.839 tỷ. Cịn xét
về tỷ lệ chênh lệch, nhóm ngân hàng nhỏ lại giảm mạnh mẽ nhất, như ABBank giảm tới
50%, OCB giảm 71%.
Số ít có BIDV, Techcombank, VPBank và ACB đi gửi tiền và cho vay các TCTD khác
nhiều hơn. Trong đó, BIDV và Techcombank chỉ tăng nhẹ thêm 906 tỷ và 1.829 tỷ; còn
VPBank tăng thêm 5.600 tỷ, ACB tăng gần 7.000 tỷ tương ứng với 32% và 78%.
Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng: ngày 20/9/1994, Ngân hàng Nhà nước đã ra
Quyết định số 203/1994/NHNN về việc thành lập Thị trường Ngoại tệ Liên ngân hàng và
quyết định số 203/QĐ-NH13 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Thị
trường Ngoại tệ Liên ngân hàng. Sự ra đời của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đánh
dấu một bước ngoặt lịch sử trong quá trình hình thành và phát triển của thị trường ngoại
hối Việt Nam theo các chuẩn quốc tế.
Thành phần tham gia thị trường này là các ngân hàng thương mại quốc doanh và cổ phần,
ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngồi (thơng qua chi nhánh của nó ở Việt Nam).
Việc mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng có vai trị quan trọng trong
việc xác lập tỉ giá hối đoái thị trường giữa các ngân hàng thương mại, tạo ra một căn cứ
quan trọng để Ngân hàng Nhà nước xác định tỷ giá hối đoái chuẩn (chính thức) hàng ngày
trên cơ sở cung cầu về ngoại tệ trên thị trường.
Thị trường tín phiếu kho bạc: được triển khai thí điểm từ tháng 12/1994 à chính
thức đi vào hoạt động từ tháng 6/1995.
Tham gia vào thị trường này có:
Nhóm 17-đề tài 2
Trang 12
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Trường Đại học Ngoại Thương
Tiểu luận lý thuyết tài chính
-
Người bán: Chính phủ (Kho bạc Nhà nước Việt Nam);
-
Người mua: là các tổ chức tài chính trung gian như các ngân hàng thương mại, các
cơng ty tài chính, cơng ty bảo hiểm.
Giá mua là lãi suất qua đấu thầu, hình thức mua là dang ghi sổ hay chứng chỉ tín phiếu.
Thị trường trái phiếu kho bạc là tiền thân của thị trường mở sau này. Thị trường trái
phiếu kho bạc có số phiên đấu thầu và số lượng phát hành tăng dần qua các năm năm.
Theo HNX cho biết, phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ cuối cùng của năm 2018, diễn ra
vào ngày 26/12 tại Sở, Kho bạc Nhà nước đã gọi thầu 10.000 tỷ đồng trái phiếu Chính
phủ. Kết quả, huy động được 4.310 tỷ đồng, nâng tổng mức huy động thành cơng trái
phiếu Chính phủ cả năm lên 165.797 tỷ đồng.
Hoạt động của thị trường mở: Ngân hàng Nhà nước khai trương nghiệp vụ thị
trường mở ngày 12/7/2000. Nghiệp vụ thị trường mở đã góp phần giải quyết tình trạng
khó khăn về vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng trong một số thời điểm thiếu hụt. Mặt
khác, nó cịn nhằm điều tiết lãi suất của thị trường và làm hình hành thị trường tiền tệ thứ
cấp – bước phát triển mới về chất của thị trường tiền tệ Việt Nam.
1.1.1.2.
Thị trường vốn Việt Nam (thị trường chứng khoán)
Nhận thức được tầm quan trọng của thị trường chứng khoán trong chiến lược tạo
vốn đầu tư cho phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, Việt Nam đã xấy dựng và đang phát triển thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời trước sự tác động thúc đẩy mạnh mẽ của
Nhà nước. Sau một thời gian chuẩn bị và hoàn tất các điều kiện cần thiết tạo cơ sở cho sự
ra đời của thị trường chứng khoán, thị trường chứng khoán Việt Nam mở phiên giao dịch
đầu tiên tại Trung tâm giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày
28/7/2000. Trung tâm này được tổ chức theo mơ hình tập trung với quy mô nhỏ, thực hiện
chức năng xác định giá chứng khoán theo quan hệ cung cầu và tạo cơ hội luân chuyển vốn
cho nhà đầu tư chứng khoán.
1.1.2. Quản lý nhà nước đối với thị trường tài chính Việt Nam
1.1.2.1.
Nhóm 17-đề tài 2
Quản lý nhà nước đối với thị trường tiền tệ
Trang 13
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Trường Đại học Ngoại Thương
Tiểu luận lý thuyết tài chính
(1) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế đảm bảo nền kinh tế hàng hóa
phát triển, tiền tệ ổn định với mức lạm phát có thể kiểm soát được.
Đây là điều kiện tiên quyết. Trên thị trường tiền tệ có rất nhiều thành viên tham gia
và đều có những lợi ích kinh tế riêng, muốn quản lý tốt thị trường, xử lý hài hòa các
quyền lợi này, làm cho thị trường hoạt động sôi nổi mà không rối loạn thì các hoạt động
trên thị trường phải được giám sát bằng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh.
Mặt khác trong thế giới hiện nya, hội nhập tài chính là điều kiện tien quyết để có thể
thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Muốn vậy những quy đinh và thể
chế của thị trường tài chính trong nước phải được xây dựng theo hướng có khả năng
tương thích với các chuẩn mực quốc tế.
(2) Tổ chức quản lý, giám sát hoạt động của thị trường tiền tệ
Nhà nước với vai trò điều hành và quản lý vĩ mô nền kinh tế phải tạo những điều
kiện cần thiết để thị trường tiền tệ phát triển bền vững, thực sự phát huy vai trị tích cực
của nó, cần thực hiện tổ chức quản lý và giám sát đối với các hoạt động xây dựng, vận
hành và phát triển của thị trường tiền tệ.
Chính phủ có vai trị quan trọng nhất trong điều hành vĩ mô đối với hoạt động của
thị trường tiề tệ và trong những tình thế khẩn cấp sử dụng cơng cụ chính sách can thiệp
trực tiếp nhằm điều tiết thị trường rất hiệu quả và thường áp dụng bao gồm thuế, lãi suất,
tín dụng, chi tiêu công cộng,...
Ngân hàng nhà nước thực hiện chức nằng quản lí về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng,
ngoại hối. Với mục tiêu cơ bản là thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, ổn định tiền tệ. Có
nhệm vụ quản lý, kiểm sốt hoạt đơng của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín
dụng theo đúng quuy định cua pháp luật, nhằm phát triển một hệ thống ngân hàng cũng
như các tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính có đủ năng lực cạnh tranh trong điều
kiện hội nhập.
Ngoài ra các bộ, ngành như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban Giám sát
tài chính Quốc gia, Thanh tra Chính phủ, Kiểm tốn Nhà nước,... đều có chức năng tham
mưu cho Chính phủ hoặc tham gia quản lý nhà nước , giám sát đối với thị trường tiền tệ.
Nhóm 17-đề tài 2
Trang 14
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Trường Đại học Ngoại Thương
Tiểu luận lý thuyết tài chính
(3) Hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường tiền tệ
Xuất phát từ vai trị của mình, địi hỏi nhà nước phải chủ động hỗ trợ cho sự phát
triển của thị trường tiền tệ trên một số mặt sau:
-
Nhà nước phải có các chính sách phù hợp để đa dạng hóa các cơng cụ của thị
trường tiền tệ, giúp nhà đầu tư có nhiều cơ hội lựa chọn cơng cụ phù hợp.
Bất kì thị trường nào muốn phát triển đều phải có hàng hóa đa dạng với số lượng lớn
đáp ứng được nhu cầu mua bán trên thị trường. Đối với thị trường tiền tệ, chủng loại và
công cụ trên thị trường quyết định mức độ phát triển của thị trường.
-
Hình thành và phát triển hệ thống trung gian tài chính.
Các trung gian t chính là những chủ thể chủ yếu tham gia thị trường tiền tệ. Với
những ưu thế về quy mơ hoạt động, tính chun nghiệp và các dịch vụ tài chính dặc thù,
các trung gian tài chính có khả năng khắc phục khá hiệu quả những hạn chế của kênh tài
chính trực tiếp, và do đó ngày càng có vai trị quan trọng trọng trong việc thu hút vốn và
lưu chuyển vốn trong nền kinh tế.
-
Tạo điều kiện vè cơ sở vật chất kĩ thuật và yếu tố con người, là một trong
những điều kiện quyết định để phát triển thị trường tiền tệ.
1.1.2.2.
Quản lý nhà nước đối với thị trường vốn và trọng tâm là thị trường
chứng khốn.
Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán ở các nước cho thấy, thị
trường chứng khoán ở các nước phát triển ra đời và hoạt động tự do nhiều năm trước khi
có sự quản lí về lĩnh vực này. Việc quản lý thị trường chứng khoán xuất hiện với mục
đích chống lại những hành vi thao túng, lừa đảo, chống lại sự lạm dụng trong hoạt động
chứng khốn. Cùng với sự phát triển với quy mơ ngày càng lớn và đa dạng, phức tạp của
thị trường chứng khóan thì phương thức, nội dung, chức năng của quản lý ngày càng được
hoàn thiện và phát triển.
Mục tiêu của quản lí nhà nước trong thị trường chứng khốn là hướng tới việc tạo
lập một thị trường công bằng, cơng khai, min bạch và hiệu quả:
Nhóm 17-đề tài 2
Trang 15
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Trường Đại học Ngoại Thương
-
Tiểu luận lý thuyết tài chính
Tính công bằng: được đảm bảo bằng các biện pháp chống độc quyền và bảo
vệ sự cạnh tranh lành mạnh trong thị trường kinh doanh chứng khoán, đầu tư chứng
khoán, đặc biệt là cơng bằng với các nhà đầu tư nhỏ.
-
Tính công khai: được đảm bảo bằng các biện pháp quản lí bắt buộc các đối
tượng tham gia thị trường cơng khai thơng tin của mình nhằm tránh các hoạt động lạm
dụng khơng lành mạnh.
-
Tính minh bạch: được đảm bảo bằng các hoạt động quản lý nhằm hạn chế
những rủi ro phát sinh từ những hoạt động không đúng đắn, rủi ro lây lan do mất lịng tin
của cơng chúng đầu tư.
-
Tính hiệu quả: cần phải được xem xét cả về khía cạnh tiết kiệm chi phí và
lợi ích thu được. Tính hiệu quả ti lệ thuận với kết quả và tỉ lệ nghịch với chi phí. Kết quả
được đánh giá chủ yếu được đánh giá thông qua việc thực hiện chức năng huy động vốn
dễ, rẻ, luân chuyển vốn, phân bổ và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lí...
Vai trò của các cơ quan nhà nước (Quốc hội, Chính phủ, bộ, ngành)
Vai trị của nhà nước với thị trường chứng khốn ln có hai chức năng chính: chức
năng ổn định thị trường và chức năng phát triển.
-
Ổn định thị trường: tạo lập một thị trường có kỉ luật, an tồn, trật tự, ít rủ ro,
nhà nước phải xác định được nên cho phép đối tượng nào tham gia thị trường, tiêu chuẩn
tham gia gồm những yếu tố gì, xác định phải quản lý cái gì và giám sát cái gì.
-
Chức năng phát triển: nhà nước phải tạo động lực thúc đẩy thị trường, các
chức năng này phải đươc áp dụng một cách đồng bộ và cụ thể hóa ở một số lĩnh vực sau:
+ Định hướng phát triển thị trường chứng khoán với từng bước đi cụ thể, thích hợp
với điều kiện văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội, dân trí và các điều kiện khác.
+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật hoàn chỉnh làm cơ sở hoạt động và
quản lí thị trường.
+ Xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy của thị trường chứng khoán như: cơ quan quản
lý nhà nước về thị trường chứng khoán, sổ giao dịch chứng khoán, cơ quan giao dịch
chứng khốn,...
Nhóm 17-đề tài 2
Trang 16
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Trường Đại học Ngoại Thương
Tiểu luận lý thuyết tài chính
+ Xây dựng sự phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân là thành viên tham gia thị trường
chứng khoán để tạo được sự thống nhất trong mọi hoạt động của trung tâm bưu ký chứng
khoán.
+ Thực hiện việc kiểm tra, giám sát của các tổ chức, các cá nhân là thành viên tha
gia thị trường chứng khoán để điều chỉnh, xử lý các hành vi sai phạm trên thị trường
chứng khoán như mua bán gian lận, đầu tư và những hoạt động tiêu cực trên thị trường.
Sự điều hành thị trường của Ủy ban Chứng khoán Quốc gia
Ủy ban Chứng khoán Quốc gia thực hiện chức ngăn quản lý nhà ước về chứng
khoán và thị trường chứng khoán; trực tiếp quản lý các hoạt động dịch vụ công thuộc lĩnh
vực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật với các nhiệm
vụ sau:
-
Quản lý đối với hoạt động phát hành chứng khoán
-
Quản lý đối với hoạt động niêm yết và đăng ký giao dịch
-
Quản lý đối với hoạt động giao dịch chứng khoán
-
Quản lý đối với hoạt động công bố thông tin
-
Quản lý đối với hoạt động đăng kí, lưu kí, bù trù và thanh toán giao dịch
chứng khoán
-
Quản lý đối với hoạt động kinh doanh và đầu tư chứng khoán
Thất bại thị trường
lựa chọn đối nghịch
Thơng tin bất cân
xứng
rủi ro đạo đức
Chi phí giao dịch cao
Thất bại thị trường
Sự bất ổn định mang
tính hệ thống
Nhóm 17-đề tài 2
Trang 17
Các rủi ro liên quan
LUAN VAN CHAT LUONG download
đến quá trình :tựadd
do
Trường Đại học Ngoại Thương
Tiểu luận lý thuyết tài chính
1.1.3. Quy mơ, diễn biến thị trường tài chính Việt Nam năm 2018
Trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động mạnh, kinh tế Việt Nam năm 2018 tiếp tục
đạt được tốc độ tăng trưởng GDP ấn tượng 7,08% mức tăng cao nhất trong 11 năm qua.
Có được kết quả này là sự đóng góp tích cực của thị trường tài chính (TTTC).
Năm 2018, quy mơ TTTC và hệ thống các định chế tài chính Việt Nam tiếp tục mở
rộng; Tốc độ tăng tổng tài sản của các định chế tài chính phi ngân hàng đã được cải thiện;
Cung ứng vốn của TTTC chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng vai trò cung ứng của
thị trường vốn, giảm dần áp lực tăng tín dụng từ khu vực ngân hàng. Tỷ trọng cung ứng
vốn từ thị trường vốn tính theo giá trị phát hành thực tế tăng gần 4 điểm % so với năm
2017.
Thị trường tiền tệ tương đối ổn định, tín dụng dù tăng trưởng chậm hơn so với 3
năm gần đây nhưng vẫn hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế và ổn định vĩ mô trong
năm 2018, tín dụng tăng trưởng trên 14%; Tỷ lệ tín dụng/GDP đạt khoảng 134%, tăng
khoảng 4,6% so với cuối năm 2017. Hệ số chênh lệch tín dụng/GDP cuối năm 2018 ước
đạt khoảng 10,7%, tăng 1,7 điểm % so với cùng kỳ năm 2017; Hệ số thâm dụng tín dụng
Nhóm 17-đề tài 2
Trang 18
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Trường Đại học Ngoại Thương
Tiểu luận lý thuyết tài chính
tiếp tục giảm mạnh, xuống mức 1,75 lần (năm 2016 là 2,8 lần, năm 2017 là 1,94 lần);
Thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) được đảm bảo, nguồn vốn huy động
toàn hệ thống ước tăng từ 14 - 15% (năm 2017 tăng 14,6%); Hệ số dư nợ trên vốn huy
động khoảng 87,5% (năm 2017 là 87,8%).
Nhìn lại thị trường trong năm 2018 cho thấy, trong nửa đầu năm, thanh khoản hệ
thống TCTD khá dồi dào do được hỗ trợ từ việc Ngân hàng Nhà nước mua vào lượng lớn
ngoại tệ. Tuy nhiên, từ cuối tháng 7/2018, thanh khoản kém dồi dào hơn; lãi suất qua đêm
bình quân VND tăng từ mức khoảng 1,53% trong 6 tháng đầu năm lên mức khoảng 3,5%
nửa cuối năm. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực từ phía tỷ giá và nhu cầu về vốn cuối năm
tăng cao.
Lãi suất bình quân năm 2018 đã tăng nhẹ. Theo đó, lãi suất tiền gửi bình quân tăng
từ 5,11% năm 2017 lên 5,25% năm 2018; Lãi suất cho vay bình quân năm 2018 đạt
khoảng 8,91% (năm 2017 là 8,86%). Lãi suất tăng chủ yếu do: (i) Kỳ vọng lạm phát tăng
trong bối cảnh giá hàng hóa thế giới biến động, cùng với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
(FED) tăng lãi suất và USD - Index tăng; (ii) Các TCTD cơ cấu lại nguồn vốn nhằm đảm
bảo các tỷ lệ an toàn trong năm 2019 như: Tỷ lệ vốn ngắn hạn, cho vay trung dài hạn
giảm xuống 40% và chuẩn bị tăng vốn cấp 2 theo Basel II.
Năm 2018, tỷ giá VND/USD cũng được điều chỉnh tăng nhẹ. Tỷ giá trung tâm tăng
khoảng 1,74% so với đầu năm, tỷ giá ngân hàng thương mại tăng 2,65% và tỷ giá thị
Nhóm 17-đề tài 2
Trang 19
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Trường Đại học Ngoại Thương
Tiểu luận lý thuyết tài chính
trường tự do tăng 2,46% so với đầu năm. Nguyên nhân là do: (i) Về yếu tố quốc tế, chỉ số
USD - Index tăng 4,26% so với đầu năm và tăng 8,56% so với mức đáy hồi tháng 2/2018;
(ii) Xét yếu tố cơ bản, tỷ giá vẫn chịu tác động từ phía lạm phát. Tuy nhiên, cân đối cung
cầu ngoại tệ trong nước khá ổn định, hỗ trợ tích cực cho tỷ giá.
Về thị trường vốn: Quy mô thị trường trái phiếu chính phủ đạt khoảng 27% GDP,
tương đương năm 2017. Thị trường cổ phiếu tăng trưởng mạnh về quy mô, với giá trị vốn
hóa thị trường cổ phiếu cuối năm 2018 ở mức trên 75% GDP (cuối năm 2017 là 70,2%
GDP). Chỉ số VN- Index trong năm 2018 giảm 10% do ảnh hưởng của các yếu tố bên
ngoài như FED tăng lãi suất và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Thị trường chứng khoán Việt Nam được FTSE Russell đưa vào danh sách theo dõi
nâng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp. Đây là bước đệm để MSCI đưa thị trường Việt
Nam vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi, giúp thu hút nguồn vốn
đầu tư gián tiếp nước ngồi.
Năm 2018 khối ngoại mua rịng khoảng 1,8 tỷ USD cổ phiếu trên sàn, tập trung vào
các giao dịch thỏa thuận lớn... Tổng giá trị danh mục đầu tư của khối ngoại đạt khoảng
35,3 tỷ USD, tăng 8,9% so với cuối năm 2017.
Đặc biệt trong 2018. Thị trường chứng khoán phái sinh bùng nổ: Số tài khoản
mở mới gấp 3 so với đầu năm
Thị trường chứng khoán phái sinh ra đời vào tháng 9/2017 nhưng phải đến giữa năm
2018 thị trường này mới bùng nổ cả về số lượng tài khoản mở mới và quy mô giao dịch.
Giá trị giao dịch bình quân đạt khoảng 9.400 tỷ đồng/phiên kể từ tháng 5/2018, cao nhất
là trên 16.000 tỷ đồng/phiên. Khối lượng vị thế mở OI (mua và nắm giữ qua phiên sau)
tăng liên tục kể từ tháng 4 và đạt 22.000 hợp đồng vào tháng 12/2018 cho thấy sức hấp
dẫn và sự quan tâm của nhà đầu tư đối với TTCKPS ngày càng tăng lên.
Nhóm 17-đề tài 2
Trang 20
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Trường Đại học Ngoại Thương
Tiểu luận lý thuyết tài chính
Tại thời điểm cuối tháng 11, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh đạt 54.773 tài
khoản, gấp 3,2 lần so với thời điểm cuối năm 2017. Có thời điểm thanh khoản trên thị
trường phái sinh đạt hơn 14.000 tỷ đồng quy mô giao dịch (tương đương mức giao dịch
thật một phiên hơn 1.400 tỷ đồng). Các diễn biến trên thị trường phái sinh đã tác động
đáng kể đến thị trường cơ sở.
Nhóm 17-đề tài 2
Trang 21
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Trường Đại học Ngoại Thương
Tiểu luận lý thuyết tài chính
Cơng tác xử lý nợ xấu của khu vực ngân hàng có nhiều chuyển biến tích cực. Theo
báo cáo từ các TCTD, tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ từ mức 2,5% năm 2017 xuống 2,4% năm
2018. Hoạt động xử lý nợ xấu được đẩy nhanh hơn, chủ yếu sử dụng nguồn dự phịng rủi
ro tín dụng và thu nợ từ khách hàng. Giá trị nợ xấu xử lý trong năm 2018 tăng gần 30% so
với năm 2017 (không bao gồm nợ bán cho VAMC).
Trong đó, sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng chiếm khoảng 59,8%; thu nợ từ khách
hàng chiếm khoảng 33,2%; phát mại tài sản chiếm khoảng 3%, còn lại là bằng các hình
thức xử lý khác. Đây là những yếu tố tích cực để hệ thống TCTD tiếp tục đẩy mạnh xử lý
nợ xấu trong năm 2019.
Kết quả kinh doanh của các TCTD cũng tăng trưởng khá. Lợi nhuận sau thuế của
các TCTD năm 2018 ước tăng khoảng 40% so với năm 2017 (năm 2017 tăng 52,3%). Tỷ
suất lợi nhuận ròng trên tài sản ước đạt 0,9% (năm 2017 là 0,73%), tỷ suất lợi nhuận ròng
trên vốn chủ sở hữu ước đạt 13,6% (năm 2017 là 11,22%). Hoạt động kinh doanh của các
TCTD cũng đem lại những kết quả tích cực. Xu hướng mở rộng hoạt động ngân hàng số,
các phương thức thanh toán mới giúp tăng chất lượng dịch vụ, góp phần thúc đẩy lợi
nhuận ngân hàng.
Nhóm 17-đề tài 2
Trang 22
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Trường Đại học Ngoại Thương
Tiểu luận lý thuyết tài chính
Hoạt động của hệ thống các cơng ty chứng khốn cũng đã khởi sắc hơn so với năm
2017, cụ thể: Tổng tài sản hệ thống cơng ty chứng khốn tăng khoảng 20,3%. Tổng vốn
chủ sở hữu tăng khoảng 22,8%. Tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính tăng từ 38,7% lên
42,3% trong tổng tài sản, phần tăng thêm chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn. Tổng lợi nhuận
sau thuế của hệ thống cơng ty chứng khốn tăng 15,3% so với năm 2017. Lãi từ các hoạt
động cho vay margin và mơi giới chứng khốn chiếm 50% (năm 2017 là 46,6%), lãi từ
hoạt động đầu tư tài chính chiếm 37,5% (năm 2017 là 39,2%).
Hoạt động của các doanh nghiệp (DN) bảo hiểm tăng trưởng khả quan, tổng doanh
thu phí bảo hiểm tăng 25,8% so với năm 2017. Tăng trưởng doanh thu phí được đóng góp
tích cực từ kênh bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng. Tổng tài sản của các DN bảo hiểm
tăng 19,4% so với năm 2017, cơ cấu tài sản lành mạnh chủ yếu là đầu tư vào trái phiếu
chính phủ và tiền gửi tại các TCTD.
Năm 2018, nền tảng tài chính của Việt Nam tiếp tục được củng cố, hỗ trợ tăng
trưởng kinh tế. Cung ứng vốn của thị trường tài chính năm 2018 chuyển biến tích cực
theo hướng giảm dần sự phụ thuộc vào khu vực ngân hàng và gia tăng vai trị của thị
trường vốn.
Nhóm 17-đề tài 2
Trang 23
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Trường Đại học Ngoại Thương
Tiểu luận lý thuyết tài chính
Cung ứng vốn từ khu vực ngân hàng giảm nhưng hiệu quả và chất lượng hơn. Thanh
khoản hệ thống được đảm bảo, lãi suất và tỷ giá ổn định.
Thị trường chứng khốn tăng trưởng vượt bậc về quy mơ với mức vốn hóa thị
trường đạt 75% GDP, vượt chỉ tiêu đề ra của năm 2020.
Hệ thống tài chính năm 2018 được cải thiện
Theo ơng Nguyễn Văn Thùy, Phó Trưởng ban Ban Nghiên cứu và Điều phối chính
sách giám sát của UBGSTCQG cho biết, trong năm 2018, quy mô tổng tài sản của các
định chế tài chính Việt Nam ước đạt 203% GDP, tăng 11,5% (năm 2017 tăng 17,5%).
Trong đó, tỷ trọng tài sản của các Tổ chức tín dụng chiếm tới 95,5% (năm 2017
chiếm 96,1%), các doanh nghiệp bảo hiểm chiếm 3,4%, các cơng ty chứng khốn và các
cơng ty quản lý quỹ chiếm 1,1%.
Trong năm qua, tổng tài sản của hệ thống tổ chức tín dụng tăng khoảng 11,5% so
với năm 2017.
Trong đó, tổng tín dụng ước tăng khoảng 14-15% (năm 2017 tăng 17,6%). Đây là
mức tăng trưởng thấp nhất trong 3 năm gần đây nhưng phù hợp với mục tiêu kiểm soát
lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Đối với các cơng ty chứng khốn, tổng tài sản của hệ thống cơng ty chứng khốn
tăng khoảng 20,3% so với năm 2017, tổng vốn chủ sở hữu tăng 22,8%, tỷ lệ vốn khả dụng
bình quân theo báo cáo khoảng 409,7% (cuối năm 2017 là 413,4%).
Còn với các doanh nghiệp bảo hiểm, tổng tài sản của các doanh nghiệp này tăng
19,4%, tỷ lệ khả năng thanh tốn bình qn của hệ thống doanh nghiệp bảo hiểm đạt
239% (cuối năm 2017 đạt 237%), cao hơn mức 100% theo quy định.
Vai trò vốn đối ứng của thị trường vốn cho nền kinh tế gia tăng, giảm gánh nặng cho
tín dụng ngân hàng. Cụ thể, tỷ trọng cung ứng vốn từ thị trường vốn cho nền kinh tế tính
theo giá trị phát hành thực tế trong năm 2018 chiếm 14% tổng cung ứng vốn (năm 2017
chiếm 10,2%).
Nhóm 17-đề tài 2
Trang 24
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Trường Đại học Ngoại Thương
Tiểu luận lý thuyết tài chính
Nếu tính theo giá trị vốn hóa thị trường thì tỷ trọng cung ứng vốn danh nghĩa từ thị
trường vốn chiếm khoảng 36,9% tổng cung ứng vốn (năm 2017 chiếm 36,7%).
Chất lượng tài sản của hệ thống định chế tài chính được cải thiện. Tỷ lệ nợ xấu của
hệ thống định chế tài chính năm 2018 cịn khoảng 2,4% (năm 2017 ở mức 2,5%).
Trong đó: tỷ lệ nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng ở mức 2,4%; tỷ lệ nợ q hạn
của các cơng ty chứng khốn và cơng ty quản lý quỹ là 4,7%; tỷ lệ các khoản phải thu khó
địi của các doanh nghiệp bảo hiểm là 6,4%.
Những tín hiệu trên đã góp phần giúp cải thiện khả năng sinh lời của hệ thống định
chế tài chính.
Thống kê của UBGSTCQG đưa ra cho thấy, tổng lợi nhuận sau thuế của các định
chế tài chính ước tăng 33% so với năm 2017, trong đó lợi nhuận của các Tổ chức tín dụng
ước tăng 40% so với năm 2017, lợi nhuận của cơng ty chứng khốn và cơng ty quản lý
quỹ tăng 18,1% so với năm 2017.
Ông Trương Văn Phước, Quyền Chủ tịch UBGSTCQG cho rằng, sức khỏe thị
trường tài chính Việt Nam cải thiện thể hiện kết quả tất yếu từ quá trình tái cơ cấu hệ
thống ngân hàng giai đoạn 1 và sự phục hồi của nền kinh tế...
Xét riêng thị trường vốn Việt Nam: Giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt
khoảng 75% GDP
Theo Báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2018 của Ủy ban Giám sát tài
chính quốc gia, năm 2018, thị trường cổ phiếu Việt Nam tăng trưởng vượt bậc về quy mơ.
Ước đến ngày 31/12/2018, giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 75% GDP, so
với mức 70,2% GDP của cuối năm 2017. Dù cuối 2018, chỉ số VN-Index dự báo giảm
5,5% so với cuối 2017, song các yếu tố vĩ mô trong nước ổn định, kinh tế tăng trưởng cao
và lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết tăng trưởng vẫn giữ vai trò hỗ trợ cho thị trường.
Cũng theo nhận định của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, trong năm 2018, dịng
vốn ngoại vào thị trường chứng khốn Việt Nam tích cực. Khối ngoại mua rịng khoảng
Nhóm 17-đề tài 2
Trang 25
LUAN VAN CHAT LUONG download : add