Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

(Tiểu luận FTU) sự phát triển của singapore dưới thời thủ tướng lý quang diệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.13 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN KINH TẾ PHÁT TRIỂN

SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA
SINGAPORE DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG LÝ
QUANG DIỆU
Giảng viên hướng dẫn

Ths. Hoàng Bảo Trâm

Lớp

KTE406(2-1516).1

Sinh viên thực hiện

Hà Thị Nguyệt Minh

1414410153

Hoàng Thị Lan Anh

 1414410020

Lê Thu Trang

1414410244

Phạm Thị Thanh Thảo



1411420049

Nguyễn Thị Phương Hoa

1411410092

Phạm Thị Thủy

 1414420050

Lương Thị Chang

1411410027

Lương Thị Cúc

1411410037

Lê Thảo Nguyên

1411410170

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


KINH TẾ PHÁT TRIÊN - NHÓM 6

KTE406(2-1516).1


Hà Nội, 5/1016

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................................2
NỘI DUNG........................................................................................................................ 3
PHẦN 1. SINGAPORE TRƯỚC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN THẦN KỲ...................3
1.1.

Hồn cảnh lịch sử..............................................................................................3

1.2.

Tình hình kinh tế...............................................................................................4

PHẦN 2. SINGAPORE VÀ GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN THẦN KỲ...........................4
2.1.

Bối cảnh thế giới có ảnh hưởng tới các chính sách của Singapore...................4

2.2.

Các yếu tố làm nên sự phát triển thần kì của Singapore...................................6

2.2.1. Chính sách kinh tế hiệu quả...........................................................................6
2.2.2. Các chính sách xã hội, con người và môi trường..........................................14
PHẦN 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.............................................18
3.1.

Mối liên hệ giữa Việt Nam và Singapore........................................................18


3.2

Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.....................................................19

3.2.1. Bài học về chính sách kinh tế.......................................................................19
3.3.2. Bài học về các chính sách xã hội, con người và mơi trường.........................21
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................26

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


KINH TẾ PHÁT TRIÊN - NHÓM 6

KTE406(2-1516).1

LỜI NÓI ĐẦU
Câu chuyện "lột xác" của Singapore luôn được xem như một kinh nghiệm điển hình về sự
phát triển thành cơng của một quốc gia trong thế kỷ 20. Một đất nước non trẻ, nhưng đã
sớm vươn lên thành “con rồng châu Á” chỉ sau 50 năm “lột xác” đầy ngoạn mục khiến cả
thế giới phải trầm trồ thán phục. Để tạo nên được thành cơng đáng khâm phục này có lẽ
trước hết dựa vào tinh thần dân tộc, sự hăng say lao động và cầu tiến của người dân đảo
quốc sư tử, bên cạnh đó là đóng góp vơ cùng to lớn của “Cha đẻ của đất nước Singapore”
Lý Quang Diệu là người có cơng biến “chấm nhỏ màu đỏ thành một trung tâm tài chính
hàng đầu thế giới”. Ơng với câu nói đã khiến bao con người phải cúi mình nể phục
“Singapore luôn là mối quan tâm đến tận cuối đời tôi. Sao tôi lại không muốn Singapore
tiếp tục thành công? Tôi không hối hận. Tôi đã dành phần lớn cuộc đời mình để xây dựng

đất nước này. Khơng có gì quan trọng hơn thế". Và trong đoàn tàu phát triển vượt bậc ấy
có thể đánh giá khách quan rằng toa tàu kinh tế là toa tàu dẫn đầu, tạo động lực và tiền đề
cho các ngành khác. Singapore là một ví dụ điển hình cho những quốc gia đột phát này.
Vậy họ đã chọn con đường tăng trưởng kinh tế nào để có được những thành cơng như
ngày hơm nay? Những đặc điểm, yếu tố nào đã giúp họ có thể vượt qua khó khăn và
khẳng định nền kinh tế như vậy? Vì vậy nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “ Sự phát
triển của Singapore dưới thời thủ tướng Lý Quang Diệu”.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và góp ý chân thành từ giáo viên bộ
mơn – ThS.Hồng Bảo Trâm đã góp phần giúp bọn em hồn thiện bài tập nhóm của
mình. Tuy đã cố gắng hết mình nhưng vẫn khó có thể tránh được các thiếu sót và nhầm
lẫn, vì vậy bọn em rất mong nhận được thêm sự góp ý từ cô và các bạn. Chúng em xin
cảm ơn!

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


KINH TẾ PHÁT TRIÊN - NHÓM 6

KTE406(2-1516).1

NỘI DUNG
PHẦN 1. SINGAPORE TRƯỚC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
THẦN KỲ
1.1.

Hoàn cảnh lịch sử
Singapore từng là thuộc địa của Anh từ năm 1826 đến năm 1946 nước này giành


được tư cách là một nước độc lập nhưng vẫn nằm trong Khối liên hiệp Anh. Sau đó người
Anh đã dần nhượng bộ phần lớn các hoạt động cai trị thuộc địa từng được áp đặt ở
Singapore. Năm 1954, ông Lý Quang Diệu, một luật sư trẻ tốt nghiệp ở Anh đã tham gia
sáng lập ra Đảng Nhân dân hành động (PAP) của Singapore và chỉ 5 năm sau đó Đảng
này đã giành được thắng lợi trong bầu cử. Năm 1959, ông Lý Quang Diệu – Tổng bí thư
Đảng PAP khi đó mới 36 tuổi đã trở thành vị Thủ tướng người Singapore đầu tiên của
nước Singapore độc lập nằm trong khối liên hiệp Anh.
Năm 1963, chính phủ của Đảng Nhân dân hành động cảm thấy sẽ khó khăn để
Singapore tồn tại như một quốc gia do nước này thiếu tài nguyên thiên nhiên và đối diện
với suy giảm trung chuyển mậu dịch đồng thời dân số tăng trưởng đòi hỏi đáp ứng đủ
việc làm. Do vậy ngày 16-9 Singapore hợp nhất với các cựu lãnh thổ khác của Anh quốc
tạo thành Liên bang Malaysia.
Bất bình ngày càng leo thang đã dẫn đến cuộc bạo động chủng tộc diễn ra quy mô
vào năm 1964. Nhận thấy không còn cách nào khác để ngăn đổ máu thêm, ngày 9-81965, Thủ tướng Malaysia quyết định trục xuất Singapore ra khỏi liên bang với số phiếu
ủng hộ tuyệt đối. Ngay sau đó, Nghị viện Singapore thơng qua Đạo luật Độc lập nước
cộng hòa Singapore, kiến lập một nước cộng hòa độc lập, có chủ quyền. Ồng Lý Quang
Diệu, Tổng bí thư Đảng PAP đã làm Thủ tướng Singapore suốt 32 năm 1959-1990.

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


KINH TẾ PHÁT TRIÊN - NHĨM 6

1.2.

KTE406(2-1516).1

Tình hình kinh tế

Khi mới giành độc lập, Singapore gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều nhận xét

dành cho Singapore lúc này cho rằng tương lai của đất nước này không mấy hứa hẹn.
Thứ nhất, diện tích của Singapore khá nhỏ và tài ngun thiên nhiên thì nghèo
nàn, thậm chí cịn khơng có đủ nước ngọt cho sinh hoạt hay nông nghiệp. Dân số thời
điểm này là ít, khoảng 1,6 triệu người, nhưng tốc độ gia tăng dân số lại khá nhanh dẫn
đến sự lo ngại về nguy cơ thiếu việc làm trầm trọng. Cách duy nhất Chính phủ có thể làm
để kìm chế nạn thất nghiệp lúc này là phát triển ngành công nghiệp.
Thứ hai, nền kinh tế Singapore giai đoạn này phụ thuộc nhiều vào thương mại
trung chuyển do có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương quốc tế, điều này làm cho việc
sản xuất không phát triển được. Hơn nữa, vốn dành cho các ngành sản xuất còn rất hạn
chế do đất nước mới trải qua một cuộc xung đột kinh tế, sắc tộc, địi hỏi phải có chính
sách để huy động nguồn vốn từ nước ngồi.
Singapore thời bấy giờ khơng có nguồn lực kinh tế nào ngồi con người. Thế
nhưng trình độ, kiến thức thực tế mặt bằng chung của lao động hạn chế lại là một khó
khăn lớn.
Tuy nhiên, Singapore cũng có một số thuận lợi nhất định để xây dựng nền kinh tế
tăng trưởng và phát triển. Đó chính là di sản thuộc địa mà người Anh để lại cho đất nước
này: tiếng Anh – ngơn ngữ quốc tế, một số cơng trình kiến trúc khá hiện đại, hệ thống
giao thông phục vụ cho vận chuyển hàng hóa. Vậy Singapore đã làm thế nào tận dụng
những thuận lợi này để khắc phục hàng loạt khó khăn, thách thức tại thời điểm “bị buộc”
phải độc lập, vươn lên thành một “con rồng” châu Á về kinh tế chỉ trong nửa thế kỷ ?

PHẦN 2. SINGAPORE VÀ GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
THẦN KỲ
2.1.
-

Bối cảnh thế giới có ảnh hưởng tới các chính sách của Singapore
Cách mạng Văn hóa Trung Quốc nổ ra

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


KINH TẾ PHÁT TRIÊN - NHÓM 6

KTE406(2-1516).1

Nếu như vào những thập kỷ 1960 và 1970 những thành phần ưu tú của Singapore
đang hoang mang về cá tính của đất nước họ - Họ chỉ đơn thuần là những kiều bào người
Hoa hay là một bộ phận chính thức của khu vực?- thì vào thập kỷ 1980 họ đã tự tin hơn
rất nhiều vào một tương lai của Singapore trong khu vực các nước ASEAN từ sau khi
cách mạng Văn hóa Trung Quốc (tháng 5 năm 1966) nổ ra. Singapore thu hút được vốn
đầu tư của nước ngồi và nhanh chóng trở thành một xưởng gia cơng lớn. Có rất nhiều
quốc gia đã đi theo con đường này, tuy nhiên, hầu hết đều thất bại khi thiếu đi một bước
bứt phá, đủ lực đưa quốc gia cất cánh mà chỉ kẹt mãi ở phận gia công. Và đến thập niên
1990 họ còn tự tin hơn nữa vào khả năng gia tăng sự phồn vinh trong một nền kinh tế
ngày càng mở rộng tồn cầu và trong một vùng Đơng Nam Á ngày càng phát triển vững
mạnh.
Trong thời gian này, cùng với tiếng Hoa, chọn tiếng Anh là quốc ngữ, Thủ tướng
Lý Quang Diệu đã từng nói: “Thốt Á nhập Âu” là thốt khỏi vịng kiểm tỏa của nền văn
hóa tiểu nơng, cổ hủ lạc hậu, nặng về hình thức bên ngồi của các nước châu Á mà Trung
Quốc là điển hình. Do đó, sau cuộc cách mạng Văn hóa của Trung Quốc, Singapore đã
nhận thấy được những cơ hội học theo nền văn minh phương Tây và hội nhập vào thế
giới bên ngồi. Đó là việc Chính phủ tạo các cơ chế mở: khu mậu dịch tự do, thị trường
tự do, xây dựng cơ chế về thuế, về dịch vụ ngân hàng thơng thống để thu hút đầu tư.
Damian Chan, giám đốc khu vực châu Mỹ tại Hội đồng Phát triển Kinh tế Singapore cho
rằng sự thành cơng của nước này có nền tảng từ sự mở cửa đối với các doanh nghiệp.
-


 

Giai đoạn “cú sốc Nixon” năm 1971

Khi đó giá USD rớt xuống mức thấp nhất kể từ Thế chiến thứ hai, buộc Mỹ phải
đơn phương phá giá USD và đình chỉ khả năng quy đổi ra vàng. Giữa bối cảnh đó, ơng
Lý đã chớp lấy cơ hội này để biến Singapore trở thành một trung tâm khu vực về giao
dịch ngoại hối để hướng tới xây dựng “Thị trường đô la châu Á”.

-

 Khủng hoảng dầu mỏ ở Châu Á năm 1973
5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


KINH TẾ PHÁT TRIÊN - NHĨM 6

   

KTE406(2-1516).1

 Tình hình khu vực Đơng Nam Á có nhiều diễn biến phức tạp nhưng ông Lý

Quang Diệu đã thể hiện tầm nhìn của mình với “canh bạc’’ 1 tỷ SGD vào năm 1975 để
xây dựng sân bay Changi. Hơn nữa, với cái nhìn nhận mới mẻ và nhanh nhạy giữa bối
cảnh đó là cơ sở của các chính sách nâng cấp cơ sở hạ tầng, chính sách thuế thấp để thu
hút vốn đầu tư tài chính quốc tế và nguồn nhân lực đẳng cấp thế giới.

-

Singapore sau khi tách ra khỏi Malaysia
Tầm nhìn xuất chúng của ông Lý được thể hiện ở sự thừa nhận từ rất sớm rằng,

Singapore, sau khi tách khỏi liên bang Malaysia năm 1965, phải có cái nhìn vượt ra khỏi
các nước láng giềng và xuất khẩu những mặt hàng chất lượng cao sang các nền kinh tế
phương Tây và Nhật Bản vì khi đó các nước láng giềng vốn đang có giá lao động rẻ hơn
nên cần tìm một thị trường rộng lớn và đang có nhu cầu. Và khi đó Nhật Bản trong thời
kỳ tăng trưởng cao kéo dài cho đến  những năm đầu 1970  nên nhu cầu của họ là lớn và
đây là một thị trường tiềm năng.
Như vậy, với cái nhìn nhạy bén trước diễn biến thế giới, thủ tướng Lý Quang Diệu
đã nhìn ra được những cơ hôi và thời cơ to lớn dẫn đến sự phát triển thần kỳ của
Singapore trong giai đoạn này.
2.2.

Các yếu tố làm nên sự phát triển thần kì của Singapore
2.2.1. Chính sách kinh tế hiệu quả

a. Các chính sách
Quá trình chuyển mình của Singapore là tập hợp những chiến lược đột phá, chưa
từng có trong lịch sử. Điển hình như việc Lý Quang Diệu thẳng thừng từ chối những
khoản viện trợ nước ngồi để kích thích ý chí của nhân dân.“Thế giới không ai nợ nần
chúng ta. Chúng ta không thể cầm bát đi ăn mày để sống". Thay vì nhận sự hỗ trợ, chính
phủ Singapore tận dụng những tài sản mà quân Anh để lại, biến chúng thành khu công
nghiệp, điểm du lịch, bỏ qua các nước châu Á láng giềng để mời gọi đầu tư từ phương

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



KINH TẾ PHÁT TRIÊN - NHÓM 6

KTE406(2-1516).1

Tây. Tinh thần tự lực ấy là một trong những yếu tố tạo nên thành cơng của nền kinh tế
Singapore.
Chính sách thuế thân thiện - đòn bẩy thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngồi
Một trong những dấu ấn quan trọng nhất mà ơng đã làm để phát triển kinh tế là
thành lập Ban Phát triển Kinh tế (EDB) ngay từ năm 1961, với mục đích tạo lập nên các
chính sách kinh tế quốc gia. Ban đầu, EDB tập trung vào ngành công nghiệp sản xuất, thu
hút vốn đầu tư. Nhiều tập đồn cơng nghiệp được thành lập. Đi kèm theo đó là chính sách
thuế hấp dẫn được xem là “đơn giản và thân thiện với nhà đầu tư” cùng với chi phí hoạt
động thấp, mơi trường nhân cơng nói tiếng Anh là một điểm mạnh giúp quốc gia này
thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngồi. Chính phủ Singapoore đã ban
hành chính sách ưu đãi thuế cạnh tranh cho các nhà đầu tư nước ngoài khiến quốc gia này
trở thành một trong những thiên đường thuế quan cho các nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể
mức thuế doanh nghiệp cao nhất chỉ là 17%, đây là mức thuế thấp nhất thế giới. Bên cạnh
đó, Singapore đã ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần (DTA) với hơn 70 quốc gia trên
thế giới, góp phần giảm gánh nặng thuế cho doanh nghiệp nước ngoài. Mạng lưới DTA
mở rộng cùng chính sách thuế hiệu quả giúp cho nguồn lực được tái đầu tư trong nền
kinh tế Singapore.
Chính sách thương mại tự do – phục hồi và tăng trưởng nền kinh tế nhờ xuất
khẩu
Sau những ngành mũi nhọn ban đầu là công nghiệp, sản xuất, EDB cũng tập trung
phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ nhờ sự phát triển của bến cảng và thương mại.
Trải qua nhiều thời kì phát triển, ngành sản xuất cũng chuyển dịch từ hàm lượng kỹ thuật
thấp đến cao, như chất bán dẫn điện tử. Ngày nay, EDB tập trung vào các chính sách phát
triển công nghiệp sáng tạo, hàm lượng chất xám cao bao gồm công nghệ nano y sinh và

công nghệ sạch. Cơ quan này hiện quản lý 21 văn phòng ở 12 quốc gia, trong đó có 6 văn
phịng ở Mỹ. Các khoản đầu tư và những ngành công nghiệp do EDB giám sát hiện đóng
góp 40% GDP của cả nước.
Trước tình hình khó khăn của đất nước, Thủ tướng Lý Quang Diệu đã nhìn thấy
con đường ơng sẽ đưa Singapore đi lên, ông xác định phải làm giàu bằng cách xuất khẩu
7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


KINH TẾ PHÁT TRIÊN - NHÓM 6

KTE406(2-1516).1

những sản phẩm cao cấp cho nước giàu ở phương Tây và Nhật Bản. Ông đã kêu gọi các
nhà đầu tư phát triển Singapore từ một công xưởng sản xuất khổng lồ thành một nền cơng
nghiệp cơng nghệ cao. Đã có nhiều đất nước lựa chọn đi theo con đường này nhưng
không thành công.
Các chính sách tự do thương mại đã tạo điều kiện thuận lợi cho đất nước trở thành
một trung tâm buôn bán trung chuyển với quy mô hoạt động rất sầm uất. Liên minh kinh
tế và chính trị với với Malaysia đã làm gia tăng gấp hai lần quy mô thị trường, tính theo
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Chính sách tập trung vào phát triển cơng nghiệp chế biến thay vì xuất khẩu sản
phẩm thô
Trong suốt những năm 1967 – 1973, Singapore đã ủng hộ cho việc cơng nghiệp
hóa hướng về xuất khẩu bằng cách tập trung vào sản xuất các sản phẩm gia cơng và có
giá trị thấp như dệt may, bàn ghế, sửa chữa tàu. Tiếp đó, tăng vốn với sự đầu tư vào cơng
nghệ lọc dầu và hóa chất. Việc gia tăng nhanh chóng nguồn vốn vật chất của Singapore
tạo nguồn vốn bổ sung dồi dào hàng năm.
Singapore đã thu hút được hai đại gia dầu lửa của thế giới là Shell và Essco đến

xây dựng nhà máy lọc dầu. Đến giữa năm 1970, Singapore trở thành trung tâm lọc dầu
lớn thứ ba thế giới. Dầu mỏ xuất khẩu của nước này là dầu đã được tinh chế thành các
sản phẩm và dẫn xuất của dầu, xuất khẩu với giá thành cao.
Chính sách tiền tệhiệu quả
Singapore đã theo đuổi chính sách tiền tệ tỷ giá mục tiêu ngay từ những ngày đầu
thành lập. Khi theo đuổi một khuôn khổ điều hành có sự kiểm sốt tỷ giá, thay vì việc lựa
chọn một cơ chế điều hành tỷ giá cố định cứng nhắc như một số quốc gia từng lựa chọn
(như trường hợp của Thái Lan trong những thập kỷ 1980 – 1990), cơ chế điều hành tỷ giá
của Singapore vẫn đảm bảo một mức độ linh hoạt nhất định. Tuy nhiên, kể từ năm 1981,
MAS hoàn toàn chuyển sang điều hành chính sách tiền tệ theo đuổi mục tiêu trung gian là
kiểm soát tỷ giá hối đoái, thay vì sử dụng chính sách cung tiền mục tiêu hay lãi suất mục
8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


KINH TẾ PHÁT TRIÊN - NHÓM 6

KTE406(2-1516).1

tiêu. Việc chuyển đổi này được dựa trên cơ sở tỷ giá hối đoái là một công cụ chống lạm
phát hiệu quả nhất tại một quốc gia có nền kinh tế nhỏ và mở cửa như Singapore (tại
Singapore, tổng giá trị xuất nhập khẩu chiếm hơn 100% GDP và quốc gia này cũng
không áp dụng bất kỳ biện pháp kiểm sốt vốn nào). Cơng cụ tỷ giá đã đáp ứng được hai
yêu cầu cơ bản để trở thành một cơng cụ điều hành chính sách tiền tệ tốt, đó là thứ nhất
nó có mối liên hệ chặt chẽ với giá cả và thứ hai MAS ( Ngân hàng trung ương) có thể dễ
dàng kiểm sốt được cơng cụ này (thơng qua các can thiệp trên thị trường ngoại hối). Đến
năm 1985 đầu tư quốc nội của Singapore đã vượt quá dự trữ quốc gia. Tài khoản vãng lai
của cán cân thanh toán ở mức thâm hụt ngân sách. Nguồn vốn tài chính từ nước ngoài đổ
vào đã bổ sung vào dự trữ quốc nội với mục đích tài trợ cho đầu tư quốc nội. Nguồn vốn

chảy vào đó được thực hiện chủ yếu theo hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngồi của các
tập đoàn đa quốc gia.
Singapore chủ trương mở cửa thị trường và hòa nhập nguồn vốn cũng như hoạt
động thương mại vào nền kinh tế tồn cầu thơng qua việc chào đón FDI ngay cả khi mà
nó bị từ chối ở quốc gia khác. FDI đạt gần 30% tổng vốn cố định gộp của Singapore
trong những năm 1985 – 1989.
Chính sách vĩ mơ dài hạn, hợp lí của Chính phủ
Chiến lược kinh tế dài hạn của Singapore và các chính sách liên tục được cải thiện
để thích ứng với thay đổi, thách thức và ưu tiên theo thời gian. Hiện nay, có những biện
pháp tập trung tại chỗ để phát triển Singapore như là một trung tâm tài chính tầm cỡ thế
giới. Ví dụ, MAS đã tự do hóa các ngành công nghiệp ngân hàng và bảo hiểm trong nước
với sự tham gia lớn hơn của nước ngoài. Các sáng kiến khác nhau cũng đã được thực hiện
để cung cấp cho các nhà quản lý quỹ hội tiếp cận với nguồn vốn trong nước, phát triển thị
trường nợ và đại tu quản trị doanh nghiệp.
Hay những biện pháp vĩ mô mà Singapore đã và đang áp dụng có thể kể đến như
luôn giữ cho mức lạm phát ở mức thấp, tỷ giá hối đoái thực cạnh tranh, lãi suất thực ở
mức dương, chính sách tài khóa ổn định và chế độ cán cân thanh tốn ln ở mức cân
bằng, việc áp dụng thành cơng những chính sách vĩ mơ này đó là Singapore hiện giờ
9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


KINH TẾ PHÁT TRIÊN - NHÓM 6

KTE406(2-1516).1

đứng thứ tư trên thế giới với ngành kinh doanh tài chính và quản lý tài sản có giá trị trên
1000 tỷ USD và cũng là một trong những trung tâm ngoại hối lớn nhất.
Một trong những điểm khác biệt nổi bật về chính sách kinh tế là sự can thiệp ở

mức độ cao của chính phủ trong nền kinh tế Singapore khi so sánh với việc đề cao vai trò
của thị trường và tư nhân ở các nước phát triển phương Tây. Sự can thiệp của chính phủ
Singapore đối với nền kinh tế tập trung vào 3 lĩnh vực trọng tâm bao gồm: điều tiết thị
trường lao động, chú trọng đầu tư giáo duc và đào tạo, nâng cao mức tiết kiệm trong nền
kinh tế. Về điều tiết thị trường lao động, Singapore không ngừng đưa ra các hoạt động
thu hút vốn đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất. Điều này đã tạo cho nền kinh tế một khu
vực việc làm ổn đinh cho lao động phổ thông cũng như giải quyết trình trạng thất nghiệp.
Ngồi ra chính phủ cịn tăng cường tiết kiệm: bao gồm tiết kiệm về mặt không gian, tiết
kiệm nước, tiết kiệm chất xám con người, duy trì tài khoản ổn định cho quốc gia.
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại và hiệu quả được xem là một nền tảng quan
trọng cho sự thành công của nền kinh tế Singapore. Hệ thống cơ sở hạ tầng gồm có cảng
biển, sân bay, bưu chính viễn thơng, đường xá, và các tiện ích khác. Một ví dụ điển hình
về thành quả của chính sách này là sân bay Changi của Singapore trở thành trạm trung
chuyển quan trọng và hiện đại bậc nhất ở châu Á Thái Bình Dương, biến Singapore thành
trung tâm vận tải và dịch vụ tài chính lớn với một trong những bến cảng tấp nập nhất thế
giới. So sánh thu nhập bình quân đầu người (GDP per capita) của Singapore và Malaysia,
một quốc gia láng giềng mà Singapore đã từng là một phần trong đó trước khi tuyên bố
độc lập vào năm 1965 chúng ta sẽ thấy sự thay đổi ngoạn mục của đảo quốc sư tử.
Trong giai đoạn ơng Lý Quang Diệu chính thức nắm quyền với vai trò thủ tướng
từ năm 1959 đến năm 1990, thu nhập bình quân đầu người của Singapore tăng khoảng 29
lần từ 435 USD lên khoảng 12.700 USD. Trong khi đó quốc gia láng giềng Malaysia chỉ
đạt mức tăng từ 230 USD đến khoảng 2.400 USD với mức tăng chỉ khoảng 10 lần.
b. Các thành tựu đạt được

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


KINH TẾ PHÁT TRIÊN - NHÓM 6


KTE406(2-1516).1

Dưới “bàn tay ma thuật” của kiến trúc sư trưởng Lý Quang Diệu, công trình kinh
tế có sự phát triển thần kỳ nhất lịch sử nhân loại. Kỳ tích này thậm chí được 2 cường
quốc kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc nhiều lần bày tỏ sự thán phục, cũng
như ghen tị. 
 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Trong giai đoạn ông Lý Quang Diệu chính thức nắm quyền với vai trò thủ tướng
từ năm 1959 đến năm 1990, thu nhập bình quân đầu người của Singapore tăng khoảng 29
lần từ 435 USD lên khoảng 12.700 USD. Trong khi đó quốc gia láng giềng Malaysia chỉ
đạt mức tăng từ 230 USD đến khoảng 2.400 USD với mức tăng chỉ khoảng 10 lần.
Hình 1: So sánh thu nhập bình quân đầu người của Singapore và Malaysia
(1959-2013)

Nguồn: Haver Analytics.

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


KINH TẾ PHÁT TRIÊN - NHĨM 6

KTE406(2-1516).1

Hình 2: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) (giai đoạn 1965 – 2000)

Nguồn:
GDP của Singapore đã có những thay đổi đáng kể từ sau khi giành được độc lập.

Vào những năm 1965, GDP Singapore chỉ vào khoảng 0,97 tỉ USD, tăng lên khoảng 18 tỉ
USD vào năm 1983 và lên tới 100,16 tỉ USD vào những năm 1997.  GDP đầu người của
Singapore khi ông Lý lên nắm quyền năm 1959 là hơn 2.100 USD, và hơn 2.600 USD
vào năm 1965, khi Singapore trở thành quốc gia độc lập. Con số này tăng lên hơn 14.200
USD vào năm 1990, khi ông rời ghế thủ tướng.
 Singapore trở thành trung tâm tài chính hàng đầu thế giới
Để nói về thành cơng kinh tế của Thủ tướng Lý Quang Diệu, có thể nhắc đến
những tập đồn, công ty được thành lập dưới thời ông mà nay đã trở thành những cái tên
lừng danh thế giới. Năm 1968, Ngân hàng Phát triển Singapore (DBS) được thành lập và
nay, DBS trở thành ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á. Singapore trỗi dậy và trở thành
một trung tâm tài chính nhờ vào sự quan sát tinh tế: người ta thức ở Singapore khi thị
trường tài chính phương Tây chìm trong giấc ngủ, từ khi San Francisco tắt đèn đi ngủ cho
tới khi Zurich thức dậy vào buổi sáng. Singapore đã lấp đầy chỗ trống và cung cấp dịch
vụ tài chính ngân hàng 24/7 và 10% GDP của Singapore đến từ lĩnh vực tài chính. 
 Trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


KINH TẾ PHÁT TRIÊN - NHÓM 6

KTE406(2-1516).1

Là một quốc gia khơng có tài ngun, định hướng phát triển kinh tế ngay từ đầu
của thủ tướng Lý Quang Diệu và đảng PAP định hướng phát triển kinh tế theo 2 nhóm
ngành chính là cơng nghiệp và dịch vụ.
Cơng nghiệp
Cơng nghiêp là một trụ cột của sự tăng trưởng kinh tế của Singapore dù tài nguyên

thiên nhiên rất khan hiếm.Tuy nhiên, các ngành cơng nghiệp cịn nhỏ, năng suất thấp. Sản
xuất năm 1960 chỉ đạt 11,4% GDP. Sản lượng của ngành công nghiệp tăng 17% trong
năm 1987 và 20% trong năm 1988. Dầu khí và hóa dầu là một cơ sở của nền cơng nghiệp
và kinh tế của Singapore. Vào cuối những năm 1980, Singapore là trung tâm buôn bán
dầu lửa lớn thứ ba trên thế giới và cũng là trung tâm lớn thứ ba cho lọc dầu. Nó là khu
vực lớn thứ hai của các giàn khoan và dịch vụ để sửa chữa và bảo trì giàn khoan và tàu
chở nhiên liệu cạnh tranh nhất trong khu vực Đông Á.
Khi giá dầu bắt đầu giảm vào năm 1981 và giảm mạnh vào cuối năm 1985. Sự sụt
giảm của giá dầu đã giáng một đòn nặng vào thăm dị dầu khí. Với cả hai nước láng
giềng, Indonesia và Malaysia, phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu và khí đốt cho doanh
thu, Singapore đã có một tổn thất do hố thương mại hàng hóa và dịch vụ. Lọc dầu chiếm
28% tổng sản lượng sản xuất của Singapore vào năm 1985, mặc dù đến năm 1988 nó đã
giảm xuống một nửa là kết quả của một sự suy giảm trong sản xuất dầu mỏ và tăng
trưởng trong các ngành công nghiệp khác.
Dịch vụ
Singapore tồn tại bằng thương mại quốc tế, từ khi thành lập vào năm 1819, và hoạt
động như một cổng miễn phí với thị trường tự do. Năm 1988, giá trị của thương mại quốc
tế của Singapore đã được hơn ba lần tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Hoạt động kinh tế
năm này sang năm khác của đất nước biến động thất thường với các chu kỳ của thị
trường thế giới, đó là ngồi tầm kiểm sốt hoặc thậm chí ảnh hưởng của các nhà lãnh đạo
của Singapore. Trong những giai đoạn thương mại quốc tế phát triển, chẳng hạn như
những năm 1970, Singapore có thể gặt hái được lợi nhuận lớn, nhưng ngay cả suy thoái
13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


KINH TẾ PHÁT TRIÊN - NHÓM 6

KTE406(2-1516).1


tương đối nhỏ trong thương mại thế giới có thể sản xuất kinh tế suy thoái trong nền kinh
tế Singapore, như đã xảy ra trong 1985-1986. Sự phụ thuộc của nước này vào và dễ bị tổn
thương đến các thị trường quốc tế định hình chiến lược kinh tế của các nhà lãnh đạo của
Singapore.
Du lịch đã là một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế của Singapore trong hơn
một thập kỷ, chiếm trung bình 16% của tổng thu nhập ngoại hối và 6% của GDP từ năm
1980 đến năm 1985. Tuy nhiên, khách du lịch giảm mạnh trong năm 1983 do suy thoái
kinh tế khu vực và trên thế giới. Năm 1984 chính phủ thành lập một nhóm cơng tác du
lịch để giới thiệu, thu hút khách nhiều hơn. Lượng khách du lịch nhanh chóng hồi phục
và đạt 3 triệu trong năm 1985, năm 1987 tăng 15% so với năm trước. Năm 1988 đến tăng
thêm 14% đến gần 4,2 triệu. Khách du lịch của Singapore chủ yếu là từ ASEAN (29%),
Nhật Bản (15%), Australia (9%), Ấn Độ (7%), Hoa Kỳ (6%) và Anh (5%).
Ngoài ra việc chớp thời cơ thu hút vốn đầu tư nước ngồi đã khiến Singapore đẩy
mạnh được cơng cuộc đầu tư và định hướng nền kinh tế phát triển theo như chiến lược
của mình. Bước đột phá trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Singapore đến vào
năm 1968, khi Texas Instruments bắt đầu sản xuất chip bán dẫn ở Singapore. National
Semiconductors theo chân ngay sau đó. Hewlett-Packard là một cái tên khác bị thu hút
bởi Singapore và General Electric thành lập tới 6 cơ sở sản xuất ở đây. Đến những năm
1980, Singapore đã trở thành một nước lớn trên thị trường xuất khẩu hàng điện tử. Đến
năm 1997, có gần 200 cơng ty Mỹ đặt cơ sở ở đây với tổng vốn đầu tư lên đến 19 tỷ USD
2.2.2. Các chính sách xã hội, con người và môi trường
Trên chuyến tàu đi từ “thế giới thứ ba sang thế giới thứ nhất” tiếp nối toa tàu dẫn
đầu kinh tế, dưới sự chỉ đạo của vị tàu trưởng đầy mưu lược và sắc bén Lý Quang Diệu,
các toa tàu mang chở những ý tưởng kiến thiết xã hội cũng được thiết lập, chúng gắn kết
vào nhau và đi tới miền đất của tương lai đầy ngoạn mục.
a. Chống tham nhũng

14


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


KINH TẾ PHÁT TRIÊN - NHÓM 6

KTE406(2-1516).1

Tham nhũng là một trong những căn bệnh ăn mòn sự phát triển của nền kinh tế.
Theo ơng Lý Quang Diệu “Sự sống cịn của Singapore hoàn toàn dựa vào sự liêm khiết
và hiệu suất của các bộ trưởng và quan chức cấp cao của chính phủ”. Singapore đã đưa ra
bộ luật 37 điều quy định chặt chẽ về nội dung và hình thức xử lý nghiêm khắc đối với các
đối tượng có hành vi tham nhũng. Chính sự nghiêm túc trong việc ban hành và thực thi
đạo luật này mà về độ trong sạch của bộ máy nhà nước, Singapore được xếp thứ 5 trong
năm 2005 trên thế giới. Nhưng muốn chống tham nhũng tốt và thu hút được nhân tài,
phải trả lương xứng đáng. Vì vậy, từ thời Lý Quang Diệu, lương của các vị trí lãnh đạo
chủ chốt của đất nước rất cao. Hiện nay tiền lương của các Bộ trưởng và Thủ tướng
Singapore thuộc hàng cao nhất thế giới.
b. Chính sách đầu tư giáo dục, phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài
Để đạt được mục tiêu có nguồn lao động với chất lượng cao, chính phủ Singapore
đã tập trung ngân sách rất lớn trong hệ thống giáo dục, đặc biệt là giáo dục sau đại học.
Tất cả học sinh được học bằng Tiếng Anh song hành với tiếng mẹ đẻ. Cựu thủ tướng Lý
Quang Diệu từng nói: “Nắm vững tiếng Anh, đó là chìa khóa để giành lấy tri thức, cơng
nghệ cao của phương Tây”. Chính phủ lồng ghép việc phát triển hệ thống giáo dục và
đào tạo vào trong các chính sách cơng nghiệp hóa, bao gồm việc đưa nhân lực vào các
khu vực sản xuất cơng nghệ cao, các tập đồn đa quốc gia. Đây được xem là chiến lược
quan trọng nhằm học hỏi và chuyển giao công nghệ phương Tây cho nguồn nhân lực
phục vụ cho phát triển nền kinh tế đất nước.
Ngoài ra, Singapore cịn được đánh giá là quốc gia có chính sách thu hút nhân tài
nước ngoài bài bản nhất thế giới. Tự nhận biết người tài trong nước là có giới hạn, lãnh
đạo Singapore bắt tay ngay vào việc hoạch định chính sách sử dụng người nhập cư như

một địn bẩy về nhân khẩu học để bù vào sự thiếu hụt lực lượng lao động bản địa. Tháng
10/2001, tại một diễn đàn đại học, ơng Lý Quang Diệu nói với các sinh viên rằng: “Muốn
thành công trong lĩnh vực nghệ thuật, y học, giáo dục…, cách duy nhất Singapore phải
thực hiện là mở rộng nhân tài trên khắp thế giới. Chúng ta sẽ thất bại nếu không phát
triển được đội ngũ này” Chính phủ Singapore tuyển chọn nhân tài dựa trên năng lực, khả
15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


KINH TẾ PHÁT TRIÊN - NHĨM 6

KTE406(2-1516).1

năng đóng góp cho sự phát triển đất nước này chứ không phân biệt quốc tịch, chủng tộc
của người nhập cư. Một trong những biện pháp chiêu dụ hiền tài hiệu quả của Singapore,
đó là mức lương xứng đáng với giá trị chất xám. Thực chất, trả lương cao là biện pháp
khơng chỉ có một mình Singapore áp dụng. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở chỗ, Singapore
có hẳn một chính sách rõ ràng để thực hiện điều này.
c. Chính sách an ninh
Những chính sách an ninh được đưa ra và thực hiện bài bản cũng là một yếu tố
giúp Singapore bước vào giai đoạn phát triển thần kỳ, bởi chúng đi liền với các chính
sách xã hội khác, bình ổn quốc gia, phát triển kinh tế. Năm 1963, Singapore tham gia vào
Liên bang Malaysia, nhưng chỉ 2 năm sau, đến năm 1965 lại tách ra thành nước độc lập.
Khi đó, Singapore chưa có Hải quân và Không quân. Lục quân của họ mới chỉ gồm một
trung đồn pháo binh bao gồm các lính tự nguyện, một trung đồn xe bọc thép, cịn bộ
binh thường trực khơng đủ ba tiểu đồn. Một lực lượng nhỏ bé như vậy không đủ sức bảo
vệ đất nước trước bất kỳ một đối phương nào. Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu đã nhanh
chóng nhận ra rằng cách thức tốt nhất giúp Singapore đứng vững trên eo biển quốc tế
chiến lược là thơng qua 3 nhóm giải pháp an ninh.

Thứ nhất, Singapore cần tìm kiếm sự ủng hộ của các nước lớn. Để lấp lỗ hổng sau
sự ra đi của lực lượng Anh vào mùa xuân năm 1971, tháng 4/1971, Singapore đã ký Hiệp
định quốc phòng 5 lực lượng với Anh, Malaysia, Australia và New Zealand. Mặc dù hiệp
định này khơng gồm những cam kết quốc phịng cụ thể, nhưng nó đã tạo ra cơ chế yêu
cầu một lực lượng lớn ủng hộ Singapore trong tình huống xảy ra khủng hoảng.
Thứ hai, Singapore cần đầu tư xây dựng quân đội hiện đại, tinh nhuệ. Để làm được
việc này, ông Lý Quang Diệu đã lấy hệ thống quân sự Israel làm mơ hình để Singapore
phát triển theo.
Thứ ba, năm 1967, một dự luật được thông qua nhằm bắt buộc tất cả nam giới đủ
18 tuổi phục vụ trong quân đội quốc gia, sau đó là phục vụ trong lực lượng dự bị. Điều
16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


KINH TẾ PHÁT TRIÊN - NHĨM 6

KTE406(2-1516).1

luật này khơng chỉ tạo ra nguồn lực cho quân đội, mà còn xây dựng ý thức về bản sắc
quốc gia. Bên cạnh đó, Singapore cũng ưu tiên phát triển quân đội theo hướng hiện đại,
tinh nhuệ.
An ninh vững bền chính là một trong những chìa khóa quan trọng để Singapore ổn
định xã hội, phát triển kinh tế lớn mạnh. Những chính sách của Lý Quang Diệu thực sự
đã làm nền an ninh quốc phịng bước sang một trang mới, duy trì cho tới tận ngày nay.
d. Chính sách mơi trường
Singapore đã gặt hái được nhều thành quả to lớn, song, bên cạnh đó là những thay
đổi nhanh chóng về cơ cấu kinh tế, mơi trường và dân chủ mà chính phủ hiện nay vẫn
đang phải giải quyết với những chi phí to lớn. Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng
trầm trọng là những kinh nghiệm đáng giá của tăng trưởng kinh tế Singapore. Hiển nhiên,

đồng thời với việc phát triển nhanh về kinh tế là những ảnh hưởng tiêu cực đến môi
trường.
Tuy nhiên Chính phủ Singapore đã đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ và cải tạo môi
trường bằng “kỷ luật thép”. Đầu tiên là bằng cách giáo dục ý thức người dân về vấn đề
giữ gìn vệ sinh nơi cơng cộng, sau đó nếu có sự vi phạm sẽ xử phạt bằng các hình thức
nghiêm khắc như xử phạt hành chính, lao động cải tạo bắt buộc hoặc phạt tù. Các đạo
luật về vấn đề ô nhiễm và bảo vệ môi trường được đưa ra chặt chẽ và đảm bảo thực hiện
bằng các biện pháp cứng rắn. Thủ tướng Lý Quang Diệu luôn là người đi đầu trong các
hoạt động trồng cây, góp phần thực hiện xanh hóa đơ thị. Thơng qua chiến dịch xanh, với
sự quyết liệt của người đứng đầu chính phủ cùng các cộng sự và đặc biệt là sự hưởng
ứng, cam kết của các thế hệ người dân, thành phố nhỏ bé với diện tích hơn 700 kilômét
vuông ngày nào nay được phủ đầy một sắc xanh, đem lại một diện mạo mới. Điều đáng
nói là mặc dù Singapore có mật độ dân cư vào loại cao nhất trên thế giới, với hơn 90%
dân số sống trong các khu chung cư, nhưng cây xanh vẫn luôn hiện diện ở khắp mọi nơi.
Màu xanh không chỉ hút mắt tại hơn 300 công viên lớn, nhỏ nằm rải rác khắp Đảo quốc,
mà nó cịn xuất hiện xen giữa những tịa nhà cao tầng hay thậm chí là ở trên nóc những
khu thương mại, các khách sạn, bãi giữ xe ô tô… Nhờ vậy, độ phủ cây xanh của
17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


KINH TẾ PHÁT TRIÊN - NHÓM 6

KTE406(2-1516).1

Singapore từ chỗ chiếm 1/3 đã tăng lên đạt gần nửa tổng diện tích đất nước. Ngồi ra,
việc quy hoạch đơ thị ln có kế hoạch rõ ràng, có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Môi
trường và các cơ quan liên quan như Uỷ ban tái phát triển đô thị và Cục kiểm soát xây
dựng.


PHẦN 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
3.1.

Mối liên hệ giữa Việt Nam và Singapore
Việt Nam và Singapore đều là các nước thuộc khu vực Châu Á, có các điều kiện

về địa lý, khí hậu tự nhiên tương đối giống nhau. Tuy nhiên nguồn tài nguyên của
Singapore không được phong phú và giàu có như Việt Nam, đặc biệt thiếu nguồn nước
ngọt. Cả hai nước đều có vị trí địa quan trong, nằm trên tuyến đường biển nối giữa Ấn Độ
Dương và Thái Bình Dương. Thuận lợi cho việc lưu thơng hàng hóa bằng đường biển.
Singapore và Việt Nam đều do một Đảng lãnh đạo, có nền chính trị ổn định. Việt Nam
luôn trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam trong khi đó, Singapore theo cơ chế đa
đảng nhưng từ trước đến nay chỉ có Đảng Nhân dân hành động (PAP) cầm quyền với 3
đời thủ tướng. Tuy 2 nước có nền kinh tế phát triển khác nhau, thu nhập bình quân đầu
người cũng chênh lệch nhau nhưng cũng có một số điểm chung như sau:

3.2

-

Có nhiều công ty kinh doanh vốn nhà nước

-

Đều đi theo hướng nền kinh tế thị trường

-

Gắn sự phát triển quốc gia vào chính sách thương mại


-

Tỷ lệ đầu tư và tiết kiệm khá cao.
Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
3.2.1. Bài học về chính sách kinh tế
Mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại
18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


KINH TẾ PHÁT TRIÊN - NHÓM 6

KTE406(2-1516).1

Từ nhiều thập kỷ gần đây Singapore đã rất quan tâm, chú trọng đến cơng tác xúc
tiến thương mại nhằm đa dạng hóa thị trường và các công ty Singapore mở rộng đến các
thị trường chưa được khai phá. Việt Nam trước mắt cần tập trung tăng cường mối quan
hệ thương mại với các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU. Đây là những đối tác giúp
Việt Nam tiêu thụ được các mặt hàng xuất khẩu và đem lại những lợi ích căn bản như
ODA, FDI và chuyển giao công nghệ. Việt Nam nên đề cao việc tìm ra một số mặt hàng
có lợi thế so sánh để có thể đứng đầu sản xuất trên thế giới về các mặt hàng đó. Kể từ khi
gia nhập WTO, rất nhiều cơ hội hợp tác đã mở ra cho Việt Nam nhưng cần có lịch trình
cụ thể, phân định rõ những thị trường tiềm năng có lợi cho việc phát triển. Ngồi ra, cơng
tác xúc tiến cần hướng tới những mục tiêu như sau:
-

Mở ra các thị trường mới nhằm đem lạ những nguồn thu mới về thương mại.


-

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhưng khơng lạm dụng q nhiều nguồn vốn đó.

-

Xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại và kinh doanh.

-

Trợ giúp các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra nước ngoài.
Ngoài ra Chính phủ cần có những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và

củng cố thương hiệu sản phẩm của mình, tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu cho từng
loại sản phẩm, nhất là sự chuẩn bị đầu tư nguồn lực cho các hoạt động đăng ký bảo hộ
thương hiệu và nhãn hiệu ở nước ngoài. Xây dựng chiến lược sản phẩm, đây là giải pháp
nhằm làm cơ sở và định hướng, từng bước tạo lập tên tuổi và khẳng định uy tín của mình
trên thị trường. Xây dựng và phát triển các tổ chức xúc tiến thương mại, trợ cấp thích
hợp. Đây là điều cần thiết, đầu mối giúp các doanh nghiệp thâm nhập thị trường nước
ngoài, cung cấp thơng tin thương mại, nghiên cứu thị trường…
Chính sách thu hút vốn đầu tư
Singapore đã rất thành công khi thu hút được rất nhiều vốn đầu tư để phát triển
kinh tế trong nước, đặc biệt trong việc tạo môi trường đầu tư hấp dẫn như áp dụng miễn
giảm thuế đầu vào nhập khẩu cho các công ty sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là các
công ty hoạt động trong các ngành địi hỏi trình độ cơng nghệ cao,từng bước thực hiện tự
19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



KINH TẾ PHÁT TRIÊN - NHĨM 6

KTE406(2-1516).1

do hóa đầu tư nước ngồi,…Việt Nam cần phải nên có những chính sách khuyến khích
thu hút vốn thích hợp như:
Cần có sự nghiên cứu để không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, đầu tiên là cải
cách thủ tục đầu tư, thực hiện tốt các ưu đãi về thuế, tín dụng, cơ sở hạ tầng đối với các
khu vực được ưu tiên. Thường xuyên nghiên cứu thực tiễn và tham khảo chính sách của
nước ngoài để điểu chỉnh các chế độ ưu đãi cho phù hợp,rà sốt các dự án có vốn đầu tư
nước ngoài kĩ lưỡng tránh tâm lý muốn thu được từ các xí nghiệp nước ngồi càng nhiều
càng tốt.
Tiếp tục cải tiến việc xét duyệt các dự án đầu tư, nâng cao tỷ lệ vốn đầu tư đưa vào
thực hiện; tập trung xử lý dứt điểm và kịp thời các dự án đang triển khai để củng cố lòng
tin của các nhà đầu tư vào Việt Nam.
Trong thời kì hội nhập hiện nay, bên cạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chúng ta
cũng cần phải huy động vốn trong nước, điều này không chỉ huy động được nguồn vốn
rất lớn ở trong dân chúng mà có thể giảm thiểu phần nào tác động xấu từ các khủng
hoảng trên thế giới.
Khi có được nguốn vốn đầu tư, Chính phủ phải kiển sốt, sử dụng có hiệu quả các
nguồn vốn nhất là các nguồn viện trợ, vốn vay của nước ngoài, tích cực đấu tranh ngăn
chặn tình trạng tham nhũng, lãng phí, để biến nguồn vốn thực sự là những cú hích giúp
Việt Nam tăng trưởng như Singapore đã đạt được.
Chính sách tiền tệ hiệu quả
Khi thực hiện điều hành chính sách tiền tệ theo cơ chế tỷ giá mục tiêu, MAS quản
lý đồng đôla Singapore theo cơ chế tỷ giá trườn bò neo theo rổ tiền tệ (BBC). Theo cơ
chế tỷ giá trung gian này, MAS có trách nhiệm giám sát giá trị của đồng đôla Singapore
neo theo một rổ tiền tệ của các đối tác và đối thủ thương mại chính với trọng số cho từng
ngoại tệ có giá trị khác nhau, tùy thuộc vào mức độ quan trọng của quốc gia có ngoại tệ
được lựa chọn.

Bài học rút ra cho Việt Nam đó là. Đầu tiên, việc lựa chọn khuôn khổ CSTT phải
phù hợp với mức độ phát triển của thị trường tài chính và hệ thống ngân hàng, độ nhạy
20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


KINH TẾ PHÁT TRIÊN - NHÓM 6

KTE406(2-1516).1

cảm của biến tiền tệ được lựa chọn.. Đối với Singapore, việc lựa chọn khuôn khổ điều
hành tỷ giá mục tiêu phù hợp với bối cảnh một nền kinh tế phát triển, có độ mở lớn.
Thứ hai, trong cơng tác điều hành CSTT cần có sự thống nhất quan điểm về mục
tiêu chính sách, các cơng cụ chính sách và sự ưu tiên về mục tiêu trong từng thời kỳ. Đối
với mục tiêu cuối cùng, NHTW cần xác định được mục tiêu hàng đầu của CSTT và định
lượng rõ ràng mục tiêu đó để có cơ sở điều hành nhất quán. Việc lựa chọn rõ ràng các
biến mục tiêu theo đuổi trong điều hành CSTT như trường hợp của Singapore đã giúp
quốc gia này nâng cao tính chủ động trong cơng tác hoạch định điều hành CSTT của
NHTW.
3.3.2. Bài học về các chính sách xã hội, con người và môi trường
a, Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Do đặc thù về địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn khiến Singapore
không thể dựa vào tài nguyên để phát triển kinh tế. Họ chỉ có duy nhất nguồn lực từ con
người. Vì vậy nguồn lực này được đánh giá cao và được chú trọng đầu tư hơn bao giờ
hết. Năm 1990, Singapore đã dành 3% GDP cho giáo dục và con số này tăng lên theo
từng năm. Chính phủ xây dựng những kế hoạch bài bản, kĩ lưỡng về quá trình đào tạo
nhân tài, mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, khuyến khích, hỗ trợ cho giáo dục để đào tạo
đội ngũ nhân lực trình độ cao trong tất cả các lĩnh vực. (Ngồi ra các chính sách thu hút
nguồn nhân lực của Singapore cũng được đánh giá cao trên thế giới, tạo niềm tin về việc

sử dụng chất xám hiệu và đã trở thành thương hiệu của quốc gia này. Đây là chiến lược
thông minh để tạo động lực kéo nhân tài phục vụ cho đất nước.
Việt Nam có lực lượng lao động nhiều hơn Singapore nhưng chủ yếu là lao động
có kỹ thuật và năng suất thấp, thậm chí chỉ bằng 1/15 năng suất lao động của người
Singapore. Thực tế cho thấy các chính sách về giáo dục của Việt Nam đang mắc nhiều
mâu thuẫn và khó vận dụng vào thực tiễn. Chương trình đào tạo đề cao lý thuyết, chưa có
nhiều thực hành. Hơn nữa, các chính sách thu hút nguồn nhân tài của Việt Nam gần như
không có hiệu quả, khơng tạo được niềm tin cho người lao động, là nguyên nhân chính
của hiện tượng “chảy máu chất xám”. Chính phủ Việt Nam thay đổi kế hoạch giáo dục,
21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


KINH TẾ PHÁT TRIÊN - NHÓM 6

KTE406(2-1516).1

tập trung đầu tư nguồn nhân lực trình độ cao nhưng đảm bảo chất lượng, khơng đào tạo
nhân lực khơng đúng mục đích, đúng khả năng và không theo nhu cầu. Việc quan trọng
hiện nay là cần thực hiện định hướng bản thân cho cá nhân người lao động, từ khi còn
ngồi trên ghế nhà trường để đảm bảo cho việc rèn luyện có hiệu quả.
b, Đề cao việc chống tham nhũng
Khi ông Lý Quang Diệu lên giữ chức thủ tướng Singapore đã đề cao vấn đề chống
tham nhũng trong bộ máy nhà nước cầm quyền. Ơng từng nói cách hay nhất chống tham
nhũng là “đi cùng thị trường” vì vậy chính phủ Singapore sẵn sàng trả lương cao cho cán
bộ để đảm bảo chính quyền trong sạch. Trên thực tế, Singapore đạt được thành tựu về
chống tham nhũng là có phần lớn lý do xuất phát từ ý thức con người đã được giáo dục
bài bản. Chính phủ sử dụng linh hoạt các biện pháp làm cho quan chức không dám tham
nhũng, không thể tham nhũng, không cần tham nhũng và không muốn tham nhũng.

Ngoài ra, Cục điều tra tham nhũng Singapore (CPIB) là cơ quan điều tra và truy tố tham
nhũng trực thuộc Thủ tướng Chính phủ Singapore cũng hoạt động rất công tâm và hiệu
quả.
Tham nhũng ở VN là một vấn đề rất nhức nhối, trở thành “quốc nạn” vì dễ dàng
nhìn thấy hiện tượng này ở khắp nơi, từ những hoạt động nhỏ nhất. Có thể thấy khối
lượng tiền “ẩn” phục vụ cho hoạt động này là một con số không thể ngờ. Tham nhũng
xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng dù là do nguyên nhân gì thì điều làm cho nó kéo dài
và ngày một tinh vi hơn chính là từ ý thức của mỗi người trong việc ngăn chặn hành vi
này. Do tập quán, cách nghĩ “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” và lề lối thực hiện
công việc của Việt Nam đã tạo điều kiện cho tệ nạn này phát triển hơn rất nhiều. Dập tắt
ngay tình trạng này là điều khơng dễ dàng nhưng cần làm đầu tiên hiện nay để thay đổi
đất nước. Chúng ta cần nhìn trực tiếp vào lý do:
-

Nhận thức của mỗi người về vấn đề này chưa tốt, ai ai trong xã hội cũng biết
nhưng không ai ngăn chặn, xử lý hoặc lên tiếng, nếu có lên tiếng cũng rất nhỏ bé
không đủ sức chống lại. Điều này xuất phát từ tư tưởng vị kỷ, luôn nghĩ quá nhiều
cho lợi ích của mình mà làm những việc trái lương tâm, đạo đức.
22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


KINH TẾ PHÁT TRIÊN - NHĨM 6

-

KTE406(2-1516).1

Các chính sách xử lý chưa nghiêm khắc đến mức làm cho người cầm quyền khơng

dám tham nhũng, cịn nhiều lỗ hổng để người cầm quyền có cơ hội hoặc tự tạo cơ
hội tham nhũng.

-

Bộ máy kiểm tra lỏng lẻo, không thanh liêm, trong sạch.
Dù khơng thể vận dụng được hết các chính sách của Singapore nhưng chúng ta

hãy học tập họ từ việc giáo dục ý thức, áp dụng các biện pháp xử lý triệt để và thông
minh để mỗi cán bộ không còn thực hiện hành vi tham nhũng.
c, Kết hợp phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
Tại Singapore, vấn đề bảo vệ môi trường rất được chú trọng, được chứng minh bởi
các chính sách Xanh hóa đơ thị của Chính phủ Singapore. Người Singapore muốn biến
đất nước mình có hai màu xanh, màu xanh của biển và màu xanh của cây. Việc tăng
trưởng kinh tế bằng phát triển công nghiệp cũng gây ra nhiều hệ lụy cho mơi trường.
Chính phủ đã có những quy định nghiêm ngặt về việc quy định xử lý chất thải trước khi
đưa ra môi trường.
Trong khi đó, ở Việt Nam ơ nhiễm đang là một vấn đề cực kỳ cấp bách. Đầu tiên
là do ý thức bảo vệ mơi trường, giữ gìn cảnh quan của người Việt chưa cao, các hành vi
nhỏ nhất như vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy đinh, không phân loại rác thải…khơng
được chú ý. Thứ hai là Chính phủ chưa có các quy định, luật lệ xác đáng cho việc gây ô
nhiễm, đã gián tiếp làm ngơ trước các hành vi gây hại rất lớn cho môi trường mà ví dụ
điển hình như việc Vedan xả thải ra sơng Thị Vải hay Formosa có liên quan đến việc làm
độc hại nguồn nước biển tại các tỉnh miền Trung. Các bài học từ Singapore đó là cần thay
đổi từ ý thức mỗi người dân.
-

Đối với trẻ em cần có nhiều bài học thực hành về trồng cây, thu gom rác, xây
dựng ý thức cho trẻ em ngay từ nhỏ.


-

Đối với người lớn, cần tác động vào ý thức của họ, cho họ thấy rõ sự ảnh hưởng
của việc môi trường đang bị ô nhiễm, các bài học cần gần gũi, dễ hiểu, không
23

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


KINH TẾ PHÁT TRIÊN - NHĨM 6

KTE406(2-1516).1

mang tính lý thuyết. Đồng thời, có các quy định đối với việc phân loại rác, các
hành vi vứt rác bừa bãi.
-

Đối với các doanh nghiệp cần có các quy định, chế tài xử phạt nghiêm ngặt với
các hành vi cố tình gây ơ nhiễm.

KẾT LUẬN
Sự phát triển vượt bậc và bền vững của Singapore là một tấm gương mà các quốc gia
đang phát triển như Việt Nam cần phải nỗ lực học hỏi. Singapore có nền kinh tế thị
trường tự do phát triển cao và rất thành công. Người dân Singapore được hưởng một môi
trường kinh tế mở cửa đa dạng, lành mạnh và khơng hề có tham nhũng. Hiện nay,
Singapore là quốc gia đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức với mục tiêu
đến năm 2018 sẽ trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới. Trong những năm qua Việt
Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng chưa bền vững, muốn vậy chúng ta
cần phải thay đổi mơ hình tăng trưởng. Đó cũng là mục tiêu lớn và phức tạp mà nhà nước
cũng như Đảng ta rất quan tâm giải quyết. Trên cơ sở những nét tương đồng lẫn khác biệt

cả về kinh tế chính trị văn hóa xã hội,việc tiếp thu và áp dụng những kinh nghiệm của
Singapore một cách có chọn lọc sẽ là cơ sở quan trọng cho nước ta học tập. Với tình hình
nước ta hiện tại, tăng cường tăng trưởng theo chiều sâu gắn liền với tái cơ cấu kinh tế
đồng thời có sự phối hợp giữa các ban ngành để cùng nhau tháo gỡ và nâng cao chất
lượng tăng trưởng sẽ là hướng đi đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có tốc
độ phát triển cao và bền vững trên thế giới. Theo dự báo của ANZ thì chỉ số tăng trưởng
năm 2016 của Việt Nam là 6,95%, năm 2017 là 7% thậm chí lên tới 7,5% ( cao hơn 1%
24

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×