Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

(Tiểu luận FTU) thực trạng và giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.27 KB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN:

MÔN KINH TẾ DU LỊCH
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BỀN VỮNG Ở THỪA THIÊN HUẾ

Nhóm thực hiện: Nhóm 7
Lớp: KTE321(2-1718).1
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hải Yến

Hà Nội, tháng 2 năm 2018

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

3
1.2

Khái niệm phát triển bền vững và phát triển du lịch bền vững

1.3



Đặc điểm của du lịch bền vững

3

4

1.4
Vai trò của phát triển du lịch bền vững đối với kinh tế - văn hóa - xã hội mơi trường
4
1.4.1

Vai trị của phát triển du lịch bền vững với sự phát triển kinh tế

4

1.4.2

Vai trò của phát triển du lịch bền vững với văn hóa - xã hội:

6

1.4.3

Vai trò của phát triển du lịch bền vững tới môi trường

6

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững  du lịch


7

1.5
1.5.1

Cơ sở hạ tầng- vật chất kĩ thuật

1.5.2

Nguồn nhân lực

8

1.5.3

Hoạt động xúc tiến

8

1.5.4

Sản phẩm du lịch

8

1.5.5

Tài nguyên du lịch

9


1.5.6

Văn hóa - xã hội

9

1.5.7

Mơi trường

7

9

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ
11
2.1

Tổng quan ngành du lịch ở Thừa Thiên Huế 11

2.1.1

Điều kiện tự nhiên

2.1.2

Đặc điểm văn hóa- xã hội


2.2

11
12

Thực trạng phát triển du lịch bền vững ở Thừa Thiên Huế 14

2.2.1

Cơ sở hạ tầng- vật chất kĩ thuật

2.2.2

Nguồn nhân lực

15

2.2.3

Hoạt động xúc tiến

17

2.2.4

Sản phẩm du lịch

19

2.2.5


Tài nguyên du lịch

20

2.2.6

Trật tự an toàn xã hội 22

2.2.7

Môi trường

14

23

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.3

Nhận xét thực trạng phát triển

2.3.1

Cơ hội 24

2.3.2


Thách thức

24

26

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
3.1

Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch ở Huế

3.1.1

Quan điểm

27

3.1.2

Mục tiêu

28

3.2

27

27

Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Huế 29


3.2.1

Đầu tư cơ sở hạ tầng- vật chất kĩ thuật

3.2.2

Đào tạo nguồn nhân lực

3.2.3

Đẩy mạnh xúc tiến

3.2.4

Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. 32

3.2.5

Quy hoạch, bảo tồn tài ngun du lịch

3.2.6

Đảm bảo an tồn xã hội

3.2.7

Xử lí ô nhiễm và bảo vệ môi trường 35

30


30

31

33

34

KẾT LUẬN 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch là một trong những ngành dịch vụ có đóng góp quan trọng đối với sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia nói chung và mỗi địa phương nói riêng.
Việt Nam cũng khơng phải là một ngoại lệ. Nhận thấy rõ những lợi ích to lớn khơng chỉ
về kinh tế mà cịn về văn hóa, xã hội mà du lịch đem lại, rất nhiều tỉnh, thành phố tại
Việt Nam đã có những chủ trương, chính sách đầu tư để phát triển du lịch trở thành một
ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó có Thừa Thiên - Huế. Đây là một trong số những địa
phương nằm trên con đường di sản miền Trung có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng,
phong phú và có giá trị cao về cả tự nhiên lẫn nhân văn. Nổi bật trong số đó là cố đơ
Huế - nơi bảo tồn gần như nguyên vẹn tổng thể kiến trúc cố đô cổ với hệ thống lăng
tẩm, thành quách, cung điện, chùa chiền, … hài hòa với khung cảnh thiên nhiên, tạo nên
một vẻ đẹp nên thơ trữ tình mang một nét rất riêng của Huế. Ngoài ra, với những điều
kiện tự nhiên sẵn có, Huế cịn phát triển du lịch biển, đầm phá, phát triển du lịch làng
nghề,... Mặc dù ngành du lịch ở Huế đã có những bước phát triển mạnh mẽ nhưng xét
trong bối cảnh kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng ngày càng phát triển thì

những kết quả đạt được vẫn cịn khá hạn chế, tương xứng với tiềm năng vốn có. Vì vậy,
việc cần làm là phải thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá để phát triển du lịch bền vững
cho phù hợp với tình hình mới: tiến hành hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế. Để
hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm chúng em đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp
phát triển du lịch bền vững ở Thừa Thiên Huế” để tìm hiểu và nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Nhận diện các yếu tố tiêu biểu tác động đến sư phát triển du lịch bền vững ở
Thùa Thiên - Huế.
- Đề xuất giải pháp dựa trên thực trạng của từng yếu tố tác động đến sự phát triển
du lịch bền vững ở Thừa Thiên-Huế.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: Các yếu tố tác động và ảnh hưởng đến ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên
Huế.
- Phạm vi nghiên cứu: Các lĩnh vực liên quan đến du lịch trên địa bàn tỉnh; nghiên
cứu lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát: Quan sát về môi trường cũng như việc làm du lịch của
ban quản lí và người dân nơi đây.
1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Phương pháp thực nghiệm tự nhiên: Dựa trên kinh nghiệm chuyến đi đến Thừa
Thiên Huế của một thành viên nhóm để biết thêm về nơi đây, đồng thời thu thập thêm
tài liệu trong chuyến đi.
- Phương pháp suy luận logic: Suy luận để cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng đén du
lịch bền vững.
- Phương pháp thu thập tài liệu: thu thập, tổng hợp và phần tích từ tài liệu từ báo
chí, internet, thực tế nhằm làm cho bài tiểu luận hoàn thiện hơn.

Bố cục: Bài viết gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phát triển du lịch bền vững
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch bền vững ở Thừa Thiên Huế
Chương 3: Một số đề xuất phát triển du lịch bền vững ở Huế
Trong quá trình tìm hiểu và viết bài, chúng em vẫn khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót. Vì vậy, chúng em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ cơ.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1

Một số khái niệm cơ bản về du lịch:
Theo Luật Du lịch Việt Nam 2017:

-

Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngồi nơi cư

trú thường xun trong thời gian khơng q 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài ngun du lịch hoặc kết hợp với
mục đích hợp pháp khác.”
-

Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn


hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng
nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên
du lịch văn hóa.
-

Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du

lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch”.  
-

Xúc tiến du lịch là hoạt động nghiên cứu thị trường, tổ chức tuyên truyền, quảng

bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển và thu hút khách du lịch.”
1.2

Khái niệm phát triển bền vững và phát triển du lịch bền vững
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn

phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài
nguyên Thiên nhiên Quốc tế -IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân
loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu
tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học".
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ báo cáo Brundtland (còn
gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới –
WCED (nay là Ủy ban Brundtland. Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát
triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến
những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai...” Nói cách khác, phát triển
bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và mơi
trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã

hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung
hịa 3 lĩnh vực chính: kinh tế, xã hội, mơi trường.

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


 Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO): “Du lịch bền vững là việc phát triển
các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân
bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho
việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản
lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của
con người trong khi đó vẫn duy trì được sự tồn vẹn văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát
triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”  
Theo Luật Du lịch 2017: Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp
ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và mơi trường, bảo đảm hài hịa lợi ích
của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng
nhu cầu về du lịch trong tương lai.
1.3

Đặc điểm của du lịch bền vững
Mạng Lưới tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc (United Nation World

Tourism Organization Network - UNWTO) chỉ ra rằng du lịch bền vững cần phải đảm
bảo 3 yếu tố:
* Về môi trường: Sử dụng tốt nhất các tài ngun mơi trường đóng vai trị chủ yếu
trong phát triển du lịch, duy trì quá trình sinh thái thiết yếu, và giúp duy trì di sản thiên
nhiên và đa dạng sinh học tự nhiên.
* Về xã hội và văn hóa: Tơn trọng tính trung thực về xã hội và văn hóa của các cộng

đồng địa phương, bảo tồn di sản văn hóa và các giá trị truyền thống đã được xây dựng
và đang phát triển, đóng góp vào sự hiểu biết và chia sẻ liên văn hóa.
* Về kinh tế: Bảo đảm sự hoạt động kinh tế tồn tại lâu dài, cung cấp những lợi ích kinh
tế xã hội tới tất cả những người hưởng lợi và được phân bổ một cách công bằng, bao
gồm cả những nghề nghiệp và cơ hội thu lợi nhuận ổn định và các dịch vụ xã hội cho
các cộng đồng địa phương, và đóng góp vào việc xóa đói giảm nghèo.
Phát triển du lịch bền vững không chỉ tập trung vào việc bảo vệ mơi trường mà cịn tập
trung vào việc duy trì những văn hóa của địa phương và đảm bảo việc phát triển kinh tế,
mang lại lợi ích cơng bằng cho các nhóm đối tượng tham gia.
1.4

Vai trị của phát triển du lịch bền vững đối với kinh tế - văn hóa - xã hội -

mơi trường
1.4.1

Vai trị của phát triển du lịch bền vững với sự phát triển kinh tế
- Tăng GDP: Du lịch là một ngành dịch vụ nên nó có giá trị gia tăng cao. Vì thế,

phát triển du lịch đóng vai trị quan trọng trong tăng trưởng GDP.  Ở các địa phương có
4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


làng nghề truyền thống, họ tận dụng thế mạnh của mình để phát triển kinh tế bằng việc
giới thiệu bán các sản phẩm thủ công. Không chỉ bán cho các du khách đến thăm quan
mà đây còn là cơ hội tăng thu nhập địa phương bằng hình thức xuất khẩu.
- Đóng góp vai trị to lớn trong việc cân băng cán cân thanh toán q́c tế: Dịch vụ
du lịch có giá trị xuất khẩu cao (trên thế giới du lịch chiếm 30% xuất khẩu của toàn thế

giới) và hiệu quả kinh tế – xã hội cao trong các hoạt động xuất khẩu dịch vụ đặc biệt là
theo góc độ thu ngoại tệ và thu hút lao động, tạo công ăn việc làm. Đẩy mạnh xuất nhập
khẩu du lịch nhằm giảm dần nhập siêu và tiến tới cải thiện cán cân dịch vụ trong thập
niên này.
- Du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Ngành du lịch Việt
Nam ước tính đã thu hút được 190 đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn là
4.64 tỷ USD. Hầu hết các khách sạn 5 sao ở Hà Nội đều là kết quả của hoạt động liên
kết giữa Việt Nam với một số nước châu Á. Ví dụ như: Khách sạn Sofitel Metrle là
liên kết giữa Việt Nam và Singapo, Sheraton là của Việt Nam và Indonexia, Sofitel
plaza là liên kết giữa Việt Nam và Malaysia, Melia Hà Nội là liên kết giữa Việt Nam và
Thái Lan.
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ: Nhiều gia đình dân tộc
nghèo khó trước kia chỉ sống bằng nông nghiệp nay đã được cải thiện đời sống nhờ du
lịch. Cụ thể như, người dân tộc Hmông Sapa trước đây là một đơn vị kinh tế thuần
nông. Nhưng du lịch phát triển, các làng Hmông có cảnh quan đẹp, giữ được bản sắc
văn hóa trở thành những điểm du lịch hấp dẫn. Do đó, đời sống kinh tế của người
Hmông được cải thiện.
- Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo: đây là hoạt động kinh doanh
cần nhiều sự hỗ trợ liên ngành. Nhiều khu vực khác cũng được hưởng lợi thông qua hỗ
trợ các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch, như xây dựng, in ấn và
xuất bản, sản xuất, bảo hiểm, vận tải, lưu trú, bán lẻ, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tài chính.
- Góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế với các nước trên thế
giới: Nước ta đã thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch với Trung Quốc và tất cả
các nước thành viên ASEAN, trở thành thành viên chính thức của hiệp hội Du lịch
Đông Nam Á (ASEANTA), khôi phục quan hệ hợp tác du lịch truyền thống với Liên
bang Nga; phát triển quan hệ hợp tác du lịch với Pháp; bước đầu xây dựng quan hệ hợp
tác du lịch với Hoa Kỳ.

5


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.4.2

Vai trò của phát triển du lịch bền vững với văn hóa - xã hội:
- Du lịch góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân điạ phương: Du lịch với tính

chất là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, du
lịch phát triển sẽ tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động nông thôn mà không cần phải
đào tạo công phu. Đến nay, ngành du lịch đã tạo việc làm cho khoảng 150.000 lao động
trực tiếp trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, chưa kể đến 30 vạn lao động gián
tiếp có thêm việc làm như sản xuất hàng lưu niệm, bán hàng, các dịch vụ bổ trợ.
- Mang lại nhiều cơ hội to lớn vì sự tiến bộ của phụ nữ. Ngành du lịch Việt Nam
có đặc thù là tỷ lệ lao động nữ chiếm đa số. Hiện tại, ngành Du lịch có trên 235.000 lao
động làm việc trực tiếp, trong đó lao động nữ chiếm 58%, tương đương trên 136.300
người và số lượng lao động gián tiếp trên 600.000 người. Lao động nữ tập trung đông
vào các nghề như: phục vụ khách sạn, nhà hàng, đại lý du lịch, thơng tin, dịch vụ giải
trí.
- Du lịch làm giảm quá trình đô thị hóa ở các nước có nền kinh tế phát triển: Khi
du lịch đã được sự quan tâm phát triển của địa phương thì sự tập trung dân cư không
đồng đều được giảm hẳn. Do tài nguyên du lịch thường tập trung ở những vùng đồng
quê hay miền núi, vì vậy để khai thác nguồn và phát triển hiệu quả cần đầu tư về mọi
mặt: giao thơng, thơng tin liên lạc, văn hóa, xã hội. Du lịch phát triển làm thay đổi bộ
mặt kinh tế xã hội các vùng miền.
- Phương tiện tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả: Là phương thức hiệu quả nhất,
mang hình ảnh đất nước, con người, truyền thống, văn hóa Việt Nam giới triệu với bạn
bè năm châu. du lịch đã góp phần đánh thức và bảo tồn các ngành nghề thủ cơng mỹ
nghệ cở trùn.
1.4.3


Vai trị của phát triển du lịch bền vững tới môi trường
- Bảo tồn thiên nhiên: Du lịch bền vững góp phần khẳng định giá trị và góp phần

vào việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các Khu Bảo Tồn và Vườn
Quốc Gia.
- Tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch bền vững có thể cung cấp những
sáng kiến cho việc làm sạch mơi trường thơng qua kiểm sốt chất lượng khơng khí,
nước, đất, ơ nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các
chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các cơng
trình kiến trúc

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Cải thiện hạ tầng cơ sở: Các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay, đường
sá, hệ thống cấp thốt nước, xử lý chất thải, thơng tin liên lạc có thể được cải thiện
thơng qua hoạt động thúc đẩy du lịch bền vững.
1.5
1.5.1

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững  du lịch
Cơ sở hạ tầng- vật chất kĩ thuật
Cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật du lịch là toàn bộ các phương tiện tham gia vào

việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm tạo ra các dịch vụ và hàng hóa thỏa mãn nhu
cầu của du khách trong chuyến hành trình của họ. Hệ thống hạ tầng - cơ sở vật chất kỹ
thuật du lịch là yếu tố quan trọng tác động đến mức độ thỏa mãn nhu cầu của du khách

bởi tính tiện ích của nó. Một quốc gia muốn phát triển du lịch bền vững phải có điều
kiện cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, nó cũng vừa thể hiện trình độ phát triển du lịch của một
nước. Cơ sở hạ tầng-vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cả cơ sở vật chất kỹ thuật của
ngành du lịch và của ngành khác như: hệ thống đường sá, cầu cống, bưu chính viễn
thơng, điện nước.
- Mạng lưới giao thơng và phương tiện vận tải: Du lịch gắn với việc di chuyển con
người trên phạm vi nhất định. Điều này phụ thuộc chặt chẽ vào giao thông vận tải.
Thông qua mạng lưới giao thơng thuận tiện, nhanh chóng du lịch mới trở thành một
hiện tượng phổ biến trong xã hội.
- Thông tin liên lạc: là điều kiện cần để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong nước
và quốc tế. Thông tin liên lạc đảm nhiện việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh
chóng và kịp thời, góp phần thực hiện mối giao lưu giữa các vùng trong phạm vi cả
nước và quốc tế.
- Cơ sở phục vụ ăn uống và lưu trú: Đây là thành phần đặc trưng nhất trong toàn bộ hệ
thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Chúng đáp ứng nhu cầu căn bản nhất của con
người (ăn và ngủ) khi họ sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Các cơ sở lưu trú
được phân chia thành nhiều loại: các cơ sở lưu trú xã hội, nhà khách, khách sạn, Motel,
Camping, Bungalow, Nhà trọ thanh niên…
- Cơng trình cung cấp điện, nước: Khi rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một địa
điểm khác, ngoài các nhu cầu về ăn, uống, ở, đi lại… du khách cịn có nhu cầu đảm bảo
về điện, nước để cho quá trình sinh hoạt được diễn ra bình thường. .
- Cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác: mạng lưới cửa hàng phục vụ nhu cầu hàng
hóa của du khách, cơ sở thể thao, trung tâm văn hóa, phịng chiếu phim, nhà hát, phòng
triển lãm, trạm xăng dầu, thiết bị cấp cứu, xưởng sửa chữa, phòng rửa tráng phim ảnh,
bưu điện, ngân hàng…
7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



1.5.2

Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực du lịch là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu mang tính

quyết định trong tiến trình phát triển du lịch, bởi con người chính là chủ thể của hoạt
động lao động. Sở dĩ nguồn nhân lực du lịch trở thành một trong những vấn đề cấp thiết
của du lịch học hiện đại là vì khi du lịch ngày càng phát triển thì nhu cầu về nguồn nhân
lực ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng. Du lịch muốn phát triển để trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn địi hỏi phải có nguồn nhân lực với chất lượng cao, đặc biệt
trong thời kỳ hội nhập như hiện nay.
1.5.3

Hoạt động xúc tiến
Xúc tiến du lịch là một hợp phần lớn trong kế hoạch tiếp thị marketing hay cịn

được gọi là chương trình truyền thơng marketing. Theo quan điểm kinh doanh nói
chung, kinh doanh du lịch, lữ hành nói riêng, coi điểm du lịch chỉ là 1 sản phẩm du lịch
như chương trình du lịch hay khách sạn, các công ty thường sử dụng công cụ như quảng
cáo. Xúc tiến bán, bán hàng trực tiếp, tiếp thị trực tiếp, quan hệ công chúng. Tùy theo
từng giai đoạn, các công ty xác định thứ tự ưu tiên sử dụng các công cụ truyền thông
trong chương trình xúc tiễn hỗn hợp của mình. Xúc tiến du lịch đóng vai trị quan trọng,
khơng thể thiếu trong kinh doanh du lịch. Bất kỳ điểm đến du lịch nào, muốn phát triển
thành công và bền vững, đều phải tiến hành xúc tiến quảng bá điểm đến du lịch. Xúc
tiến du lịch nhằm thu hút khách tham quan du lịch; tạo dựng và tăng cường nhận thức
của toàn dân về vai trò phát triển du lịch, đem lại nhiều lợi ích cho xã hội như tạo môi
trường du lịch thuận lợi, tăng thu nhập xã hội, tạo việc làm, giữ gìn và khai thác hợp lý
tài nguyên du lịch; tạo lập hình ảnh tích cực về điểm đến du lịch trong tâm trí du khách,
tác động đến sự lựa chọn điểm đến của họ.  
1.5.4


Sản phẩm du lịch
Các sản phẩm du lịch gắn với sự thỏa mãn nhu cầu của du khách. Một địa điểm du

lịch không chỉ cần các tài nguyên du lịch để tham quan mà còn cần các dịch vụ đáp ứng
nhu cầu thiết yếu của du khách khi đi khỏi nơi cư trú như dịch vụ lưu trú, ăn uống, các
dịch vụ đáp ứng như cầu cao hơn như sản phẩm vui chơi giải trí, các hoạt động văn hóa,
văn nghệ, thể thao,...để thu hút du khách, đảm bảo lợi nhuận thu được từ hoạt động du
lịch. Các sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng, chất lượng cao làm tăng khả năng cạnh
tranh của điểm đến.

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.5.5

Tài nguyên du lịch
UNWTO đã chỉ ra rằng, một nền du lịch muốn bền vững phải sử dụng tốt các tài

nguyên du lịch, nhất là tài nguyên thiên nhiên, với việc duy trì quá trình sinh thái thiết
yếu, duy trì di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học tự nhiên. Đồng thời, cần tơn trọng
tính trung thực về xã hội và văn hóa của các cộng đồng địa phương, bảo tồn di sản văn
hóa và các giá trị truyền thống. Các lợi ích khác mất đi cịn có khả năng làm lại, nhưng
tài nguyên văn hóa và tài nguyên thiên nhiên mất đi là mất vĩnh viễn.
Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên như sông, biển, rừng, hệ động
thực vật và tài nguyên du lịch nhân văn gồm những giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc,
các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể,...


1.5.6

Văn hóa - xã hội
Trình độ văn hố cao tạo điều kiên cho việc phát triển du lịch. Phần lớn những

người tham gia vào hành trình du lịch là những người có trình độ văn hố nhất định,
nhất là những người đi du lịch nước ngồi. Bởi vì họ có sở thích (nhu cầu) đối với việc
tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, bản sắc văn hố dân tộc hay nói đúng
hơn tài ngun, điểm du lịch tác động đến họ theo một q trình: Thơng tin → Tiếp xúc
→  Nhận thức → Đánh giá. Phải có trình độ văn hố thì mới hiểu hết giá trị của chuyến
tham quan du lịch. Trong các nước mà người  dân có trình độ văn hố cao thì số người
đi du lịch ra nước ngồi tăng lên khơng ngừng với tốc độ tăng trưởng cao. Bên cạnh đó,
trình độ của người dân nước sở tại, nơi đón khách cũng ảnh hưởng đến việc phát triển
du lịch. Nếu tại các khu du lịch, điểm tham quan tình trạng ăn xin, cướp giật xảy ra
nhiều thì sẽ khơng thể thu hút được nhiều du khách. Ngược lại, thì số lượng du khách
đến các nơi du lịch sẽ đông.  
1.5.7

Môi trường
Môi trường du lịch có hấp dẫn khách du lịch hay khơng trước tiên phải kể đến các

yếu tố tài nguyên tự nhiên của du lịch. Khách du lịch đến mục đích của họ là tham quan,
để thoả mãn "con mắt" của họ. Khi mà đời sống của con người ngày càng tăng thì nhu
cầu đi du lịch của người ta càng cao. Quanh năm suốt tháng phải tiếp xúc với bụi bẩn,
ồn ào của chốn đô thị, những ngày nghỉ con người ta muốn thốt khỏi cuộc sống bình
thường đó, và họ đi du lịch. Chỉ đến những nơi có thiên nhiên đẹp, trong lành và yên
tĩnh sẽ thoả mãn được nhu cầu của họ. Chính vì điều đó, mơi trường rất quan trọng

9


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trong kinh doanh du lịch. Một địa điểm du lịch mà có sự suy giảm về trữ lượng và chất
lượng của các tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa cơ bản đối với cuộc sống của con người
như: đất đai, nước, rừng, thuỷ sản, khoáng sản và các dạng tài ngun năng lượng thì sẽ
khơng thể thu hút khách du lịch lâu dài và phát triển du lịch bền vững được.

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ
2.1

Tổng quan ngành du lịch ở Thừa Thiên Huế

2.1.1

Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở vị trí trung tâm của cả nước, nằm giữa Thủ đơ Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (cách Hà Nội 675 km về phía Bắc và cách thành phố
Hồ Chí Minh 1060 km); phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà
Nẵng; phía Tây giáp Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào, phía Đông giáp biển Đông. Đây
là một trong những điều kiện để Thừa Thiên Huế phát triển nhiều loại hình du lịch, phát

triển cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông thuận lợi hơn để thu hút du khách trong và
ngoài nước đến với Huế.
2.1.1.2 Khí hậu
Thừa Thiên Huế là khu vực thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa; chịu ảnh hưởng giữa
khí hậu chuyển tiếp miền Bắc và miền Nam nước ta. Thời tiết chia làm hai mùa rõ rệt:
mùa khơ nóng và mùa mưa ẩm lạnh.
- Mùa khơ nóng: từ tháng 5 đến tháng 9 chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khơ
nóng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình tháng nóng là từ 27-29 độ. Tháng nóng nhất
(tháng 5, tháng 6) nhiệt độ có thể lên đến 38 - 40 độ.  
- Mùa khô lạnh: từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng
Bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh ở vùng đồng bằng là 2022 độ. Nhiệt độ trung bình hàng năm vùng đồng bằng khoảng 24-25 độ.
Vì vậy một số loại hình du lịch như du lịch biển sẽ có tính chất mùa vụ, chủ yếu tập
trung vào những tháng mùa khơ nóng. Vào mùa lạnh thì chủ yếu là các hoạt động du
lịch nhân văn.
2.1.1.3

Địa hình

Địa hình Thừa Thiên Huế khá phức tạp gồm nhiều dạng: vùng đồi núi, đồng bằng,
biển. Cấu trúc theo chiều ngang từ Đông sang Tây bao gồm: biển, đầm phá, đồng bằng
hẹp, vùng đồi núi và núi Thừa Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rõ rệt:
-

Vùng đồi núi Thừa Thiên Huế chiếm khoảng 75% diện tích của tỉnh, từ biên giới

Việt Lào và kéo dài đến thành phố Đà Nẵng. Độ cao trung bình là 500-600m, tăng dần
về phía Tây, Phía Nam và phía Đơng Nam.
11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



-

Vùng đồng bằng duyên hải: đồng bằng duyên hải Thừa Thiên Huế điển hình cho

kiểu đồng bằng mài mịn, có cồn cát, đầm phá. Diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng
1400 km2
-

Vùng đầm phá: là một hệ cảnh quan độc đáo của Thừa Thiên Huế, vùng đầm

phá có diện tích 22040 ha, dài 68km, bắt đầu từ cửa sơng Ơ Lâu phía Bắc chạy song
song bờ biển đến cửa Tư Hiền, chiều rộng từ 1 đến 6 km. Do đặc điểm địa hình Thừa
Thiên Huế khơng đều nên dân cư ở đây cũng phân bố không đều. Sự phân bố không đều
của dân cư làm cho du lịch dịch vụ, tham quan nghỉ dưỡng cũng có điểm tập trung phát
triển hơn ở một số vùng đông dân nhất định và hướng tới du lịch theo hình thức tìm
hiểu văn hóa ở các vùng dân tộc thiểu số thưa dân. Tuy nhiên địa hình trung du nhỏ hẹp
làm giảm tốc độ, gây ra hiện tượng xói mịn nhất là mùa mưa. Điều này gây ảnh hưởng
đến cơ sở vật chất, mang tính lâu dài, thu hút đầu tư quy mô lớn nhằm phục vụ cho du
lịch của tỉnh này.
2.1.2

Đặc điểm văn hóa- xã hội

2.1.2.1 Kiến trúc
Huế trước đây từng được triều đại nhà Nguyễn chọn làm kinh đơ, vì vậy các vua
chúa triều Nguyễn đã cho xây dựng những cơng trình kiến trúc công phu đồ sộ trong
khoảng thời gian từ đầu thế kỉ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX, tiêu biểu là quần thể di tích
cố đơ Huế - được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa thế giới vào tháng 12/1993.

Bên cạnh những kiến trúc cung đình độc đáo thì kiến trúc ở Huế cịn rất đa dạng: kiến
trúc dân gian kiến trúc truyền thống, kiến trúc hiện đại. Khách du lịch đến đây đều có
thể nhận thấy những cơng trình dù to dù nhỏ đều mang những nét riêng, độc đáo, rất
Huế, rất Việt Nam.
2.1.2.2 Âm nhạc và nghệ thuật
Âm nhạc và nghệ thuật mang đậm nét lịch sử cổ kính được thể hiện ở 3 thể loại
tiêu biểu như:
-         Nhã nhạc cung đình: Bắt nguồn từ tám loại lễ nhạc cung đình thời Lê là giao
nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, cửu nhật nguyệt giao trùng nhạc, đại triều nhạc, thường
triều nhạc, đại yến cửu tấu nhạc, cung trung nhạc, đến triều Nguyễn lễ nhạc cung đình
Việt Nam đã phát triển thành hai loại hình Đại nhạc và Nhã nhạc (tiểu nhạc) với một hệ
thống các bài bản lớn.
-         Vũ khúc cung đình: Với trên 15 vở múa lớn, từ múa tế lễ, múa chúc tụng, múa
tiếp sứ, múa yến tiệc, múa trình diễn tích tuồng. Nhiều vở múa có quy mơ hồnh tráng,

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


diễn viên đông đảo, phô diễn được vẻ đẹp rộn ràng, lấp lánh và kỹ thuật, kỹ xảo của
múa hát cung đình Việt Nam thể hiện được sự phát triển nâng cao múa hát cổ truyền
của người Việt.
-         Ca Huế: là một hệ thống bài bản phong phú gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc
và khí nhạc theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam và một hệ thống "hơi" diễn tả
nhiều sắc thái tình cảm đặc trưng. Điệu Bắc gồm những bài ca mang âm điệu tươi tắn,
trang trọng. Điệu Nam là những bài âm điệu buồn, nỉ non, ai ốn. Bài bản Ca Huế có
cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt, trải qua quá trình phát triển lâu dài đã trở thành nhạc cổ
điển hoàn chỉnh, mang nhiều yếu tố "chuyên nghiệp" bác học về cấu trúc, ca từ và
phong cách biểu diễn. Đi liền với ca Huế là dàn nhạc Huế với bộ ngũ tuyệt Tranh, Tỳ,

Nhị, Nguyệt, Tam, xen với Bầu, Sáo và bộ gõ trống Huế, sanh loan, sanh tiền. Kỹ thuật
đàn và hát Ca Huế đặc biệt tinh tế nhưng Ca Huế lại mang đậm sắc thái địa phương,
phát sinh từ tiếng nói, giọng nói của người Huế nên gần gũi với Hị Huế, Lý Huế; là
chiếc cầu nối giữa nhạc cung đình và âm nhạc dân gian.
2.1.2.3 Ẩm thực Huế
Những đặc thù của lịch sử Huế, đặc biệt kể từ khi Huế là kinh đô, là nơi sống của
tầng lớp đế vương, nơi hội tụ của những tao nhân mặc khách, công hầu khanh tướng…
nên miếng ăn, thức uống theo lệ “phú quý sinh lễ nghĩa” đã ảnh hưởng lớn đến ẩm thực
Huế. Ẩm thực Huế rất cầu kỳ, yêu cầu cả mỹ, hương, vị hòa quyện cùng nhau. Nhắc
đến nền ẩm thực Huế người ta còn ghi tên một nhân vật. Giữa thế kỷ 20, Hoàng Thị
Kim Cúc, vị giáo sư gia chánh xuất sắc nhất của trường Đồng Khánh, đã giới thiệu được
600 món ăn Huế trong đó có 125 món chay, 34 loại canh, 50 món tráng miệng, 47 loại
bánh, 70 loại mứt, 30 loại gia vị, ... đặc biệt là bà Kim Cúc giới thiệu được 60 thực đơn
hồn chỉnh của bốn mùa xn hạ thu đơng của Huế – đã trở thành mẫu mực cho các thế
hệ nội trợ Việt Nam. Ẩm thực Huế không chỉ là cái duyên tô điểm cho du lịch Huế nữa
rồi, mà có thể giới thiệu du khách trong hành trình du lịch ẩm thực đến Huế.
2.1.2.4 Con người Huế
Con người Huế: người Huế kín đáo và trầm lắng, ít nói, hết sức kín đáo trong lời
ăn tiếng nói hằng ngày. Bên cạnh đó quan niệm “Tam - Tịng - Tứ - Đức” là một chuẩn
mực của người phụ nữ Huế xưa. Huế có truyền thống từ bao đời nay là “mẹ dạy con, bà
dạy cháu, chị dạy em”. Các thiếu nữ quyền quý trước khi xuất giá phải được mẹ rèn dạy
“Công - Dung - Ngôn - Hạnh”. Chữ “Công” hàng đầu, do đó, cho dù nhà giàu có, nhiều
người giúp việc thì các cơ gái vẫn phải tập đi chợ, nấu ăn hàng ngày. Chính những điều

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


đó lại làm nên hình ảnh người phụ nữ Huế rất thân thương trong lòng những du khách

đã đi qua miền đất này.
2.2

Thực trạng phát triển du lịch bền vững ở Thừa Thiên Huế
Huế có tiềm năng để phát triển du lịch bởi sở hữu nhiều lợi thế từ sự đa dạng các

kiểu khí hậu; đa dạng, phong phú về văn hóa đa dạng về địa lý với nhiều bãi biển đẹp,
nhiều hang động kỳ bí,... đáp ứng nhu cầu khách du lịch, dù đó là người có nhu cầu nghỉ
dưỡng hay có sở thích khám phá, tìm hiểu. Song, tiềm năng cần được khai thác đúng
cách, nếu không sẽ rất dễ rơi vào tình trạng chạy theo nhu cầu nhất thời để đáp ứng một
cách vội vã, thậm chí bỏ qua một số tiêu chí văn minh để kinh doanh theo lối “chộp
giật”, tận thu, bất chấp nguy cơ, hiểm họa đe dọa trực tiếp đời sống, văn hóa, môi
trường,... của địa phương. Bởi sự xuống cấp của các yếu tố này sẽ tác động tiêu cực tới
hoạt động du lịch, dẫn đến suy giảm hiệu quả, chất lượng, tiềm năng phát triển du lịch.
2.2.1

Cơ sở hạ tầng- vật chất kĩ thuật
Thời gian gần đây, Huế khá chú trọng tới việc đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất để

phát triển ngành du lịch, dịch vụ. Ngoài hạ tầng kết nối như đầu tư mở rộng các tuyến
đường đến các khu du lịch, mở thêm các chuyến bay, các cơ sở lưu trú và chất lượng
dịch vụ cũng được nâng lên đáng kể.
-          Mạng lưới giao thông và phương tiện vận tải: Hệ thống giao thông thuận lợi và
gắn kết thành một hệ thống nhất gồm đường bộ:  Quốc lộ 1A, Quốc lộ 49, đường Hồ
Chí Minh, hầm Hải Vân, đường sắt xuyên Việt, đường thủy: cảng biển Chân Mây và
cảng nhỏ Thuận An và đường hàng không: sân bay Phú Bài đạt chuẩn sân bay quốc tế.
Các loại hình vận chuyển khách từng bước được đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của
khách du lịch. Đến nay, số đầu xe trong các doanh nghiệp du lịch khoảng 80 xe chất
lượng tốt với năng lực vận chuyển khoảng 1.200 chỗ; các phương tiện vận chuyển công
cộng phát triển mạnh. Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng giao thông kết nối với các điểm du

lịch, tắm biển thiếu đồng bộ, thiếu tiện lợi.
-          Thông tin liên lạc: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 4 doanh nghiệp
hoạt động trên lĩnh vực Bưu chính: Bưu điện Thừa Thiên Huế, Bưu chính Viettel, Cơng
ty chuyển phát nhanh EPS, Sai Gon Postel. 100% xã có điểm giao dịch bưu điện. Mạng
lưới viễn thơng đã được hồn tồn số hố, mạng truyền dẫn từ Huế đi các huyện đã
được quang hoá 100%; có kèm viba số hỗ trợ, 100 xã có điện thoại và được kết nối
Internet.
14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


-          Cơng trình cung cấp điện nước: Mạng lưới truyền tải điện với đường dây 110kV,
220kV và 500kV thông qua hệ thống thuỷ điện quốc gia. Trạm phát điện diezel Ngự
Bình có cơng suất đạt 2x4000 kVA đang vận hành và phát hiện bổ sung vào những giờ
cao điểm. Đối với hệ thống cung cấp nước sạch, Thừa Thiên Huế là địa phương có
nguồn nước mặt tự nhiên có chất lượng và sạch bậc nhất Việt Nam. 10 nhà máy trực
thuộc, với cơng suất hơn 100 nghìn m3/ngày đêm và cấp nước sạch đến tận gia đình của
gần 600 nghìn dân toàn tỉnh (99% nhân dân thành phố Huế).
-          Cơ sở lưu trú: Số lượng cơ sở lưu trú du lịch tăng nhanh chóng từ 285 cơ sở năm
2009 lên 534 cơ sở năm 2012. Tính đến năm 2017, TP. Huế có 430 cơ sở lưu trú, với
hơn 7.900 buồng phịng, hơn 13.400 giường; trong đó có 4 khách sạn 5 sao, với 643
phòng, 12 khách sạn 4 sao, với gần 1.500 phòng, 133 khách sạn từ 1-3 sao, còn lại là
khách sạn đạt chuẩn. Ngoài ra, dịch vụ homestay hiện khá phát triển, với nhiều khu du
lịch đạt chuẩn được du khách lựa chọn. Các loại hình lưu trú khác như nhà nghỉ, nhà
khách… cũng được người dân đầu tư, nâng cấp để đón các dịng khách bình dân hoặc
du lịch "bụi", ưa tiện lợi…
Bên cạnh kết quả khả quan đó, hoạt động lưu trú du lịch cũng cịn nhiều hạn chế,
bất cập, nhiều cơ sở hoạt động tự phát, nhiều khách sạn có tuổi thọ cao mà khơng được
sửa chữa, nâng cấp. Khi xây dựng, nhiều chủ cơ sở đăng ký là nhà ở tư nhân, nên không

đảm bảo các quy định bắt buộc khi kinh doanh lưu trú: phương án thiết kế xây dựng,
đảm bảo vệ sinh, mơi trường, phịng cháy chữa cháy, nơi để xe. Lượng khách du lịch
đến Huế phát triển không tương đương với tốc độ phát triển số lượng cơ sở lưu trú. Tất
cả số phịng ở Huế phải hơn 10 nghìn phịng, có thể phục vụ lên đến 17 nghìn khách
trong vịng một ngày đêm. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng chỉ vào khoảng 50%, một số
khách sạn công suất chỉ đạt 30 - 40%. Khi cung vượt cầu sẽ dẫn đến một thực trạng
khác là tình trạng hạ giá để kéo khách về lưu trú. So sánh giá một khách sạn 4 sao ở Đà
Nẵng hay Nha Trang với Huế mới thấy sự chênh lệch là quá lớn. Ở các địa phương này,
khách sạn 4 sao có giá vào tầm 1,5 triệu đồng/ngày, cịn ở  Huế cao thì được 900 nghìn
đồng, thấp hơn thì 600 nghìn đồng và có khách sạn chỉ 370 nghìn đồng.
2.2.2

Nguồn nhân lực
Nhân lực là tâm điểm trong quá trình phát triển ngành du lịch. Vì vậy trong thời

gian qua, lãnh đạo ngành du lịch tỉnh đã đưa ra nhiều chiến lược để đào tạo cho cán bộ
nội bộ và nhân lực của các doanh nghiệp du lịch. Kết quả của chính sách đó trong thời
gian qua là:
15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Thứ nhất, tỷ lệ cán bộ nhân viên đã qua đào tạo chuyên môn du lịch khoảng 60 70% (trừ lao động giản đơn). Hiện nay, hầu như số lao động có bậc nghề cao đều làm
việc tại các doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá, doanh nghiệp liên doanh nước
ngoài và liên doanh trong nước với nhiều hình thức đào tạo khác nhau. Ngồi ra, qua
cuộc thi nâng bậc nghề cho cán bộ nhân viên khách sạn do Sở tổ chức cho thấy các
doanh nghiệp rất chú trọng đến trình độ tay nghề của nhân viên nhằm tạo ra khơng khí
học tập, thi đua cho lực lượng lao động trong ngành với mục đích ngày càng có nhiều
lao động giỏi để nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Thứ hai, cán bộ chuyên trách ở các phòng ban của sở đã được cử đi học các lớp
chuyên đề như Nâng cao năng lực quản lý về môi trường du lịch, Sở cũng đã cử cán bộ
theo học các lớp đào tạo về du lịch tại Malaysia và Singapore. Ngoài ra, một số cán bộ
Sở được học tập, bồi dưỡng về cơng tác Đảng, đồn thể. Trong năm 2008, Sở du lịch
phối hợp với dự án EU tổ chức các khố tập huấn nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ
trong ngành như: công tác quản lý khách sạn vừa và nhỏ, công tác quản lý nhân sự và
áp dụng tiêu chuẩn nghề VTOS (kỹ năng nghề du lịch) trong khách sạn, kiến thức đánh
giá tác động kinh tế về du lịch, kiến thức về phát triển bền vững, kiến thức điều hành
tour,... Các doanh nghiệp đã chủ động trong công tác đào tạo nguồn nhân lực bằng cách
cử cán bộ tham dự các khoá tập huấn của dự án EU để đào tạo lại cho nhân viên, bên
cạnh đó, cịn tổ chức đào tạo tại chỗ do các chuyên gia trong hệ thống hoặc mời thỉnh
giảng, tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao trình độ ngoại ngữ bằng cách học đại học
bằng 2, thuê giáo viên tiếng Anh về bồi dưỡng ngoài giờ, hoặc lưu hành cẩm nang ngoại
ngữ sử dụng riêng của từng khách sạn.
Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát của một nhóm nghiên cứu thuộc Sở Văn hóa Thể
thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm “khám phá mức độ quan tâm của Lãnh đạo
Tỉnh và Doanh nghiệp đối với ngành du lịch và việc phát triển du lịch cũng như các
chương trình hành động của Tỉnh để phát triển du lịch” thực hiện với số mẫu khảo sát là
146 chuyên gia trong các Sở Ban Ngành, nhà quản lý các điểm du lịch và 200 lãnh đạo
Doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch, cho thấy các vấn đề về chiến lược phát
triển nguồn nhân lực; chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp du lịch trong đào tạo nhân lực; và
chính sách thu hút nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh thì có khoảng 15%-17%  tỷ lệ người
không quan tâm đến các vấn đề này. Điều này có thể phản ánh: (1) các kênh thơng tin từ
người ban hành chính sách đến thực thi chính sách bị gián đoạn; (2) các chính sách này
chưa thật sự gắn với nhu cầu nên khơng góp phần hỗ trợ cho việc phát triển nguồn nhân
lực tại các tổ chức hoạt động du lịch.
16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Như vậy, do chính sách và sự phát triển nguồn nhân lực không đáp ứng được tốc
độ phát triển của doanh nghiệp nên đã và đang xảy ra tình trạng dịch chuyển nguồn
nhân lực chất lượng cao giữa các đơn vị, gây nên sự xáo trộn nhân sự, ảnh hưởng phần
nào đến chất lượng dịch vụ.
2.2.3

Hoạt động xúc tiến
Để phát triển du lịch Huế cần có các hoạt động marketing cơ bản như nghiên cứu

thị trường và lựa chọn thị trường khách du lịch mục tiêu của địa phương. Nhận thức
được tầm quan trọng của marketing, mỗi nước trên thế giới đều tìm cho mình một lối đi,
đưa ra các chiến lược tiếp thị riêng. Việt Nam và trong đó có Huế cũng khơng loại trừ,
và điều đó thể hiện qua các hoạt động quảng bá du lịch tỉnh nhà trong vài năm gần đây
trở nên mạnh hơn, chuyên nghiệp hơn trong tổ chức các sự kiện. Cụ thể:
- Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã tổ chức thành cơng chương trình Khảo sát
các danh thắng và một số điểm du lịch gắn với 56 Festival Huế 2008 tại tỉnh Thừa
Thiên Huế cho 26 công ty lữ hành quốc tế Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị,
Thành phố Hồ Chí Minh và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh nhằm giới thiệu,
quảng bá cho sự kiện Festival Huế 2008. Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức tốt
hội nghị bàn các giải pháp nhằm phát triển du lịch Thừa Thiên Huế và khu vực miền
Trung, nhằm đưa ra các giải pháp kịp thời cho du lịch trong lúc khó khăn.
- Năm 2015, Thừa Thiên Huế tham gia Ngày hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh,
Hội chợ VITM Hà Nội; tiếp tục đẩy mạnh hoạt động liên kết ba địa phương qua việc
phối hợp tổ chức Chương trình giới thiệu du lịch Ba địa phương Thừa Thiên Huế – Đà
Nẵng – Quảng Nam tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Hội chợ ITE
HCMC 2015; tham gia Tuần Văn hóa Huế tại Hà Nội nhằm giới thiệu hình ảnh Huế –
Thành phố Văn hóa ASEAN; phối hợp tổ chức Hội nghị Xúc tiến Du lịch Việt Nam –
ASEAN tại thành phố Huế…
Thời gian qua, bất kỳ cuộc họp nào bàn về phát triển du lịch của tỉnh trong năm

2017 và những năm tiếp theo đều thảo luận rất kỹ về công tác xúc tiến quảng bá. Cụ thể:
- Phối hợp với Hiệp hội du lịch tỉnh tham gia hội chợ du lịch quốc tế ITE tại TP
Hồ Chí Minh, do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đứng ra tổ chức, một số đơn vị đã
ký kết được hợp đồng với các đối tác trong và ngoài nước kết quả của các hoạt động
makerting này đã mang lại cho tỉnh lượng khách quốc tế tăng lên trong vài năm gần đây
và nâng cao vị thế du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế trên thế giới và các địa phương trong
nước.
17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Tổ chức một số chương trình hợp tác du lịch với các địa phương như Mukdahan
-Thai Lan, Savannakhet - Lào, Vân Nam, Quảng Tây -Trung Quốc, Hà Nội, Quảng
Ninh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam.
- Phối hợp với Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế xây dựng chuyên mục
“Ống kính du lịch” định kỳ hàng tuần để tuyên truyền rộng rãi mọi chủ trương, chính
sách về phát triển du lịch.
- Thừa Thiên Huế đã thành lập Trung tâm xúc tiến du lịch trực thuộc Sở Du lịch
có chức năng thực hiện hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh.
- Hoạt động xúc tiến được tiến hành ở các sự kiện trong và ngoài nước, tập trung
vào các thị trường có tính khả thi cao, nhằm quảng bá hình ảnh Huế đến du khách quốc
tế và tạo cơ hội kinh doanh cho các đơn vị lữ hành, đặc biệt là các dịp Festival.
- Năm 2018, Sở Du lịch sẽ tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm như:
hoạt động quảng bá du lịch tại chỗ, công tác xúc tiến thị trường nội địa, công tác xúc
tiến thị trường quốc tế, công tác truyền thông du lịch, tổ chức sự kiện, nâng cao nhận
thức cộng đồng du lịch.
Kết quả của các hoạt động makerting này đã mang lại cho tỉnh lượng khách
trong nước và quốc tế tăng lên trong vài năm gần đây, đồng thời nâng cao vị thế du lịch
tỉnh Thừa Thiên Huế trên thế giới và các địa phương trong nước. Bằng chứng là số

lượng khách du lịch đến Huế tăng lên theo từng năm.

Nguồn: Sở du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
Bên cạnh những điểm đáng ghi nhận, chúng ta phải kể đến một số hạn chế trong
việc xúc tiến quảng bá Huế. Công tác quảng bá xúc tiến du lịch vẫn còn những khó
khăn, hạn chế. Kinh phí phục vụ cho hoạt động xúc tiến, quảng bá còn manh mún, bị

18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


động. Ấn phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa đa dạng, số lượng phát hành còn thấp. Sự
phối hợp giữa các cấp, các địa phương, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp du lịch với cơ
quan Nhà nước chưa chặt chẽ và còn nhiều bất cập nên chưa tập trung được nguồn lực
trong hoạt động xúc tiến, quảng bá, chủ yếu giới hạn trong phạm vi khu vực, chưa thật
sự vươn ra tầm quốc tế.
Công tác xúc tiến chưa hiệu quả nên chưa thu hút được nguồn vốn đầu tư vào du
lịch: quy mô vốn đầu tư vào du lịch chưa nhiều, số lượng dự án đầu tư cịn ít, chưa thu
hút được các nhà đầu tư có uy tín, thương hiệu lớn đến tìm kiếm cơ hội, hợp tác đầu tư
vào các dự án lớn về du lịch. Công tác sử dụng vốn ở một số dự án còn kém hiệu quả,
nhiều cơng trình, dự án triển khai chậm gây thất thốt, lãng phí. Nếu đặt trong mới
tương quan chung với các điểm đến trong khu vực, có thể thấy, công tác tuyên truyền,
quảng bá hình ảnh du lịch Huế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, vị thế của điểm đến.
2.2.4

Sản phẩm du lịch
Mặc dù có thế mạnh về tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn,

nhưng  khách đến Huế chủ yếu để tham quan, thưởng thức văn hóa, trải nghiệm làng

q, vì thế thời gian lưu trú của khách đến Huế thấp và ngày càng giảm. Thời gian lưu
trú của khách tại Huế chỉ còn 1,78 ngày/lượt khách năm 2017, thấp hơn mức bình quân
1,9 đến 2 ngày/lượt năm 2012. Nguyên nhân là do những hạn chế trong sản phẩm du
lịch của Huế:
- Sản phẩm du lịch về đêm đơn điệu: Điểm lại điểm đến về đêm, ngồi nghe ca
Huế trên sơng (không phải ai cũng cảm được trong khi chất lượng biểu diễn chưa cao);
phố đêm Nguyễn Đình Chiểu ngắn, mặt hàng chưa phong phú; điểm vui chơi giải trí
đúng nghĩa chưa có, phố Tây chỉ có uống bia và vào bar vui chơi, còn lại một số hoạt
động chưa thể gọi là sản phẩm du lịch đặc trưng, có sức hút. Huế còn mang tiếng là
thành phố đi ngủ sớm khiến du khách cảm giác đêm ở Huế như dài hơn. Những người
làm du lịch đều thừa nhận sự đơn điệu, nhàm chán. Khi đến Hội An vốn đã có đêm phố
cổ hấp dẫn nay lại thêm “Đêm Cù Lao Chàm” thì thực sự du lịch Huế khơng thể cạnh
tranh và phát triển bền vững.
- Thiếu các dich vụ vui chơi giải trí: Các dịch vụ vui chơi giải trí trên địa bàn vừa
thiếu vừa yếu, chưa thu hút, hấp dẫn được du khách; thiếu các hoạt động, sự kiện văn
hóa, nghệ thuật, thể thao tầm quốc gia và quốc tế diễn ra đều trong quý, tháng. Chưa
phát triển được các sản phẩm du lịch chất lượng cao để tạo doanh thu lớn và thu hút
nhiều du khách như: casino, khu mua sắm cao cấp, trung tâm hội nghị quốc tế. Chẳng
19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hạn như, so với Bà Nà của TP Đà Nẵng, rừng Bạch Mã có hơn về thảm rừng tự nhiên
với nhiều chủng loại cây quý hiếm. Còn nếu so sánh về các loại hình dịch vụ phục vụ du
khách khám phá và đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí thì Bạch Mã hầu như chẳng có gì.
Hàng chục năm qua Bạch Mã như một nàng tiên còn ngái ngủ khiến du khách có tị mị
đến mấy cũng chỉ đến một lần cho biết.
2.2.5


Tài nguyên du lịch
Thừa Thiên - Huế là  tỉnh có nhiều tài nguyên du lịch, có các di sản văn hóa như

quần thể di tích cố đơ Huế, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên Bạch Mã cùng với
nhiều thế mạnh về biển, văn hóa, con người và ẩm thực đã trở thành điểm đến hấp dẫn
du khách trong nước và quốc tế, đưa du lịch trở thành một trong ba ngành kinh tế mũi
nhọn của tỉnh và của cả khu vực miền Trung. Các tài nguyên du lịch mang nét đặc trưng
của Huế như: Chùa chiền, lăng tẩm, nhà vườn, du lịch sinh thái (Rừng quốc gia Bạch
Mã), du lịch biển (Bãi biển Cảnh Dương, Lăng Cô), sản phẩm nghệ thuật (ca Huế trên
sông Hương).
2.2.5.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
- Sông Hương: trong số các sông, sông Hương được khai thác từ lâu và đã trở
thành sản phẩm du lịch đặc trưng. Nhiều du khách ấn tượng về miền núi Ngự, sơng
Hương khi có dịp ngồi trên thuyền rồng, ngược dòng Hương lên tham quan chùa Thiên
Mụ, điện Hòn Chén, chùa Minh Mạng… đêm về nghe ca Huế trên sông, ngắm Cố đô
khi màn đêm bng xuống, thưởng thức những món ăn nổi tiếng. Dẫu vậy, việc khai
thác dịng sơng này vẫn mang tính chất đơn lẻ, dịch vụ đơn điệu, chất lượng dịch vụ
khơng cao, chưa có sự kết hợp với các dịng sơng khác. Ngồi dịch vụ thuyền rồng và ca
Huế, đến nay Huế chưa có dịch vụ hấp dẫn gì trên dịng sơng thơ mộng này, chưa hình
thành được khơng gian với thiết chế văn hóa kết hợp khu ẩm thực Huế hoàn chỉnh ở
tuyến đường Lê Lợi, TP Huế. Hiện tượng khai thác cát trái phép dẫn đén xói mịn bờ
sông Hương, ảnh hưởng trầm trọng tới việc khai thác du lịch của dịng sơng này.
- Rừng: Rừng quốc gia Bạch Mã có hệ sinh vật ở đây hết sức đa dạng và phong
phú, rất hấp dẫn đối với loại hình du lịch sinh thái và nghiên cứu. Ngồi ra, Bạch Mã
còn là nơi nghỉ núi lý tưởng với những cảnh quan tuyệt vời và khí hậu tốt
- Biển, đầm phá: Đầu tư phát triển du lịch biển, đầm phá đang là hướng đi của tỉnh
Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, do đầu tư thiếu đồng bộ và chậm quy hoạch trong công tác
phát triển du lịch biển, đầm phá nên vẫn chưa phát huy tiềm năng, thế mạnh du lịch vốn

20


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


có của mình. Thời gian qua, mặc dù qua các kỳ Festival Huế, Thừa Thiên Huế đều cố
gắng tổ chức các tour du lịch tham quan đầm phá, ngắm "mặt trời mọc" từ bãi biển
Lăng Cô, kết hợp với việc tổ chức các lễ hội "Thuận An biển gọi", "Lăng Cô huyền
thoại biển" để thu hút khách du lịch nhưng tình trạng chung là xong lễ hội, khách cũng
thưa vắng theo. Chỉ tính tour du lịch tham quan vùng đầm phá đến nay cũng chỉ thu hút
được khoảng 4.000 du khách/mùa lễ hội. Các bãi biển nổi tiếng khác như Cảnh Dương,
Tư Hiền... đều hình thành một cách tự phát, các dịch vụ tại chỗ đều do người dân địa
phương tự tổ chức, chất lượng không ổn định và thiếu tính chun nghiệp nên khó thu
hút được khách du lịch, nhất là người nước ngoài.
Tại bán đảo Sơn Trà đã từng có hợp tác với các nhà đầu tư để phát triển du lịch lặn biển,
kết hợp với các trò chơi trượt nước, lướt ván... trên biển, đáp ứng nhu cầu cho những du
khách thích cảm giác mạnh nhưng sau nhiều năm vẫn chưa thấy triển khai.
Sự cố môi trường biển năm 2016 vẫn cịn ít nhiều ảnh hưởng tâm lý khách du lịch quyết
định tham gia loại hình du lịch biển tại Huế. Ngoài ra, so với các địa phương khác, Huế
vẫn chưa có nhiều khu nghỉ dưỡng biển, các dịch vụ bổ sung gắn với du lịch biển mang
tính hấp dẫn ngoại trừ Laguna.
2.2.5.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
- Chùa chiền, lăng tẩm: hệ thống chùa chiền dày đặc, riêng TP Huế đã có trên 150
chùa lớn nhỏ, trong đó có rất nhiều ngơi chùa cổ nổi tiếng như Linh Mụ, Diệu Đế, Từ
Đàm. Nhiều lăng mộ từ vương triều Nguyễn để lại là những điểm mạnh để Huế có thể
phát huy được vai trị và thế mạnh của mình. Nhưng hiện nay, nhiều di tích đang bị bỏ
hoang và rơi vào tình trạng hoang phế: Di tích Thế Lại Thượng , đình làng An Cựu,
lăng bà Học phi của vua Tự Đức,... Nếu không được kịp thời trùng tu, sửa chữa, chắc
chắn trong khoảng thời gian khơng bao lâu nữa, những di tích như trên sẽ trở thành phế
tích trước sự tàn phá của con người và thiên nhiên.
- Nhà vườn: Ở Huế có nhiều nhà vườn được kiến tạo từ các đời vua trước thu hút

khách tham quan nhờ sự kết hợp hài hòa giữa phong cảnh thanh bình và các kiến trúc
độc đáo. Do nhiều yếu tố tác động mà những ngôi nhà này bị hư hỏng, xuống cấp
nghiêm trọng.. Nhưng để trùng tu, sửa chữa cần phải có kinh phí rất lớn, phần nữa
người dân cũng khơng có đủ kinh nghiệm trong việc này.
- Lễ hội: Lễ hội ở Thừa Thiên- Huế tuy khơng phong phú như ở miền Bắc nhưng
có khá nhiều lễ hội lớn với các loại hình khác nhau: Festival Huế hàng năm, lễ hơị vui
chơi giải trí, lễ hội cầu ngưu, lễ hội đua thuyền,... Những lế hội  này nhằm tôn vinh bản

21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


sắc văn hóa vùng miền, chúng góp  phần thu hút đông đảo khách du lịch từ các địa
phương khác trong cả nước cũng như khách du lịch  nước ngoài. Tuy nhiên, phần lớn lế
hội ở đây chỉ chú trọng về “lễ” hơn “hội”.
- Các tài nguyên du lịch nhân văn khác: đa dạng từ nhã nhạc cung đình Huế, làng
nghề đến các chương trình nghệ thuật diễn xướng cung đình, các trị chơi cung đình và
dân gian, trình diễn áo dài xứ Huế, thưởng thức trà sen Huế và bánh Huế,...
Tài nguyên du lịch Huế nhiều là như vậy, nhưng giá trị gia tăng trong sản phẩm
còn thua kém xa với các nước trên thế giới. Đó là vì chúng ta chỉ dựa vào yếu tố tự
nhiên, khai thác những cái có sẵn, chưa có thêm các điểm mới; các di tích khác chưa
được đầu tư tu bổ để trở thành các điểm du lịch hấp dẫn.
2.2.6

Trật tự an toàn xã hội
Trong những năm gần đây, thế giới phải đối mặt với những thách thức to lớn, đó

là nạn khủng bố, một nguy cơ đe dọa đến an ninh của mọi quốc gia trên toàn thế giới.
Sau sự kiện 11/9/2001 ở Mỹ thì việc giữ gìn hịa bình, ổn định chính trị được các quốc

gia quan tâm hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, trái với những gì người ta mong đợi về kết
quả của các hoạt động chống khủng bố, chủ nghĩa khủng bố vẫn tiến hành những vụ
đánh bom lớn tại một số nước như Pháp, Indonesia, Thái Lan, … tạo tâm lí lo ngại cho
khách đi du lịch. Do tình hình bạo động và bất ổn chính trị tại một số nước nên Việt
Nam đã được chọn là điểm đến an toàn của các du khách quốc tế. Vị thế của Việt Nam
trên thị trường quốc tế ngày càng được nâng cao, hình ảnh một Việt Nam hịa bình, ổn
định và mến khách được tạo lập, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày một nhiều
hơn.
TP. Huế là là nơi tập trung các điểm di tích của tỉnh Thừa Thiên Huế. Để đảm bảo
an ninh trật tự tại các điểm di tích trên địa bàn TP. Huế, trong những năm qua, Công an
Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Trung tâm bảo tồn di tích Cố Đơ Huế xây dựng, triển
khai các biện pháp phòng ngừa tội phạm, chú trọng các biện pháp phát động phong trào
toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tạo điều kiện để du khách đến tham quan, du lịch.
Công an tỉnh thường xuyên tổ chức các hội nghị tuyên truyền các phương thức, thủ
đoạn hoạt động của các loại tội phạm như: trộm cắp, cướp giật, lừa đảo chiếm đoạt tài
sản… để cán bộ, công nhân viên tại Trung tâm bảo tồn di tích Cố đơ cùng nắm rõ. Qua
đó, nêu cao tinh thần cảnh giác, tăng cường các biện pháp tuần tra, canh gác tại những
khu vực quan trọng chứa nhiều hiện vật, cổ vật có giá trị góp phần bảo vệ tài sản cho
trung tâm cũng như du khách đến tham quan, phối hợp cùng lực lượng Cơng an phịng
22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×