Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.83 KB, 34 trang )

Mục lục
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ:.............................................................................2
1.1.Lý do chọn đề tài:...................................................................................................2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:...........................................................................................3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.................................................................3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:....................................................................................3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:........................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................3
1.5.Tình hình nghiên cứu:...........................................................................................4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:.......................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN
VỮNG:.................................................................................................................................4
2.1. Tổng quan về du lịch:..........................................................................................4
2.1.1. Phát triển du lịch bền vững:..........................................................................5
2.1.1.1. Khái niệm du lịch:..........................................................................................5
2.1.1.2. Phát triển du lịch bền vững:......................................................................6
2.2. Những nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch bền vững: .............6
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững .......................7
2.4. Bài học kinh nghiệm cho sự phát triển du lịch bền vững: ....................7
KẾT LUẬN CHƯƠNG I................................................................................................8
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Ở TỈNH THỪA THIÊN-HUẾ:......................................................................................9
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội và tiềm năng du lịch của tỉnh
Thừa Thiên Huế:.............................................................................................................9
1


3.1.1Vị trí địa lý và đặc điểm:....................................................................................9
3.1.1.1 Vị trí địa lý:.........................................................................................................9
3.1.1.2. Đặc điểm tự nhiên:......................................................................................10
3.1.2. Đặc điểm xã hội:..............................................................................................10


3.1.3. Đặc điểm kinh tế:.............................................................................................10
3.1.4. Tiềm năng phát triển du lịch Thừa Thiên-Huế:...................................11
3.1.4.1. Tiềm năng du lịch tự nhiên:.....................................................................11
3.1.4.2. Tiềm năng du lịch nhân văn:..................................................................11
3.2. Thực trạng phát triển du lịch ở Thừa Thiên-Huế: ..................................14
3.2.1.Tình hình ngành du lịch Thừa Thiên-Huế trong thời gian qua: .....14
3.2.1.1. Cơ sở vật chất:.............................................................................................14
3.2.1.2. Cơ sở hạ tầng...............................................................................................16
3.2.1.3. Thị trường khách du lịch...........................................................................16
3.2.1.4. Sản phẩm du lịch.........................................................................................16
3.2.2. Nguồn lực trong lĩnh vực du lịch:..............................................................17
3.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch:..................................................17
3.2.3.1. Doanh thu du lịch:.......................................................................................17
3.2.3.2. Số lượng khách du lịch.............................................................................19
3.2.4. Hoạt động marketing du lịch.......................................................................20
3.3.Nhận xét thực trạng phát triển du lịch của tỉnh trong thời gian qua:
..............................................................................................................................................21

3.3.1.Những kết quả đạt được:..............................................................................21
3.3.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân: ......................................21
3.3.2.1. Hạn chế còn tồn tại:...................................................................................21
2


3.3.2.2. Nguyên nhân:................................................................................................22
KẾT LUẬN CHƯƠNG II.............................................................................................23
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN
VỮNG Ở THỪA THIÊN- HUẾ.................................................................................24
4.1.Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch Thừa Thiên Huế đến năm
2030...................................................................................................................................24

4.1.1. Quan điểm phát triển.....................................................................................24
4.1.2. Mục tiêu phát triển..........................................................................................24
4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch theo hướng bền
vững ở tỉnh Thừa Thiên- Huế..................................................................................24
KẾT LUẬN CHƯƠNG III...........................................................................................27
PHẦN KẾT LUẬN.........................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO:.............................................................................................28
BẢNG HỎI ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊNHUẾ VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG......29

3


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.1.Lý do chọn đề tài:
Ngày nay du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng cuộc sống của con người, trình độ hiểu biết, giúp con người
nhanh chóng hồi phục sức khỏe và chữa bệnh. Du lịch góp phần không
nhỏ đến sự phát triển của mỗi đất nước, trong đó có Việt Nam.
Nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam, Thừa Thiên Huế là
một trong ba vùng du lịch lớn của Việt Nam, là thành phố có bề dày văn
hóa lâu đời, cảnh quan thiên nhiên đẹp và hữu tình cùng quần thể di tích
lịch sử được thế giới công nhận. Đã từ lâu du lịch Huế đã được biết đến
như một địa điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong nước và ngoài
nước. Trong đó Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận
là Di sản Văn hoá Thế giới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993. Ngày nay,
Huế được biết đến là thành phố Festival của Việt Nam, lần đầu tổ chức
vào năm 2000 và hai năm tổ chức một lần. Mới đây, Festival nghề
truyền thống Huế đã diễn ra từ ngày 26/4/2019 đến ngày 2/5/2019 với
16 nhóm nghề;với sự tham gia của hơn 60 làng nghề, cơ sở nghề và
trên 350 nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú, bàn tay vàng trong cả

nước…
Trong những năm qua, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có những cố gắng,
nổ lực phát triển du lịch với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn của tỉnh và đã gặt hái được những kết quả tích cực. Tuy
nhiên, do nhiều nguyên nhân khiến cho tốc độ phát triển du lịch Thừa
Thiên Huế còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Vì vậy,
việc tìm ra giải pháp phát triển du lịch TTH dựa trên quan điểm phát triển
bền vững là một vấn đề cấp thiết đồng thời là vấn đề có ý nghĩa

4


lâu dài với nền kinh tế Thừa Thiên Huế. Đó là lý do chủ yếu của việc lựa
chọn đề tài “Giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Thừa
Thiên Huế”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu chung: Tìm và đưa ra giải pháp thúc đẩy ngành du lịch Huế
ngày càng được mở rộng, phát triển bền vững.
- Mục tiêu riêng:
+ Phân tích thực trạng phát triển của du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế thời
gian qua.
+ Nhận diện các yếu tố hạn chế tồn tại và nguyên nhân tồn tại của phát
triển du lịch Thừa Thiên-Huế.
+ Đánh giá được những gì tỉnh đã làm được và chưa làm được, để có
định hướng phát triển.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Các yếu tố tác động và ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch Thừa
Thiên-Huế.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: Địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- Thời gian: Thu thập số liệu, nghiên cứu và phân tích trong giai đọan
2014-T4/2019
- Nội dung: Phân tích thực trạng, tiềm năng du lịch của tỉnh Thừa ThiênHuế gắn với phát triển bền vững , đưa ra các hạn chế để từ đó đề ra
giải pháp phát triển du lịch bền vững.

5


1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp
Những tài liệu thống kê của hoạt động du lịch liên quan đến những
lĩnh vực như lượng khách, doanh thu, …trên cơ sở khai thác từ những
nguồn thuộc: tổng cục du lịch, sở du lịch tỉnh Thừa Thiên- Huế,… các số
liệu được đưa vào xử lý phân tích đê từ đó rút ra những kết luận, đánh
giá có tính chất thực tiễn cao.
- Phương pháp thu thập tài liệu
Thu thập và phân tích tài liệu từ báo chí, internet, thực tế … nhằm
làm cho bài tiểu luận hoàn thiện hơn.
1.5.Tình hình nghiên cứu:
Ngoài phần đặt vấn đề, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phần phụ
lục,luận văn có kết cấu gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững.
- Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Thừa Thiên
Huế.
- Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững ở
Thừa Thiên Huế.
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN
VỮNG:

2.1. Tổng quan về du lịch:
Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ,
hợp lý, hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm : tăng trưởng về mặt
kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường sống. Mối quan
hệ đó được thể hiện qua hình vẽ sau:

6


Môi
trường

Phát triển
bền vững

Kinh tế

Xã hội
2.1.1. Phát triển du lịch bền vững:
2.1.1.1. Khái niệm du lịch:

Nhìn từ nhiều góc độ, nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau, mỗi
tác giả có một quan điểm, một định nghĩa không giống nhau. Và sau
đây là hai khái niệm được lựa chọn của trong nước và quốc tế:
- Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động
của những người du hành, tạm trú, với mục đích tham quan, khám phá
và tìm hiểu trải nghiệm hoặc mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn, cũng
như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian
liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định
cư, nhưng loại trừ các du hành có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch

cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn
nơi định cư.

- Theo Luật Du lịch Việt Nam( 2005), du lịch là hoạt động của con người
ngoài nơi ở thường xuyên của mình, để thỏa mãn một số nhu cầu như
tham quan, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
7


Từ những khái niệm trên, có thể rút ra rằng du lịch là một hoạt động
mà trong đó con người đi tham quan và lưu trú tại một địa điểm không
phải nơi cư trú thường xuyên của mình, để thỏa mãn một số nhu cầu
như tham quan, nghĩ dưỡng, giải trí kết hợp công việc...
2.1.1.2. Phát triển du lịch bền vững:
Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch mà trong đó giảm
thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi
trường tự nhiên và cộng đồng địa phương và có thể được thực hiện lâu
dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào.
2.2. Những nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch bền vững:
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có định hướng tài nguyên rõ
rệt và có nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành liên vùng, xã hội
hóa cao. Chính vì vậy mà sự phát triển du lịch bền vững đòi hỏi phải có
sự nổ lực chung và đồng bộ của toàn xẫ hội. Phát triển du lịch bền vững
luôn hướng tới việc đảm bảo được ba mục tiêu cơ bản sau:
– Đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế
– Đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường
– Đảm bảo sự bền vững về xã hội
Để đảm bảo được ba mục tiêu trên thì phát triển du lịch bền vững
cần tuân thủ 10 nguyên tắc:
Một là: khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch một cách hợp lý.

Hai là: hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên du lịch và giảm thiểu.
chất thải từ hoạt động du lịch ra môi trường, đây là nguyên tắc quan
trọng.
Ba là: phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã
hội.
8


Bốn là: phát triển du lịch phải luôn gắn liền với việc bảo tồn tính đa dạng
tài nguyên và môi trường
Năm là: phát triển du lịch cần chú trọng đến việc chia sẻ lợi ích với cộng
đồng địa phương.
Sáu là: khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các
hoạt động du lịch.
Bảy là: thường xuyên trao đổi với cộng đồng địa phương và các đối
tượng có liên quan đến việc phát triển du lịch.
Tám là: luôn chú trọng việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực để đáp
ứng được yêu cầu phát triển du lịch, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và
phát triển trong nền kinh tế thị trường.
Chín là: tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch một cách có trách nhiệm.
Mười là: đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững
-

Thứ nhất, năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch.

-

Thứ hai, ý thức trách nhiệm của khách du lịch, cơ sở kinh doanh


du lịch và cộng đồng dân cư địa phương.
-

Thứ ba, tài nguyên du lịch.

-

Thứ tư, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, chính sách đối với phát

triển du lịch và mức độ ổn định của môi trường pháp lý, chính trị - xã hội,
an ninh - quốc phòng của quốc gia và địa phương.
2.4. Bài học kinh nghiệm cho sự phát triển du lịch bền vững:
-

Tài nguyên du lịch là lợi thế rất quan trọng của phát triển du lịch

nhưng việc khai thác quá mức vì mục tiêu kinh tế tất yếu dẫn đến nhanh

9


chóng cạn kiệt nguồn lực này, không thể đảm bảo phát triển du lịch bền
vững lâu dài.
-

Để du lịch phát triển bền vững, đồng thời với việc khai thác tài

nguyên du lịch các địa phương cần có các giải pháp bảo vệ và tôn tạo
các tài nguyên du lịch.
-


Để phát du lịch bền vững các địa phương cần thu hút được các

nhà đầu tư có tiềm lực và chiến lược phát triển du lịch dài hạn.
-

Liên kết, hợp tác xây dựng chuỗi các dịch vụ có chất lượng hợp lý

tại các khu du lịch tập trung để thu hút du khách và tăng thu nhập cho
địa phương, doanh nghiệp.
-

Quảng bá, tuyên truyền những sản phẩm, địa danh nổi tiếng có

thương hiệu của du lịch địa phương là giải pháp quan trọng để thu hút
khách du lịch bền vững.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Nội dung chương I đã khái quát cho chúng ta các khái niệm cơ bản
liên quan đến du lịch như khái niệm về du lịch, phát triển du lịch, sản
phát triển du lịch bền vững; các nguyên tắc để phát triển du lịch bền
vững. Đồng thời nội dung trong chương I cũng đã nêu ra các yếu tố ảnh
hưởng đến sự phát triển bền vững của du lịch.
Các nội dung này làm cơ sở cho việc đánh gía thực trạng phát triển
du lịch của tỉnh và cũng là nền tảng cho việc nghiên cứu, thực hiện
nhiệm vụ các chương tiếp theo.

10


CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở

TỈNH THỪA THIÊN-HUẾ:
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội và tiềm năng du lịch của tỉnh
Thừa Thiên Huế:
3.1.1Vị trí địa lý và đặc điểm:
3.1.1.1 Vị trí địa lý:
Thừa Thiên Huế có chung ranh giới đất liền với tỉnh Quảng Trị,
Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào và giáp Biển Đông.
Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên BắcNam, trục hành lang Đông -Tây nối Thái Lan- Lào- Việt Nam theo đường
số 9. Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát
triển đất nước nhất nước ta, là nơi giao thoa giữa điều kiện tự nhiênkinh tế- xã hội của cả hai miền Nam- Bắc. Thừa Thiên Huế là một trong
những trung tâm văn hóa, du lịch, trung tâm giáo dục đào tạo, y tế lớn
của cả nước và là cực phát triển quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung.
Bờ biển của tỉnh dài 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây
với độ sâu 18- 20m đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với công suất
lớn, có cảng hàng không quốc tế Phú Bài nằm trên đường quốc lộ 1A và
đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh,có 81 km biên giới Việt Lào.
Nằm trên "Con đường di sản miền Trung", Thừa Thiên Huế vừa là nơi
giàu thắng cảnh vừa là địa bàn đa văn hóa, quy tụ nhiều di tích lịch sử,
di tích văn hóa, công trình kiến trúc độc đáo và bảo tồn không ít giá trị
văn hóa phi vật thể khác nhau. Thừa Thiên Huế là địa phương đầu tiên
trong cả nước có hai di sản văn hóa thế giới.
11


Vị trí địa lý như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thừa Thiên Huế
mở rộng giao lưu kinh tế- xã hội với các tỉnh trong cả nước và quốc tế
và cũng là lợi thế để thu hút khách du lịch quốc tế đến địa phương( theo

Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế 2019)
3.1.1.2. Đặc điểm tự nhiên:
Thừa Thiên- Huế có địa hình phong phú và đa dạng, bao gồm cả
núi đồi, đồng bằng, ven biển tạo nên những cảnh quan thiên nhiên chứa
đựng nhiều tài nguyên du lịch:
- Phần lớn núi rừng nằm ở phía Tây của Huế.
- Sông ngòi thường ngắn nhưng lại lớn về phía hạ lưu. Nổi tiếng phải
nhắc đến là Sông Hương bởi con sông này đã ghi dấu ấn sắc nét cho
Du Lịch Huế.
- Bờ biển của tỉnh dài tới 120 km đã tạo nên cho mảnh đất này những
bãi biển đẹp có giá trị rất lớn về khai thác du lịch như bãi biển Lăng Cô
(một trong những bãi biển đẹp nhất thế giới).
- Thừa Thiên Huế nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa mang tính chất
chuyển tiếp từ á xích đới lên nội chí tuyến gió mùa, không có mùa đông
và mùa khô rõ rệt.
3.1.2. Đặc điểm xã hội:
-

Được tách ra từ Bình Trị Thiên (1989), hiện nay Thừa Thiên Huế

có 6 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố trực thuộc.
-

Dân cư phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn với

nhiều dân tộc thiểu số có từ lâu đời. Huế là vùng đất hội tụ và chứa
đựng nhiều giá trị văn hóa đặc sắc.

12



3.1.3. Đặc điểm kinh tế:
-

Với vị trí thuận lợi và hội tụ đầy đủ các nguồn lực để phát triển

kinh tế - xã hội. Những năm qua Thừa Thiên-Huế đã có được sự chuyển
biến tích cực trong toàn bộ nền kinh tế cũng như quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ
trong tổng sản phẩm xã hội của tỉnh.
3.1.4. Tiềm năng phát triển du lịch Thừa Thiên-Huế:
3.1.4.1. Tiềm năng du lịch tự nhiên:
-

Tài nguyên du lịch biển: Lăng Cô, Tân Cảnh Dương( Phú Lộc),

Cảnh Dương, Thuận An, Hàm Rồng (Phú Lộc), Vinh Thanh(Tư Hiền),
Phong Hải- Điền Lộc( Phong Điền), Quảng Ngạn(Quảng Điền),…
-

Các nguồn nước khoáng, nước nóng: Alba Thanh Tân, nguồn

Hương Bình, nguồn A Roàng, nguồn Pahy, nguồn Thanh Phước,….
-

Các danh lam thắng cảnh: Đèo Hải Vân, núi Ngọc Trải, núi Thiên

Thai, núi Ngự Bình, đồi Thiên An, Hồ Thủy Tiên,…
-


Các đầm phá, hồ, sông nước: sông Hương, phá Tam Giang, Cồn

Tộc, Rừng ngập mặn Rú Chá, Cồn Hến, Đầm Chuồn, Cồn Tè, đầm Lập
An, Cồn Dã Viên,…
-

Các địa điểm du lịch sinh thái: Vườn quốc gia Bạch Mã, thác Mơ,

thác Trượt, thác Kazan, suối Voi, thác Paule, Khu bảo tồn thiên nhiên
Phong Điền, Khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước tràm chim Bắc
Biên( Quảng Điền),…
3.1.4.2. Tiềm năng du lịch nhân văn:

 Di tích lịch sử văn hóa cách mạng:
-

Trên nền tảng vật chất và tinh thần đã được hình thành ở Huế từ

đầu thế kỷ XIV, các chúa Nguyễn (thế kỷ XVI-XVIII), triều đại Tây Sơn
13


(cuối thế kỷ XVIII) và các vua Nguyễn (1802-1945) đã tiếp tục phát huy
và gây dựng ở vùng Huế một tài sản văn hoá vô giá. Tiêu biểu nhất là
Quần thể di tích của Cố đô Huế đã được UNESCO ghi vào danh mục”
Di sản Văn hoá Thế giới của UNESCO”.
-

Cố đô Huế với hệ thống lăng tẩm, cung điện, các công trình kiến


trúc tôn giáo, kiến trúc dân dụng… thể hiện sự kế thừa, phát huy, đan
xen giữa nghệ thuật Champa, Việt, Trung Hoa và phương Tây. Ngoài ra
còn có 34 di tích đã được nhà nước xếp hạng. Tiêu biểu là khu di tích
kiến trúc triều Nguyễn, nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, khu địa đạo
huyện Phú Lộc, khu vực A Lưới với đường mòn Hồ Chí Minh...
 Một số làng nghề nổi tiếng:
-

Nhiều làng nghề nổi tiếng từ xưa đến nay vẫn còn tồn tại như

Phường Đúc (hiện nay là 5 dãy thợ đúc nằm dọc theo đường Bùi Thị
Xuân, cách trung tâm thành phố Huế 3 km về phía Tây Nam), nghề sơn
son Tiên Nộn, làng điêu khắc Mỹ Xuyên, gốm Phước Tích, hoa giấy
Thanh Tiên, tranh dân gian Làng Sình, tranh thêu cố đô, đan lát Bao La,
gót Dã Lê, đúc đồng Phường Đúc, dệt Zèng A Lưới....
-

Các làng nghề này là một nguồn tài nguyên du lịch quý giá có khả

năng phát triển các sản phẩm du lịch gắn liền với văn hoá như du lịch
làng nghề, các loại hàng hoá lưu niệm.

 Các lễ hội truyền thống :
Đến với du lịch lễ hội ở Huế du khách còn biết đến Huế là vùng đất
của những lễ hội dân gian tiêu biểu như: lễ hội Huế Nam ở điện Hòn
Chén theo tín ngưỡng của người Chăm pa, lễ hội tưởng nhớ các vị khai
canh thành lập làng, lễ hội tưởng niệm các vị khai sinh các ngành nghề
truyền thống, lễ hội tôn giáo tín ngưỡng như Lễ tế trời Đàn Nam Giao, tế
lễ thánh mẫu Ponaga diễn ra vào dịp thanh minh trong các ngày 2 tháng
14



3 và từ ngày 1 đến 15 tháng 7 (âm lịch), các lễ hội Phật giáo có lễ hội
Phật Đản (15/4), Vu Lan (15/7)…Trong những dịp lễ này, nhiều hoạt
động sinh hoạt cộng đồng bổ ích vẫn được duy trì tổ chức như đua
thuyền, kéo co, đấu vật... thu hút rất đông người xem hàng năm.
Đặc biệt, chương trình Festival nghề truyền thống Huế 2019 đã diễn
ra từ ngày 26/4/2019 đến ngày 2/5/2019 với 16 nhóm nghề gồm: Thêu,
Kim hoàn, Mộc mỹ nghệ, Đồng, Gốm, Nón lá, Hoa giấy, Thư pháp,
Tranh, Diều, Dệt – May, Mây tre, Pháp lam, Nhang trầm, Tinh dầu, Lân –
Sư – Rồng, các sản phẩm có thương hiệu và truyền thống lâu đời; với
sự tham gia của hơn 60 làng nghề, cơ sở nghề và trên 350 nghệ nhân
nhân dân, nghệ nhân ưu tú, bàn tay vàng trong cả nước: Hà Giang, Hòa
Bình, Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Đà Lạt, Đồng
Tháp, Hưng Yên và Thừa Thiên Huế. Đặc biệt, lần này sẽ giới thiệu sản
phẩm độc đáo – ngành y học cổ truyền với hình thức tổ chức cho các
thầy thuốc đông y khám chữa bệnh và phô diễn tài năng. Bên cạnh đó,
tham gia Festival nghề truyền thống Huế 2019 còn có 17 đoàn khách
quốc tế và 10 thành phố, tổ chức quốc tế tham dự gồm Nhật Bản, Hàn
Quốc, Trung Quốc, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ; 7 thành phố có quan hệ kết
nghĩa, hợp tác với thành phố Huế và 3 hiệp hội nghề, doanh nghiệp đến
từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc với 68 nghệ nhân tham dự. Trong
thời gian diễn ra Festival, có nhiều chương trình nổi bật như Lễ hội Áo
dài, Lễ tế tổ bách nghệ – Lễ rước tôn vinh nghề, Lễ hội ẩm thực, Lễ hội
khinh khí cầu quốc tế Huế. Đồng thời, tại XQ sẽ diễn ra Lễ hội hoa và
chương trình nghệ thuật của các ca sĩ nổi tiếng đến từ Hàn Quốc,…
(Nguồn bài viết: />
 Văn hóa nghệ thuật :

15



-

Huế nổi tiếng với các văn hóa nghệ thuật như: Nhã nhạc Cung

đình Huế, ca Huế trên sông Hương, chơi bài chòi, tuồng Huế, Làng văn
vật.

 Văn hóa ẩm thực :
- Huế còn lưu giữ trên 1000 món ăn nấu theo lối Huế, có cả những món
ăn ngự thiện của các vua triều Nguyễn. Bản thực đơn ngự thiện có trên
vài chục món thuộc loại cao lương mỹ vị, được chuẩn bị và tổ chức rất
công phu, tỷ mỷ, cầu kỳ. Nhắc đến nền ẩm thực Huế người ta còn ghi
tên một nhân vật, Giữa thế kỷ 20, Hoàng Thị Kim Cúc, vị giáo sư gia
chánh xuất sắc nhất của trường Đồng Khánh, đã giới thiệu được 600
món ăn Huế trong đó có 125 món chay, 34 loại canh, 50 món tráng
miệng, 47 loại bánh, 70 loại mứt, 30 loại gia vị, v.v. đặc biệt là bà Kim
Cúc giới thiệu được 60 thực đơn hoàn chỉnh của bốn mùa xuân hạ thu
đông của Huế – đã trở thành mẫu mực cho các thế hệ nội trợ Việt
Nam.Các món ăn dân dã rất phổ biến trong quần chúng với bản thực
đơn phong phú hàng trăm món được chế biến khéo léo, hương vị quyến
rũ, màu sắc hấp dẫn, coi trọng phần chất hơn lượng; nghệ thuật bày
biện các món ăn đẹp mắt, nghệ thuật thưởng thức tinh tế. Đến Huế, bạn
không thể bỏ qua một số món như: bún bò giò heo, bánh bột lọc, bánh
ướt thịt nướng và một số món ăn khác.
- Mới đây nhất, Lễ hội ẩm thực chay năm 2019 được diễn ra lúc 19 giờ
30 ngày 17/5/2019 (13.4 Kỷ Hợi), các gian hàng sẽ đồng loạt lên bếp và
mở bàn phục vụ thực khách bắt đầu từ 16 giờ 00 ngày 17/5/2019 đến
hết ngày 19/5/2019. Lễ hội ẩm thực chay Huế năm 2019 hứa hẹn là một

sự kiện du lịch Huế độc đáo, góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch
Huế nói chung và du lịch miền Trung nói riêng.
( />16


3.2. Thực trạng phát triển du lịch ở Thừa Thiên-Huế:
3.2.1.Tình hình ngành du lịch Thừa Thiên-Huế trong thời gian qua:
3.2.1.1. Cơ sở vật chất:
-

Cơ sở lưu trú: Trong những năm qua, Thừa Thiên Huế cũng đã có

nhiều chính sách đầu tư và khuyến khích đầu tư hệ thống cơ sở vật
chất, cơ sở lưu trú có chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của du khách. Được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.2.1.1. Hiện trạng cơ sở lưu trú của Thừa Thiên Huế giai đoạn
2014- 2017
Năm

Số lượng

Tăng

Số buồng

cơ sở

trưởng(%)

Tăng


Công suất

trưởng(%)

buồng
bình

2014
2015
2016
2017

16.000
19.000
21.000
25.600

18,7
10,5
21,9

332.000
370.000
420.000
508.000

11,4
13,5
21,0


quân(%)
69,0
55,0
57,0
56,5

(Nguồn: Tổng cục du lịch sở Thừa Thiên Huế)
/>- Khách lưu trú đến Thừa Thiên - Huế năm 2018 đạt trên 2 triệu
lượt, tăng 13,1% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế đạt
989.405 lượt, tăng 21% so với cùng kỳ.( Theo
)
- Thông tin từ Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trong quý I
vừa qua, khách lưu trú 562,578 lượt, tăng 8,26%.

17


( />- Tổng lượng khách lưu trú tháng 04/2019 ước đạt 775,45 nghìn
lượt khách, tăng 6% (khách quốc tế lưu trú ước đạt 393 nghìn lượt
khách, tăng 10%).
( />Từ số liệu trên cho ta thấy, mặc dù quy mô, số lượng cơ sở lưu trú,
số phòng nghỉ tăng qua các năm, nhưng công suất sử dụng phòng lại
thấp và không đều, chỉ xoay quanh mức trung bình 59 %/năm. Do đó,
vấn đề đặt ra là ngành du lịch Thừa Thiên-Huế cần phải có những giải
pháp đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao chất lượng hơn nữa các
dịch vụ, ...
3.2.1.2. Cơ sở hạ tầng
-


Về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất một số ngành dịch vụ như bưu

chính viễn thông, ngân hàng, du lịch, bảo hiểm, vận tải, y tế, giáo dục...
được Tỉnh đầu tư ngày càng hiện đại, mở rộng quy mô, nhiều loại hình
dịch vụ mới tăng dần.
-

Về giao thông, có tuyến đường sắt đi qua 10 ga của tỉnh trong đó

có ga chính là ga Huế.
-

Các loại hình vận chuyển khách từng bước được đa dạng, đáp

ứng được nhu cầu của khách du lịch.
-

Để phục vụ cho các hình thức nghệ thuật trên sông Hương như hò

huế, ẩm thực và vận chuyển khách du lịch đến các di tích hai bên sông,
Huế có đội thuyền rồng 125 chiếc, có đầy đủ tiện nghi.

18


3.2.1.3. Thị trường khách du lịch
3.2.1.4. Sản phẩm du lịch
Các sản phẩm du lịch mang nét đặc trưng của Huế như: Chùa
chiền, lăng tẩm, nhà vườn, du lịch sinh thái ( Rừng quốc gia Bạch Mã),
du lịch biển ( Bãi biển Cảnh dương), sản phẩm nghệ thuật ( ca Huế trên

Sông hương).
3.2.2. Nguồn lực trong lĩnh vực du lịch:
Lao động trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ có vai trò rất quan trọng,
liên quan trực tiếp đến chất lượng dịch vụ, và góp phần nâng cao chất
lượng các sản phẩm dịch vụ.
Trong những năm qua số lượng lao động trong ngành du lịch của
Thừa Thiên- Huế không ngừng được tăng lên. Theo báo cáo của sở du
lịch tỉnh Thừa Thiên- Huế thì số lao động trong lĩnh vực du lịch của cả
tỉnh năm Nguồn nhân lực du lịch nhìn chung đa phần còn rất trẻ (từ 18 –
35 tuổi) chiếm hơn 70% tổng số lao động trực tiếp kinh doanh du lịch,
phù hợp với đặc điểm của ngành du lịch.
Bảng 3.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch toàn tỉnh Thừa ThiênHuế giai đoạn 2014– 2017

Hạng mục
Số lao động

2014
10,050

2015
12,000

2016
12,500

2017
12,500

4%


0%

trong lĩnh
vực du lịch
Tăng trưởng
0%
19%
(Nguồn: Tổng cục du lịch Sở Thừa Thiên Huế)

19


3.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch:
3.2.3.1. Doanh thu du lịch:
Bảng 3.2.3.1.Tổng hợp doanh thu du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn
2014- 2018
Năm

Tổng thu từ khách du

lịch( nghìn tỷ đồng)
2014
230,00
2015
337,83
2016
400,00
2017
510,90
2018

620,00
*: Theo phương pháp thống kê mới

Tốc độ tăng
trưởng(%)
15,0
*
18,4
27,5
21,4

(Nguồn: Tổng cục du lịch sở Thừa Thiên Huế)
/>- Thông tin từ Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trong quý I
vừa qua, doanh thu từ du lịch ước đạt 1.104 tỷ đồng, tăng 5%.(
/>- Doanh thu du lịch 4 tháng năm 2019 ước đạt 1.515 tỷ đồng; doanh
thu của cơ sở lưu trú ước đạt 592 tỷ đồng, tăng 7,5%; doanh thu
bán vé tham quan di tích ước đạt 150 tỷ đồng. Thị trường khách
quốc tế đến Huế dẫn đầu vẫn là các nước như Hàn Quốc, Pháp,
Mỹ, Anh, Thái Lan...( />Trong những năm qua, nhờ những nỗ lực, quyết tâm lớn của
ngành, sự quan tâm tạo điều kiện của tỉnh, sự hỗ trợ tích cực của
các ban, ngành từ Trung ương tới địa phương, ngành du lịch tỉnh
Thừa Thiên- Huế đã đạt được những thành tựu nhất định.

20


Nhìn vào bảng 3.2.3.1, ta có thể nhận thấy, Huế có một quá trình
phát triển tăng đều qua các năm. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không
cao, điều này khiến ngành du lịch Thừa Thiên Huế không những phải
duy trì và phát huy những lợi thế đang có mà còn phải tìm ra nhiều giải

pháp tích cực để thu hút khách du lịch những năm tiếp theo.
3.2.3.2. Số lượng khách du lịch.
Trong những năm gần đây, lượng khách du lịch đến Huế có xu
hướng ngày càng tăng với tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm giai
đoạn
Qua bảng số liệu sau cho thấy ngành du lịch Thừa Thiên- Huế đã
có sự tăng trưởng về số lượng khách kể cả khách trong và ngoài nước:
Bảng 3.2.3.2. Lượng khách du lịch nội địa đến Thừa Thiên- Huế giai
đoạn 2014-2018
Năm

Khách nội địa( nghìn

Tốc độ tăng

lượt khách)
trưởng(%)
2014
38.500
10,0
2015
57.000
48,0
2016
62.000
8,8
2017
73.200
18,1
2018

80.000
9,3
( />(Nguồn: Tổng cục du lịch sở Thừa Thiên Huế)
+ Thông tin từ Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trong quý I năm
2019 vừa qua, tổng lượt khách đến Thừa Thiên Huế ước đạt 1,25 triệu
lượt, tăng 13,8%. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 642,939 lượt.
+ Ngày 3/5, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế cho biết, đã có khoảng 1.730
nghìn lượt khách du lịch đến Huế trong 4 tháng năm 2019, tăng 9,2% so
với cùng kỳ.Trong đó, khách quốc tế đạt khoảng 847,7 nghìn lượt, tăng
21


11% (khách quốc tế đến bằng tàu biển 58,5 nghìn lượt khách, tăng
33,2%)
3.2.4. Hoạt động marketing du lịch
-

Chính sách giá: Qua khảo sát thực tế, giá một số tour khai thác du

lịch lễ hội tại Huế giá trọn gói một ngày cho 1 khách du lịch là 250.000
đến 425.000 đồng (Áp dụng cho đoàn từ 25 khách trở lên). Nhìn chung,
việc định giá sản phẩm dịch vụ của các cơ sở kinh doanh lữ hành và
các điểm đến trong việc phát triển du lịch lễ hội là tương đối phù hợp với
mức chất lượng nên khách du lịch tương đối hài lòng.
-

Chính sách xúc tiến, quảng bá thu hút khách du lịch đến các điểm

đến có du lịch lễ hội: Hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu chưa
phát huy được vai trò tác dụng; các thông tin về các lễ hội vẫn còn nằm

trong phạm vi địa phương. Thực tế chỉ có các lễ hội Festival truyền
thống, Festival làng nghề mới thấy xuất hiện các chương trình du lịch
đến với lễ hội. Việc định hình một chương trình du lịch lễ hội chưa có,
chưa khai thác thế mạnh lễ hội tại địa phương để tạo nên sản phẩm du
lịch lễ hội cụ thể. Huế được chọn là thành phố Festival, ngay từ lần tổ
chức đầu tiên vào năm 2000, sau đó về phía cơ quan chức năng đã
thành lập trung tâm thông tin Festival, trung tâm thông tin xúc tiến du
lịch… tuy nhiên hiệu quả công tác tuyên truyền quảng cáo chưa thực sự
để lại ấn tượng. Công tác tuyên tuyền quảng bá chưa sâu rộng, chủ yếu
tập trung vào các lễ hội sự kiện lớn, trong khi lễ hội tại Huế rất đa dạng
và phong phú. Mặt khác việc tuyên truyền quảng bá chưa có chất lượng,
chưa tận dụng được thế mạnh của phương tiện truyền thông trong thời
đại công nghệ thông tin. Đội ngũ nhân viên thực hiện công tác tuyên
truyền quảng bá chưa được đào tạo chuyên sâu và tiếp cận với công
nghệ hiện đại quảng bá truyền thông đại chúng ngày nay.

22


3.3.Nhận xét thực trạng phát triển du lịch của tỉnh trong thời gian qua:
3.3.1.Những kết quả đạt được:
-

Tài nguyên du lịch từng bước được khai thác có hiệu quả, hệ

thống cơ sở vật chất từng bước được phát triển, các dự án đầu tư phát
triển du lịch tăng nhanh về số lượng, quy mô và chất lượng.
-

Tổ chức kinh doanh du lịch ở Thừa Thiên Huế khá phát triển, số


lượng doanh nghiệp khá lớn; loại hình doanh nghiệp đa dạng về cả hình
thức sở hữu lẫn hình thức tổ chức; đa dạng về các loại hình dịch vụ như
khách sạn, vận chuyển, nhà nghỉ, nhà khách, khu nghỉ dưỡng, khu du
lịch, lữ hành…
-

Hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch và kết cấu hạ tầng xã hội được

đầu tư phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và
đầu tư phát triển du lịch.
-

Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch được tiến hành dưới nhiều

hình thức, trên nhiều phương tiện đã góp phần quan trọng trong việc thu
hút khách du lịch, các nhà đầu tư, bước đầu tạo lập được thương hiệu
du lịch của Thừa Thiên Huế.
-

Đội ngũ lao động du lịch Thừa Thiên Huế tăng trưởng mạnh tích

cực về trình độ và năng lực ngày càng đáp ứng yêu cầu phát triển du
lịch.
-

Thừa Thiên Huế đang dần trở thành thành phố Festival và là một

trong những điểm đến độc đáo của văn hoá, lễ hội hấp dẫn khách du
lịch quốc tế.


23


3.3.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân:
3.3.2.1. Hạn chế còn tồn tại:
(1)

Công tác quản lý, phối hợp và khai thác tài nguyên du lịch còn hạn

chế, chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, công tác xúc tiến quảng bá chưa
xứng tầm, chưa phát huy hiệu quả.
(2)

Các sản phẩm là khai thác chưa “đến nơi”, thiếu sự đồng bộ và

liên kết.
(3)

Thời gian lưu trú của khách đến huế ngắn, dẫn đến chi tiêu tại huế

của du khách không được nhiều được đề cấp khá nhiều suốt thời gian
qua.
(4)

Du lịch văn hóa - di sản là sản phẩm chủ đạo nhưng còn đơn điệu

và đã quá cũ. Ngoài tham quan Đại Nội, một số lăng tẩm, du khách khó
có thêm sự lựa chọn nào khác. Các giá trị văn hóa mang tính đặc trưng
của Huế còn khoảng cách quá lớn với du khách.

(5)

Việc đầu tư hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu tập

trung ở khu vực thành phố Huế và phụ cận, các khu vực khác đặc biệt
khu vực A Lưới hầu như chưa được quan tâm đầu tư nhiều.
(6)

Đào tạo nguồn nhân lực tuy có kế hoạch hàng năm nhưng vẫn

chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của tỉnh. Thừa lao động nhưng
thiếu lao động có chất lượng.
3.3.2.2. Nguyên nhân:
(1)

Nguyên nhân chủ yếu là do các hạn chế trong quản lý và phát

triển điểm đến, chưa khai thông tốt các tiềm năng hiện có để hình thành
các sản phẩm đặc trưng có tính cạnh tranh cao, cũng như những hạn
chế trong xây dựng và quảng bá hình ảnh điểm đến...

24


(2)

Nguồn lực hỗ trợ từ các doanh nghiệp cho công tác phát triển sản

phẩm du lịch còn khá hạn chế. Các doanh nghiệp du lịch Huế, đặc biệt
là các doanh nghiệp lữ hành thiếu tiềm lực để đầu tư, chỉ tập trung theo

hướng khai thác và kết nối xây dựng tour có sẵn là chính. Du lịch biển,
đầm phá là thế mạnh nhưng mức độ đầu tư thấp, hệ thống hạ tầng giao
thông kết nối với các điểm tắm biển thiếu đồng bộ, thiếu dịch vụ.
(3)

Các sự kiện được tổ chức tại Huế quá nhỏ và ngắn ngày, không

đủ sức kéo dài thời gian lưu trú của du khách đến Huế.
(4)

Sản phẩm du lịch văn hóa nghệ thuật về đêm và các dịch vụ vui

chơi giải trí trên địa bàn vừa thiếu vừa yếu, chưa thu hút, hấp dẫn được
du khách; sản phẩm chủ lực là ca Huế trên sông Hương nhưng chất
lượng dịch vụ không cao; chưa hình thành được không gian với thiết
chế văn hóa kết hợp khu ẩm thực Huế hoàn chỉnh ở tuyến đường Lê
Lợi, TP Huế.
(5)

Hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

gặp nhiều khó khăn do việc huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển
còn khó khăn.
(6)

Thừa lao động nhưng thiếu lao động chất lượng, nguyên nhân chủ

yếu là việc đào tạo trong ngành chưa đủ thực tế, chưa bám theo nhu
cầu chính yếu của thị trường. Đào tạo thường tập trung vào lý thuyết mà
yếu về thực hành. Cách đào tạo, giảng dạy này đi ngược với xu thế

quốc tế, vì vậy sinh viên của chúng ta ra trường thua kém các nước
trong khu vực về nhiều kỹ năng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Trong chương này, bài tiểu luận đã khái quát được bức tranh tổng
thể về tình hình phát triển du lịch Thừa Thiên- Huế qua việc phân tích
25


×