Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH -ÔN THI NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.45 KB, 16 trang )

MS CHI TO-CUNG ON BANK

KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU & KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NHTM
Văn bản pháp luật bao gồm:
-

Nghị định 93/2017/NĐ-CP về chế độ tài chính của TCTD

-

Thơng tư số: 16/2018/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngồi
PHẦN 1: KẾ TỐN VỐN CHỦ SỞ HỮU

Vốn (vốn chủ sở hữu) là yêu cầu quan trọng hàng đầu để cấp phép hoạt động cho một ngân hàng. Giá trị
đầy đủ của vốn nhất thiết phải được phản ánh trên bảng cân đối kế toán của NH nếu NH muốn tiếp tục
hoạt động. Giá trị vốn của NH chính là giới hạn mức thua lỗ tối đa mà ngân hàng có thể chấp nhận
=> Vốn đóng một vai trị quan trọng vừa để một NH bắt đầu hoạt động, vừa đảm bảo khả năng tồn tại của
ngân hàng đó.
1. Một số vấn đề cơ bản về nguồn vốn chủ sở hữu của NHTM Phân
biệt một số khái niệm về vốn của NHTM
Vốn pháp định (Vốn tối thiểu):

-

-

Là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một Ngân hàng (Hiện tại là 3.000 tỷ)

-


Vốn pháp định của các NHTM được quy định trong Luật các tổ chức tín dụng

Việc quy định vốn pháp định nhằm đảm bảo khả năng thực tiễn và mục đích kinh doanh chân chính
của NH cũng như bảo hộ quyền lợi của những tổ chức và cá nhân có mối quan hệ với NHTM
-

Việc quy định vốn pháp định phải thể hiện bằng số tiền tuyệt đối

Vốn điều lệ:
-

Là số vốn do tất cả thành viên góp hoặc cam kết góp ghi trong Điều lệ của NHTM và phải được cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt (với NHTM thì phải được NHNN Việt Nam phê duyệt)
-

Là vốn giới hạn về quy mô hoạt động

Vốn chủ sở hữu (Vốn tự có) của NHTM:
-

Là những nguồn lực tự có mà chủ NH sở hữu và sử dụng vào những mục đích kinh doanh theo luật
định.

MS CHI TO-CUNG ON BANK

Page 1


MS CHI TO-CUNG ON BANK
-


Điều 4 luật TCTD xác định vốn tự có gồm giá trị thực của vốn điều lệ của TCTD hoặc vốn được cấp của
chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các quỹ dự trữ, một số tài sản nợ khác theo quy định của NHNN
Việt Nam
Chức năng quan trọng của VCSH:
-

Chức năng hoạt động

-

Chức năng bảo vệ

-

Chức năng điều chỉnh quy mô hoạt động hoặc quy mô đầu tư

2. Phân loại VCSH
Theo Điều 4, Nghị định 93/2017/NĐ-CP về chế độ tài chính, VCSH bao gồm:
Vốn điều lệ

-

Thặng dư vốn cổ phần là chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu với giá trị thực tế thu được từ phát hành
(nếu có).
Các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái:

-

+ Chênh lệch phát sinh từ việc hợp nhất báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng (cơng ty mẹ) và các công

ty con sử dụng đồng tiền hạch toán khác với đồng tiền Việt Nam;
+ Chênh lệch phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản chưa hồn thành được hạch tốn vào vốn
chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
-

Chênh lệch đánh giá lại tài sản là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản với giá trị đánh giá lại tài sản
khi có quyết định của Nhà nước hoặc khi đưa tài sản đi góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần.

-

-

Các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, quỹ dự phòng tài chính…

-

Lợi nhuận chưa phân phối

Vốn khác thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng gồm: giá trị cổ phiếu quỹ (nếu có) được ghi nhận theo quy
định của pháp luật về chứng khoán và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Tham khảo Bảng cân đối Kế toán Vietcombank
3. Tài khoản sử dụng
60

Vốn của tổ chức tín dụng (chỉ mở tại Hội sở chính – quản lý vốn tập trung)
601

Vốn điều lệ: Phát hành cổ phiếu

602


Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định


MS CHI TO-CUNG ON BANK

603

Thặng dư vốn cổ phần

604

Cổ phiếu quỹ

609

Vốn khác

61

Quỹ của tổ chức tín dụng
611
612

Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: Trích 5% LNST vào quỹ dự trữ bổ sung
vốn điều lệ
Quỹ đầu tư phát triển: Trích tối đa 25% LNST vào quỹ đầu tư phát triển
(chỉ áp dụng với TCTD do Nhà nước năm giữ 100% vốn điều lệ)

613


Quỹ dự phịng tài chính: Trích 10% LNST vào quỹ dự phịng tài chính

619

Quỹ khác

63

Chênh lệch tỷ giá hối đoái, vàng bạc đá quý
631

Chênh lệch tỷ giá hối đoái

632

Chênh lệch đánh giá lại vàng bạc, đá quý

633

Chênh lệch đánh giá lại cơng cụ tài chính phái sinh

64

Chênh lệch đánh giá lại tài sản

65

Cổ phiếu ưu đãi


69

Lợi nhuận chưa phân phối
691

Lợi nhuận năm nay

692

Lợi nhuận năm trước

(1) Vốn điều lệ
Ý nghĩa: Trong q trình hoạt động, NHTM có thể phải bù đắp những tổn thất thua lỗ từ vốn điều lệ, do
đó tạm thời khơng duy trì được số vốn điều lệ thực có bằng số vốn ghi trong điều lệ của mình, nhưng
NHTM phải đảm bảo số vốn điều lệ thực có tối thiểu bằng mức Vốn pháp định do Chính phủ quy định.
(Nếu khơng đảm bảo và trong thời gian cho phép của NHNN không bù đắp được thì NHNN cho phá sản
hoặc sáp nhập)
Nguồn hình thành:
-

Vốn điều lệ của NHTM quốc doanh do NHNN cấp 100%

-

Vốn điều lệ của NHTM cổ phần do các cổ đông góp


MS CHI TO-CUNG ON BANK

Vốn điều lệ của NHTMCP tăng khi:

-

Phát hành cổ phiếu mới (mệnh giá); Phần thặng dư chênh lệch giữa giá bán và mệnh giá được ghi
vào quỹ bổ sung vốn điều lệ

-

Bổ sung từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ

-

Được chuyển chênh lệch đánh giá lại TSCĐ

-

Bổ sung từ các quỹ

Vốn điều lệ của NHTMCP giảm khi:
-

Lỗ 3 năm liên tiếp => giảm vốn tương ứng với số luỹ kế đến năm thứ 3

(2) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định
Khái niệm: Là nguồn vốn chuyên dùng của chủ sở hữu ngân hàng dùng để XDCB và mua sắm TSCĐ
ngồi vốn điều lệ.
Nguồn hình thành:
-

Do ngân sách nhà nước cấp


-

Do NHTM tự tích luỹ trong q trình hoạt động

(3) Thặng dư vốn cổ phần
Khái niệm: Là phần chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu với giá thực tế phát hành. Phần thặng dư có thể
kết chuyển làm tăng Vốn điều lệ.
(4) Cổ phiếu quỹ:
Khái niệm: Cổ phiếu đã được phát hành bởi Ngân hàng và được mua lại bởi chính Ngân hàng phát hành.
Các cổ phiếu này khơng được tính vào số cổ phiếu đang lưu hành.
4. Một số nguyên tắc quản lý và kế toán Vốn chủ sở hữu
(1) Doanh thu từ việc phát hành cổ phiếu được chia làm nhiều bộ phận:
- Số tiền thu được bằng mệnh giá => Hạch toán vào Vốn điều lệ
- Số chênh lệch giữa Số tiền thu được & Mệnh giá => Hạch toán vào Thặng dư vốn cổ phần

(2) Việc sử dụng vốn và quỹ thuộc chủ sở hữu Ngân hàng phải sử dụng đúng quy định


MS CHI TO-CUNG ON BANK

Ví dụ: Khoản 3, Điều 6, Nghị định 93/2017/ND-CP
Tổ chức tín dụng được mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài
sản cố định không vượt quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ ghi trên sổ sách kế tốn. Tổ chức tín dụng phải
chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư, xây dựng và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Đối với tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước, việc mua sắm, đầu tư tài sản
cố định còn phải thực hiện theo quy định đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Quản lý & sử dụng Quỹ: Điều 24, Nghị định 93/2017/ND-CP
(3) Việc chuyển dịch từ loại vốn này sang loại vốn khác thì phải theo đúng quy định.
- Chênh lệch đánh giá lại tài sản => Hạch toán vào Vốn điều lệ hoặc quỹ dự trữ bổ sung Vốn điều lệ

- Chênh lệch đánh giá lại tỷ giá => Hạch toán vào Thu/Chi của NHTM
- Quỹ dự trữ bổ sung Vốn điều lệ => Hạch toán vào Vốn điều lệ

5. Chứng từ
Nghiệp vụ VCSH là nghiệp vụ phản ánh quan hệ nội bộ trong NHTM nên khi tiến hành công việc ghi
chép tăng, giảm vốn chủ yếu dùng các chứng từ nội bộ như phiếu chuyển khoản tổng hợp, phiếu thu,
phiếu chi. Trong một số trường hợp liên quan đến việc cấp phát vốn của NHNN, chuyển vốn thì sử dụng
các loại chứng từ thanh toán chung như ủy nhiệm chi, lệnh chuyển tiền,..
6. Quy trình kế tốn nguồn vốn chủ sở hữu
6.1. Kế toán vốn điều lệ
a. Đối với các NHTM Nhà nước
Các NHTM quốc doanh là những doanh nghiệp Nhà nước được NSNN cấp vốn và được bổ sung từ quỹ
dự trữ bổ sung vốn điều lệ
-

Khi được NSNN cấp vốn ban đầu hoặc được cấp bổ sung, KBNN sẽ chuyển tiền qua NHNN. Nhận
được giấy báo của NHNN, kế toán tại Hội sở chính của NHTM sẽ hạch tốn:
Nợ TK 1113 hoặc TK thanh toan bù trừ
Có TK 601 Vốn điều lệ
-

Nếu được cấp vốn bằng TSCĐ

+ Nếu là TSCĐ mới:
Nợ TK 301: Nguyên giá
Có TK 601


+ Nếu là TSCĐ đã qua sử dụng và trích khấu
hao

Nợ TK 301: Ngun giá
Có TK 601: Giá trị cịn lại
Có TK 3051: Phần đã hao mịn
-

Khi được phép bổ sung VĐL từ quỹ dự trữ bổ sung VĐL Nợ TK
611 (quỹ dự trữ bổ sung VĐL)
Có TK 601

-

Trong quá trình hoạt động, TCTD dùng VĐL để mua sắm TSCĐ, cho vay, để dưới dạng tiền mặt tại quỹ
=> VĐL không thay đổi, chỉ thay đổi cơ cấu tài sản.
-

Khi giảm VĐL theo quyết định của Nhà nước, kế toán sẽ ghi:

Nợ TK 601
Có TK thích hợp
b. Đối với các NHTM cổ phần
Lưu ý: Tại các NHTMCP, vốn điều lệ do các cổ đơng đóng góp thơng qua mua cổ phiếu hoặc bổ sung từ
quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Các cổ đơng có thể góp vốn mua cổ phần bằng tiền mặt/chuyển khoản
hoặc TSCĐ.
TH1: Khi các cổ đơng góp vốn:
+ Nếu góp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản, căn cứ vào chứng từ kế toán ghi:
Nợ TK 1011, TK thích hợp khác: Tổng giá trị vốn góp
Có TK 601

: Giá trị cổ phiếu theo MG


Có TK Thặng dư vốn cổ phần 603 : Phần giá trị thặng dư
+ Nếu góp vốn bằng TSCĐ:


Nếu là Tài sản mới, chưa sử dụng
Nợ TK 301: Nguyên giá
Có TK 601



Nếu là Tài sản đã qua sử dụng, đã trích khấu hao


7

Nợ TK 301: Nguyên giá
Có TK 305: Phần đã hao mịn
Có TK 601: Giá trị cịn lại
TH2: Khi cổ đơng rút vốn theo đúng luật và điều lệ quy định, tùy từng trường hợp rút vốn bằng
tiền hay bằng tài sản, kế toán lập chứng từ hạch toán giảm vốn điều lệ
Nợ TK 601
Có TK thích hợp
6.2. Kế tốn các quỹ của Ngân hàng
6.2.1. Kế toán quỹ khen thưởng, phúc lợi
Quỹ này được phân bổ về các chi nhánh để thực hiện khen thưởng, làm công tác phúc lợi định kỳ.
Về nguyên tắc, phải chờ quyết toán cuối năm, khi có lợi nhuận chính thức mới được phân phối vào các
quỹ khen thưởng, phúc lợi. Nhưng trong quá trình hoạt động, có thể đã cần các khoản chi từ quỹ này nên
NHTM phải tạm ứng trích lập các quỹ tương ứng với kết quả kinh doanh của từng kỳ.
- Khi tạm ứng trích lập quỹ (Trên hội sở chính)
Nợ TK tạm ứng trích lập quỹ (3619)

Có TK quỹ thích hợp (484)
- Khi phân bổ các quỹ này xuống chi nhánh
Nợ TK quỹ thích hợp (484)
Có TK Thanh tốn vốn nội bộ
- Khi các chi nhánh tiếp nhận quỹ
Nợ TK thanh tốn vốn nội bộ
Có TK quỹ thích hợp (484)
- Khi sử dụng quỹ
Nợ TK quỹ thích hợp (484)
Có TK thích hợp
- Khi phân phối lợi nhuận, quyết tốn chính thức số trích lập quỹ (Hội sở chính)
Nợ TK lợi nhuận năm trước: Số trích lập quỹ của năm
Có TK tạm ứng trích lập quỹ 3619: Số đã tạm ứng
Có TK quỹ của ngân hàng (484): Số cịn được trích thêm


6.2.2. Kế toán quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
-

Hàng năm, khi trích quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
Nợ TK lợi nhuận năm trước – 692: 5% lợi nhuận rịng sau thuế (*)
Có TK Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ - 611:

(*) Căn cứ theo Khoản 3, Điều 21, Nghị định 93/2017/ND-CP
-

Khi được phép chuyển từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ để tăng vốn điều lệ
Nợ TK 611
Có TK 601


-

Khi ngân hàng lỗ tích luỹ 3 năm chưa xử lý hoặc khi được dùng quỹ dự trữ bổ sung VĐL để bù
đắp tổn thất:
Nợ TK 611
Có TK lợi nhuận năm trước – 692
Có TK thích hợp
PHẦN 2: KẾ TỐN CÁC KHOẢN THU NHẬP, CHI PHÍ CỦA NHTM

Văn bản điều chỉnh: Nghị định 93/2017/ND-CP ngày 07/08/2017.
1. Khái quát nội dung các khoản thu nhập, chi phí của NHTM
1.1. Nội dung các khoản thu nhập của NHTM.
a. Thu từ hoạt động kinh doanh gồm:
-

Thu từ hoạt động tín dụng: Thu từ lãi tiền gửi, lãi từ hoạt động cấp tín dụng, thu khác từ hoạt động tín
dụng

-

Thu từ hoạt động dịch vụ: thu từ dịch vụ thanh toán; ngân quỹ; ủy thác, đại lý;cung ứng dịch vụ bảo quản
tài sản, cho thuê tủ, két an tồn, tư vấn, mơi giới tiền tệ; thu từ phí dịch vụ khác

-

Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng: Thu từ kinh doanh ngoại tệ; thu lãi chênh lệch tỷ giá; thu
từ kinh doanh vàng; thu từ các cơng cụ tài chính phái sinh tiền tệ;
-

Thu từ lãi góp vốn


-

Thu từ chênh lệch tỷ giá


-

Thu từ hoạt động kinh doanh khác: thu từ hoạt động kinh doanh các loại chứng khoán (trừ cổ phiếu); thu từ
hoạt động mua bán nợ; thu từ cho thuê tài sản; thu từ cung cấp dịch vụ thẻ, ngân hàng, điện tử; thu từ
hoạt động kinh doanh khác.
b. Thu khác gồm:
-

-

Thu từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ

Thu từ các khoản cho vay đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro (bao gồm cả các khoản nợ đã được xóa nay
địi được);

-

-

Thu các khoản nợ phải trả nay đã mất chủ hoặc không xác định được chủ nợ được ghi tăng thu nhập
-

Thu tiền phạt khách hàng, tiền khách hàng bồi thường do vi phạm hợp đồng


-

Thu tiền bảo hiểm được bồi thường

-

Thu các khoản thuế đã nộp nay được giảm, được hồn lại;

Thu hồn nhập dự phịng đối với các khoản trích lập dư phịng rủi ro thừa (số phải trích thấp hơn số đã
trích) nhưng khơng ghi giảm chi phí theo quy định của pháp luật về trích lập dự phịng rủi ro
-

Thu từ các cơng cụ tài chính khác

-

Các khoản thu khác

1.2. Nội dung các khoản chi phí của NHTM
a. Chi cho hoạt động kinh doanh:
-

Chi cho hoat động tín dụng: Chi phí lãi và các chi phí tương tự: Trả lãi tiền gửi; trả lãi tiền vay; trả lãi
phát hành giấy tờ có giá; chi khác cho hoạt động tín dụng;

-

Chi phí hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng: Chi về dịch vụ thanh toán; chi về dịch vụ ngân quỹ; chi
về dịch vụ viễn thông; chi về nghiệp vụ ủy thác và đại lý; chi về dịch vụ tư vấn; chi hoa hồng cho đại
lý, môi giới, ủy thác đối với các hoạt động đại lý, môi giới, ủy thác được pháp luật cho phép;


-

Chi hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng: chi về kinh doanh ngoại tệ; chi chênh lệch tỷ giá; chi về kinh
doanh vàng; chi về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ;

-

Chi hoạt động kinh doanh các loại chứng khoán được phép kinh doanh theo quy định của Luật các tổ
chức tín dụng;
-

Chi góp vốn, chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần;


-

Chi hoạt động khác: Chi cho nghiệp vụ hoán đổi lãi suất; chi về nghiệp vụ mua bán nợ; chi liên quan
nghiệp vụ cho thuê tài chính; chi về các cơng cụ tài chính phái sinh khác; chi về hoạt động kinh doanh
khác;
b. Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí kể cả thuế, phí, lệ phí liên quan đến tiền thuế đất (trừ thuế
thu nhập doanh nghiệp) thoe quy định của pháp luật
c. Chi cho tài sản

-

Chi khấu hao TSCĐ sử dụng cho hoạt động kinh doanh thực hiện theo chế độ quản lý, sử dụng và trích
khấu hao TSCĐ đối với doanh nghiệp
-


Chi thuê TSCĐ

-

Chi bảo dưỡng TSCĐ

-

Chi sửa chữa TSCĐ

-

Chi mua sắm, sửa chữa công cụ dụng cụ

-

Chi bảo hiểm tài sản

d. Chi cho cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật:
-

Chi tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp;

Các khoản chi để đóng góp theo lương: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động, bảo hiểm
thất nghiệp, kinh phí cơng đồn;
-

Chi trang phục giao dịch và phương tiện bảo hộ lao động cho cán bộ nhân viên

-


Mua bảo hiểm tai nạn con người

-

Chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp

-

Chi ăn ca; chi y tế; các khoản chi khác cho cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật;

-

Chi theo chế độ quy định đối với lao động nữ theo quy định của pháp luật

-

Chi tiền nghỉ phép hàng năm thoe quy định của pháp luật

e. Chi cho hoạt động quản lý và công vụ:

-

-

Chi về vật liệu, giấy tờ in;

-

Cơng tác phí;


-

Chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ;

Chi nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ; chi thưởng sáng kiến, cải tiến, tăng năng suất lao động,
thưởng tiết kiệm chi phí;
-

Chi bưu phí và điện thoại;

-

Chi xuất bản tài liệu, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại;

-

Chi mua tài liệu, sách báo; chi về các hoạt động đoàn thể;


-

Chi điện, nước, vệ sinh cơ quan; chi hội nghị, lễ tân, khánh tiết, giao dịch, đối ngoại;

-

Chi tư vấn, kiểm tốn;

-


Chi th chun gia trong và ngồi nước;

-

Chi phịng cháy chữa cháy;

-

Chi cho công tác bảo vệ môi trường và các khoản chi khác;

f. Chi về tài sản gồm: Khấu hao tài sản cố định; chi bảo dưỡng, sửa chữa tài sản; chi mua sắm công
cụ, dụng cụ; chi bảo hiểm tài sản; chi thuê tài sản;
g. Chi trích lập dự phịng:
Chi trích lập dự phịng rủi ro trong hoạt động theo quy định tại Điều 131 Luật các tổ chức tín dụng.
Chi trích lập dự phịng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt do Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín
dụng Việt Nam phát hành theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày
18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của
các tổ chức tín dụng Việt Nam và khoản 12 Điều 1 Nghị định số 34/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm
2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP; hướng dẫn của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các văn bản pháp luật sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Chi trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phịng nợ
phải thu khó địi và các khoản dự phịng khác (nếu có) theo quy định chung áp dụng đối với doanh
nghiệp.
Phần chi phí trích lập dự phòng rủi ro được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo
quy định pháp luật về th thu nhập doanh nghiệp.
h. Chí bảo tồn và bảo hiểm tiền gửi;
i. Các khoản chi phí khác:
-

Chi đóng phí hiệp hội ngành nghề mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi có tham gia;


-

Chi cho cơng tác đảng, đồn thể tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (phần chi ngoài
kinh phí của tổ chức đảng, đồn thể được chi từ nguồn quy định);

-

Chi nhượng bán, thanh lý tài sản và giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán (nếu có);

-

Chi cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa, chi phí thu hồi nợ xấu; chi xử lý khoản tổn thất tài sản còn lại
sau khi đã bù đắp bằng các nguồn theo quy định tại khoản 4 Điều 12 của Nghị định này;
-

Chi các khoản đã hạch tốn doanh thu nhưng thực tế khơng thu được;


-

Chi cho công tác xã hội theo quy định của pháp luật về thuế; chi nộp phạt vi phạm hành chính trừ các
khoản tiền phạt mà cá nhân phải nộp phạt theo quy định của pháp luật; các chi phí khác.
LƯU Ý: TCTD khơng được tính vào chi phí các khoản sau đây:

-

Tiền phạt về vi phạm hành chính mà cá nhân phải nộp phạt theo quy định pháp luật: Vi phạm luật giao
thông, chế độ đăng ký kinh doanh…
-


Chi không liên quan đến hoạt động kinh doanh của TCTD

-

Chi khơng có chứng từ hợp lệ

-

Khoản đã hạch tốn chi nhưng thực tế không chi trả

-

Khoản chi do nguồn kinh phí khác đài thọ

-

Các khoản chi khơng hợp lý, hợp lệ

2. Tài khoản sử dụng:
(1) TK phản ánh thu nhập:
+ TK 70: Thu nhập từ hoạt động tín dụng
+ TK 71: Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ
+ TK 72: Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối
+ TK 74: Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác
+ TK 78: Thu lãi góp vốn, mua cổ phần
+ TK 79: Thu nhập khác
Kết cấu của các tài khoản thu nhập:
Bên Có ghi : Các khoản thu về hoạt động kinh doanh trong năm.
Bên Nợ ghi :

- Chuyển tiền số dư có cuối năm vào tài khoản lợi nhuận năm nay khi quyết tốn
- Điều chỉnh hạch tốn sai sót trong năm
Số dư Có phản ánh các khoản thu nhập trong năm chưa kết chuyển
(2) TK phản ánh chi phí:
+ TK 80 Chi phí hoạt động tín dụng
+ TK 81 Chi phí hoạt động dịch vụ
+ TK 82 Chi hoạt động kinh doanh ngoại hối
+ TK 83 Chi nộp thuế, các khoản phí và lệ phí


13

+ TK 84 Chi hoạt động kinh doanh khác
+ TK 85 Chi phí nhân viên
+ TK 86 Chi cơng vụ và quản lý
+ TK 87 Chi về tài sản
+ TK 88 Chi dự phịng, bảo tồn và bảo hiểm tiền gửi
+ TK 89 Chi phí khác
Kết cấu của các tài khoản chi phí:
Bên Nợ ghi: Các khoản chi về hoạt động kinh doanh trong năm.
Bên Có ghi :
- Số tiền thu giảm chi trong năm.
- Chuyển số dư nợ cuối năm vào tài khoản lợi nhuận năm nay khi quyết tốn.
Số dư Nợ phản ánh các khoản chi phí trong năm chưa kết chuyển
3. Phương pháp hạch toán thu nhập, chi phí của NHTM:
-

Ngun tắc kế tốn cần áp dụng: Cơ sở dồn tích và thận trọng

-


Phương pháp hạch tốn:

+ Thực thu, thực chi: Ghi nhận thu nhập, chi phí tại thời điểm thực tế chi tiền
+ Dự thu, dự chi: Ghi nhận thu nhập, chi phí tại thời điểm phát sinh trong khi thực tế chưa thu, chi tiền
(TK được sử dụng là TK 39 – Lãi và phí phải thu và TK 49 – Lãi và phí phải trả )
+ Phân bổ thu nhập, chi phí: Ghi nhận thu nhập, chi phí tại thời điểm phát sinh trong khi thực tế đã thu –
chi tiền (TK được sử dụng là TK 488 – Doanh thu chờ phân bổ và TK 388 – Chi phí chờ phân bổ)
CÂU HỎI ÔN TẬP:
Định khoản các nghiệp vụ:
1.

Chi phí tiền lương cho nhân viên đã trả bằng tiền mặt: 130.000.000

2.

Thu lãi tiền vay của khách hàng là 1.500.000.000 đồng đã thu bằng tiền gửi thanh tốn của khách
hàng (Trong đó lãi dự thu là 500.000.000 đồng)

3.

Thu lãi góp vốn mua cổ phần 600.000.000 đồng trả bằng tiền mặt

4.

Thu dịch vụ ngân hàng 260.000.000 đồng chuyển qua TGTT khách hàng

5.

Mua một số vật liệu văn phòng trả bằng tiền mặt số tiền là: 6.000.000 đồng


6.

Cho vay 816.000.000 đồng, giải ngân bằng tiền mặt

7.

Chi phí bất thường 16.000.000 đồng bằng tiền mặt.


8.

Trả cước điện thoại 21.000.000 đồng trả bằng TGNH

9.

Chi quảng cáo 12.000.000 đồng trả bằng TGNH

10.

Chi trả lãi tiền gửi 1.300.000.000 đồng (Trong đó lãi tiền gửi thanh tốn 500.000.000 đồng, lãi
tiết kiệm hàng tháng 300,000,000, còn lại là số tiền lãi cuối kỳ)

11.

Chi trả tiền điện nước 20,000,000 đồng bằng TGNH

12.

Thu từ hoạt động khác 180,000,000 đồng

PHẦN 3: KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
& PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN CỦA NHTM

Tham khảo Thông tư 49/2014/TT-NHNN về Bố cuc Báo cáo Kết quả.
Bố cục Báo cáo kết quả kinh doanh:
TT
Chỉ tiêu
1

Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự

2

Chi phí lãi và các chi phí tương tự

I

Thu nhập lãi thuần = 1 - 2

3

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ

4

Chi phí hoạt động dịch vụ

II

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ = 3 - 4


III

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại
hối

IV

Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh

Chênh lệch thu chi giữa số dư TK 741 và

doanh

TK 841 (phần của chứng khoán kinh
doanh) trừ (-) tăng (giảm) dự phịng rủi
ro chứng khốn tương ứng trong kỳ

V

Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư

5

Thu nhập từ hoạt động khác

6

Chi phí hoạt động khác


VI

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác = 5 - 6

Chênh lệch thu chi giữa số dư TK 741 và
TK 841 (phần của chứng khoán đầu tư sẵn
sàng để bán và chứng khoán giữ đến ngày
đáo hạn) trừ (-) [tăng (giảm) dự phịng rủi
ro chứng khốn tương ứng trong kỳ
khơng bao gồm chi phí dự phịng rủi ro
trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành
trong kỳ].


VII

Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần

VIII

Chi phí hoạt động

IX

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
trước chi phí DPRR
= I+II+III+IV+V+VI+VII-VIII

X


Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng

XI

Tổng lợi nhuận trước thuế = IX-X

XII

Chi phí Thuế TNDN

XIII

Lợi nhuận sau thuế

Chênh lệch {[DN các TK (8822, 8827,
8829) phần dự phòng rủi ro tín dụng
khơng bao gồm dự phịng rủi ro tín dụng
cho chứng khốn kinh doanh và chứng
khốn đầu tư] cộng (+) chi phí dự
phịng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát
hành trong kỳ trừ (-) phần hồn nhập dự
phịng rủi ro tín dụng tương ứng hạch tốn
vào thu
nhập khác}.

1. Kế toán xác định kết quả kinh doanh
1.1. TK sử dụng: TK 69 – Lợi nhuận chưa phân phối
-

TK 69 có 2 cấp TK sau:


+ Tài khoản 691 – Lợi nhuận năm nay: Đầu năm sau, số dư cuối năm của TK 691 được chuyển thành
số dư đầu năm mới của tài khoản 692.
+ Tài khoản 692 – Lợi nhuận năm trước
-

Bên Có ghi: Số dư cuối kỳ của TK thu nhập chuyển sang

-

Bên Nợ ghi:

+ Số dư cuối kỳ của các TK chi phí chuyển sang
+ Trích lập các quỹ
+ Chia LN cho các bên tham gia liên doanh, các cổ đơng
-

Số dư Có: phản ánh số LN chưa phân phối hoặc chưa sử dụng

-

Số dư Nợ: phản ánh số lỗ hoạt động kinh doanh chưa xử lý

1.2 Kế toán xác định kết quả kinh doanh của NHTM
- Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM được xác định theo năm tài chính (từ 1/1 đến 31/12) và được
xác định 1 lần vào cuối năm tài chính


- Vào cuối ngày 31/12 tại hội sở chính và các chi nhánh của NHTM, sau khi lên bảng cân đối tài khoản kế
toán tháng 12, kế toán thực hiện kết chuyển số dư của các khoản thu nhập và chi phí sang TK – 691

Bước 1:
Sang đầu năm mới số dư 691 được chuyển thành số dư 692 để đợi quyết tốn:
+ Cuối năm kết chuyển chi phí:
Nợ TK 691 : Lỗ của HĐKD trong năm
Có TK chi phí (80-89)
+ Cuối năm kết chuyển thu nhập:
Nợ TK thu nhập (70-79)
Có TK 691: lãi của HĐKD trong năm
Bước 2:
Sau khi quyết toán được duyệt, Hội sở sẽ ra lệnh cho các chi nhánh chuyển kết quả kinh doanh
năm trước về hội sở thông qua TKTG tại NHNN
+ Đối với chi nhánh có LÃI:
Nợ TK 692
Có TK thích hợp (TG tại NHNN hoặc 5191)
+ Đối với chi nhánh bị LỖ:
Nợ TK thích hợp (TG tại NHNN hoặc 5191)
Có TK 692
Bước 3:
Tại hội sở pháp nhân TCTD phải tập hợp toàn bộ chuyển tiền của các chi nhánh về kết quả kinh
doanh năm trước và TK 692 (Của Hội sở)
+ Tiếp nhận chuyển tiền của Chi nhánh có LÃI:
Nợ TK thích hợp (TG tại NHNN hoặc 5191)
Có TK 692
+ Tiếp nhận chuyển tiền của chi nhánh bị LỖ:
Nợ TK 692
Có TK thích hợp (TG tại NHNN hoặc 5191)
- Tài khoản 692 của Hội sở cũng có thể dư Nợ hoặc dư Có. Việc phân phối lợi nhuận được quyết định
do Hội sở chính




×