Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.17 KB, 27 trang )

HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM
VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1. Giới thiệu chung về vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại
1.1. Vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu (VCSH) hay vốn tự có của ngân hàng là nguồn vốn riêng của
ngân hàng do chủ sở hữu đóng góp ban đầu và đƣợc bổ sung trong quá trình kinh doanh.
Vai trò của VCSH của ngân hàng:
- Là tấm đệm chống lại rủi ro phá sản
- Điều kiện bắt buộc để có giấy phép hoạt động
- Tạo niềm tin cho công chúng và sự đảm bảo với chủ nợ về sức mạnh tài chính của
ngân hàng
- Cung cấp năng lực tài chính và điều tiết sự tăng trƣởng và phát triển của ngân hàng
- Quyết định quy mô hoạt động của NHTM và xác định tỷ lệ an toàn
Đặc điểm của VCSH của ngân hàng:
- Chỉ chiếm 5% đến 10% tổng nguồn vốn
- Ổn định và luôn đƣợc bổ sung trong quá trình phát triển
1.2. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Xét quy mô vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong những
năm gần đây, có thể thấy nhìn chung, quy mô vốn còn rất nhỏ. Hệ thống NHTM Nhà
nƣớc vẫn chiếm đến hơn 70% thị phần huy động vốn đầu vào và thị phần cho vay, trong
khi tổng mức vốn tự có của các NHTM Nhà nƣớc chỉ tƣơng đƣơng với một ngân hàng
cỡ trung bình trong khu vực, với mức vốn tự có trung bình của một ngân hàng này là
4.200 tỷ đồng, hệ số an toàn vốn (vốn tự có/tổng tài sản có rủi ro, Capital Adequacy
Ratio – CAR) bình quân thấp. Các NHTM ngoài quốc doanh có mức vốn tự có bình
quân và hệ số an toàn vốn cao hơn nhƣng lại không chiếm thị phần chủ yếu. Tuy vậy, có
thể khẳng định rằng các ngân hàng đều đang tích cực tăng vốn điều lệ và hệ số an toàn
vốn những năm vừa qua. Đến cuối năm 2008, vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống ngân
hàng tăng 30% so với cuối năm 2007, tỷ lệ an toàn vốn tăng từ 8,9% lên 9,7%. Một số
HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM
thống kê cho thấy hệ số CAR tại các ngân hàng thƣơng mại của khu vực châu Á - Thái
Bình Dƣơng bình quân hiện nay là 13,1%, của khu vực Đông Á là 12,3%. Đây cũng là


mức mà thực tế một số ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đã có. Tính đến cuối năm 2007,
hệ số CAR của nhiều ngân hàng thƣơng mại đã vƣợt yêu cầu mà Ngân hàng Nhà nƣớc
đặt ra cho mục tiêu đến năm 2008. Tiêu biểu nhƣ Vietcombank, ACB, Sacombank,
BIDV, EAB, MHB…

Hệ số an toàn vốn của một số ngân hàng tính đến cuối năm 2007 (đơn vị: %)
Vietcombank BIDV Agribank MHB ACB Sacombank EAB
12 11 7,2 9,44 16,19 11,07 14,36

Bình quân, hệ số CAR của các NHTM quốc doanh đã tăng từ 7% trong năm 2006
lên 9% trong năm 2007; tỷ lệ này của các NHTM cổ phần cao hơn, bình quân trên 12%,
của Vietcombank 2008 là 8,9%, 2009 dự tính dƣới 8%; của Sacombank dự tính 2008 là
11,9%, 2009 là 10,9%;…
Trong cơ cấu vốn, tỷ lệ vốn nợ luôn chiếm tỷ lệ lớn 90%. Trong đó tiền gửi chiếm
khoảng 78% tổng nguồn vốn. Nhiều nƣớc quy định tỷ lệ VCSH/ Tổng vốn huy động là
1/13, 1/20, 1/80. Ở Việt Nam, con số này là 1/20.

Thực trạng cơ cấu vốn của Vietcombank

Năm 30/09/2009 30/12/2009
Vốn nợ (%) 208.255.200
(93.2%)
238.721.566
(93.6%)
Vốn chủ (%) 15.228.409
(6.8%)
16.348.947
(6.4%)

HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM

*** Vấn đề tăng vốn tự có của NHTM ở Việt Nam thời gian qua
Tại các quốc gia phát triển, với hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả
thì việc tăng vốn điều lệ sau một thời gian hoạt động là việc làm bình thƣờng. Việc tăng
vốn này mang tính tất yếu do những áp lực nhƣ sau:
- Lạm phát: lạm phát làm tăng giá trị tài sản của ngân hàng nhƣng đồng thời cũng
làm tăng giá trị các khoản nợ, làm giảm giá trị vốn bằng tiền của ngân hàng và kết
quả là giá trị vốn tự có của ngân hàng có chiều hƣớng giảm sút.
- Do nhu cầu phải duy trì và gia tăng lòng tin của công chúng
- Những biến động kinh tế dẫn đến khả năng làm xuất hiện thêm nhiều loại rủi ro,
buộc ngân hàng phải tăng vốn tự có để tăng cƣờng khả năng tự bảo vệ
- Những giới hạn của luật pháp về cho vay, huy động vốn… buộc ngân hàng tăng vốn
để có thể đáp ứng nhu cầu vay (ngày càng tăng) của các khách hàng lớn
- Do hoạt động của ngân hàng ngày càng mở rộng, quy mô của ngân hàng ngày
càng tăng, ngân hàng thực hiện thêm nhiều nghiệp vụ kinh doanh mới và mở
thêm nhiều trụ sở, chi nhánh mới
- Do cơ quan quản lý buộc ngân hàng phải tăng vốn tự có để tăng sức cạnh tranh và
tăng độ an toàn trong kinh doanh của hệ thống
- Do áp lực của cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng nƣớc
ngoài có quy mô vốn lớn đã và sẽ xâm nhập vào thị trƣờng Việt Nam
Ở Việt Nam, theo cam kết WTO, kể từ ngày 1.4.2007, các ngân hàng và các tổ
chức tài chính nƣớc ngoài đƣợc phép mua cổ phần của các NHTM trong nƣớc hoặc đƣợc
phép thành lập ngân hàng con 100% vốn nƣớc ngoài. Thực tế này dẫn đến khả năng cạnh
tranh mạnh mẽ giữa một bên là các ngân hàng trong nƣớc còn yếu về vốn, trình độ quản
lý và cả về chất lƣợng sản phẩm - dịch vụ với một bên là các tập đoàn tài chính - ngân
hàng hùng mạnh của thế giới.
Trong năm 2006 cho đến những tháng đầu năm 2007 đã xuất hiện sự kiện các
ngân hàng đua nhau tăng vốn điều lệ, có thể kể ra nhƣ trong năm 2006, ngân hàng Nhà
Hà Nội (Habubank) nâng vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng, ngân hàng An
Bình nâng vốn từ 200 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng, ngân hàng Kỹ thƣơng (Techcombank)
HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM

nâng vốn điều lệ từ 618 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng... ; trong năm 2007, ngân hàng thƣơng
mại cổ phần quân đội (MB) sẽ tăng vốn điều lệ lên mức 1.500 tỷ đồng, đại hội cổ đông
của NHTM cổ phần nông thôn Đại Á (Đại Á) đã nhất trí lộ trình tăng vốn điều lệ lên
1.000 tỷ đồng, EAB sẽ tăng vốn điều lệ từ 880 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng, NHTM cổ
phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank) sẽ tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng
lên 1.500 tỷ đồng, NHTM cổ phần Phƣơng Đông (OCB) sẽ tăng vốn điều lệ lên 1.200 tỷ
đồng, Ngân hàng Nhà nƣớc VN vừa cho phép NHTM cổ phần Đông Nam Á (SEABank)
tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng…
Đầu năm 2008, nguồn vốn tự có của các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn
TP.HCM đạt gần 28.230 tỷ đồng, tăng hơn 90% so với cùng kỳ năm trƣớc. Riêng vốn
điều lệ của các ngân hàng chiếm trên 23.000 tỷ đồng, tăng gần 77% so với năm trƣớc.
Trong số này, một ngân hàng có vốn điều lệ hơn 4.000 tỷ đồng là Sài Gòn Thƣơng Tín
(Sacombank), ba ngân hàng có hơn 2.000 tỷ đồng là Xuất nhập khẩu Việt Nam
(Eximbank), Á châu (ACB) và An Bình (ABBank).Trên địa bàn thành phố còn có 5
ngân hàng có vốn điều lệ hơn 1.000 tỷ đồng và 7 nhà băng khác có mức vốn điều lệ trên
500 tỷ đồng.Tổng tài sản có của các ngân hàng thƣơng mại này đạt hơn 395.770 tỷ đồng,
tăng hơn gấp đôi so với một năm trƣớc.
Tại thời điểm 31/12/2008, Eximbank, ngân hàng có vốn sở hữu lớn nhất trong số
các NHTM, có lƣợng vốn chủ sở hữu là 12526 tỷ, vƣợt lên trên cả CTG: 12336 tỷ và
VCB: 12 164 tỷ, đồng thời có tỷ lệ an toàn vốn cao ( hệ số CAR năm 2008 đạt tới 46%).
* Ví dụ về ngân hàng BIDV
Tháng 6/2009, tổng tài sản BIDV đạt 15 tỷ USD, huy động vốn đạt trên 12 tỷ
USD, dƣ nợ tín dụng đạt 10 tỷ USD, đạt mức tăng trƣởng bình quân hàng năm từ 20-
25%; vốn chủ sở hữu đạt 1,2 tỷ USD.




HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM




Tính đến thời điểm tháng 1/2010, VCSH của BIDV đạt 1,5 tỷ USD, tƣơng đƣơng
hơn 20000 tỷ, vƣơn lên vi trí thứ nhất. Eximbank xuống vị trí thứ 2 với số vốn 14000 tỷ
đồng.

×