Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

ôn tập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.12 KB, 13 trang )

Câu 3,4
** chính sách đóng cửa
Đây là chính sách kinh tế của 1 quốc gia nhằm áp dụng triệt để phương châm tự cấp tự túc,
đóng của biên giới đối với hàng hóa nước ngoài và tận dụng tối đa nguồn lực trong nước để
phát triển kinh tế. Quan điểm của chính sách này là cố gắng hạn chế mức tối đa những sự trao
đổi hàng hóa giữa thị trường trong nước và nước ngoài . Chính sách này có những đặc điểm
sau :
- Nền kinh tế chủ yếu phát triển theo hướng đáp ứng nhu cầu trong nước
- Về ngoại thương các nước chủ trương chỉ xuất khẩu những gì mình đã thỏa mãn nhu
cầu tiêu dùng trong nước không chủ trương sản xuất hàng hóa xuất khẩu
- Không khuyến khích nước ngoài đầu tư vốn để sản xuất trong nước chủ yếu sử dụng
hình thức vay vốn để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu
1. ưu điểm :
- về nguyên tắc thì tránh cho từng quốc gia các ảnh hưởng xấu từ nền kinh tế thế giới
tới nền kinh tế trong nước
- bảo vệ nền sản xuất trong nước trước nguy cơ cạnh tranh khốc liệt bởi những sản
phẩm nước ngoài có nhiều lợi thế hơn hẳn, tuy tốc độ phát triển chậm nhưng vững
chắc và ổn định
- bảo vệ được những vấn đề khác có liên quan đến kinh tế xã hội trước ảnh hưởng từ
bên ngoài như văn hóa, thuần phong mỹ tục
- tất cả mọi tiềm lực của đất nước được khai thác và huy động cao độ trong quá trình
phát triển kinh tế
- sự độc lập tương đối về kinh tế cho phép các nước thực hiện được quyền tự quyết về
chính trị
2. nhược điểm :
- phân công lao động quốc tế mang tính tất yếu khách quan sự phát triển kinh tế các
nước phụ thuộc vào quá trình liên kết kinh tế quốc tế, còn chính sách đóng cửa thì đi
ngược lại với chính sách này
- các nước chậm và đang phát triển vốn là nước nghèo trình độ phát triển sản xuất thấp.
Chính sách đóng cửa hạn chế khả năng tiếp thụ những thành tựu khoa học kỹ thuật từ
các nước tiên tiến, quá trình đổi mới kỹ thuật diễn ra chậm, năng suất lao động thấp,


tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm
- do không chú trọng xuất khẩu nên không có ngoại tệ, khi có nhu cầu vốn bằng ngoại
tệ các quốc gia này sẽ phải vay nợ và sự nợ nần này là một sức ép tác động nặng nề
tới nền kinh tế của nhiều nước chậm và đang phát triển
- do chủ trương chỉ nhập khẩu ở mức tối thiểu nên sẽ gặp khó khăn khi xuất khẩu thị
trường chật hẹp đảm bảo quá trình sản xuất với quy mô lớn => thu hút lao động ít =>
thất nghiệp gia tăng
** chính sách mở cửa
Đây là chính sách kinh tế của một quốc gia nhằm tận dụng triệt để những lợi thế từ nước
ngoài để phát triển kinh tế một cách nhanh nhất có thể được. Trong chính sách này các
quốc gia chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại , trọng tâm là ngoại thương. Uư điểm
hàng đầu là xuất khẩu thu hút vốn và kỹ thuật từ nước ngoài, mở cửa biên giới đối với
hàng hóa nước ngoài kết hợp tối đa nguồn lực trong nước với nguồn lực nước ngoài để
phát triển kinh tế
1. Ưu điểm ;
- Nhờ đẩy mạnh xuất khẩu mà tăng thu nhập ngoại tệ, góp phần tăng khả năng nhập
khẩu máy móc, trang thiết bị, nguyên vật liệu và công nghệ tiên tiến, thực hiện cuộc
cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghiệp hóa ở các nước chậm và đang phát triển
- Cải thiện tình trạng mất cân đối thu chi tài chính quốc tế vì có nguồn ngoại tệ do xuất
khẩu đem lại giảm bớt sự vay nợ nước ngoài hoặc tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia
- Các quốc gia thực hiện chính sách mở cửa thường có tốc độ phát triển cao
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài tạo điều kiện cho nước chậm và đang phát triển, gia
tăng tốc độ phát triển kinh tế tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm phát
triển kinh doanh
- Nhờ phát triển xuất khẩu nên số lượng hàng hóa tăng ( do thị tường được mở rộng )
và chất lượng háng hóa được nâng cao ( do phải đáp ứng những nhu cầu khắt kge của
khách hàng )
- Nhờ tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế mà các lợi thế của 1 đất nước
được khai thác 1 cách có hiệu quả hơn và kinh tế hơn
2. Nhược điểm

- Nền kinh tế trong nước bị lệ thuộc vào nền kinh tế thế giới dẫn đến hậu quả là bất cứ
sự phát triển xấu nào về kinh tế đều tác động trực tiếp lên việc thi hành chính sách mở
cửa. Ngoài ra sự lệ thuộc về kinh tế sẽ dẫn đến sự lệ thuộc về chính trị
- do tập trung vào chính sách sản xuất hàng hóa xuất khẩu nên nền kinh tế sẽ bị phát
triển mất cân đối một cách nghiêm trọng đó là sự mất cân đối giữa các nghành nghề
khác khu vực trong cùng 1 quốc gia. Điều này ất nguy hiểm vì nó dẫn đến sự phát
triển lệch giữa các khu vực dân cư và phân hóa giàu nghèo gia tăng
- tóm lại, chính sách mở cửa có nghĩa là tham gia vào tổ chức liên kết kinh tế quốc tế,
hội nhập với nền kinh tế, hội nhập với nền kinh té toàn cầu để phát triển thương mại
quốc tế. Tuy nhiên, chính sách mở cửa như 1 “ con dao hai lưỡi”, nếu quốc gia nào
khéo léo vận dụng thì sẽ thu được nhiều lợi ích trong quá trình phát triển kinh tế trong
nước ( tận dụng lợi thế so sánh ) từ quá trình mở cửa nền kinh tế quốc gia và ngược
lại sẽ bị ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế trong nước.
câu 13 Học thuyết kinh tế trọng thương
Bối cảnh lịch sử
Đầu thế kỉ 15, Tây Âu vừa thoát ra khỏi thời kì Trung Cổ , hình thành một xã hội chủ yếu vẫn
là nông nghiệp. Sản xuất tự cung tự cấp là chính, thương mại chưa phát triển.
Con người đã khám phá ra những vùng đất mới, tạo điều kiện mở rộng giao lưu giữa các khu
vực (tìm ra tân thế giới giúp giao thương với phương Đông, chinh phục Mexico mở rộng giao
thương với châu Mỹ, giao thương cho Bồ Đào Nha với Ấn độ và các nước Nam Á bằng
đường biển nhờ cuộc hành trình của Vasco da Gama)
Cuối thế kỉ 15 đầu thế kỉ 16, thương mại bắt đầu phát triển nhờ các nhân tố như: Các phát
kiến địa lý tạo điều kiện cho sự hình thành các tuyến đường vận tải thương mại, sự gia tăng
dân số tạo nên thị trường lao động, thị trường tiêu thụ, làm tăng doanh lợi của các nhà sản
xuất và thương gia. Ngoài ra, phải kể đến những nguyên nhân khác như: vai trò của các
thương gia được nâng cao, sự hình thành ngày càng nhiều các quốc gia độc lập cả về chính trị,
vàng bạc từ Tân thế giới đổ về…
Trong bối cảnh như vậy, một nhóm người (bao gồm thương gia, nhân viên ngân hàng, nhân
viên Chính phủ và cả một số nhà triết học) đã viết những bài tiểu luận và những cuốn sách
nhỏ về thương mại quốc tế. Những tác phẩm đó đã biện hộ cho một trường phái kinh tế triết

học được gọi là chủ nghĩa trọng thương.
Học thuyết kinh tế của trường phái trọng thương đã chiếm được sự ưu thế trong thế kỷ 17 và
18.
Nội dung của học thuyết : một quốc gia để trở nên giàu có phải xuất khẩu nhiều hơn nhập
khẩu. Thặng dư xuất khẩu được thu hồi trở lại bằng tiền tệ thực là vàng bạc. Một quốc gia
càng nhiều vàng bạc thì càng là quốc gia giàu có.
Vì vậy, Chính phủ phải làm tất cả trong khả năng có được để khuyến khích xuất khẩu đồng
thời hạn chế nhập khẩu (đặc biệt là nhập khẩu những hàng hóa xa xỉ )
Học thuyết kinh tế trọng thương đo lường sự giàu có của một quốc gia bởi số lượng vàng mà
quốc gia đó có. Có nhiều lý do về sự mơ ước của các nhà trọng thương trong việc tích lũy
vàng bạc, điều này có thể hiểu được vì các nhà trọng thương viết theo nhà cầm quyền và để
tăng khả năng của quốc gia. Có nhiều vàng bạc sẽ có quyền lực và quân đội mạnh củng cố
khả năng của họ; tăng cường quân đội và hải quân cũng tạo điều kiện cho họ có được nhiều
thuộc địa. Đồng thời, có nhiều tiền vàng cũng có nghĩa là khả năng buôn bán cao hơn, bằng
khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu Chính phủ có thể khuyến khích sản lượng quốc
dân và công ăn việc làm
** Điểm dừng của học thuyết :
- Khi một quốc gia thu về nhiều vàng bạc thì vàng bạc sẽ trở nên khan hiếm , hạn chế
sự lưu thông của vàng bạc và đến một lúc nào đó vàng bạc sẽ không còn giá trị nữa
- Chủ nghĩa trọng thương, đã hạn chế tự do thương mại, mâu thuẫn với đông đảo tầng
lớp tư bản công nghiệp và nông nghiệp
Câu 14 Trình bày lý thuyết lợi thế tuyệt đối
Bối cảnh lịch sử :
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, bước sang nửa cuối tk XVIII, chủ nghĩa trọng
thương dần mất dần vị trí của mình . trong tác phẩm nguồn gốc về sự giàu có của các dân
tộc, adam Smith đã nêu lên những quan điểm mới của mình về thương mại quốc tế
Lợi thế tuyệt đối của 1 quốc gia về 1 sản phẩm nghĩa là quốc gia đó sản xuất ra sản phẩm
đó với các chi phí thấp hơn các nước khác . ví dụ Brazin có thể coi là có lợi thế tuyệt đối
trong sản xuất cà phê, tức là cùng một lượng đầu vào ( đất đai, phân bón và nước
tưới,v.v…) và cùng một giờ lao động . Brazin sản xuất được nhiều cà phê hơn các nước

khác
Với từng mặt hàng, một quốc gia có thể sản xuất hiệu quả hơn so với các quốc gia khác.
Quốc gia đó chỉ nên chuyên môn hóa vào SX mặt hàng đó và trao đổi với những nước
khác để có những mặt hàng còn lại ( sản xuất kém hiệu quả hơn ) phục vụ cho nhu cầu
trong nước. như vậy, các nguồn lực quốc gia sẽ chuyển dịch vào những ngành có hiệu quả
Nguồn gốc của lợi thế tuyệt đối
_ lợi thế tự nhiên : tài nguyên , điều kiện khí hậu, đất đai
Điều kiện tự nhiên có thể đóng vai trò quyết định trong việc sản xuất có hiệu quả rất
nhiều sản phẩm như nông sản ( cà phê, chè, cao su, dừa, lúa gạo …) và các loại khoáng
sản ( kim cương, dầu mỏ, quặng nhôm. …)
_ lợi thế do nổ lực ; kỹ thuật và sự lành nghề
Sản xuất Hoa kỳ Anh
Lúa mỳ ( dạ/ giờ lao động ) 6 1
Vải ( thước / giờ lao động ) 4 5
• Bảng số liệu bên cho thấy một giờ lao động sản xuất được 6 dạ lúa mì tại Hoa Kỳ,
nhưng chỉ được một dạ tại Anh. Ngược lại, một giờ lao động sản xuất được 5 thước
vải tại Anh nhưng chỉ được 4 thước vải tại Hoa Kỳ. Như vậy Hoa Kỳ có hiệu quả hơn
hay nói cách khác, có lợi thế hơn so với Anh trong sản xuất lúa mì, đồng thời kém lợi
thế trong sản xuất vải; trong khi đó, Anh có hiệu quả hơn trong sản xuất vải nhưng
kém hiệu quả hơn trong sản xuất lúa mỳ so với Hoa Kỳ. Khi đó, thương mại Hoa Kỳ
sẽ chuyên môn hóa trong sản xuất lúa mỳ, đem một phần lúa mì trao đổi với Anh để
lấy vải; còn ở Anh thì ngược lại.
• Với tương quan trao đổi giữa Hoa Kỳ và Anh, là một dạ lúa mỳ đổi được một thước
vải, nếu Mỹ trao đổi 6 dạ lúa mỳ lấy 6 thước vải, họ sẽ thu thêm được 2 thước vải
hoặc tiết kiệm được 1/2 giờ lao động (vì tại Hoa Kỳ nếu đổi 6 dạ lúa mì chỉ được 4
thước vải sản xuất trong nước). Tương tự như vậy, tại Anh, 6 dạ lúa mỳ nhận được
của Mỹ tương ứng 6 giờ lao động của Anh, 6 giờ lao động này có thể sản xuất ra
được 30 thước vải (vì tại Anh mỗi giờ lao động sản xuất được 5 thước vải). Sau khi
sử dụng 6 thước vải trao đổi với Mỹ, họ còn thu được 24 thước vải, hoặc tiết kiệm
được 5 giờ lao động.

• Điều quan trọng ở đây không phải là Anh thu được nhiều thặng dư hơn Hoa Kỳ, mà
điều quan trọng là cả Hoa Kỳ và Anh có thể đều thu được từ chuyên môn hóa trong
sản xuất và thương mại.
Câu 15 Trình bày lý thuyết lợi thế so sánh
Học thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo dựa vào Quy luật về lợi thế so sánh. Đây là
một trong những quy luật kinh tế quan trọng nhất được ứng dụng rộng rãi, chưa có sự thay
đổi. Học thuyết nghiên cứu khái niệm về lợi thế so sánh, đưa ra lợi thế so sánh về số, phần
phân tích cho thấy cả hai quốc gia đều có thể thu được thặng dư nếu mỗi quốc gia chuyên
môn hóa trong sản xuất và xuất khẩu hàng hóa có lợi thế so sánh.
Câu 6 Trình bày sự hiểu biết về chính sách thương mại tự do
thương mại tự do là một kiểu thị trường lý tưởng, thường được xem như là một mục tiêu
chính trị, mà sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nước được thực hiện không có sự kiểm
soát bằng những chính sách nhập khẩu. Về học thuật, thương mại tự do được ủng hộ bởi
những người theo trường phái kinh tế học tân cổ điển và kinh học tế vi mô. Họ cho rằng lợi
ích của thương mại chính là giá trị thực có được của cả hai phía. Tuy nhiên, thương mại tự do
bị phong trào chống toàn cầu hóa và tầng lớp công nhân tại nhiều phản đối do xu hướng bị
lạm dụng bởi các nước giàu có.
Thương mại tự do là khái niệm kinh tế và chính phủ, bao gồm:
• Thương mại tự do về hàng hóa không có thuế quan hay những hàng rào thuế quan.
• Thương mại tự do về dịch vụ không bị thuế quan và hàng rào thương mại.
• Tự do lưu chuyển lao động giữa các nước.
• Tự do lưu chuyển vốn giữa các nước.
• Sự vắng mặt của những chính sách thương mại bảo hộ(như là thuế, tiền trợ cấp, quy
định, hay luật) cho những xí nghiệp trong nước, các hộ gia đình, và các yếu tố sản
xuất mà nước ngoài có lợi thế.
• Những chính sách bóp méo thương mại nhằm mục đích củng cố quyền sở hữu để bảo
đảm nhũng quyền lợi trên.
Chính sách thương mại tự do là chính sách mà trong đó nhà nước không can thiệp trực tiếp
vào quá trình điều tiết ngoại thương, mở cửa hoàn toàn thị trường nội địa để cho hàng hóa và

tư bản được tự do lưu thông giữa trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho thương mại quốc tế
được phát triển trên cơ sở quy luật tự do cạnh tranh
Đặc diểm của chính sách thương mại tự do
- mua bán tự do
- nhà nước không can thiệp vào việc điều tiết xuất nhập khẩu
- quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường sẽ chi phối hoạt động ngoại thương
ưu điểm
- xóa bỏ những trở ngại trong thương mại quốc tế
- thị trường đa dạng giúp cho người tiêu dùng dễ lựa chọn
- doanh nghiệp trong nước có điều kiện cạnh tranh phát triển, kích thích nâng cao chất
lượng, hạ giá thành. Tạo mội trường cạnh trạnh gay gắt trên thị trường nội địa từ đó
kích thích nhà sản xuất trong nước phát triển và hoàn thiện
- nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, loại bỏ cá thể yếu, mang lại lợi ích cho người
tiêu dùng
nhược điểm
- tiềm lực DN còn thấp, khả năng cạnh tranh kém nên dễ bị phá sản
- nền kinh tế trong nước bị lệ thuộc vào nước ngoài
 vì tự do có thể dẫn đến việc các DN dùng những thủ đoạn để chiếm lĩnh thị trường.
các tập đoàn lớn từ nước ngoài có thể dùng tiềm lực tài chính của mình để bóp chết
các DN trẻ trong nước
câu 8 Những nguyên tắc cơ bản trong điều chỉnh thương mại quốc tế
1. Nguyên tắc tương hỗ – Réciprocity
Các quốc gia dành cho nhau những ưu đãi, nhân nhượng tương xứng nhau trong quan hệ buôn
bán với nhau. Mức độ ưu đãi và điều kiện nhân nhượng phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của
các bên tham gia.
Trong quan hệ quốc tế hiện nay, nguyên tắc này ít được các nước đề cập trong các văn bản
chính thức.
2. Nguyên tắc tối huệ quốc (Most Favoured Nation – MFN)
Trong quan hệ kinh tế buôn bán sẽ dành cho nhau những điều kiện ưu đãi không kém những
ưu đãi mà mình dành cho các nước khác.

Mục đích của việc sử dụng nguyên tắc tối huệ quốc trong buôn bán quốc tế là nhằm chống
phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế, làm cho điều kiện ngang bằng nhau trong cạnh tranh
giữa các nước bạn hàng nhằm thúc đẩy quan hệ buôn bán giữa các nước phát triển.
MFN được tất cả các thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cam kết thực hiện lẫn
nhau.
Nguyên tắc này được áp dụng phổ biến trong quan hệ thương mại giữa các nước. Trước khi
gia nhập WTO, Việt Nam đã thỏa thuận MFN với gần 100 quốc gia, sau khi gia nhập WTO
danh sách các nước này được kéo dài hơn gấp rưỡi nữa.
Hiện nay các nước chuyển sang cụm từ Quan hệ thương mại bình thường (Normal Trade
Relations – NTR) hay Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (Permanent Normal Trade
Relations – PNTR) thay thế MFN.
3. Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (National Treatment – NT)
Về hàng hóa và đầu tư: Là nguyên tắc tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các nhà
kinh doanh trong nước và các nhà kinh doanh nước ngoài trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ
và đầu tư. Hàng nhập khẩu không phải chịu mức thuế, lệ phí, thủ tục kinh doanh, nhưng phải
tuân thủ những tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm so với hàng hóa sản xuất nội
địa.
Về người lao động: công dân của các bên tham gia trong quan hệ kinh tế thương mại được
hưởng mọi quyền lợi và nghĩa vụ như nhau (Trừ quyền bầu cử và tham gia nghĩa vụ quân sự).

4. Ưu đãi cho các nước đang phát triển
- Chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập GSP (Generalized System of Preferences): là hình thức ưu
đãi về thuế quan do các nước công nghiệp phát triển (OECD) dành cho một số sản phẩm nhất
định mà họ nhập khẩu từ các nước đang phát triển.
Câu 7 Chính sách bảo hộ thương mại
Bảo hộ ở đây có nghĩa là bảo vệ, hỗ trợ cho sản xuất trong nước thông qua thuế quan và các
biện pháp phi thuế quan. Bảo hộ hợp lý sẽ giúp cho nền sản xuất trong nước có điều kiện
vươn lên, thích nghi dần với môi trường cạnh tranh quốc tế. Nhưng nếu bảo hộ tràn lan,
không có điều kiện, không có thời hạn thì sẽ đem lại hiệu quả xấu cho nền
kinh tế vì làm suy yếu môi trường cạnh tranh, dẫn đến doanh nghiệp ỷ lại vào bảo hộ của Nhà

nước mà không chịu vận động trên thị trường bằng chính năng lực của mình.
Bảo hộ mậu dịch là thuật ngữ trong kinh tế học quốc tế chỉ việc áp dụng nâng cao một số
tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ,
v.v hay việc áp đặt thuế xuất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu nào đó để
bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự (hay dịch vụ) trong một quốc gia nào đó.
Về lý thuyết, việc bảo hộ mậu dịch đem lại lợi ích nhất thời cho các nhà sản xuất trong nước,
đảm bảo được mục tiêu xã hội là đảm bảo được công ăn việc làm cho một số nhóm người lao
động nào đó. Mặt trái của nó là làm cho các nhà sản xuất trong nước có cơ hội đầu cơ trên giá
bán hàng (hay cung cấp dịch vụ) ở mức có lợi nhất cho họ hoặc không có các biện pháp nâng
cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Điều này đem lại thiệt hại cho người tiêu dùng xét
theo mục tiêu dài hạn.
Là chính sách quản lý thương mại, trong đó:
Chính phủ áp dụng hàng rào thuế quan có mức bảo hộ cao cùng với nhiều hàng rào phi thuế
quan phức tạp;
Nhằm mục đích ngăn chặn bớt sự xâm nhập của hàng ngoại để bảo vệ các ngành sản xuất
trong nước
Lý do khách quan là:
Do có sự khác biệt về địa lý và tài nguyên.
Dẫn đến sự khác nhau về nguồn lực kinh tế và năng lực cạnh tranh của các quốc gia –
Đó làcái gốc của vấn đề
Lý do chủ quan là:
Vì lợi ích cục bộ, các nước lớn đánh thuế quan tối ưu (Optimum Tariffs) để nâng cao tỷ lệ
mậu dịch nhằm tối đa hóa lợi ích quốc gia.
Các nước khác trả đũa, dẫn đến thuế quan có tính chất cấm đoán.
Sau đó là hàng loạt biện pháp phi thuế quan nối tiếp nhau.
5. khái niệm và vai trò của thương mại quốc tế
Khái niệm
Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô
hình) giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các
bên

Vai trò của thương mại quốc tế
. Thương mại quốc tế phát triển mạnh cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá, giao thông
vận tải, toàn cầu hóa, công ty đa quốc gia và xu hướng thuê nhân lực bên ngoài. Việc tăng
cường thương mại quốc tế thường được xem như ý nghĩa cơ bản của "toàn cầu hoá".
Câu 17 khái quát lý thuyết hiện đại về thương mại quốc tế
Chi phí cơ hội gia tăng : trong điều kiện tài nguyên kinh tế hữu hạn ( chi phí khai thác ngày
càng tăng ), việc tập trung nguồn lực cho các sản phẩm có lợi thế so sánh (loại 1) làm tăng
tương đối chi phí sản xuất của các sản phẩm này. Mặt khác, trình độ sản xuất ngày càng được
nâng cao, một số sản phẩm hiện thời chưa phải là lợi thế so sánh (loại 2) nhưng năng suất sẽ
được nâng cao, làm giảm chi phí sản xuất tương đối trong tương lai để trở thành lợi thế so
sánh mới. do đó, số lượng sản phẩm loại 2 phải hi sinh để có đủ tài nguyên sản xuất thêm một
đơn vị sản phẩm loại 1 sẽ tăng tương đối theo thời gian chứ không phải bất biến
Uu điểm
Đã giải thích khá đầy đủ và khoa học về nguyên nhân, cách thức, xu hướng phát
triển và hiệu quả của thương mại quốc tế
nhược điểm
Tuy nhiên, lý thuyết chuẩn chưa giải thích rõ vì sao có sự khác nhau về đường giới
hạn khả năng sản xuất của các quốc gia (là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến quan hệ
trao đổi mậu dịch quốc tế) ?
Lý thuyết H – O
do Eli F. Heckscher đề xướng năm 1919; được Bertil Ohlin hoàn thiện năm 1933
trong tác phẩm “Thương mại quốc tế và liên khu vực – Interregional and International
Trade”.
Những giả thiết của Heckscher và Ohlin.
Yếu tố thâm dụng.
Yếu tố dư thừa.
**Lý thuyết H – O
Lợi suất theo qui mô không đổi (Constant Returns to Scale) trong sản xuất cả 2 sản
phẩm ở 2 quốc gia.
Chuyên môn hóa sản xuất không hoàn toàn.

Thị hiếu tiêu dùng ở 2 quốc gia giống nhau.
Thị trường sản phẩm và các yếu tố sản xuất có tính cạnh tranh hoàn hảo. Các yếu tố 
sản xuất tự do di chuyển trong nước, nhưng không di chuyển giữa các quốc gia với
nhau.
Mậu dịch quốc tế là mậu dịch tự do; không tính chi phí vận chuyển; không có thuế 
quan và những rào cản thương mại khác
Lý Thuyết HOS
Theo Samuelson, thương mại quốc tế sẽ dẫn đến sự cân bằng tương đối và cân bằng
tuyệt đối giá cả các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia giao thương với nhau.
Sự khác biệt giá cả các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia làm phát sinh thương mại
quốc tế;
Đến lượt nó, thương mại quốc tế làm giảm dần sự khác biệt đó, dẫn đến sự cân bằng
tương đối và cân bằng tuyệt đối giá cả các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia giao
thương với nhau
Ưu, nhược đIểm của lý thuyết H O S
Ưu điểm
Chỉ rõ nguồn gốc phát sinh thương mại quốc tế là sự khác biệt giá cả yếu tố sản
xuất giữa các quốc gia.
Đồng thời, nhận biết được tính qui luật về sự giảm dần cách biệt giá cả yếu tố
sản xuất và xu hướng dịch chuyển nguồn lực sản xuất giữa các quốc gia
Nhưng lý thuyết H – O – S vẫn có nhược điểm, hạn chế, như:
Trong chi phí sản xuất chưa tính đến các yếu tố tài nguyên thiên nhiên, vốn nhân 
lực (human capital).
Không tính đến lợi thế kinh tế nhờ qui mô bên trong (Economic Scale) và bên ngoài
(qui mô các ngành kinh tế)
Lý tưởng hóa các điều kiện thương mại phi thực tế: không đề cập đến các hàng rào 
thương mại, không tính chi phí vận chuyển.
Chỉ dựa vào điều kiện thị trường tự do có tính cạnh tranh hoàn hảo mà không đề cập
đến vai trò của chính phủ trong việc điều tiết thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế…

9. những biện pháp cơ bản thực hiện trong thương mại quốc tế của VN
 TB CÁC BIỆN PHÁP (CÔNG CỤ) PHỔ BIẾN CAN THIỆP VÀO THƯƠNGMẠI
QUỐC TẾ.
1. Các biện pháp thúc đẩy thương mại:
1.1 Trợ cấp
Cách làm: Hỗ trợ tài chính dành cho các nhà sx trong nước dưới hình thức tiền mặt,
cho vay vớilãi suất thấp, miễn giảm thuế và trợ giá.
Mục đích: giúp dn trong nước tăng khả năng tranh trên thị trường trong và ngoài nước
Hạn chế:
- kích thích tình trạng sx không hiệu quả và tính ỷ lại của người sản xuất trong nước
- Nguồn lực có thể bị sử dụng tăng phí
- Người tiêu dùng bị thiệt hại.
Chú ý: hiện nay, WTO không cho trợ cấp trực tiếp mà chỉ cho trợ cấp gián tiếp.
1.2 Tài trợ xuất khẩu
Thúc đẩy xuất khẩu bằng cách giúp các DN tài trợ cho hoạt động xuất khẩu của mình.
Cách làm: Cung cấp các khoản vay với lãi suất thấp, bảo lãnh các khoản vay của DN,
tài trợquảng cáo hay R&D.
1.3 Khu vực mậu dịch tự do:
Thúc đẩy trao đổi thương mại thong qua việc thành lập khu vực mậu dịch tự do
1.4 Các tổ chức chuyên trách của Chính Phủ
- Thành lập các tổ chức chuyên trách nhằm thúc đẩy hđ xuất khẩu (Tổ chức xúc tiến
thương mại).
+ Tổ chức các chuyến khảo sát thương mại ở nước ngoài
+ Thiết lập các VP đại diện ở nước ngoài
+ Quảng cáo về hiệp hội và Dn, cung cấp thông tin
- Tạo điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu những mặt hàng mà quốc gia không sx hoặc
ko sx được (tổ chức các cuộc gặp gỡ, giúp đỡ Dn nước ngoài đặt văn phòng đại
diện…)
2. Các công cụ hạn chế thương mại:Thuế quan và phi thuế quan
a) thuế quan: là khoản tiền mà chính phủ đánh vào mặt hàng được đưa vào hay đưa ra

một nước.
- thuế quan xuất khẩu: áp dụng khi giá xk của mặt hàng nào đó thấp hơn giá thực tế
trên thị trường.
- Thuế quá cảnh: đánh và những hàng hóa được chuyển ngang qua lãnh thổ (hiện nay
hầu như được xóa bỏ)
- Thuế quan nhập khẩu: áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào một quốc gia.
Cách tính:
+ theo giá trị: XĐ bằng một tỷ lệ % nhất định đối với mức giá hàng nk
.+ Theo số lượng: Trả một khoản tiền nhất định khi nhập khẩu một đv hàng hóa
Lý do đánh thuế nk:
- bảo vệ sx trong nước
- tạo nguồn thu cho ngân sách CP
b) hạn ngạch: Chính phủ quy định số lượng hh đc đua vào hay đưa ra khỏi một nước
trong một khoảng time nhất định.
- hạn ngạch nhập khẩu: CP cấp cho các DN trong nước hoặc cho CP ngoài nước.
Mục đích:
+ Bảo vệ nhà sx trong nước
+ tạo sự cạnh tranh giữa các nhà xk nước ngoài
- hạn ngạch xuất khẩu: cấp cho Dn trong nước
Mục đích:
duy trì mức cung thích hợp với thị trường trong nước. Giảm lượng cung trên thị
trưởng thế giới từ đó tăng giá bán.
c) hạn ngạch thuế quan: kết hợp giữa thuế quan và hạn ngạch
- nước nhập khẩu đề ra một mức hạn ngạch nhất định và áp duungj mức thuế quan
thấp đối với lượng hh nk thấp hơn mức hạn ngạch đó (nếu lượng nk cao hơn. Mức
thuế quan sẽ cao hơn)
d) hạn chế xk tự nguyện: hạn ngạch do nước xk tự nguyện áp đặt đối với hđ xk của
mình theo yêu cầu của nước nk. Áp dụng khi nước nk đe dọa sử dụng hạn ngạch nk
hoặc cấm hoàn toàn việc nk mặt hàng nào.
e) Cấm vận Thương mại: cấm hoàn toàn hđ thương mại (XNK) đối với một quốc gia

nào đó.
- có thể thực hiện với một hoặc một vài thậm chí tất cả các mặt hàng
h) yêu cầu tỉ lệ nội địa hóa: quy định một mặt hàng nào đó chỉ có thể bán trên thị
trường của mộtnước nếu như một phần nhất định của nó đc cung cấp bởi các nhà sx
nội địa
i) Luật chống phá giá: Nước nk đc phép thu thuế tăng them đối với những sp đã xk
phá giá ởmức giá thấp để giành thị phần và cạnh tranh với địa phương)
các biện pháp khác:
- quy định về thủ tục hành chính
- Tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh dịch tế, bảo vệ môi trường (sp phải đáp ứng các tiêu
chuẩn về kíchcớ, trọng lượng, sức khỏe, an toàn… )
- kiểm soát ngoại hối.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×