1
Environmental Economics Teachers’ Manual 2005
KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
CÂU HỎI, BÀI TẬP VÀ TRẢ LỜI
Bổ sung cho tài liệu
hướng dẫn giảng dạy
dành cho
Chương trình Đại học
ĐẠI HỌC VIỆT NAM
Tháng 8, 2005
Chương trình Kinh tế và Môi trường Đông Nam Á
2
Environmental Economics Teachers’ Manual 2005
BÀI 1: GIỚI THIỆU
CHỦ ĐỀ: Kinh tế Môi trường là gì?
Nguồn: F & O (2005) and F, O, & F (2002)
Câu hỏi 1. Tại sao thuế xăng dầu tạo khuyến khích giảm thải khí từ xe ô tô nhiều hơn so
với thuế sở hữu/sử dụng xe hàng năm?
Giải đáp:
Câu trả lời tuỳ thuộc vào mức thuế xăng dầu so với thuế sở hữu xe. Thuế xăng dầu nhắm
vào ba yếu tố của giảm phát thải [đó là a)số xe tham gia giao thông; b) quảng đường mỗi
xe chạy; và c) lượng khí thải mỗi dặm xe chạy].
Mặt khác, thuế hàng năm chỉ ảnh hưởng quyết định có nên tăng số xe tham gia giao
thông (bao gồm cả mua hoặc thôi không tham gia giao thông). Tuy nhiên, nếu thuế xe là
đủ cao để rất ít người đưa xe tham gia giao thông, khi đó khí thải sẽ giảm tương ứng với
thuế nhiên liệu thấp vì người ta chỉ lái xe một lượng tối đa nào đó mỗi ngày. Bởi vì thuế
xe cao như vậy là không khả thi về mặt chính trị (lý do bình đẳng), vì vậy thuế xăng dầu
sẽ có ảnh hưởng giảm thải lớn hơn.
Câu hỏi 2. Những yếu tố nào ảnh hưởng những đánh đổi (trade-offs) được minh hoạ ở
đường giới hạn cong khả năng sản xuất? Chính sách môi trường có thể ảnh hưởng những
đánh đổi này như thế nào?
Giải đáp:
Cả khả năng công nghệ của nền kinh tế và điều kiện sinh thái có thể ảnh hưởng sự đánh
đổi dọc theo đường cong khả năng sản xuất. Ảnh hưởng có hại đối với môi trường xuất
hiện là do nền kinh tế sử dụng dòng tài nguyên thiên nhiên và do chất thải của quá trình
sản xuất và tiêu dùng. Đổi mới công nghệ làm giảm lượng đầu vào hoặc chất thải cho
mỗi đơn vị đầu ra có thể làm dịch chuyển đường cong khả năng sản xuất lên phía trên –
nhiều hàng hoá được sản xuất hơn cho mỗi đơn vị chất lượng môi trường. Điều này là
đúng trong trường hợp tái chế và tái sử dụng công nghệ.
Chính sách cũng có thể ảnh hưởng những đánh đổi đó bằng cách khuyến khích người
tiêu dùng và các hãng thực hiện nghiên cứu và phát triển (R&D) và áp dụng công nghệ
cho phép giảm ảnh hưởng môi trường cho mỗi đơn vị đầu ra. Chính phủ cũng có thể thực
hiện R&D và cung cấp thông tin về các công nghệ sẵn có để những đường cong khả năng
sản xuất tiềm năng có thể được thực hiện (ví dụ tiềm năng từ Cơ chế Phát triển sạch cho
cả nước phát triển và đang phát triển).
Cuối cùng, vai trò của việc cải thiện sinh thái để giảm thiểu những đánh đổi có thể được
thảo luận. Ý tưởng là các cá thể trong một cân bằng sinh thái tạo ra chất thải và sử dụng
các đầu vào để duy trì sự hoạt động của hệ sinh thái như là một tổng thể.
3
Environmental Economics Teachers’ Manual 2005
Câu hỏi 3. Hãy chỉ rõ đổi mới công nghệ cho phép các hãng sản xuất hàng hoá và dịch
vụ với ô nhiễm ít hơn như thế nào? Sử dụng đồ thị đường cong khả năng sản xuất để giải
thích.
Giải đáp:
Nhiều hàng hoá hơn có thể sản xuất với mỗi đơn vị chất lượng môi trường để đường
cong giới hạn khả năng sản xuất dịch chuyển (xem Sơ đồ 1.1 trong sách do Fill and
Olewiler biên soạn) lên phía trên, với mức chất lượng môi trường không thay đổi. Chất
lượng môi trường tăng lên hoặc giảm xuống tuỳ thuộc vào đường bàng quan của cộng
đồng/xã hội (CIC). Giả sử công nghệ tăng lên cho phép người ta có nhiều con hơn. Mức
tiêu dùnh bình quân đầu người giảm thấp sẽ làm tăng giá trị của hàng hoá so với với
chất lượng môi trường làm cho đường bàng quan của cộng đồng trở nên bẹt hơn thể hiện
sẵn lòng cận biên cao hơn trong đánh đổi chất lượng môi trường cho hàng hoá. Trong
trường hợp này, chất lượng môi trường bị giảm thấp so với trước thay đổi công nghệ. Đó
là những gì diễn ra trong suốt lịch sử. Mặt khác, nếu người ta giàu hơn mức trung bình,
họ có thể có được giá trị tăng lên từ chất lượng môi trường so với tiêu dùng. Trong
trường hợp này CIC sẽ trở nên dốc hơn phản ánh sẵn lòng cận biên thấp hơn để đánh đổi
chất lượng môi trường cho hàng hoá.
Câu hỏi 4. Anh/chị hãy cho biết bất kỳ khuyến khích nào có tác động nhất quán với tính
bền vững? Anh/chị hãy cho biết bất kỳ khuyến khích nào có tác động ngược lại? Làm thế
nào để có thể thay đổi những khuyến khích có tác động ngược lại đó?
Giải đáp:
Trước hết cần phải trả lời những hành vi nào thì nhất quán với phát triển bền vững.
Trong nhiều trường hợp, đây là vấn đề tranh cãi. Ví dụ, người ta tin tưởng rằng mọi lúc
mọi nơi tái chế nhiều hơn là điều tốt nếu muốn đạt được bền vững bởi vì nó giảm cả
lượng chất thải và mức khai thác tài nguyên nguyên thuỷ. Điều này không phải khi nào
cũng đúng. Tái chế sử dụng tài nguyên thiên nhiên và năng lượng. Những chuyến xe hơi
của các cá nhân chỉ với mục tiêu duy nhất là đưa chất thải đến các phương tiện tái chế
có thể gây nên thiệt hại môi trường lớn hơn do đốt cháy nhiên liêu so với thiệt hại phòng
tránh. Từ viễn cảnh thay đổi khí hậu, giảm đốt cháy nhiên liệu từ lòng đất chắc chắn luôn
luôn làm tăng triển vọng bền vững. Đi lại bằng thuyền, tàu lửa, hoặc xe buýt, chứ không
phải bằng xe hơi cá nhân, nhìn chung là nhất quán với tính bền vũng hơn. Cơ cấu khuyến
khích chọn lựa phương tiện giao thông thay đổi theo theo từng quốc gia và điều kiện địa
phương. Thay đổi khuyến khích theo hướng giảm sử dụng xe hơi cá nhân và máy bay là
một vấn đề của chính sách chính phủ. Xuất phát từ thực tế phần lớn người ở các nước
công nghiệp phát triển có thói quen sử dụng xe hơi tư nhân và máy bay, và hệ thống cai
trị có tính dân chủ hiện có ở các xã hội đó, triển vọng thay đổi khuyến khích theo hướng
đó là có lẽ không lớn. Có thể kể đến là việc thải rác, mua sản phẩm với nhiều bao bì so
với không bao bì, tối thiểu hoá sử dụng nước của các hộ gia đình.
4
Environmental Economics Teachers’ Manual 2005
BÀI 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ NỀN KINH TẾ VÀ
TỔNG QUAN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG
CHỦ ĐỀ 1: Mối quan hệ giữa môi trường và nền kinh tế
Nguồn: F & O, Chương 2; và F, O, & F 2002
Câu hỏi 1: Tăng trưởng dân số ảnh hưởng như thế nào đến sự cân bằng của các dòng
trong Sơ đồ 2.1?
Giải đáp:
Tăng trưởng dân số phá vỡ quan hệ trực tiếp giữa khối lượng vật chất và năng lượng
được đưa vào hệ thống và khối lượng phát thải. Tăng trưởng có nghĩa một phần của tài
nguyên tích luỹ trong dân số đang tăng. Điều này cũng đúng cho hệ thống vật chất, nhu
sự tích tụ của tài sản vật chất. Chừng nào tăng trưởng vẫn tiếp tục sự khác nhau giữa
đầu vào và đầu ra vẫn tồn tại.
Câu hỏi 2: Nếu tất cả các hàng hoá có thể thay đổi ngay tức thì (overnight) để chúng có
thể tồn tại lâu gấp đôi so với trước đây, điều này làm thay đổi các dòng luân chuyển ở
trong Sơ đồ 2.1 như thế nào?
Giải đáp:
Điều này sẽ làm giảm rất lớn lượng chất thải bởi vì nó làm giảm một cách đáng kể lượng
tài nguyên để duy trì các hoạt động kinh tế ở một mức nhất định. Thực chất, đó là sự
giảm Rp, theo thuật ngữ của mô hình. Tất nhiên, điều này không phá vỡ cân bằng dài hạn
của đầu vào và chất thải. Nhưng lượng tài nguyên cần thiết phục vụ cho một mức hoạt
động kinh tế nhất định cũng như lượng chất thải sẽ giảm đi một nửa.
Câu hỏi 3: Một lượng chất thải được thải vào một thời điểm nào đó ở một nơi nào đó có
thể là chất gây ô nhiễm; nếu nó được thải ở một thời điểm khác hoặc một nơi khác thì
nó có thể không tạo thành chất gây ô nhiễm. Tại sao điều này lại đúng?
Giải đáp:
Câu hỏi này nhằm nhấn mạnh rằng không chỉ có loại chất thải là quan trọng, mà cả khi
nào và ở đâu nó được thải. Chất ô nhiễm là cái gì đó gây thiệt hại, và mức thiệt hại phụ
thuộc vào khả năng hấp phụ/đồng hoá của môi trường cũng như dân số và tài nguyên
sinh thái tiếp xúc với chất thải. Ví dụ: tiếng ồn từ sân bay gần thành phố và cùng mức
tiếng ôn như vậy nhưng ở sân bay xa; chất thải do không khí mang theo trong thời gian
hoán nghịch nhiệt độ so với những ngày lộng gió.
Câu hỏi 4: Tại sao những chất gây ô nhiễm tích luỹ tồn tại lâu lại khó quản lý hơn chất
gây ô nhiễm không tích luỹ tồn tại trong thời gian ngắn?
5
Environmental Economics Teachers’ Manual 2005
Giải đáp:
Chất gây ô nhiễm không tích luỹ, tồn tại trong thời gian ngắn gây thiệt hại và biến mất,
cho nên nếu chúng ta muốn giảm thiệt hại chúng ta chỉ cần giảm mức thải hiện thời.
Nhưng chất thải tích luỹ tồn tại đó đây gây thiệt hại trong tương lai, vì vậy cần thấy
trước để quản lý thiệt hại, và điều đó thường khó đạt được. Điều đó là hóc búa vì việc
nghiên cứu trở nên khó khăn hơn - phải dự báo ảnh hưởng lâu dài trong tương lai; và nó
hóc búa vì người ta thường thực hiện chiết khấu theo thời gian.
Câu hỏi 5. Giả sử chúng ta quan sát thấy phát thải chất ô nhiễm giảm xuống nhưng chất
lượng môi trường không tăng lên – có thể giải thích điều này như thế nào?
Giải đáp:
Một số nguyên nhân được liệt kê: 1) mức phát thải có thể giảm nhưng chất ô nhiễm có
tính tích luỹ nên lượng chất ô nhiễm tăng lên. Để chất ô nhiễm giảm xuống, tốc độ phân
huỷ hoặc hập thụ của môi trường tự nhiên phải lơn hơn tốc độ thải chất ô nhiễm, 2)
Trước khi giảm thải chất lượng môi trường có thể đã bị suy thoái đến nỗi mức thải thấp
cũng gây thiệt hai như mức thải cao gây nên, 3) Có thể có sự trễ giữa phát thải và thiệt
hại môi trường do tính phức tạp của hệ sinh thái. Hệ sinh thái có thể đạt mức thiệt hại
ngưỡng và sau đó nó huỷ hoại một cách nhanh chóng. 4) Thiệt hại môi trường có thể do
ảnh hưởng kết hợp từ những chất gây ô nhiễm khác nhau. Ví dụ, các nhà khoa học báo
cáo rằng mức khí CO
2
cao có thể làm tăng tốc độ hình thành các lỗ hổng ô zôn, 5)Mặc
dầu phát thải một chất gây ô nhiễm là thấp hơn, các hãng có thể tìm giải pháp thay thế,
những giải pháp này cũng gây thiệt hại.
Câu hỏi 6: “Việc nghiên cứu các vấn đề tài nguyên thiên nhiên cần phải thừa nhận tầm
quan trọng về kỹ thuật/khoa học, kinh tế, và chính trị xã hội”. Hãy giải thích ( Trích dẫn
từ Perman, Ma, McGilvray, and Common, 2003)
Giải đáp:
Trích dẫn này gợi ý rằng để có được lời giải đáp đầy đủ và chặt chẽ về vấn đề tài nguyên
thiên nhiên cần áp dụng phương pháp đa ngành. Tuy nhiên, trong nghiên cứu vấn đề môi
trường, nhà kinh tế sẽ sớm phát hiện ra rằng sự tác động qua lại giữa hệ thống kinh tế và
môi trường đòi hỏi cần phải đưa vào các nội dung, phương pháp của khoa học tự nhiên,
trái đất và sự sống. Hơn thế nữa, vấn đề phân phối thu nhập và của cải trong nước và
quốc tế và qua thời gian, và vấn đề thiết lập và thực hiện chính sách đảm bảo chắc chắn
rằng những quan tâm về xã hội chính trị sẽ luôn luôn là có ý nghĩa.
BÀI 3: NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
CHỦ ĐỀ: Nguyên nhân chủ yếu của các vấn đề môi trường trên thế giới là gì?
Nguồn: Field & Olewiler, trang 84, và Forsdyke, Field và Olewiler, 2002
6
Environmental Economics Teachers’ Manual 2005
Bài tập 1. Dưới đây là một phần đường cầu của ba cá nhân về chất lượng không khí của
vùng lân cận. Chất lượng không khí (chỉ mang giá trị nguyên) được đo bằng µg/m
3
(micrograms khí SO
2
có trong một mét khối khí). Nếu chi phí cận biên để giảm khí SO
2
ở vùng xung quanh là 40 $ cho mỗi µg/m
3
,
mức chất lượng không khí hiệu quả xã hội là
gì, giả sử rằng “xã hội” trong trường hợp này chỉ bao gồm ba người này.
Lượng cầu
Chi phí xử lý khí SO
2
(đô la/microgram/m
3
)
A B C
60
50
40
30
20
10
0
1.400
1.300
1.200
1.100
1.000
900
800
1.200
1.100
1.000
900
800
700
600
1.500
1.400
1.300
1.200
1.100
1.000
900
Giải đáp:
Đây là câu hỏi để sinh viên thực hành tìm đường cầu tổng của hàng công cộng. Trục
hoành đo mức chất lượng không khí tăng lên theo chiều sang phải, có nghĩa giảm khí
SO
2
trong không khí. Trong trường hợp này đường tổng cầu được xác định tổng theo
chiều dọc sẵn lòng chi trả của cá nhân:
µg/m
3
Tổng giá sẵn lòng chi trả cận biên (MWTP)
1200
1100
1000
900
800
700
600
130
100
70
40
20
10
0
Đường tổng cầu không được xác định rõ ràng tại mức cao hơn 1200 µg/m
3
đường cầu
cá nhân B chỉ được biết đến mức đó. Hiệu quả đạt được ở mức 900 µg/m
3
.
Bài tập 2: Đối với bài tập 1, hãy chứng ming rằng mức chất lượng không khí hiệu quả
xã hội sẽ tối đa hoá lợi ích ròng xã hội.
Giải đáp:
Sinh viên có thể chứng minh theo hai cách rằng mức chất lượng không khí hiệu quả xã
hội sẽ tối đa hoá lợi ích ròng xã hội. Sử dụng phương pháp 1, đối với mức chất lượng
không khí trên 900, MWTP (lợi ích cận biên xã hội) để giảm khí SO
2
vượt quá chi phí xử
lý cận biên xã hội. Vì vậy, nếu chất lượng không khí được cải thiện, mức giảm thiệt hại
phải vượt quá chi phí để có được lợi ích ròng xã hội tăng thêm. Ngược lại, nếu chất
7
Environmental Economics Teachers’ Manual 2005
lượng không khí dưới mức 900, giá sẵn lòng chi trả cận biên nhỏ hơn chi phí xử lý cận
biên(MAC). Bằng cách giảm chất lượng không khi một đơn vị, chi phí xử lý tiết kiệm
được sẽ lớn hơn thiệt hại giảm xuống để lợi ích ròng tăng thêm. Thặng dư xã hội không
thể tăng thêm ở đây nếu MAC = MD (thiệt hại cận biên). Phương pháp thứ hai vẽ đồ thị
đường MWTP và MAC và sử dụng diện tích phía dưới những đường này để tính toán lợi
ích ròng xã hội. Giả sử chỉ số chất lượng không khí ban đầu là 1200, giá trị ròng tăng
thêm do làm sạch đến mức chất lượng môi trường dưới đây được minh hoạ sau đây.
Chỉ số chất lượng
không khí
Tổng WTP Tổng chi phí Giá trị ròng xã hội
7500
1000
900
800
700
600
500
400
300
11500
20000
25500
27500
29000
29500
29500
29500
29500
4000
8000
12000
16000
20000
24000
28000
32000
36000
7500
12000
13500 (MAX)
11500
9000
5500
1500
-2500
-6500
Nguồn: Perman, Ma, McGilvray, và Common, 2003
Câu hỏi 1. Quan hệ giữa hàng hoá công cộng và tài nguyên tự do tiếp cận là gì?
Giải đáp:
Khi con người sử dụng quá mức tài nguyên tự do tiếp cận, sự gìn giữ tài nguyên của một
người sử dụng sẽ đem lại lợi ích cho tất cả các người sử dụng khác; sự gìn giữ của một
cá nhân, nói cách khác, là một hàng hoá công cộng, cung hàng hoá công cộng không đủ
(vì ăn theo) dẫn đến sử dụng tài nguyên quá mức.
Câu hỏi 2. Một số hàng hóa có vẻ là hàng công cộng, như sóng radio, dịch vụ nhà đèn,
và thậm chí dịch vụ công an và vệ sinh, có thể được cung cấp bởi các hãng tư nhân. Tại
sao lại như vậy? Có những khác nhau giữa những hàng hoá công cộng này với dịch vụ
môi trường không? Nếu có, những khác nhau đó là gì?
Giải đáp:
Hãng tư nhân có thể không cung cấp hàng hoá công cộng dẫn đến cần có hành động tập
thể. Chính phủ hành động như là người phục vụ công chúng. Trong một số trường hợp,
chính phủ có thể hợp đồng cung cấp dịch vụ hàng hoá công cộng cho các hãng tư nhân.
Tại sao nhà nước có thể hợp đồng một số dịch vụ này mà không hợp đồng đối với dịch vụ
khác? Lời giải đáp phụ thuộc vào bản chất của hàng hoá hoặc dịch vụ công cộng. Nếu nó
có thể sản xuất và hợp lý để tư nhân có thể cung cấp. Chính phủ có thể trả tiền và giám
sát việc cung cấp dịch vụ. Ví dụ, một nhà thầu tư nhân được chính quền thành phố thuê
cung cấp dịch vụ môi trường như thu gom rác thải và dịch vụ vệ sinh. Mặt khác, quy
8
Environmental Economics Teachers’ Manual 2005
định môi trường là cần thiết để đảm bảo rằng mục tiêu chất lượng môi trường được đáp
ứng đối với phần lớn các hàng hoá công cộng như chất lượng không khí. Các hãng tư
nhân không có quyền lực điều tiết các hãng khác và hành động của người tiêu dùng.
Câu hỏi 3: Tại sao chúng ta phải quan tâm để đạt được hiệu quả xã hội?
Giải đáp:
Hiệu quả xã hội (SE) cung cấp phương pháp để đánh giá xã hội hoạt động tốt như thế
nào và liệu thay đổi về chính sách có đạt được những “cải thiện” hay không. SE là thực
sự phù hợp trong kinh tế môi trường bởi vì nó xác đánh giá trị của các tiện nghi môi
trường không có giá thị trường. Làm như vậy, nó thu hút sự chú ý đối với những thất bại
thị trường to lớn và quan trọng. Trong trường hợp phân phối của cải không bất bình
đẳng nhiều, SE có thể được điều chỉnh bằng cách gán trọng số cho những nhóm người có
thu nhập khác nhau (xem dưới đây). Cần nhấn mạnh rằng mặc dầu những người ra
quyết định có thể chọn lựa thực hiện phân phối đó, thị trường không làm được điều đó.
Mặc dầu, hàm hữu ích chỉ thể hiện trật tự chọn lựa về mặt lý thuyết không thể gộp lại, có
lẽ từ giác độ bình đẳng điều tốt nhất chúng ta có thể làm là tính toán hữu ích của môi
người như nhau.
Câu hỏi 4: Các kết qủa hiệu quả xã hội có nhất thiết công bằng không? Chúng có cần
phải như vậy không?
Giải đáp:
Phân phối đạt hiệu quả xã hội không nhất thiết phải công bằng. Nếu như người ta có
động cơ vì lợi ích cá nhân và tận tuỵ làm việc tích cực hơn dựa trên những đền bù khác
nhau, khi đó tổng sản lượng có thể cao hơn. Mức sản xuất cao hơn có thể dẫn đến
thương mại nhiều hơn cho nên có nhiều cơ hội hơn để chuyên môn hoá và vì vậy có nhiều
việc làm trong nền kinh tế. Vì vậy, trong một xã hội không bình đẳng những người nghèo
nhất có thể có cuộc sống vật chất tốt hơn trong một xã hội bình đẳng. Động cơ lợi nhuân
(đền bù không công bằng) có thể khuyến khích nghiên cứu và phát triển công nghệ mới.
Động cơ giảm thấp chi phí có thể làm giảm ảnh hưởng môi trường bất lợi vì sử dụng đầu
vào ít hơn để sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm. Mặc dù mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất tạo ra
ít chất thải hơn, sản lượng nhiều hơn làm tăng chi phí ngoại vi đối với môi trường (ví dụ
Hoa Kỳ là quốc gia thải nhiều khí CO
2
trên thế giới). Nếu người nghèo không khá lên về
mặt tuyệt đối vì “cái bánh” lớn hơn, bồi thường có thể được thực hiện về mặt nguyên tắc.
Ví dụ, thuế suất cao có thể dẫn đến thay đổi vị trí kinh doanh. Hiệu quả xã hội có thể
được điều chỉnh để xem xét bình đẳng bằng cách gán trọng số phúc lợi cho các nhóm thu
nhập khác nhau. Do đó, hữu ích cận biên của một đô la đối với người nghèo là cao hơn
so với người giàu, điều này phản ánh MWTP không chỉ phụ thuộc vào lợi ích mà còn phụ
thuộc vào khả năng thanh toán.
Câu hỏi 5. Thảo luận sự thích hợp và sự vận dụng khái niệm ảnh hưởng ngoại vi trong
kinh tế môi trường.
9
Environmental Economics Teachers’ Manual 2005
Giải đáp:
Học thuyết ảnh hưởng ngoại vi là một trong những nền tảng quan trọng của kinh tế môi
trường. Chẳng hạn phần lớn các học thuyết kinh tế về ô nhiễm được xây dựng theo khuôn
khổ ảnh hưởng ngoại vi. Kinh tế môi trường nhắm tới nội hoá ảnh hưởng ngoại vi. Và
điều này quán xuyến toàn bộ chủ đề công cụ kiểm soát ô nhiễm. Khái niệm này cũng rất
quan trọng trong khác chủ đề khác trong kinh tế môi trường và có thể xem nó “trung
tâm” của những thảo luận về kinh tế môi trường.
Câu hỏi 6: Các nhà kinh tế môi trường xem vấn đề ô nhiễm như là một loại hiện tượng
ảnh hưởng ngoại vi bất lợi. Ảnh hưởng ngoại vi xuất hiện khi quyết định của một chủ thể
ảnh hưởng chủ thể khác một cách không cố ý, và không có bồi thường. Có phải điều này
có nghĩa là nếu một nguồn ô nhiễm, chẳng hạn nhà máy năng lượng bồi thường những
người bị ảnh hưởng bởi chất thải, thì khi đó không có vấn đề ô nhiễm?
Giải đáp:
Điều này phụ thuộc vào “vấn đề ô nhiễm” có nghĩa là gì. Nói chung, thậm chí khi có bồi
thường, phát thải vẫn diễn ra và ô nhiễm vẫn tiếp tục. Tuy nhiên, các nhà kinh tế có
khuynh hướng sử dụng thuật ngữ “vấn đề ô nhiễm” không phải để hàm ý rằng có tồn tại
ô nhiễm môi trường mà để mô tả mức ô nhiễm môi trường không hiệu quả xã hội. Nếu
thực hiện bồi thường cho tất cả những người bị ảnh hưởng bất lợi và bồi thường được
thực hiện đúng đắn cho những cá nhân bị thiệt hại và nhà máy trả bồi thường điều chỉnh
hành vi của mình một cách tối ưu xem xét các khoản bồi thường phải trả, khi đó tình
trạng sau bồi thường sẽ đạt hiệu quả kinh tế, và như vậy không phải là vấn đề ô nhiễm.
Câu hỏi 6: Trong khi một số nhà kinh tế tranh luận cần thiết lập quyền tài sản tư nhân để
bảo vệ môi trường, nhiều người quan tâm về môi trường cho rằng phương pháp này
không phù hợp. Vấn đề cốt yếu trong tranh luận là gì?
Giải đáp:
Thiết lập quyền tài sản tư nhân có thể cải thiện hiệu quả phân phối tài nguyên tĩnh và
động. Chủ sở hữu tài nguyên sẽ tính đến chi phí cơ hội cảu việc tiếp cận, hoặc khai
thác/thu hoạch, tài nguyên. Những khoản chi phí này sẽ được tính vào giá bởi những
người sử dụng tài nguyên. Đây là bối cảnh mà dường như ở đó xu hướng sử dụng tài
nguyên theo thời gian có thể đúng với tối ưu xã hội khác với những gì có thể xẩy ra khi
không có quyền tài sản. Nó cũng có thể dẫn đến phân phối tài nguyên gần với mô hình
bền vững (mặc dầu một kết quả hiệu quả không nhất thiết phải là một kết quả bền vững).
Tuy nhiên, dễ có những phản đối về mặt đạo đức đối việc thiết lập quyền tài sản tư nhân.
Ở những nền kinh tế giàu có, nhiều người tranh luận – phần lớn từ giả thuyết cho rằng
vùng núi và những vùng hoang dã khác đang và nên được quản lý bởi tập thể cộng đồng
được phân định khá rộng. Ở nhiều nơi trên thế giới, có tồn tại quyền sở hữu tập thể hoặc
công cộng lâu đời về tài nguyên nước, bãi chăn thả gia súc, những loài có thể thu hoạch
10
Environmental Economics Teachers’ Manual 2005
hoặc những gì tương tự. Dễ thấy rằng có những mâu thuẩn tiềm ẩn giữa duy trì truyền
thống văn hoá và mục tiêu hiệu quả kinh tế.
Người ta đã nói không có lý do tại sao quyền tài sản tư nhân cần thiết là dựa vào cá
nhân. Tất cả những gì cần có là một tập hợp được định nghĩa rõ ràng gồm những người
được giao quyền tài sản và tập hợp đó là đủ bé để những quyền đó được cưỡng chế với
chi phí hợp lý.
Câu hỏi 8: “Môi trường trong lành là một hàng hoá công cộng, lợi ích của nó không thể
bị một ai chiếm đoạt làm tài sản riêng. Vì vậy, nghành công nghiệp tư nhân tìm kiếm lợi
ích cá nhân sẽ luôn luôn là kẻ thù của môi trường trong lành.” Hãy bình luận về tuyên bố
này.
Giải đáp:
Nếu một hàng hoá công cộng có hai đặc điểm không cạnh tranh và không loại trừ (như
vậy nó là hàng hoá công cộng thuần tuý), khi đó thị trường không thể cung cấp hàng hoá
này với mức cho phép đạt hiệu quả phân phối. Điều này gợi ý rằng nếu môi trường trong
lành là một hàng hoá công cộng thuần tuý, nó sẽ không được cung ứng đầy đủ trên thị
trường mà quyết định cung do các hãng tối đa hoá lợi nhuận thực hiện. Thực chất, việc
xem xét vấn đề ăn theo gợi ý rằng có thể có thiếu cung tổng thể. Tuy nhiên, một môi
trường trong lành được mô tả đúng đắn như là một hàng hoá công cộng thuần tuý là
không rõ ràng. Cũng như vậy không thể tưởng tượng rằng các kế hoạch cần được thiết kế
– mặc dầu chúng không hoàn hảo – mà ở đó các hãng tư nhân được đền bù cho việc
cung cấp hàng hoá công cộng ở mức tối ưu xã hội. Những kế hoạch/chương trình này có
thể đòi hỏi, một trong nhiều việc, thay đổi hình thức quyền sở hữu tài sản. Có thể có lợi
nhuận từ những hành vi kinh doanh thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, giả định rằng
hành vi của thị trường không bị điều khiển dường như là thù địch đối với môi trường
trong lành là hợp lý.
BÀI 4: TÓM LƯỢC CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG KINH TẾ
HỌC PHÚC LỢI
CHỦ ĐỀ 1: Hiệu quả thị trường: Lợi ích (cầu) và Chi phí (cung)
Nguồn: Field & Olewiler (2002)
Câu 1: Điều gì xảy ra đối với đường tổng cầu khi người tiêu dùng cho rằng giá hàng hóa
sẽ tăng (hoặc giảm) trong tương lai? Liệu tình huống này có phủ nhận lý thuyết đã trình
bày ở chủ đề này?
Đáp án:
Kỳ vọng về mức giá tương lai cao hơn (thấp hơn) sẽ dịch chuyển đường cầu qua bên phải
(bên trái). Liệu sự suy đoán về giá cả có phủ nhận lý thuyết cho rằng thị trường hoạt
động nhằm tối đa hóa thặng dư sẽ phụ thuộc vào suy đoán đó có đúng hay không. Giả sử
11
Environmental Economics Teachers’ Manual 2005
niềm tin của những người dự đoán giá là đúng, họ sẽ cố gắng lợi dụng sự tăng giá này,
rằng người ta sẽ sẵn lòng trả nhiều hơn trong tương lai so vớ hôm nay. Do vậy, họ sẽ
đóng vai tròn những người trung gian giữa những người tiêu dùng có giá sẵn lòng trả
cao và những người có giá sẵn lòng trả thấp. Do những lợi ích đạt được từ việc mua bán
này, sẽ có sự gia tăng trong độ thỏa dụng ròng. Thứ hai là họ sẽ đóng vai trò những
“phong vũ biểu” dự báo những thay đổi trong tương lai. Một sự gia tăng trong giá cả sẽ
dẫn đến doanh nghiệp tăng sản lượng. Hành vi đầu cơ tích trữ có thể làm tăng giá trong
thời kỳ đầu và từ đó các doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng của họ trong những năm sau.
Cơ sở của sự gia tăng về mức giá có thể là sự gia tăng trong nhu cầu, do vậy việc dự báo
sẽ giúp nâng cao xác suất cân bằng thị trường trong năm sau với mức thặng dư tư nhân
cao hơn. Sự dự báo do vậy càng được củng cố. Mặt khác, sự dự báo cũng có thể mất ổn
định và làm giảm thặng sư xã hội. Niềm tin rằng giá cả sẽ tăng có thể không có một cơ sở
đúng đắn nào và có thể chỉ là một hiện tượng tự nó gây ra. Niềm tin sai lầm rằng giá cả
sẽ tăng có thể dẫn đến việc những nhà đầu cơ mua hàng hóa và từ đó làm tăng giá... Mức
giá tăng có thể dẫn đến sản lượng tăng và do vậy sẽ có quá nhiều hàng hóa được sản
xuất trong năm tiếp theo, và như vậy giá sẽ giảm. Trong trường hợp này, những nhà đầu
cơ sẽ lỗ và người tiêu dùng cũng vậy từ hiện tượng giá cao và cung thấp. Dư cung trong
năm tiếp theo có thể dẫn đến mức giá thấp và giảm thặng dư sản xuất, dẫn đến thiệt hại
phúc lợi ròng.
Câu 2.
Việc cân bằng lợi ích và giá sẵn lòng trả có thể dẫn đến kết luận rằng việc làm sạch
không khí mà những người thu nhập thấp đang sống trong đó sẽ tạo ra ít lợi ích hơn so
với việc làm sạch không khí của những người có thu nhập cao. Liệu điều này có phủ nhận
ý tưởng cân bằng lợi ích và giá sẵn lòng trả? Các nhà kinh tế học có thể giải quyết vấn đề
này như thế nào?
Đáp án:
Những suy xét về mặt phân phối không phủ nhận khái niệm giá sẵn lòng trả nhưng hàm ý
rằng nó phải được sử dụng cẩn thận, đặc biệt là trong những trường hợp liên quan đến
những người có mức thu nhập khác nhau. Trong nhiều trường hợp đây không phải là vấn
đề quan trọng. Ví dụ, so sánh WTP với một thứ khác (như chất lượng môi trường) của
một nhóm cụ thể, và xem xét sự khác biệt trong WTP giữa các nhóm không chênh lệch
đáng kể về thu nhập. Một cách để giải quyết những vấn đề phân phối liên quan đến các
nhóm thu nhập khác nhau là gán trọng số cho WTP biên. Trọng số này làm cho độ thỏa
dụng biên từ một đô-la đối với người nghèo cao hơn đối với người giàu. Tổng MB khi đó
đã có tính đến khả năng chi trả khác nhau và giá sẵn lòng trả.
Câu 3. Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hình dạng của đường chi phí biên? Những
nhân tố này có khác nhau đáng kể giữa các ngành?
Đáp án:
Hình dạng của đường MC về cơ bản sẽ phụ thuộc vào công nghệ được sử dụng. Các yếu
tố có thể xem xét là các yếu tố cố định, dài hạn so với ngắn hạn, lợi tức tăng, giảm hay
12
Environmental Economics Teachers’ Manual 2005
không đổi theo quy mô. Một số ngành có thể có nhiều yếu tố ảnh hưởng mà rất khó tăng
trong ngắn hạn, dẫn đến đường MC ngắn hạn tăng rất nhanh. Khả năng thay thế của các
yếu tố sản xuất, khoảng cách đến thị trường đầu vào, sự thiếu lao động và chất lượng lao
động giảm sút đều ảnh hưởng đến chi phí sản xuất.
Câu 4. Hãy giải thích cho một người không có chuyên môn về kinh tế tại sao các giá trị
cận biên lại quan trọng trong phân tích kinh tế. Bạn sẽ phản ứng như thế nào với lập luận
của người đó rằng họ chưa bao giờ dựa vào các giá trị cận biên trong việc ra quyết định?
Đáp án:
Các nhà kinh tế học giả định rằng các cá nhân và đơn vị theo đuổi lợi ích cá nhân, mặc
dù điều này không hàm ý chủ nghĩa vị kỷ thuần túy. Họ cũng giả định rằng các hoạt động
đề đem lại lợi ích và chi phí, và thông thường là có sự đánh đổi. Hãy đề nghị học viên
thử tưởng tượng một ngày không có sự đánh đổi. Ví dụ, mặc dù việc thức dậy đem lại
nhiều lợi ích hơn là việc ngủ thêm một phút, nhưng nếu họ không theo đuổi lợi ích cá
nhân thì có thể họ sẽ ngủ tiếp. Họ có thể sẽ không uống cà phê, mặc dù kinh nghiệm cho
họ biết rằng nếu không có cà phê họ sẽ bị nhức đầu... Bạn cũng có thể thấy rằng trong
rất nhiều việc, họ không tuân theo một quá trình tối ưu hóa một cách có ý thức. Tuy
nhiên, nếu nhìn lại thì họ sẽ nhận thấy rằng mặc dù không nghĩ đến, nhưng họ thường
ứng xử theo cách rất gần với việc cân bằng lợi ích biên và chi phí biên.
CHỦ ĐỀ 2: Định nghĩa và Đo lường những thay đổi về Phúc lợi
Nguồn: Field & Olewiler, 2002, Chương 3
Câu 1. Nhu cầu của Alvin đối với nước đóng chai được biểu diễn qua đồ thị Q
d
A
=
8 –
0.5P. Hàm cầu của Betty là Q
d
B
= 6 –P. Hãy tính tổng giá sẵn lòng trả và giá sẵn lòng trả
cận biên của Alvin và Betty cho 4 chai nước và minh họa bằng đồ thị.
Đáp án:
Đường cầu cá nhân thể hiện lượng nước tối đa mà mỗi cá nhân sẵn lòng mua tại một
mức giá. Sắp xếp lại phương trình theo mức giá, ta có một hàm biểu diễn mức giá tối đa
mà mỗi cá nhân sẵn lòng trả (giá sẵn lòng trả biên; MWTP) cho đơn vị thứ Q. MWTP
A
=16-2 Q
d
A
và MWTP
B
=6 - Q
d
B.
Với lượng cầu là 4 đơn vị cho mỗi người, MWTP của
Alvin là $8, trong khi MWTP của Betty là $2. Tổng WTP của Alvin là diện tích nằm dưới
đường WTP biên của anh ta từ Q
d
A
= 0 đến Q
d
A
=4, và tương tự cho Betty. Tổng WTP
A
=
(8 x 4) x [(16-8) x 4]/2 = $48. Tổng WTP
B
= (2 x 4) x [(6-2) x 4]/2 = $16.
13
Environmental Economics Teachers’ Manual 2005
16
8
6
2
0 0
4 8 4 6
Câu 2. Với các phương trình như trong Câu 1, hãy tính tổng cầu đối với nước đóng chai,
giả định rằng Alvin và Betty những người tiêu dùng duy nhất. Xác định đường tổng cầu
nếu có 5 người có đường cầu như Alvin và 5 người có đường cầu như Betty.
Đáp án:
Để tính tổng cầu của Alvin và Betty, cộng gộp lượng cầu tại mỗi mức giá (cộng theo
chiều ngang). Đường cầu sẽ gấp khúc ở mức giá $6, tại đó Alvin mua 5 và Betty mua 0
đơn vị sản phẩm. Hệ số cắt trên trục giá là $16 và trên trục lượng là 14 đơn vị. Với mức
giá từ 0 đến 6, cả hai người tiêu dùng sẽ có nhu cầu về nước đóng chai, tính tổng lượng
cầu sẽ cho ta hàm tổng cầu Q
d
B & A
= 14 – 3P/2. Với mức giá cao hơn $6, chỉ có Alvin là
có nhu cầu, từ đó có hàm cầu Q
d
B & A =
16 – 2P.
Với 5 người tiêu dùng cho mỗi hàm cầu cá nhân ở trên, hàm tổng cầu cho 5 người giống
Alvin và 5 người giống Betty tương ứng là Q
d
aggA =
40 – 2.5P và Q
d
aggB
=30 – 5P.
Đường tổng cầu của 10 người là gấp khúc tại mức giá $6 và sản lượng 25 đơn vị. Ở mức
giá từ 0 đến 6, có thể tìm ra đường cầu bằng cách tính tổng lượng cầu của 10 người
Q
d
agg
= 70 – 7.5P. Với mức giá cao hơn $6, chỉ có Alvin có nhu cầu mua nước, với tổng
cầu là Q
d
agg
= 40 –2.5P. Hệ số cắt trên trục giá là $16 và trên trục lượng là 55.
MWTP 16
($/đơn vị)
10
0
5 14 Q
d
B & A
MWTP
($/đơn vị)
MWTP
($/đơn vị)
Qa Qa
14
Environmental Economics Teachers’ Manual 2005
Câu 3. Nếu giá của bóng tennis là $4 cho mỗi container, những nhà sản xuất sau đây có
thể tiếp tục sản xuất hay không? Tại sao? Mỗi người sẽ sản xuất bao nhiêu tại mức giá
này?
Đáp án:
Mỗi doanh nghiệp sẽ thu được thặng dư tư nhân dương nếu lợi ích biên mà nó nhận được
(ở đây là $4 trên một đơn vị) cao hơn chi phí biên sản xuất ra đơn vị sãn phẩm đó.
Doanh nghiệp sẽ được lợi nếu MC <4. MC giảm khi sản lượng tăng do lợi tức giảm dần
theo quy mô, cuối cùng mỗi doanh nghiệp sẽ đạt được sản lượng mà tại đó MC = P. Nếu
doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn, MC> P, và nó sẽ lỗ. Chúng ta có thể tìm ra sản lượng
của mỗi doanh nghiệp bằng cách đặt MC = P = 4 và tìm ẩn số. Đối với doanh nghiệp A,
kết quả là 3 + 0.3 Q
s
=4, từ đó Q
s
=3.33 (1,000 đơn vị). Tương tự, doanh nghiệp B không
thể cung ứng đơn vị sản lượng nào, trong khi doanh nghiệp C sẽ cung cấp 30 (1,000 đơn
vị).
Câu 4. Đường cầu của một cá nhân đối với nước uống đóng chai được biểu diễn bởi
phương trình:
Q= 6- 0.5p + 0.0001I
Với Q là lượng cầu tại mức giá p khi thu nhận của cá nhân là I. Giả sử ban đầu thu nhập
của cá nhân này là $40,000.
a) Tại mức giá nào thì lượng cầu bằng không? Mức giá này được gọi là mức giá tối
đa (choke price) bởi vì nó là mức giá triệt tiêu nhu cầu.
b) Nếu giá tt của nước đóng chai là $10, lượng cầu là bao nhiêu?
c) Tại mức giá $10, độ co giãn của cầu theo giá là bao nhiêu?
d) Tại mức giá $10, thặng dư tiêu dùng là bao nhiêu?
e) Nếu giá tăng lên $12, thặng dư tiêu dùng sẽ giảm bao nhiêu?
f) Nếu thu nhập là $60,000, thặng dư tiêu dùng bị mất là bao nhiêu nếu mức giá tăng
từ $10 lên $12?
Đáp án:
a) Q = 6 – 0.5p + 0.0001I
Q = 6 – 0.5 p + 0.0001 (40,000)
Q = 10 – 0.5p
Tại Q =0 P =20
b) Q = 10 –0.5 (10) = 5
c) Độ co giãn của cầu theo giá là (∆q/∆p) (p/q). Với đường cầu tuyến tính như
phương trình trong bài này, (∆q/∆p) bằng độ dốc của đường cầu, và trong bài tập
này là 0.5. Do đó độ co giãn của cầu theo giá là (-0.5) (10/5) = -1. Lưu ý rằng với
15
Environmental Economics Teachers’ Manual 2005
đường cầu tuyến tính, độ co giãn của cầu theo giá là không cố định, giá trị tuyệt
đối của nó tăng khi mức giá tăng.
d) Thặng dư tiêu dùng là tam giác nằm dưới đường cầu (ngược) và ở trên mức giá
cân bằng. Đường cao của tam giác là mức giá tối đa choke price trừ giá tt (20-10
= 10) và đáy là lượng cầu (5). Diện tích tam giác là (10) (5)/2=$25.
e) Mức giá tăng lên $12 làm lượng cầu giảm xuống 4 chai. Thặng dư tiêu dùng mới
là (20-12) (4)/2=$16. Phần giảm trong thặng dư tiêu dùng là $25-$16=$9.
f) Khi thu nhập là $60,000, như cầu đối với nước đóng chai là Q=6-0.5p+ (0.0001)
(60,000) = 12 –0.5p. Với p = 10, q=7, và p=12, q=6, sự thay đổi trong thặng dư
tiêu dùng là (12-10) (6) + (2) (1)/2 = 13. Sự thay đổi trong thặng dư tiêu dùng
tăng lên theo thu nhập cho thấy sự phụ thuộc của giá sẵn lòng trả vào thu nhập.
Câu 5. Giả sử một nhà máy xay bột gỗ được đặt ở bờ sông Mekong. Chi phí tư nhân
biên (MC) của việc sản xuất bột gỗ ($/tấn) được biểu diễn qua phương trình:
MC = 10 + 0.5 Y
Với Y là tấn bột gỗ được sản xuất. Bên cạnh chi phí tư nhân biên còn có một chi phí
ngoại tác. Mỗi tấn bột gỗ sẽ tạo ra một luồng ô nhiễm cho con sông, tạo ra một thiệt hại
$10. Đây là một chi phí ngoại tác do cộng đồng gánh chịu chứ không phải do người gây ô
nhiễm. Lợi ích biên (MB) đối với xã hội của mỗi tấn bột, tính theo $, là:
MB = 30 – 0.5 Y
a) Hãy vẽ đồ thị minh họa chi phí biên (MC), lợi ích biên (MB), chi phí ngoại tác
biên (EMC), và hàm chi phí xã hội biên.
SMC = 20 +0.5Y
MC =10 +0.5 Y
MB= 30-0.5Y
EMC =10
Y*=10
b) Tìm mức sản lượng bột gỗ tối đa hóa lợi nhuận, giả sử rằng người bán có thể đạt
được doanh thu biên bằng lợi ích biên của xã hội từ bột gỗ.
16
Environmental Economics Teachers’ Manual 2005
MC = 10 + 0.5 Y
MR = 30 –0.5 Y
MC = MR để tối đa hóa lợi nhuận:
10 + 0.5Y = 30 - 0.5Y-
ta có Y* = 20.
c) Tìm mức sản lượng bột gỗ tối đa hóa lợi ích xã hội ròng
Với MEC =10
SMC = MC + MEC = 10 + 0.5Y + 10 = 20 + 0.5 Y và tối đa hóa lợi ích xã hội ròng
đòi hỏi:
SMC = MB
Suy ra: 20 + 0.5 Y = 30 – 0.5 Y = > Y* = 10.
d) Chi phí ngoại tác biên phải là bao nhiêu để việc sản xuất bột gỗ không còn đáng
mong muốn đối với xã hội?
MC + MEC = MB
10 + 0.5Y + MEC = 30 –0.5Y-
Y = 20 – MEC.
Do đó, với Y =0, MEC=20.
Câu 6. Giả sử một cá nhân có hàm thỏa dụng:
U = E
0.25
+ Y
0.75
Với E là chỉ số chất lượng môi trường và Y là thu nhập. Từ tình huống ban đầu với E =1
và Y=100, tính CS và ES để tìm ra sự thay đổi do E lên 2 và E giảm xuống 0.5.
Đáp án:
Với sự cải thiện chất lượng môi trường E, ta có:
U0 = 1
0.25
+ 100
0.75
= 32.6228
U1 = 2
0.25
+ 100
0.75
= 32.8120
CS là WTP cho sự cải thiện, do đó chúng ta phải giải phương trình:
32.6228 = 2
0.25
+ Y
0.75
N
để tìm ra Y
N
, như sau:
17
Environmental Economics Teachers’ Manual 2005
32.6228 = 1.1892 + Y
0.75
N
Y
0.75
N
= 31.4336
0.75ln(Y
N
) = ln (31.4336) = 3.4479
ln (Y
N
) = 4.5972
Y
N
= 99.2032
Khi đó,
CS = Y
0
- Y
N
= 100 – 99.2032 = 0.7968
ES là WTA cho sự cải thiện bị mất đi, do đó ta phải giải:
32.8120 = 1
0.25
+ Y
0.75
N
để tìm ra Y
N
, kết quả là Y
N
= 100.7928
Do đó ES = Y
N
– Y
0
= 0.7928.
Với sự giảm sút chất lượng môi trường E, ta có:
U
0
= 1
0.25
+ 100
0.75
= 32.6228
U
1
= 0.5
0.25
+ 100
0.75
= 32.4637
CS là WTA cho sự thay đổi. Ta giải phương trình:
32.6228 = 0.5
0.25
+ Y
0.75
N
để tìm ra Y
N
= 100.6815 kết quả là CS = Y
N
– Y
0
= 100.6715 –100 = 0.6715
ES là WTP để không xảy ra sự thay đổi, ta giải: 32.4637 = 1
0.25
+ Y
0.75
N
để tìm ra Y
N
= 99.3298, kết quả là ES = Y
0
– Y
N
= 100 –99.3298 = 0.6702
Câu 7. ‘Chỉ có những tiêu chuẩn môi trường cao nhất mới có thể tối đa hóa phúc lợi xã
hội.” Hãy bình luận.
Đáp án:
Phát biểu này nói lên rằng cần phải huy động một cách không giới hạn các nguồn lực để
xử lý (hay phòng chống) ô nhiễm hay suy thoái môi trường, bất kể quy mô của lợi ích
18
Environmental Economics Teachers’ Manual 2005
mà việc làm này đem lại. Hiệu quả kinh tế đòi hỏi sự cân bằng giữa lợi ích và chi phí
biên. Tuy nhiên, phát biểu này là phù hợp với vấn đề hiệu quả kinh tế nếu chi phí làm
sạch/ngăn ngừa ô nhiễm luôn bằng không, hay các thiệt hại là lớn vô cùng, hay nói một
cách tổng quát hơn, nếu lợi ích biên dài hạn luôn lớn hơn chi phí xử lý biên dài hạn cho
đến khi ô nhiễm được xử lý hoàn toàn.
BÀI 5: KINH TẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
CHỦ ĐỀ 1: Mức ô nhiễm tối ưu
Nguồn: Field, Olewiler, and Forsdyke, 2002
Câu 1: Cho MNPB = 1000-10Q và MEC = 10Q. Giả sử cứ sản xuất một đơn vị sản
phẩm thì tạo ra một đơn vị ô nhiễm. Hãy xác định mức ô nhiễm tối ưu dưới dạng thiệt hại
hoặc chi phí ngoại ứng.
(1) Khối lượng sản phẩm tối ưu là Q* thoả mãn điều kiện cận bằng cận biên.
MNPB = MEC
1000 -10Q = 10Q
Q* = 50
Mức ô nhiễm tối ưu tương ứng với mức sản lượng Q* = 50 đơn vị sản phẩm. Ở
mức sản lượng này tổng thiệt hại là diện tích phía dưới đường MEC từ 0 đến Q*
hoặc tam giác OEQ* bằng (50 * 500)/2 = $ 1250.
CHỦ ĐỀ 2: Định lý Coase và quyền tài sản
Nguồn: F, O, and F, 2002; (Perman, Ma, McGilvray, and Common, 2003)
Câu hỏi 1. Giả sử chủ thể gây ô nhiễm có quyền tài sản và chủ thể bị ảnh hưởng ô nhiễm
phải chịu toàn bộ chi phí giao dịch. Mức ô nhiễm sẽ như thế nào so sánh với trường hợp
chi phí giao dịch bằng không?
50
MEC
MNPB
C,B
Q/W
O
100
E
Q*
19
Environmental Economics Teachers’ Manual 2005
Giải đáp:
Khi chủ thể gây ô nhiễm có quyền tài sản, chủ thể bị ảnh hưởng ô nhiễm sẽ là người khởi
xướng mặc cả. Nếu chủ thị bị ảnh hưởng ô nhiễm phải chịu toàn bộ chi phí giao dịch, khi
đó chi phí mặc cả của chủ thể bị ảnh hưởng ô nhiễm không chỉ bao gồm tiền bồi thường
cho chủ thể gây ô nhiễm cho lợi nhuận bị mất đi mà cả chi phí giao dịch. Điều này hàm ý
rằng đường chi phí cận biên MC trong mặc cả của chủ thể bị ảnh hưởng ô nhiễm là cao
hơn so với trường hợp chi phí giao dịch bằng không. Trong khi đó MB của chủ thể bị
ảnh hưởng ô nhiếm không thay đổi. Vì vậy mức ô nhiễm là có thể cao hơn so với trường
hợp chi phí giao dịch bằng.
Câu hỏi 2: Trong hoàn cảnh nào mặc cả có thể xẩy ra để đạt được mức ô nhiễm hiệu
quả?
Giải đáp:
Mặc cả có thể xẩy ra để dấn đến mức ô nhiễm hiệu quả khi:
1. Quyền tài sản được phân địch rõ ràng
2. Số người can dự tương đối ít
3. Quan hệ nhân quả là rõ ràng
4. Thiệt hại dễ đo lường và chi phí giao dịch khá thấp.
Câu 3. Hãy phân biệt ảnh hưởng ngoại vi hàng cá nhân và hàng công cộng. Thảo luận
khả năng mặc cả để dẫn đến phân phối tài nguyên hiệu quả trong mỗi trường hợp.
Giải đáp:
Ảnh hưởng ngoại vi hàng cá nhân chỉ gây ảnh hưởng một tập hợp nhất định các cá nhân
trong cộng đồng; chủ thể phát thải ô nhiễm có thể kiểm soát được đối tượng bị ảnh
hưởng. Ảnh hưởng ngoại vị hàng công cộng gây ảnh hưởng đến tất cả mọi người trong
cộng đồng; mỗi khi ảnh hưởng là tác động đến người này thì cũng sẽ tác động đến người
khác.
Giải pháp mặc cả đối với ảnh hưởng ngoại vi hàng công cộng thường ít xuất hiện; và
thậm chí khi mặc cả xuất hiện, kết quả thường ít khi hiệu quả. Nguyên nhân một phần là
do số lượng người bị tác động bởi ảnh hưởng ngoại vi thường khá lớn. Xác định và liên
lạc giữa các đối tượng bị ảnh hưởng và tổ chức mặc cả thường có chi phí cao và khó
khăn. Nguyên nhân khác có thể nảy sinh từ vấn đề ăn theo; các cá nhân thường không
tiết lộ đáng giá chủ quan thực chất của họ về ảnh hưởng ngoại vi, hoặc cố gắn lẩn tránh
phí tổn nếu tham gia trực tiếp vào quá trinh mặc cả.
CHỦ ĐỀ 3: Tiêu chuẩn môi trường
Nguồn: Field, Olewiler, và Forsdyke, 2002; Perman, Ma McGilvray, và Common, 2003
20
Environmental Economics Teachers’ Manual 2005
Câu hỏi 1: Hãy liệt kê và giải thích ba vấn đề/hạn chế của tiêu chuẩn công nghệ, sử dụng
đồ thị để hỗ trợ trả lời.
Giải đáp:
Tiêu chuẩn công nghệ có tác dụng hạn chế trong việc khuyến khích phát triển và áp dụng
công nghệ xử lý có chi phí thấp hơn tiêu chuẩn. Trên đồ thị, MAC của công nghệ quy
định là cao hơn của các công nghệ sẵn có khác hoặc chưa sáng chế. Tiêu chuẩn công
nghệ giảm thấp khả năng linh hoạt của doanh nghiệp để giảm chi phí xử lý theo cách
thức tiết kiệm nhất có thể được. Ví dụ, phương pháp quản lý tiết kiệm chi phí hơn có thể
được khám phá thông qua “học từ thực tế”; nhân viên chính phủ không thể dự báo
những kỹ thuật như vậy. Điều này dẫn đến vấn đề “phụ thuộc tuyến”; không phải chính
phủ mà nhà máy có khả năng tốt hơn trong tìm kiếm trong không gian công nghệ để phát
hiện được quỹ đạo công nghệ xử lý hiệu quả nhất theo thời gian.
Nhà máy có thể không áp dụng kỹ thuật có chi phí thấp vì sợ bị kết tội không tuân thủ.
Nhân viên chính phủ có thể hoàn toàn không linh hoạt, và có động cơ hạn chế để linh
hoạt với những nhà máy nắm bắt những phương pháp xử lý tốt hơn. Một chủ đề thú vị
nên thảo luận là ảnh hưởng của tiêu chuẩn công nghệ đối với công nghiệp kiểm soát ô
nhiễm. Nếu biết rằng chính phủ sẽ áp dụng một công nghệ, có thể có giải thưởng lớn cho
việc có khả năng nắm bắt kịp tiêu chuẩn tiếp theo. Trợ cấp để phát triển công nghệ sạch
có thể cho phép phát triển quan hệ hợp tác giữa các ngành, đối lập với quan hệ đối
nghịch thường thấy giữa chính phủ và doanh nghiệp trong quản lý môi trường.
Chính phủ thiếu thông tin về phương tiện xử lý rẻ nhất (so với doanh nghiệp) và thiếu
động cơ phát triển và thực hiện công nghệ xử lý chất thải tiết kiệm chi phí nhất. Hơn thế
nữa, công nghệ xử lý rẻ nhất là cụ thể cho từng doanh nghiệp; theo nghĩa này tiêu chuẩn
công nghệ là đồng bộ. Chi phí cưỡng chế có thể cao, bởi vì cần phải giám sát cả tuân thủ
ban đầu và tuân thủ tiếp tục. Thiết bị xử lý cần được kiểm tra xem có hoạt động và sử
dụng theo đúng quy định hay không. Bởi vì quy định do cấp quốc gia đặt ra nhưng lại
được cưỡng chế/thực thi ở các địa phương, không có gì đảm bảo rằng các nhân viên địa
phương có đủ ngân sách hoặc chuyên môn để cưỡng chế đúng đắn các tiêu chuẩn. Bản
chất đồng bộ của các tiêu chuẩn có ẩn ý về hiệu quả giữa các nhóm. Ví dụ, ở khu vực
nông thôn do hàm lượng chất gây ô nhiễm ở môi trường xung quanh thấp, doanh nghiệp
có thể buộc phải sử dụng công nghệ mà chi phí xử lý cận biên vượt quá thiệt hại cận biên
giảm được.
Câu 2: Loại tiêu chuẩn nào có thể sử dụng cho nguồn ô nhiễm không có điểm nguồn
(non-point) (ví dụ: hoá chất nông nghiệp từ sản xuất nông nghiệp) và ô nhiễm do mỗi chủ
thể gây nên không thể đo lường được? Giải thích, tại sao
Giải đáp:
21
Environmental Economics Teachers’ Manual 2005
Tiêu chuẩn cho việc sử dụng đầu vào (ví dụ: kiểm soát khối lượng và loại thuốc trừ sâu
được phép sử dụng); tiêu chuẩn về quy trình hoạt động (ví dụ: nhiệt độ tối thiểu của lò
đốt rác); tiêu chuẩn về công nghệ cho phép; tiêu chuẩn môi trường xung quanh (ví dụ:
nếu hàm lượng khí ô zôn ở từng trên mặt đất vượt quá giới hạn, lái xe có thể được khuyến
cáo không nên hoặc nghiêm cấm không sử dụng xe hơi và xe mô tô.
Câu 3: Giả sử cơ quan quản lý có ngân sách cưỡng chế hạn hẹp. Từ giác độ xã hội là tốt
hơn nếu sử dụng nguồn lực hạn chế để giám sát những nguồn phát thải lớn và khởi tố gắt
gao các trường hợp vi phạm tiêu chuẩn hay là giám sát tất cả mọi chủ thể gây ô nhiễm.
Hãy bảo vệ quan điểm của anh/chị.
Giải đáp:
Có thể là rẻ hơn thực hiện giám sát các chủ thể gây ô nhiễm lớn và áp dụng mức phạt lớn
đối với trường hợp vi phạm so với việc dàn trải nguồn lực để giám sát tất cả các chủ thể
gây ô nhiễm và trừng phạt ít nặng nề hơn. Điều này là hoàn toàn đúng nếu chi phí cưỡng
chế lớn và cố định cho mỗi chủ thể gây ô nhiễm. Mức phạt cao có thể làm giảm sự cần
thiết phải giám sát gắt gao. Tuy nhiên mức phạt nặng có ảnh hưởng ngược lại làm giảm
ảnh hưởng tính chất đáng tin cậy của tiền phạt (sự chuyển vị kinh tế) và làm giảm mức
phạt kỳ vọng. Tuy nhiên nếu chủ thể gây ô nhiễm lớn được giám sát gắt gao và bị khởi tố
với xác suất cao hơn thi sẽ có tác dụng răn đe cho những nhà máy nhỏ.
Câu hỏi 4: Người ta gợi ý rằng là công bằng nếu tất cả các quốc gia áp dụng tiêu chuẩn
thải như nhau. Ví dụ, nếu Hoa Kỳ có tiêu chuẩn cao hơn Việt Nam, khi đó Việt Nam có
thể sản xuất hàng hoá gây ô nhiễm nhiều rẻ hơn, dành được lợi thế trên thị trường thế
giới, và có thể trở thành nơi chứa đựng ô nhiễm. Từ những gì đã thảo luận trong chủ đề
này, anh/chị có đồng ý với gợi ý này không? Từ giác độ kinh tế những lập luận tán thành
và phản đối là gì?
Giải đáp:
Ý tưởng áp dụng cùng một tiêu chuẩn ở những quốc gia khác nhau có thể loại trừ bất cứ
quốc gia nào cố gắng đạt được lợi thế chi phí trong thương mại quốc tế bằng cách áp
dụng tiêu chuẩn ít khắt khe hơn. Nhưng cùng tiêu chuẩn như nhau có thể có những ảnh
hưởng chi phí khac nhau ở những quốc gia khác nhau. Nếu chi phí xử lý cận biên khác
nhau, cùng một chuẩn mực có thể làm tăng chí nhiều hơn ở một nước so với nước khác.
Nếu chúng ta muốn quy định tiêu chuẩn để tổng chi phí tăng lên là như nhau cho mọi
quốc gia, chúng ta phải quy định tiêu chuẩn ít khắt khe cho những quốc gia có chi phí xử
lý cận biên cao và tiêu chuẩn khắt khe hơn cho những quốc gia có chi phí xử lý cận biên
thấp hơn.
Tuy nhiên, đồng ý đặt tiêu chuẩn khác nhau theo MACs khác nhau là khó khăn bởi vì
nhiều quốc gia muốn phóng đại MAC để hạ thấp tiêu chuẩn. Chính sách dựa vào khuyến
khích lợi ích là phương tiện để vượt qua chướng ngại về hiệu quả chi phí mặc dầu các
vấn đề khác như phức tạp trong quản lý, sức mạnh thị trường, và và sự bình đẳng nảy
sinh. Khía cạnh tích cực chính của tiêu chuẩn như nhấn mạnh trong chủ đề này là tính
22
Environmental Economics Teachers’ Manual 2005
đơn giản của chúng (và bình đẳng “hiển nhiên”) có thể dẫn đến thoả thuận và áp dụng
cơ chế kiểm soát ô nhiễm thống nhất vào thực tế. Ví dụ, Tổ chức thương mại thế giới
(1999) thừa nhận rằng thương mại thế giới được tự do hoá có thể làm tăng sự cần thiết
có một cơ chế điều phối như vậy để tránh một cuộc chạy đua về quản lý đến cùng.
Câu hỏi 5: Xem sơ đồ dưới đây. Nó cho thấy hai hàm MD. MD
U
và MD
R
là hàm thiệt
hại cận biên của khu vực thành thị và nông thôn một cách tương ứng.
MD
R
= 5E
R
; MD
U
= 10E
U
và MAC = 600 – 5E
Tìm hai cân bằng hiệu quả cho hai hàm MD về ô nhiễm carbon monoxide. Giả sử người
quản lý áp dụng một tiêu chuẩn đồng bộ ở mức thải trung bình cộng của hai mức thải
hiệu quả. Thiệt hại quá mức của khu vực thành thị do kiểm soát chưa đủ mức và của khu
vực nông thôn do kiểm soát quá mức là bao nhiêu?
Giả đáp:
Tại mức thải hiệu quả xã hội, MAC = MD cho mỗi vùng
Nông thôn: MAC = MD
R
Thành thị : MAC = MD
U
5E
R
= 600 – 5E
R
10E
U
= 600 – 5E
U
E*
R
= 60 E*
U
= 40
MAC
R
(60) = 300 MAC
U
(40) = 400
Tiêu chuẩn được đặt ở mức 50 để lượng thải là trung bình cộng của hai mức thải hiệu
quả xã hội:
MAC (50) = 350
MD
R
(50) = 250
MD
U
(50) = 500
Thay đổi của tổng thiệt hại ở mỗi vùng so với tổng thiệt hại hiệu quả xã hội là:
∆
TD
R
= – (250+300) x 10/2 = – $2750 (giảm)
0 40 60 120
Lượng thải carbon
monoxide (kg/tháng)
MAC
MD
U
MD
R
$
600
23
Environmental Economics Teachers’ Manual 2005
∆
TD
U
= + (400 + 500) x 10/2 = +$4500 (tăng)
Chúng ta có thể tính thặng dư xã hội bị mất ở mỗi vùng bằng cách tính thay đổi trong
tổng chi phí xử lý (TAC). TAC của khu vực thành thị giảm 3750 đô la trong khi đó TAC
của khu vực nông thôn tăng 3250 đô la. Thặng dư xã hội bị mất ở khu vực thành thị và
nông thôn do tiêu chuẩn đồng bộ là 750 đô la và 500 đô la một cách tương ứng.
CHỦ ĐỀ 4: Thuế và trợ cấp
Nguồn: Field, Olewiler and Forsdyke, 2002
Câu hỏi: Giả sử chúng ta giới thiệu thuế thải đối với một chất gây ô nhiễm nào đó, và
chúng ta sử dụng tiền thuế để trợ cấp chi phí đầu tư ngắn hạn cho những hãng trong cùng
một ngành để lắp đặt các thiết bị giảm thải. Phương pháp này có làm đảo lộn tác dụng
khuyến khích của thuế thải không?
Giải đáp:
Tác dụng khuyến khích của thuế sẽ vẫn nguyên vẹn chừng nào trợ cấp được quy định dựa
trên một cơ sở khác biệt với thuế. Ví dụ, trợ cấp có thể được chi trả một lần để trang trải
chi phí mua sắm thiết bị, hoặc tham gia vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển về
kiểm soát ô nhiễm, hoặc những gì không liên quan trực tiếp khối lượng ô nhiễm được
giảm. Trong trường hợp này các hãng sẽ thực hiện giảm thải vì động cơ tối thiểu hoá chi
phí của họ.
Câu 2. Giả sử chính phủ đề xuất thuế thải khí SO
2
. Thuế sẽ đánh theo hàm lượng sulfur
của nhiên liệu sử dụng của các ngành công nghiệp bởi vì lượng thải từ các nguồn này là
khó đo lường. Nhưng trong những trường hợp hãng có phương pháp để đo hàm lượng
khí SO
2
của khí thải, thuế sẽ đánh theo hàm lượng khí SO
2
của khí thải. Hệ thống này có
dẫn đến cân bằng hiệu quả xã hội hay không? (Anh/chị cần đưa ra một số giả định để trả
lời câu hỏi này).
Giải đáp:
Thuế đánh theo hàm lượng sulfur của nhiên liệu sẽ tạo khuyến khích giảm sulfur bằng
cách giảm khối lượng nhiên liệu sử dụng, chuyển từ nhiên liệu có hàm lượng sulfur cao
sang nhiên liệu có hàm lượng sulfure thấp hơn, xử lý nhiên liệu để giảm hàm lượng
sulfure trước khi sử dụng, và các biên pháp khác. Nhưng loại thuế này không tạo khuyến
khích thay đổi quy trình sản xuất để giảm sulfure trong khí thải. Mỗi khi nhiên liệu đầu
vào (với bất cứ hàm lượng suulfure nào) đã được sử dụng sẽ không có khuyến khích
trong tương lai để giảm sulfure trong các giai đoạn sau đó của quá trình sản xuất.
Câu hỏi 3. Những người chống đối thuế/phí thải tranh luận rằng chủ thể gây ô nhiễm dễ
dàng trả thuế và chuyển chi phí này đến người tiêu dùng mà không giảm thải. Điều này
có đúng không? Hãy giải thích.
Giải đáp:
24
Environmental Economics Teachers’ Manual 2005
Câu hỏi này có hai phần: Họ sẽ giảm thải không? Và họ sẽ chuyển phần chi phí tăng lên
cho người tiêu dùng không? Hãng, dù là cạnh tranh hay độc quyền, sẽ giảm sử dụng
những đầu vào nào có giá tăng lên, điều này cũng đúng với phát thải. Nhưng chúng ta
cũng hy vọng chi phí được chuyển trong trường hợp ngành cạnh tranh; giá của sản phẩm
sẽ tăng lên bởi một lượng đủ để bù đắp chi phí sản xuất tăng lên. Nếu ngành sản xuất trở
nên tập trung hơn do việc điều tiết, khi đó giá cả sẽ tăng hơn nữa. Theo một cách giải
thích tích cực hơn, thuế có thể dẫn tới phát triển những mặt hàng thay thế thân thiện với
môi trường hơn, và có thể là rẻ hơn cho người tiêu dùng.
Câu 4: Sử dụng sơ đồ dưới đây và phương trình MAC
1
= 200 – 5E và MAC
2
= 160 – 4E,
hãy tính chi phí tiết kiệm được của chủ thể gây ô nhiễm nếu áp dụng công nghệ mới
(MAC
2
) sau khi ban hành thuế thải 100 đô la mỗi tấn. Hãy tính chi phí tiết kiệm được khi
áp dụng tiêu chuẩn 20 tấn. Giải thích tại sao thuế đem lại khuyến khích cải tiến lớn hơn
so với tiêu chuẩn.
Giải đáp:
Hãng sẽ xử lý đến mức MAC bằng thuế suất, vượt quá điểm đó, nộp thuế là tiết kiệm chi
phí hơn xử lý. Với công nghệ cũ, hãng sẽ xử lý 20 tấn chất thải. TAC
1
= [(40 – 20) x
100]/2 = 1000 đô la (diện tích a+b) với công nghệ mới, xử lý là rẻ hơn gây ô nhiễm tới
mức thải 15 tấn. Nhà máy xử lý thêm 5 tấn và tiền thuế tiết kiệm được là 5 x 100 = 500
đô la (bằng diện tích c +d). Nhà máy xử lý 15 tấn và TAC
2
= [(40-15) x100]/2 = $ 1250
(diện tích b+d). Tổng chi phí tiết kiệm nhờ công nghệ xử lý tốt hơn là TAC
1
– TAC
2
+
tiền thuế tiết kiệm được = $ 250 (diện tích a+c).
Với tiêu chuẩn 20 tấn, tổng chi phí TAC với công nghệ cũ là 1000 đô la (diện tích a+b),
và với công nghệ mới là [(80 x (40 – 200)]/2 = 800 đô la (diện tích b). Tổng chi phí tiết
kiệm được là 200 đô la, sự khác biệt của TAC (diện tích a). Chi phí tiết kiệm thêm được
là 50 đô la tiền thuế. Thuế đem lại khuyến khích cải tiến lớn hơn bởi vì đường MAC giảm
xuống tương đối so với thuế suất khuyến khích nhà mày giảm ô nhiễm để tránh thuế. Khi
áp dụng tiêu chuẩn, nhà máy không linh hoạt như vậy bởi vì lượng phát thải tối đa là cố
định.
CHỦ ĐỀ 5: Giấy phép thải có thể chuyển nhượng
Phát thải
(tấn mỗi năm)
Thuế =100
mỗi tấn
0 15 20 40
$
200
160
MAC
1
MAC
2
e d b
c
a
25
Environmental Economics Teachers’ Manual 2005
Nguồn: Field, Olewiler, and Forsdyke. 2002
Câu hỏi 1. Chính phủ đã thiết lập một hệ thống TDP, cấp miễn phí giấy phép cho chủ thể
gây ô nhiễm và yêu câu họ mua bán/trao đổi sau đó. Hệ thống này phản ứng như thế nào
đối với những hãng mới tham gia ngành sản xuất và có gây ô nhiễm? Anh chị thấy trước
vấn đề gì? Hãy giải thích.
Giải đáp:
Cấp miễn phí giấy phép có nghĩa là cấp quyền gây ô nhiễm cho chủ thể gây ô nhiễm hoặc
bán giấy phép với một giá trị đáng kể. Vì vậy, những nhà máy được cấp giấy phép miễn
phí ban đầu có lợi thế chi phí hơn các nhà máy tham gia thị trường sau này bởi vì các
nhà máy này phải mua giấy phép. Sinh viên thường chú ý rằng nhà quản lý chỉ đơn giản
ban hành thêm giấy phép cho những nhà máy mới. Tuy nhiên, sau đó sinh viên sẽ nhận
thấy rằng số lượng giấy phép sẽ tăng lên vì vậy mục tiêu thải không đạt được. Giải pháp
là quy định thời hạn có giá trị của giấy phép và sau đó phát hành lại (bằng bán đấu giá
hoặc cấp miễn phí) lượng giấy phép mục tiêu theo định kỳ. Giá trị của giấy phép có thể
bị giảm theo thời gian gắn với việc ban hành giấy phép mới. Một giải pháp khác là trợ
cấp các nhà máy mới tham gia để san bằng sân chơi. Một vấn đề khác là vấn đề sức
mạnh thị trường. Nếu thị trường tập trung cao, chỉ có một vài nhà máy cùng cạnh tranh
trên cùng một thị trường hàng hoá, các nhà máy có thể cấu kết thoả thuận không bán
giấy phép cho những doanh nghiệp mới tham gia, một rào cản thâm nhập có hiệu quả.
Cơ quan quản lý cần kiểm soát thị trường giấy phép về những hành vi chống cạnh tranh.
Tất cả những yếu tố có thể làm cho thị trường giấy phép không chắc chắn ngăn cản hoạt
động của thị trường giấy phép cũng như phức tạp về quản lý và chi phí.
Câu hỏi 2. Những ủng hộ và phản đối về việc cho phép bất cứ người nào (ví dụ: ngân
hàng, cá nhân, nhóm môi trường, tổ chức chính phủ) mua và bán giấy phép thải có thể
chuyển nhượng là gì?
Giải đáp:
Các ủng hộ và phản đối có thể khác nhau cho những nhóm và những người tham gia thị
trường khác nhau, vì vậy chúng ta tập trung cố gắn dự báo ảnh hưởng của những nguyên
tắc mua bán khác nhau đối với thị trường. Nếu mua bán chỉ giới hạn đối với chủ thể gây
ô nhiễm những người có tất cả các giấy phép lúc ban đầu thì tương đối dễ dàng xác định
ai là người bán và người mua ở thị trường giấy phép. Việc dự báo giá giấy phép và đối
tác mua bán cũng tương đối dễ, bởi vì thị trường hoạt động để phân phối lại lượng giấy
phép hiện có cho các nguồn gây ô nhiễm. Tính không chắc chắn của thị trường được tối
thiểu hoá. Nếu các nhóm khác cũng được phép tham gia thị trường giấy phép, tính không
chắc chắn sẽ tăng bởi vì sẽ khó khăn hơn trong việc dự báo hành vi ứng xử của những
người mới tham gia thị trường. Giá giấy phép họ trả thể hiện WTP của họ để giảm thiệt
hại, và nó có thể cao hoặc thấp phụ thuộc vào nhóm nào đã tham gia và khả năng ngân
sách để mua giấy phép của họ. Điều này sẽ làm tăng tính không chắc chắn của thị trường
giấy phép, và bất cứ cái gì làm tăng tính không chắc chắn của thị trường sẽ làm thị
trường hoạt động kém êm ả. Trường hợp cơ quan công và các nhóm không gây ô nhiễm
cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên, số lượng lớn người tham gia thị trường càng lớn thị
trường dường như sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Thực tế áp dụng TDP có vấn đề/khó khăn