Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

(Tiểu luận FTU) tổng quan nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.54 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

-------***-------

BÁO CÁO GIỮA KỲ
MÔN: PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC

Đề tài: Tổng quan nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường kinh doanh
đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi
Nhóm 3:
Vũ Ngọc Trà

1514450046

16.7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Lê Thị huyền

1514450019

16.7

Đỗ Thành Trung

1514450052


16.7

Lê Thị Hà Trang

1514450048

16.7

Đậu Hương Trà

1514450045

16.7

Lý Thị Hồng Nhi

1514450037

16.7

Lớp tín chỉ: PPH102.1_LT
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Đinh Thị Thanh Bình

Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2019
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Tạp chí Research Gate (2018) nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các yếu tố môi
trường kinh doanh đến các doanh nghiệp có vốn FDI ở Pakistan. Nghiên cứu này đã
xem xét sự tác động của Ổn định chính trị (PS) đối với mối quan hệ giữa các biến
số kinh tế vi mơ, biến mơi trường kinh doanh và dịng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) ở Pakistan. Nghiên cứu này giới hạn dữ liệu hàng năm trong giai đoạn

từ 1991 đến 2011 từ các nguồn xác thực. Phân tích thực nghiệm liên quan đến việc
sử dụng thử nghiệm ADF để kiểm tra tính xác thực của dữ liệu, dùng phần mền

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Eviews và hồi quy phân cấp sử dụng gói phần mềm thống kê SPSS. Các kết quả
thống kê của nghiên cứu đã xác nhận rằng mức độ mở, mức lương tối thiểu Lao
động và Cơ sở hạ tầng là những yếu tố dự báo đáng kể về dòng vốn FDI. Mặt khác,
các biến số khác như tốc độ tăng trưởng GDP và ngun tắc pháp luật khơng có ý
nghĩa trong việc xác định dòng vốn FDI ở Pakistan. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng
GDP có xu hướng là yếu tố quyết định đáng kể của dòng vốn FDI khi hiệu ứng tác
động từ sự ổn định chính trị được tính đến. Do đó, những phát hiện này cho thấy sự
ổn định chính trị là rất quan trọng đối với đất nước đầu tư trong và ngồi nước
trong q trình định hướng trong tương lai.
Aneta Bobenič-Hintošová (2016) đã có một nghiên cứu về sức ảnh hưởng của
môi trường kinh doanh tới dịng vốn đầu tư FDI trên tạp chí Central European
Journal of Management. Nghiên cứu này chỉ ra ảnh hưởng của các chỉ số môi
trường kinh doanh được lựa chọn đối với dòng vốn FDI trong trường hợp các
nước Visegrad trong giai đoạn 2005-2015. Dựa trên phân tích tương quan và hồi
quy, kết luận rằng mơi trường kinh doanh có vấn đề đáng kể đối với dòng vốn FDI,
tuy nhiên hướng và sức mạnh của sự phụ thuộc khác nhau tùy theo các yếu tố được
phân tích. Mặt khác, nghiên cứu cịn thấy rằng khả năng cạnh tranh tồn cầu của
đất nước càng tốt thì khối lượng vốn FDI vào trong nước càng cao. Bên cạnh đó,
quốc gia tự do hơn về kinh tế, được tồn cầu hóa hơn, với xếp hạng tốt hơn không

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thu hút được nhiều dòng vốn FDI, mà ngược lại. Đồng thời, tham nhũng của đất

nước đang khiến các nhà đầu tư nước ngồi khơng đầu tư vào các nước Visegrad.
Max Boisot and John Child (1999), trong Organizations as Adaptive
Systems in Complex Environments: The Case of China, đã chỉ ra rằng các tổ chức
có vốn đầu tư nước ngồi là hệ thống thích ứng phải phù hợp với sự phức tạp của
môi trường. Bài viết này thảo luận về hai chế độ thích ứng với mơi trường phức
tạp: giảm độ phức tạp và độ hấp thụ phức tạp. Giảm độ phức tạp đòi hỏi phải hiểu
được sự phức tạp và tác động trực tiếp lên nó, bao gồm cả những nỗ lực ban hành
mơi trường. Hấp thụ phức tạp địi hỏi phải tạo ra các lựa chọn và chiến lược phịng
ngừa rủi ro, thường thơng qua các liên minh. Các yếu tố lịch sử, hình thành nên sự
phức tạp của văn hóa ở Trung Quốc, mang lại đặc điểm khác biệt rõ rệt so với các
nước phương Tây. Do đó, các công ty đầu tư phương Tây ở Trung Quốc phải đối
mặt với sự lựa chọn giữa việc duy trì các tiêu chuẩn giảm độ phức tạp hoặc áp
dụng chiến lược hấp thụ phức tạp phù hợp hơn với văn hóa Trung Quốc. Bài viết
này kết thúc với một mơ tả về một quá trình cho nghiên cứu trong tương lai, tập
trung vào việc điều tra xử lý phức tạp và các tình huống có thể xảy ra khi lựa chọn
giữa chúng.
Igor Filatotchev,

Johannes Stephan

and

Björn Jindra

(2008)

trong

Ownership structure, strategic controls and export intensity of foreign-invested
firms in transition economies kiểm tra mối quan hệ giữa quyền sở hữu nước ngoài,


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


sự độc lập của các nhà quản lý trong việc ra quyết định và xuất khẩu các cơng ty có
vốn đầu tư nước ngoài tại năm quốc gia gia nhập Liên minh châu Âu. Sử dụng bộ
dữ liệu độc đáo, được thu thập bằng tay của 434 cơng ty có vốn đầu tư nước ngoài
ở Ba Lan, Hungary, Slovenia, Slovakia và Estonia, chúng tôi cho thấy quyền sở
hữu và kiểm sốt của các nhà đầu tư nước ngồi đối với các quyết định chiến lược
có liên quan tích cực với cường độ xuất khẩu, được đo bằng tỷ lệ xuất khẩu vào
tổng doanh thu. Nghiên cứu cũng phân tích các cấu hình quản trị và kiểm sốt cụ
thể ở các cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi, cho thấy vốn chủ sở hữu nước ngồi
và kiểm sốt nước ngồi đối với các chức năng kinh doanh là bổ sung về tác động
của chúng đối với cường độ xuất khẩu.
Alicia Chavy (2015) nghiên cứu về những thách thức mà các doanh nghiệp
của Mỹ đang phải giải quyết khi đầu tư vào thị trường châu Á. Những rào cản đó
ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận, năng suất cũng như tiềm năng phát triển của
những doanh nghiệp đó tại các nền kinh tế đang phát triển nhanh. Các nền văn hóa
kinh doanh đặc thù và hệ tư tưởng chính trị phi phương Tây ở châu Á luôn tăng
cường chủ nghĩa bảo hộ đối với nền kinh tế trong nước, đặc biệt là ở Trung Quốc
và Nhật Bản. Sự can thiệp của chính phủ trong khu vực tư nhân có thể cản trở các
hợp đồng kinh doanh, làm lung lay sự ổn định của đối tác, cũng như gây áp lực cho
các doanh nghiệp Mỹ trong việc kết hợp lợi ích với các đối tác địa phương. Bộ
máy điều hành của các doanh nghiệp Mỹ phải thích ứng với đạo đức kinh doanh

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


đặc trưng ở châu Á, cũng như làm quen với các mối quan hệ chính trị và kinh
doanh nặng nề có thể ảnh hưởng đến hiệu quả thị trường của họ. Những tranh chấp

căng thẳng giữa Trung Quốc, Việt Nam và Nhật Bản trên Biển Đông và việc sản
xuất tài nguyên thiên nhiên có thể gây tổn hại cho các doanh nghiệp Mỹ tham gia
vào lĩnh vực năng lượng hoặc cơng nghệ có sự phụ thuộc vào các tài ngun tranh
chấp này. Ngoài ra, các thành viên ASEAN đang cố gắng thiết lập một khối giao
dịch lớn cạnh tranh với vai trò hiện tại của Trung Quốc trong khu vực, điều này có
thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Mỹ với các thể chế mới cũng như tỷ giá hối
đoái thay đổi.
Pete Frielinghaus (2014) đề cập đến nhiều rủi ro mà doanh nghiệp nước
ngoài gặp phải khi mở rộng việc kinh doanh ở các nước châu Phi. Hệ thống cơ sở
hạ tầng là thách thức lớn nhất đối với các nhà đầu tư, với đường sá giao thông
nghèo nàn xuống cấp và nguồn năng lượng ln ở trong tình trạng thiếu hụt. Ngồi
ra, xung đột chính trị tại một số nước làm ảnh hưởng đến sự an toàn khi quyết định
kinh doanh lâu dài của các doanh nghiệp, đi kèm là các vấn đề tham nhũng và lợi
ích nhóm. Châu Phi có những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, nhưng
cũng có một số nước thuộc nhóm nghèo nhất. Những khác biệt trong tổng sản
phẩm quốc nội tạo ra mơi trường sống và kinh doanh hồn tồn khác nhau. Về
nhân sự, việc tìm kiếm đội ngũ nhân viên lành nghề và giàu kinh nghiệm vẫn là
một thách thức, đòi hỏi doanh nghiệp phải cung cấp một số lượng lớn nhân sự từ

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nước ngoài làm việc tại châu Phi. Các vấn đề về ngơn ngữ, sức khỏe và an tồn
cũng đã và đang ảnh hưởng rất nhiều tới môi trường làm việc của các doanh
nghiệp nước ngoài tại châu lục đen này.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước
Nguyễn Mạnh Toàn, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng xác định những
nhân tố chủ yếu giúp thu hút vốn đầu tư của nước ngồi vào một số doanh nghệp
có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Sau khi nghiên cứu tổng quan các vấn đề
lý luận và thực hiện phỏng vấn các nhà đầu tư nước ngoài, tác giả đã xác định được

tám nhân tố, phân thành bốn nhóm, phục vụ cho việc nghiên cứu. 300 bản câu hỏi
điều tra đã được gởi đến các cơng ty có vốn đầu tư nước ngoài tại ba thành phố: Hà
Nội, Đà Nẵng và TP HCM để khảo sát. Kết quả điều tra cho thấy một số nhân tố
được đánh giá là quan trọng hơn các nhân tố khác. Trong đó, cơ sở hạ tầng kỹ
thuật, sự ưu đãi và hỗ trợ của chính quyền địa phương, chi phí hoạt động thấp là
những nhân tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng mang tính quyết định khi nhà đầu tư
nước ngồi xem xét. (Tạp chí khoa học và cơng nghệ, đại học Đà Nẵng, số
5(40)2010)
PGS, TS. Nguyễn Thị Quy, làm rõ các cấp độ của mơi trường kinh doanh,
phân tích các các nhân tố tố tác động đến môi trường kinh doanh của các doanh
nghiệp giai đoạn hậu WTO, lý giải những mặt tích cực, những hạn chế của quá

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trình hội nhập mang lại. Trên cơ sở đó, giúp các nhà hoạch định chính sách phía
Việt Nam và bản thân các doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt hơn trong việc nghiên
cứu thị trường, tiềm lực để thực hiện thành công các thương vụ lớn, đặc biệt là
công tác quản trị và phòng ngừa, hạn chế rủi ro. Từ đó đưa ra được một khung khổ
pháp lý mới, cải cách một cách toàn diện những quy định phù hợp với thông lệ
quốc tế, thực sự là điểm tựa an tồn cho các doanh nghiệp Việt nam trong mơi
trường kinh doanh mới. Về phía các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, cần
cải thiện năng lực kinh doanh, markerting, xây dựng thương hiệu, dịch vụ khách
hàng, cần hiểu rõ chuỗi cung ứng của mình. Đồng thời, cần chủ động nghiên cứu
quy tắc xuất xứ, mức cắt giảm thuế quan, các hàng rào kỹ thuật… một cách thấu
đáo và chuẩn bị đàm phán hợp đồng ngoại thương hiệu quả. Các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu nhỏ và vừa, cùng loại hình và có chung ngành hàng sản xuất, có
mối quan hệ tin cậy nên kết hợp với nhau trong những giao dịch thương mại với
đối với các đối tác nước ngoài, tập hợp vốn để thực hiện thành công những thương
vụ lớn, đối phó với những tác động bất lợi từ mơi trường kinh doanh trong nước và

quốc tế. (Báo thế giới luật.vn, chun mục bài viết học thuật)
Ngơ Hồng Thảo Trang, Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh đã
thực hiện nghiên cứu sử dụng mơ hình phân tích đường dẫn trung gian của
MacKinnon và cộng sự (2009) để kiểm định giải thiết về việc mơi trường kinh
doanh có tạo điều kiện khuyến khích để các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


xuất khẩu và hoạt động đổi mới qua đó nhằm tăng năng suất của doanh nghiệp hay
không. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng môi trường kinh doanh không chỉ ảnh
hưởng trực tiếp lên năng suất mà còn hướng doanh nghiệp tới các hoạt động tạo ra
năng suất, vì vậy, việc cải thiện môi trường kinh doanh là nhu cầu cấp thiết, tuy
nhiên việc này tốn nhiều chi phí và thời gian. Cụ thể doanh nghiệp được nhà nước
hỗ trợ về mặt tài chính và kỹ thuật, doanh nghiệp có quy mô mạng lưới tốt hơn,
doanh nghiệp tọa lạc tại khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp tiếp cận
Internet hoặc tiếp cận tín dụng chính thức và mơi trường cạnh tranh ngành cao thì
có năng suất cao hơn thơng qua kênh trung gian là đầu tư vào máy móc thiết bị và
tham gia vào hoạt động xuất khẩu. Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy rằng
MTKD tốt là điều kiện cần thiết để giúp doanh nghiệp tăng năng suất và hướng các
doanh nghiệp vào các hoạt động tạo ra năng suất. (Tạp chí Khoa học Đại học Mở
TP.HCM – Số 54 (3) 2017)
Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại học Cần Thơ, dựa trên
số liệu thu thập được từ 294 doanh nghiệp(DN) ở Kiên Giang, cho thấy đầu tư của
các doanh nghiệp phụ thuộc vào vốn tự có. Bên cạnh đó, đầu tư của các DN cũng
phụ thuộc vào tăng trưởng của doanh thu trong quá khứ. Tăng trưởng của doanh
thu và lợi nhuận của DN lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như năng lực nội tại (khả
năng và kinh nghiệm quản lý, điều kiện vốn, điều kiện mặt bằng, .v.v…) cũng như
môi trường kinh doanh (giá cả, thị trường, chính sách của nhà nước, .v.v…). Vì


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


vậy, tạo một môi trường kinh doanh tốt cho các DN là một điều quan trọng. Các
yếu tố khác như sự sẵn có của ngun liệu đầu vào, trình độ học vấn và chuyên
môn của người quản lý DN hay những chủ trương, chính sách thu hút đầu tư của
chính quyền lại khơng có tác động rõ rệt đến đầu tư của các DN. Để cải thiện môi
trường kinh doanh, các cơ quan hữu quan cần quan tâm đến những vấn đề sau: i)
Phát triển cơ sở hạ tầng ở các địa phương có mật độ DN cao. ii) Các cơ quan nhà
nước cần có những bộ phận cung cấp thông tin cho các DN cũng như thu thập ý
kiến đóng góp của DN. iii) Các cơ quan chức năng cần xem xét giảm các loại phí
mà các DN phải nộp. iv) Việc hạn chế tình trạng đầu cơ đất đai cũng sẽ góp phần
làm tăng đầu tư của DN. v) các cơ quan hữu quan có thể kết hợp với các cơ sở đào
tạo cần tổ chức các loại hình đào tạo để nâng cao trình độ quản lý cho DN để kích
thích đầu tư của DN và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. (Tạp chí Khoa học Đại
học Cần Thơ - 2008:9 103-112)
Nhóm nghiên cứu thực hiện PCI- FDI (2018) đã nghiên cứu và khẳng định
rằng môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam đang dần được cải thiện, tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh. Cụ
thể, kết quả PCI-FDI 2018 chỉ rõ, tỷ lệ các doanh nghiệp phải dành hơn 5% quỹ
thời gian của lãnh đạo cho việc tìm hiểu và thực hiện các thủ tục hành chính giảm
từ khoảng 70% trong những năm 2012 – 2016 xuống còn 66,2% trong năm 2017
và 42,6% vào năm 2018. Cùng với đó là tình trạng nhũng nhiễu doanh nghiệp đã

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


giảm đáng kể. Theo ông Đậu Anh Tuấn, các doanh nghiệp FDI cũng đánh giá tình
trạng doanh nghiệp phải chi trả chi phí khơng chính thức có xu hướng giảm đáng
kể từ năm 2017 và xu hướng này tiếp tục, thậm chí cịn rõ nét hơn trong năm 2018.

Số doanh nghiệp cho biết khơng phải trả bất kỳ khoản phí khơng chính thức nào
cũng tăng so với trước. Điều này khiến lương của nhân viên tăng lên đáng kể. Môi
trường kinh doanh được cải thiện giúp các doanh nghệp hoạt động hiệu quả hơn.
Theo đó, kết quả điều tra PCI-FDI tại 1.577 doanh nghiệp FDI đang hoạt động ở
Việt Nam cho thấy, hơn một nửa số doanh nghiệp FDI (53,1%) báo lãi trong năm
2018. 58,2% số doanh nghiệp cho biết sẽ tăng quy mô lao động và 56% doanh
nghiệp cho biết có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Những con số trên cho
thấy hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam trong những năm
tới tiếp tục có những xu hướng tích cực. (Thời báo tài chính Việt Nam).
Ơng Christopher Malone, Giám đốc điều hành Boston Consulting Group
(BCG) và Đồng chủ tịch Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF), ông
Tomaso Andreatta đều cho rằng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (FDI)
muốn mở rộng kinh doanh với điều kiện môi trường kinh doanh của Việt Nam phải
được cải thiện. Theo các chuyên gia này, Việt Nam cần gỡ bỏ gánh nặng về thủ tục
hành chính như thuế và thủ tục hải quan, thanh tra, quyết toán thuế. Việt Nam cũng
cần loại bỏ tiền mặt trong thanh toán, lưu giữ các chứng từ thơng quan để đảm bảo
tính minh bạch, thủ tục hải quan cũng cần có quy định rõ ràng hơn. Việt Nam cũng

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


cần tích cực tham gia Cách mạng cơng nghiệp 4.0, nâng cao chất lượng, hiệu quả
của nông nghiệp, dịch vụ cơng nghệ, khuyến khích cơng nghệ mới,… Tuy nhiên,
bài viết cũng nhấn mạnh các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh đang được cải
thiện và tác động hiệu quả tới kết quả kinh doanh, thu hút thêm vốn đầu tư nước
ngoài. (Báo VnExpress).

LUAN VAN CHAT LUONG download : add




×