Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

(Tiểu luận FTU) TỔNG QUAN NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG của lạm PHÁT đến TĂNG TRƯỞNG KINH tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.06 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
---------***---------

TIỂU LUẬN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH
NHĨM 7
ĐỀ TÀI: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM
PHÁT ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Sinh viên thực hiện

Mã sinh viên

STT

1. Phan Thị Vân

1713310172

128

2. Lý Ánh Hồng

1713310062

56

3. Trần Thu Thảo

1713310145


105

Lớp: TCH302.2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Giảng viên hướng dẫn: T.S Nguyễn Thị Lan

Hà Nội, tháng 9 năm 2018

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

2

1. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

3

1.1. Tổng quan nghiên cứu 3
TÀI LIỆU THAM KHẢO

7

1


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI MỞ ĐẦU

Hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới đều theo đuổi mục tiêu chung là tăng
trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh tốn có số dư. Trong các mục tiêu
này, tăng trưởng cao và lạm phát thấp là hai mục tiêu có tầm quan trọng, hàng đầu, quan
hệ chặt chẽ với nhau “khống chế” lẫn nhau. Tăng trưởng kinh tế và lạm phát là hai vấn đề
cơ bản và lớn trong nền kinh tế. Sự tác động qua lại của tăng trưởng kinh tế và lạm phát
hết sức phức tạp và không phải lúc nào cũng tuân theo những quy tắc kinh tế. Lạm phát là
một vấn đề không phải xa lạ và là một đặc điểm của nền kinh tế hàng hóa; ở mỗi thời kì
kinh tế với các mức tăng trưởng kinh tế khác nhau sẽ có những mức lạm phát phù hợp.
Do vậy vấn đề lạm phát và ảnh hưởng của lạm phát tới tăng trưởng kinh tế là một đề tài
hấp dẫn, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển
kinh tế hiện nay vấn đề này càng trở nên cần thiết. Bài viết của bọn em có tham khảo một
số thông tin tài liệu từ các sách báo, truyền thông. Trong q trình làm khơng thể tránh
được những thiếu sót, sai lầm. Chúng em mong nhận được những ý kiến đóng góp từ cơ
giáo bơ mơn để có thể hồn thiện đề tài này trong các cơng trình nghiên cứu về sau. Em
xin chân thành cảm ơn!

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



1. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
1.1. Tổng quan nghiên cứu
Nghiên cứu về ảnh hưởng của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế đã có khá nhiều
cơng trình nghiên cứu trong nước và nước ngồi. Trong đó, trước hết phải kể đến nghiên
cứu của Mallik và Chowdhury (2001), hai nhà nghiên cứu sử dụng mơ hình hiệu chỉnh
sai số ECM kiểm tra mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng GDP cho bốn quốc gia
Nam Á (Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka). So sánh bằng chứng thực nghiệm
thu được từ các mơ hình đồng nhất và sửa lỗi sử dụng dữ liệu hàng năm được thu thập từ
Thống kê tài chính quốc tế của IMF. Các tác giả tìm thấy bằng chứng về một mối quan hệ
tích cực lâu dài giữa tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát cho cả bốn quốc gia. Cũng có
những phản hồi đáng kể giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Những kết quả này có ý
nghĩa chính sách quan trọng. Lạm phát vừa phải là hữu ích cho sự tăng trưởng, nhưng tốc
độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn lại trở thành lạm phát. Vì vậy, các quốc gia này đang ở
trên một cạnh dao.
Nghiên cứu của Aminu Umaru và Anono Abdulrahman Zubairu (2012) về sự ảnh
hưởng của lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế ở Nigeria thơng qua mơ hình Augmented
Dickey-Fuller đã chứng minh GDP đã gây ra lạm phát chứ không phải lạm phát dẫn đến
GDP. Đồng thời, cũng từ kết quả cho thấy lạm phát có tác động tích cực đến sự tăng
trưởng kinh tế qua việc thúc đẩy năng suất và sản lượng đầu ra. Diễn biến lạc quan của
kinh tế tính trên từng đầu người cũng có thể là một trong những yếu tố góp phần vào tỷ lệ
lạm phát. Vì vậy, cách tốt nhất để giảm lạm phát tới mức nhỏ nhất là tăng GDP.

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Nghiên cứu của Vinayagathasan (2013) đã dựa trên số liệu của 32 quốc gia Châu Á

trong giai đoạn từ năm 1980 đến năm 2009 để xem xét ngưỡng lạm phát để đánh giá mối
quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế, phương pháp bình phương tối thiểu có điều
kiện được dùng để ước lượng điểm ngưỡng tiềm năng. Một khi điểm ngưỡng đã được xác
định, sự biến thiên được tính bằng mơ hình GMM. Quan sát mối quan hệ phi tuyến tính
giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế, ông nhận ra rằng khi lạm phát vượt quá ngưỡng
(5,43%, trong dài hạn), loại bỏ tác động tích cực và tăng trưởng bị cản trở, lạm phát
không gây bất kỳ ảnh hưởng quan trọng nào đến tăng trưởng cho đến khi nó đạt 5,43%,
nhưng sau điểm đó, nó đã làm chậm tăng trưởng đáng kể.
Theo tác giả Ayres (2014), thơng qua mơ hình hồi quy tuyến tính OLS, trong nhiều
thập kỷ qua, nhiều quốc gia đã hướng mục tiêu lạm phát như một lựa chọn chính sách
dành cho sự cân bằng, ổn định trong nền kinh tế. Các nghiên cứu trước đây chỉ ra tiêu chí
cải thiện lạm phát là giảm lạm phát mà không ảnh hưởng đáng kể đến GDP. Nghiên cứu
của ơng đã tìm ra cách cải thiện các kết quả này bằng cách xác định sự tác động của thời
gian lên chính sách cũng như tác động của nó đối với các nước đang phát triển trên thế
giới. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa chính sách quan trọng, chế độ CNTT có những ảnh
hưởng khu vực khác nhau trong việc tác động đến lạm phát và tăng trưởng sản lượng.
Tuy tác động của lạm phát nhắm vào GDP thực tế là tối thiểu, nhưng GDP thực tế giữa
các nước đang phát triển ở một số khu vực, cụ thể là Châu Âu, Châu Mỹ Latinh và Trung
Đông đã tăng đáng kể.
Nghiên cứu của Su Dinh Thanh (2015) đã sử dụng mơ hình PSTR và GMM-IV để
nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và sự phát triển kinh tế. Kết quả nghiên cứu ra đã

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


cho thấy mối quan hệ giữa lạm phát và sự phát triển kinh tế là mối quan hệ phi tuyến tính.
Ngưỡng lạm phát tính được cho 5 nước ASEAN là 7.84% và đều được thống kê ở mức
1% trong cả PSTR và GMM-IV. Mức giá trị ngưỡng này cao hơn so với số liệu tính được

bởi Vinayagathasan (2013) - 5.43%. Sự khác biệt này đến từ sự đa dạng về các mẫu và số
liệu nghiên cứu. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Su Dinh Thanh cũng chỉ ra ngân hàng
trung ương có thể tác động tích cực đến sự phát triển nền kinh tế bằng cách giảm lạm
phát khi nó gần chạm đến giá trị ngưỡng.

Về ảnh hưởng của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, cũng có khá nhiều
cơng tình nghiên cứu. Trong số đó phải kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu như nghiên
cứu của Trương Minh Tuấn (2013) đã sử dụng mơ hình VAR và ECM để nghiên cứu mối
tương quan giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn và chỉ ra sự
thay đổi trong tăng trưởng kinh tế chịu tác động nghịch chiều với tỉ lệ lạm phát và cùng
chiều với tốc độ tăng trưởng của cung tiền. Nghiên cứu của Ngơ Chí Trung (2015) đưa ra
kết luận lạm phát là một hiện tượng kinh tế có ảnh hưởng lớn có sự ảnh hưởng đến kinh
tế - xã hội của mỗi quốc gia, tùy theo mức độ và quy mô của lạm phát. Lạm phát cao và
nhiều, lạm phát gây nhiều bất lợi và tác hại nghiêm trọng cho nền kinh tế. Lạm phát thấp,
quy mô nhỏ có thể đem lại những lợi ích, tuy nhiên, lạm phát quá thấp bên cạnh những
lợi ích, song cũng kèm theo đó là những tác dụng phụ ngồi mong muốn.
Nghiên cứu thực nghiệm của Nguyễn Minh Sáng và Ngô Nữ Diệu Khuê (2015)
được tiến hành nhằm kiểm định mối quan hệ phi tuyến tính giữa lạm phát và tăng trưởng
kinh tế bằng phương pháp tự hồi quy với mẫu nghiên cứu 17 nước đang phát triển, trong

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


đó có Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến 2012. Kết quả ước lượng mơ hình cho thấy
tồn tại một ngưỡng lạm phát mà khi lạm phát vượt trên ngưỡng này sẽ gây tác động tiêu
cực đến tăng trưởng kinh tế. Dựa trên thực tiễn Việt Nam, nhóm nghiên cứu thảo luận
nguyên nhân của sự khác biệt về tăng trưởng giữa Việt Nam so với các nước khác và đề
ra một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao năng lực kiểm soát lạm phát ở mức độ hợp lí

và phát huy mặt tác động tích cực mà lạm phát có thể mang lại cho nền kinh tế Việt Nam.
Nhận diện các yếu tố tác động đến lạm phát, Nguyễn Ngọc Tuyến (2017) chỉ ra
rằng lạm phát được xác định là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong điều hành kinh
tế vĩ mô ở Việt Nam từ trước tới nay. Nhận thức rõ vai trò của lạm phát, trong những
năm gần đây, Chính phủ đã xác định mức cụ thể và coi lạm phát hàng năm là một chỉ tiêu
phải được kiểm soát một cách chặt chẽ bên cạnh các chỉ tiêu kinh tế quan trọng khác.
Phân tích diễn biến chỉ số giá tiêu dùng năm 2016 cũng như nhận diện những yếu tố tác
động, bài viết đưa ra một số dự báo lạm phát trong năm 2017. Bài viết giới thiệu chỉ số
giá tiêu dùng tăng đáng kể trong năm 2016 và một số dự báo về CPI năm 2017.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Bổn (2018) về ảnh hưởng của lạm phát đối với mối
quan hệ đầu tư - phát triển kinh tế đã sử dụng S-GMM  cho bảng dữ liệu cân bằng cho 52
tỉnh thành trong giai đoạn 2005 - 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy lạm phát vừa có tác
dụng thúc đẩy đầu tư - phát triển kinh tế, lại vừa cản trở mối quan hệ này. Vì vậy, việc có
thể kiểm sốt lạm phát ở mức an toàn kết hợp cùng với đầu tư tư nhân, chi tiêu chính phủ
và mở cửa thương mại là những yếu tố ảnh hưởng chủ yếu tới sự phát triển của nền kinh
tế.

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Gần đây nhất là nghiên cứu của Bùi Thị Điệp và Mai Bình Dương (2018) về mối
quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Dữ liệu thứ cấp giai đoạn quý
I/2000 đến quý IV/2017, được thu thập chủ yếu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Kinh tế
thương mại (TradingEconomics.com) và Tổng cục Thống kê. Tác giả sử dụng mơ hình
VAR và phân tích phản ứng đẩy để nghiên cứu mối quan hệ này. Kết nghiên cứu cho
thấy mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn là quan hệ nghịch
biến và trong dài hạn là quan hệ đồng biến. Đây là cơ sở tác giả đề xuất một số khuyến
nghị cho tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam hiện nay.


Nhìn chung, các nghiên cứu hiện tại mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá mối quan hệ
giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế theo các khía cạnh khác nhau. Do vậy, cần phải có
sự nghiên cứu mang tính hệ thống, cập nhật đầy đủ, đánh giá mới nhất và phù hợp với
thực tế của Việt Nam cũng như các nước trên thế giới hiện nay.

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Aminu Umaru, Anono Abdulrahman Zubairu (2012). Effect of Inflation on the
Growth and Development of the Nigerian Economy. International Journal of
Business and Social Science Vol. 3 No. 10 [Special Issue – May 2012]
/>Vol_3_No_10_Special_Issue_May_2012/19.pdf

Ayres, K., Belasen, A. R., & Kutan, A. M.(2014). Does inflation targeting lower
inflation and spur growth? Journal of Policy Modeling, 36(2), 373–388.
/>
9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Bùi Thị Điệp, Mai Bình Dương (2018). Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng
kinh tế Việt Nam: Nghiên cứu giai đoạn 2001-2017. Tạp chí Tài chính truy cập
ngày 27-9-2018
/>
Girijasankar Mallik and Anis Chowdhury (2001). Inflation and economic growth:

Evidence from four South Asian countries. Asia-Pacific Development Journal
Vol. 8, No. 1, June 2001
/>doi=10.1.1.516.9478&rep=rep1&type=pdf

Ngơ Trí Trung (2015).  Kiểm sốt lạm phát ở mức hợp lý và ổn định là điều kiện
tốt cho sự phát triển. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Kiểm toán/ 2015, Số  87,
Tr. 37

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Nguyễn Văn Bổn (2018). Inflation and the public investment: Growth relationship
in Vietnam. Journal of Asian Business and Economic Studies, Vol. 25(S01) ,
January 2018, Page 50-67
/>
Nguyễn Minh Sáng & Ngô Nữ Diệu Khuê (2015). Lạm phát và tăng trưởng kinh
tế: Nghiên cứu thực nghiệm các nước đang phát triển và trường hợp Việt Nam.
Đại học Ngân hàng TP. HCM, TP. HCM (32)
/>
Nguyễn Ngọc Tuyến (2017). Lạm phát năm 2017: Nhận diện các yếu tố tác động.
Tạp chí Tài chính/ 2017, Số  652 Kỳ 1 - Tháng 3, Tr. 6 - 8

Su Dinh Thanh (2015). Threshold effects of inflation on growth in the ASEAN-5
countries: A Panel Smooth Transition Regression approach. Journal of
Economics, Finance and Administrative Science 20 (2015) 41–48
/>11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Trương Minh Tuấn (2013). Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế:
Nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam. Tạp chí Phát triển kinh tế 278 (12/2013)
02-12
/>
Vinayagathasan, T. (2013). Inflation and economic growth: A dynamic panel
threshold analysis for Asian economies. GRIPS Discussion Paper Page 12-17
/>
12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



×