Những điều kiêng kỵ
trong phòng ngủ
Có gia đình khi làm vệ sinh thường có thói quen phủi, giũ
thảm, sopha, ga, đệm giường trong phòng. Làm như vậy
dễ gây ô nhiễm.
1. Không phủi, giũ thảm, sopha, ga, đệm trong phòng:
Có gia đình khi làm vệ sinh thường có thói quen phủi, giũ
thảm, sopha, ga, đệm giường trong phòng. Làm như vậy dễ
gây ô nhiễm.
Các con ve nhỏ sinh sôi nảy nở ở ga đệm giường, gối thảm
sợi bông … Người trong phòng hít phải những thứ này sẽ
thấy ngứa mũi, hắt hơi, ho thậm chí thở khò khè và các bệnh
dị ứng khác. Muốn làm sạch các loại trên, nên dùng máy hút
bụi, lau bằng khăn ướt hoặc mang ra tiệm giặt.
2. Không treo rèm cả ngày
Ánh sáng mặt trời cũng như không khí, nước là điều kiện
sống không thể thiếu để con người sinh tồn. Ánh sáng làm
tăng cơ năng các bộ phận trong cơ thể, phấn chấn tinh thần,
nâng cao khả năng miễn dịch. Thông qua tia tử ngoại, ánh
sáng còn giết chết vi rút, vi khuẩn, làm sạch không khí trong
phòng.
Để bảo vệ sức khoẻ cho người lớn và sự phát triển bình
thường của trẻ thơ, thông thường thời gian mặt trời chiếu
sáng mỗi ngày ít nhất 3 tiếng. Để che chắn ánh sáng, có gia
đình treorèm hai lớp suốt cả ngày không mở, đây là việc làm
không nên.
3. Không bịt kín đầu khi ngủ
Có một số người vì sợ lạnh, hoặc sợ tiếng ồn bên ngoài ảnh
hưởng giấc ngủ, lấy chăn bịt kín đầu để ngủ cho yên, việc
làm này rất có hại. Khi ngủ các cơ quan trong cơ thể vẫn hoạt
động, cần cả không khí trong lành. Một người lớn trong trạng
thái ngủ, mỗi giờ thải ra 30 lít khí cácbonic.
Khi bịt kín đầu ngủ, khí này sẽ liên tục bị tích trong chăn,
gây ô nhiễm không khí trong chăn và thiếu ô-xy. Người có
thói quen bịt kín đầu, khi ngủ dậy cảm thấy đau đầu, chóng
mặt, mệt mỏi, ảnh hưởng đến công tác và học tập.
4. Không gấp chăn ngay khi ngủ dậy
Rất nhiều gia đình có thói quen, việc đầu tiên khi ngủ dậy là
gấp chăn màn. Cách làm này không khoa học. Trong trạng
thái ngủ, cơ thể vẫn diễn ra các phản ứng sinh lý, sinh hoá,
thông qua hô hấp và các hoạt động của ruột, dạ dày, thải ra
ngoài hơn 100 loại khí ô nhiễm, còn da lại bài tiết ra ngoài
hơn 200 loại chất ô nhiễm, trong đó có chất gây độc hại cho
con người như Amoniac, Sunua Hydrô, nấm mốc, vi trùng, vi
rút, mồ hôi…
Vì vậy, sau khi ngủ dậy không vội gấp chăn ngay. Sáng ngủ
dậy, nên đổi lật mặt chăn rồi vắt lên ghế để hơi nước, khí độc
tự tán phát, một tiếng sau mới gấp, hoặc lật mặt chăn rồi rải
lên giường, buổi tối khi ngủ không quấn chăn vào người theo
hình ống, chỉ cần tung chăn đắp lên là được.
5. Không để quá nhiều hoa trong phòng
Tô điểm hoa lá trong phòng đang là mốt thịnh hành. Để một
ít cây cỏ hoa lá trong phòng, không chỉ làm đẹp mà còn cải
thiện chất lượng không khí trong phòng. Nhưng như vậy
không có nghĩa để càng nhiều hoa càng tốt bởi nuôi trồng hoa
trong phòng quá nhiều, có thể làm giảm lượng ôxy, tăng
thêm hàm lượng cácbonic, gây ô nhiễm cácbonic trong
phòng.
6. Không dùng lò vi sóng trong phòng ngủ
Lò vi sóng sinh ra bức xạ điện tử, có hại cho sức khoẻ, điều
này không cần phải bàn cãi. Để tiện lợi khi sử dụng, có một
số gia đình để lò vi sóng trong phòng ngủ, rất có hại cho sức
khoẻ. Nên để lò vi sóng trong bếp. Có gia đình để lò vi sóng
trong phòng khách, bên cạnh tủ lạnh, ti vi, máy giặt, như vậy
sẽ càng gây ô nhiễm sóng điện tử trong phòng.
7. Không ôm mèo chó khi ngủ
Nuôi dưỡng động vật trong nhà ngày càng phổ biến, nhất là
những gia đình con một, con mèo con, con chó con trở thành
người bạn quý. Song việc nuôi mèo, nuôi chó lợi đấy mà
cũng hại đấy. Các số liệu nghiên cứu cho thấy những năm
gần đây bệnh chó dại đang tăng dần lên.
Các loại bệnh sán lá phổi, sốt xuất huyết, viêm não B… cũng
có liên quan đến việc nuôi mèo. Nước đái, phân… của mèo
đều có thể mang bệnh, ký sinh trùngtrên mèo như chấy rận,
dệp cũng mang vi trùng. Vì vậy, các gia đình nuôi chó, mèo
nên nhắc nhở con cái không nên quá thân mật gần gũi, không
nên ôm hôn chó, mèo, không để cho mèo ăn và liếm thức ăn
thừa trong bát, càng không ôm chó mèo ngủ.
8. Không treo lồng chim trong phòng ngủ
Để luôn được ngắm và nghe chim hót, một số người treo lồng
chim trong phòng ngủ, thậm chí ngay đầu giường, cách làm
này không thể chấp nhận. Những chất chim thải ra theo
đường hô hấp, nước bọt, lông rụng, phân… gây ô nhiễm, dẫn
đến hen suyễn, khó thở, viêm mũi. Vì vậy, dù có quý chim
đến mấy, cũng không nên treo trong phòng ngủ. Lồng chim
cần định kỳ tiêu độc, có thể dùng dung dịch DVP
(Dimenthyl-Dichloro-Vinyl-phos-phalel) 3% để tiêu độc