Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Kỳ thú cổ vật Tượng 500 năm tuổi giữa đồng pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.47 KB, 11 trang )



Kỳ thú cổ vật
Tượng 500 năm tuổi
giữa đồng

Nằm giữa cánh đồng làng thuộc tỉnh Quảng Trị, pho
tượng Nguyễn Ư Dĩ bằng đồng khối nặng hơn 30 kg và
trên dưới 500 năm tuổi như một chứng nhân lịch sử với
nhiều huyền thoại.


Đối với những nhà sử học, khảo cổ học thì tượng Nguyễn Ư
Dĩ là một báu vật để nghiên cứu. Với người dân thôn Trà
Liên Tây (xã Triệu Giang, H.Triệu Phong, Quảng Trị), tượng
này là hiện thân của bậc thánh nhân, là “thành hoàng” của
thôn làng được thờ cúng với nhiều nghi thức tâm linh. Không
ai biết tác giả và niên đại chính xác của pho tượng nhưng
theo các cụ cao niên trong thôn Trà Liên Tây, bức tượng này
có “tuổi” trên dưới 500 năm, được đúc bằng đồng đặc. Trước
đây, tượng được thờ ở chùa Liễu Bông (cũng thuộc thôn Trà
Liên Tây, khá gần QL1), về sau được đưa về cánh đồng cạnh
đình làng để tiện hương khói.


Tượng Nguyễn Ư Dĩ - ẢNh: Nguyễn Phúc


Nhân vật lịch sử

Nguyễn Ư Dĩ là nhân vật lịch sử có thật, tên tuổi của ông gắn


liền với sự nghiệp mở cõi về phía nam của Nguyễn Hoàng (vị
chúa đầu tiên của vương triều Nguyễn). Năm 1527, Mạc
Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê. Nhiều trung thần của nhà Lê
không phục vua mới, trong số đó có Hữu vệ Điện tiền tướng
quân An thành hầu Nguyễn Kim. Ông trốn sang Ai Lao (tên
cũ dùng gọi nước Lào), chiêu mộ quân sĩ rồi đi tìm và lập
người con út của vua Lê Chiêu Tông là Duy Ninh lên ngôi
(Lê Trang Tông) tính việc khôi phục. Dưới trướng Nguyễn
Kim có một vị tướng trẻ, thao lược xuất chúng theo phò, đó
là Trịnh Kiểm. Nguyễn Kim gả người con gái đầu lòng là
Ngọc Bảo cho Trịnh Kiểm. Năm 1542, khi phò Trang Tông
về đánh chiếm vùng Thanh Hóa - Nghệ An, Nguyễn Kim bị
tướng của nhà Mạc là Dương Chấp Nhất trá hàng, đánh thuốc
độc chết, binh quyền lọt vào tay người con rể là Trịnh Kiểm.
Ít lâu sau, Trịnh Kiểm nghi kỵ hai người em vợ là Lạng Quận
công Nguyễn Uông và Đoan Quận công Nguyễn Hoàng (2
con trai của Nguyễn Kim) sẽ đòi lại binh quyền nên ra tay sát
hại Nguyễn Uông. Sợ mình cũng khó lòng bảo toàn tính
mạng nên Nguyễn Hoàng nhờ cậu ruột là Nguyễn Ư Dĩ đến
tận làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại (Hải Dương) vấn kế
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trạng Trình đã “bày vẽ”
cho Nguyễn Hoàng bằng câu sấm bất hủ “Hoành Sơn nhất
đái, vạn đại dung thân”. Nghe lời Trạng Trình, Nguyễn
Hoàng đã nhờ chị mình nói khéo với Trịnh Kiểm để được
phép vào trấn thủ đất Thuận Hóa - phía nam đèo Ngang. Năm
1558, Nguyễn Hoàng năm ấy 34 tuổi, được cậu ruột là
Nguyễn Ư Dĩ phò tá, mang theo họ hàng và hàng ngàn phiên
thuộc đi vào vùng đất mới và chọn đất Ái Tử (huyện Đăng
Xương, tỉnh Quảng Trị) lập dinh trại. Nhờ uy tín, đức độ của
Nguyễn Ư Dĩ mà rất nhiều anh hùng hào kiệt tìm về đầu quân

dưới trướng Nguyễn Hoàng. Người dân nghèo đến nơi này
được tự do khai khẩn đất hoang lập ruộng, biến một nơi khô
cằn thành màu mỡ, trù phú… Khi Nguyễn Ư Dĩ qua đời, ông
được truy phong Thái phó Uy Quốc công, được đúc tượng để
thờ…

Thường bị trộm rình rập

Tượng Nguyễn Ư Dĩ đầu đội mũ hai bậc, khuôn mặt chữ
điền, mắt nhìn xuống, mũi cao, môi mỏng, cằm vuông, râu
dài, tai như tai Phật được tạc ở tư thế ngồi trên ghế thấp, hai
chân gấp khuỷu hơi dang ra. Toàn thân khoác áo choàng rộng
phủ từ vai xuống trùm cả hai chân (để lộ phần mũi hia). Hai
tay vòng ra trước bụng, khuất trong áo choàng chỉ lộ ngón
tay cái bên phải. Tượng để hở phần bụng tròn, ngực to. Trên
ngực có một dải vòng đai hình bán cầu…

Theo ông Nguyễn Huỳnh, Trưởng thôn Trà Liên Tây, số
phận của bức tượng Nguyễn Ư Dĩ có rất nhiều thăng trầm:
“Năm 1972, khi tượng còn được thờ trong chùa Liễu Bông,
bom đạn ác liệt đã đánh sập ngôi chùa nhưng pho tượng vẫn
uy nghi trên bệ đá. Từ sau giải phóng đến nay, tượng đã bị
trộm hụt 2 lần nhưng chưa lần nào đi ra khỏi làng này ”.
Ông Huỳnh bấm đốt ngón tay kể khoảng năm 1991, khi
tượng đang ở vị trí cũ đã bị kẻ trộm khiêng đi, người dân phát
hiện và tỏa đi tìm thì thấy tượng bị giấu ở bến sông. Năm
1996, tượng chuyển về chỗ mới, người dân quen gọi là “Nhà
tượng”. Tượng được đặt trên bệ xi măng, xây kín 3 mặt, chỉ
chừa một khoảng trống phía trước để chiêm bái và nhang
khói. Vậy mà năm 1998, tượng lại bị trộm viếng. Chúng cạy

tượng ra khỏi phần đế bằng bê tông, cưa mất hai dải mũ cánh
chuồn nhưng không sao khiêng đi được…

“Một sự kiện nữa mà dân làng không thể quên là khoảng năm
2006, có cán bộ ngành văn hóa về nghiên cứu tượng nhưng
lại đập bỏ tường bao quanh để lấy tượng ra. Dân làng biết
chuyện, kéo ra làm rùm beng lên và buộc họ phải xây lại như
cũ mới chịu thôi”, ông Huỳnh chép miệng nói.

Chính vì bức tượng thường xuyên bị kẻ xấu rình rập nên
người dân thôn Trà Liên Tây hết sức cảnh giác. Nếu ai lảng
vảng lâu ở quanh khu vực đặt tượng đều bị “hỏi thăm”, lớ
ngớ làm bậy thì bị bắt ngay, kể cả PV khi có ý định chụp
hình bức tượng cũng phải vào trình bày, xin phép thôn, xóm
lần lượt. “Bảo vệ cẩn trọng vậy chứ “Ông” linh lắm, không ai
bưng “Ông” đi được đâu. Chuyện xưa kể lại rằng thời chiến
tranh khi dân đưa “Ông” đi cất giấu thì nhẹ hều nhưng khi
đưa về lại thì phải 8 người khiêng cơ mà ”, một người dân
nói vẻ tâm đắc.


Cần có nơi xứng tầm
Ngày nay, không riêng gì ngày rằm, ngày 30, mùng 1 âm lịch
hằng tháng, mà kể cả ngày thường, người dân địa phương lại
đến thắp hương, khấn vái tại am thờ có tượng của danh nhân
Nguyễn Ư Dĩ. Riêng lễ vật cúng chỉ được làm đồ chay. Hiện
nay, tượng được đặt trong một am thờ nhỏ, xây kín 3 phía,
nhưng vì tượng nằm ở một vị trí khá “lý tưởng” cho kẻ gian
nên dù người dân thôn Trà Liên Tây đã hết sức cảnh giác
nhưng khó có thể bảo đảm pho tượng sẽ không lại bị xâm

hại, lấy cắp. Một nơi đặt tượng xứng tầm và an ninh hơn là
điều mà người dân địa phương mong mỏi chính quyền, ngành
văn hóa tỉnh Quảng Trị quan tâm.

×