Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

tiểu luận kinh tế lượng ảnh hưởng của các nhân tố đến thời gian làm thêm của sinh viên trên địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.15 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
*********************

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG
ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN THỜI GIAN LÀM THÊM
CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Giảng viên hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thúy Quỳnh
Lớp tín chỉ: KTE309(2-1718).3_LT
Nhóm sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Trang

1611120111

Ngơ Thị Hương

1613320038

Lê Thị Chúc

1611120022

Trần Thị Ngọc Anh

1613320009

Hà Nội, tháng 6 năm 2018

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG THỜI GIAN
LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN..................................................................................6
1.

Khái niệm về việc làm thêm (partime)..............................................................6

2.

Cơ sở những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian làm thêm của sinh viên..............6

3.

Tổng quan tình hình các nghiên cứu có liên quan đến đề tài.............................8

4.

Giả thuyết nghiên cứu của đề tài.....................................................................11

Chương II: XÂY DỰNG MƠ HÌNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI
THỜI GIAN LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI.............12
1.

Xác định phương pháp nghiên cứu..................................................................12

2.

Xây dựng mơ hình...........................................................................................12


3.

Mơ tả số liệu của mơ hình...............................................................................13

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG, KIỂM ĐỊNH SỰ PHÙ HỢP CỦA MƠ
HÌNH VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ..........................................................................16
1.

Mơ hình ước lượng..........................................................................................16

2.

Kiểm định, khắc phục các khuyết tật của mơ hình..........................................17

3.

Kiểm định các hệ số hồi quy...........................................................................21

KẾT LUẬN.................................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................25
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 26

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong vịng hơn 30 năm nay, Việt Nam không ngừng nỗ lực cải cách, đưa ra những

chính sách nhằm tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế. Nền kinh tế được hội nhập và
cải tiến thì ln đồng nghĩa với hệ thống giáo dục, con người cũng văn minh hơn, năng
động hơn, sẵn sàng tiếp thu kiến thức và văn hóa mới. Ở bất cứ quốc gia nào, thời đại nào,
vấn đề tăng trưởng về kinh tế ln gắn bó mật thiết với sự quan tâm và phát triển nguồn
lực lao động. Từ năm 2013, khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được mở ra, nước ta
càng xác định rõ hơn mục tiêu và động lực đổi mới và nâng cao chất lượng kinh tế, chất
lượng con người. Nguồn lực lao động trẻ luôn được đặt lên hàng đầu trong các đề án, kế
hoạch và hoạt động nghiên cứu kinh tế của chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp. Biểu hiện
rõ rệt nhất về sự quan tâm đến nguồn lực trẻ là khi sinh viên các trường đại học, cao đẳng,
trung cấp của nước ta ngày càng năng động và linh hoạt, số lượng sinh viên quan tâm và
đi làm thêm ngày càng tăng lên theo từng năm. Đây là dấu hiệu rất tốt để nước ta có thể
phát huy tối đa được hiệu quả nguồn lao động, trẻ hóa lao động, đồng thời mở ra tương lai
đón nhận thế hệ lao động có kinh nghiệm, có chất lượng. Thị trường lao động của nước ta
ngày càng được mở rộng và đa dạng, bên cạnh đó có thể dễ thấy các doanh nghiệp, cơ sở,
tổ chức,… cũng dần nới lỏng tiêu chí và mở ra cơ hội, tạo điều kiện cho sinh viên làm
thêm để phát huy tối đa tiềm năng cung ứng lao động ở thị trường. Hoạt động tư vấn, hỗ
trợ làm thêm cho sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng cũng luôn được các bạn sinh
viên quan tâm và theo dõi. Việc chủ động tìm kiếm những công việc bán thời gian, việc
làm thêm cũng ngày càng phổ biến hơn đối với các bạn sinh viên.
Vậy điều gì tác động đến quyết định đi làm thêm của sinh viên? Một trong những
vấn đề xung quanh chủ đề này là những yếu tố nào tác động đến thời gian làm thêm của
sinh viên? Để giải quyết vấn đề này, vận dụng những kiến thức tích lũy được trong mơn
học Kinh tế lượng, nhóm chúng em lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của các
nhân tố đến thời gian làm thêm của sinh viên trên địa bàn Hà Nội”.
3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2. Mục tiêu nghiên cứu



Mục tiêu chung: Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến thời gian làm thêm

của sinh viên trên địa bàn Hà Nội.



Mục tiêu cụ thể:
 Hệ thống các cơ sở lý thuyết và thực nghiệm nghiên cứu về các tác động từ các
nhân tố.
 Từ số liệu tìm được của các nhân tố, ước lượng mơ hình hồi quy và phân tích ảnh
hưởng của các biến. Kiểm định và khắc phục các khuyết tật của mơ hình ước
lượng.
 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả làm thêm của sinh viên.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian làm thêm của sinh

viên.


Phạm vi nghiên cứu:
 Về nội dung: đánh giá và lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thời
gian làm thêm của sinh viên thông qua các số liệu khảo sát, chỉ số, mơ hình phân
tích cụ thể
 Về thời gian: năm 2018
 Về không gian: hoạt động làm thêm của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội.


4. Phương pháp nghiên cứu:
 Nhóm đã triển khai khảo sát bằng mẫu hỏi trên hơn 200 bạn sinh viên trên địa bàn
Hà Nội và thu được 153 quan sát hợp lệ.
 Sử dụng phần mềm Gretl phân tích hồi quy.
5. Những hạn chế và khó khăn khi thực hiện
Đối với đề tài về vấn đề làm thêm của sinh viên, có rất nhiều yếu tố cả khách quan
và chủ quan tác động. Trong đó, các nhân tố có thể là định lượng và định tính. Tuy nhiên,
để khách quan và có thể xây dựng trên mơ hình, chúng em chọn ra 4 nhân tố định lượng
ảnh hưởng đến thời gian làm thêm của sinh viên và đưa ra các kết quả nghiên cứu dữ liệu
từ 4 yếu tố này.
4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đối với việc xây dựng mơ hình và làm các tính tốn, chúng em cịn thiếu sót và hạn
chế về kỹ năng, kiến thức nên kết quả nghiên cứu có thể chưa triệt để. Quá trình làm khảo
sát, phần lớn các kết quả khảo sát thu được là ở đại học Ngoại thương và một vài trường
đại học khác trên địa bàn Hà Nội, vậy nên số liệu khảo sát chưa nhiều và thiếu khách
quan.
6. Bố cục tiểu luận
Ngoài lời mở đầu và tài liệu tham khảo thì bố cục tiểu luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian làm thêm của sinh viên
trên địa bàn Hà Nội.
Chương 2: Xây dựng mơ hình hồi quy về các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian làm thêm
của sinh viên trên địa bàn Hà Nội.
Chương 3: Kết quả ước lượng, kiểm định sự phù hợp của mơ hình và suy diễn thống kê
Chúng em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn của giảng viên.
Trong quá trình nghiên cứu, do kiến thức và kỹ thuật xử lý dữ liệu còn hạn chế nên bài

tiểu luận của chúng em khơng tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Vậy chúng em
kính mong nhận được sự góp ý q báu của cô!

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG THỜI GIAN LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN
1.

Khái niệm về việc làm thêm (partime)

Với quan niệm “Việc làm thêm”, sau khi thu thập được những thông tin thứ cấp, chúng
em xin nêu ra một vài khái niệm sau đây:


Việc làm thêm đối với sinh viên có nghĩa là sự tham gia làm việc ngay khi vẫn

còn đang học ở trường tại các tổ chức, công ty, đơn vị hoặc hộ gia đình với mục đích
nhằm có thêm thu nhập để phục vụ chi tiêu hoặc với mục tiêu học hỏi là chính, tích
lũy những kinh nghiệm quý báu cho bản thân, cọ sát hơn với cuộc sống.


Hoặc việc làm thêm chỉ đơn giản là việc các bạn sinh viên chủ động tham gia các

hoạt động xã hội hoặc tổ chức trong và ngồi nước với thời gian khơng bị gị bó,
khơng phải lúc nào cũng có mặt tại nơi làm việc. Đây cũng chính là ưu điểm lớn nhất
của cơng việc partime rất phù hợp với sinh viên.



Theo luật pháp thì việc làm thêm (hay cịn gọi là partime) là một dạng lao động

được thực hiện vài giờ trên tuần ít hơn so với hợp đồng làm việc toàn thời gian. Người
làm việc có sự thay đổi nhưng vẫn đảm bảo theo yêu cầu hết việc và trong suốt mỗi
năm. Sự thay đổi thường có tính chất xoay vịng. Người lao động được xem như người
làm việc bán thời gian nên họ thường làm việc ít hơn 30 hay 35 giờ hàng tuần (ILO Tổ chức lao động quốc tế).
Trên đây là một số quan điểm về việc làm thêm và việc làm thêm đối với sinh viên, từ
đó, có thể rút ra quan niệm chung về việc làm thêm như sau: “Việc làm thêm đối với
sinh viên có nghĩa là sự tham gia làm việc ngay khi vẫn đang học ở trường tại các
công ty, tổ chức, các đơn vị với thời gian linh hoạt và chủ động mà không bị pháp luật
ngăn cấm, không làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập… nhằm mục đích có thêm
thu nhập hoặc học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm, có cơ hội cọ sát hơn trong cuộc sống”
2.

Cơ sở những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian làm thêm của sinh viên

2.1.

Thời gian học ở trường
6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Hiện nay vừa đi học vừa đi làm bán thời gian là hiện tượng rất phổ biến đối với các bạn
sinh viên. Từ thực tế đó thời gian đi học trên lớp có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đi
làm thêm và thời gian đi làm thêm của mỗi người. Nếu một sinh viên dành nhiều thời gian
đi làm thêm hơn thì thời gian học ở trên lớp sẽ ít đi. Điều này thể hiện mối tương quan

nghịch giữa thời gian đi học và thời gian đi làm.
2.2.

Lương tháng của sinh viên

Tùy vào tính chất của mỗi cơng việc mà tiền lương kiếm được từ việc làm thêm sẽ có
những mức độ khác nhau. Chẳng hạn như đối với những bạn sinh viên đi làm phục vụ ở
các quán cà phê, nhà hàng, khách sạn,… thì mức lương dao động trong khoảng 16-20
nghìn đồng/giờ và số tiền kiếm được sẽ phụ thuộc vào số tiếng mà bạn đi làm trong tháng.
Tuy nhiên cũng có những cơng việc mang tính chất văn phịng, hành chính, sinh viên chỉ
cần làm một khoảng thời gian cố định trong tuần, ví dụ như 20h/tuần và nhận được một
khoảng tiền lương cố định dao động từ 1.5-2.5 triệu đồng/tháng. Trong trường hợp này thì
tiền lương và thời gian đi làm là cố định.
Với số tiền kiếm được, các bạn sinh viên sẽ dùng số tiền đó để trang trải một phần chi phí
sinh hoạt cũng như tiền học phí. Đối với những người có mức chi tiêu nhiều hơn thì họ sẽ
có động lực kiếm nhiều tiền hơn, từ đó gia tăng thời gian đi làm việc hơn. Như vậy, số
tiền mà bạn kiếm được hàng tháng sẽ có ảnh hưởng thuận chiều với thời gian đi làm.
2.3.

Trợ cấp của bố mẹ

Từ học sinh trở thành sinh viên, là một quá trình "trưởng thành" của mỗi người, từ một
người ở gia đình ln được chăm sóc, khơng cần lo lắng điều gì, trở thành sinh viên, bắt
đầu phải tự lập, phải lo lắng chi tiêu trong cuộc sống. Thực tế cho thấy, phần lớn các bạn
sinh viên đều tự tìm cho mình một cơng việc làm thêm để tăng thu nhập, bởi không phải
ai cũng được sinh ra và lớn lên trong một gia đình khá giả, có thể trợ cấp tồn bộ chi phí
học tập và sinh hoạt hàng tháng. Tuy nhiên, nếu chỉ đi là khoảng 3-4 giờ/ngày, thì
tiềnlương làm thêm của sinh viên hiện nay chỉ đủ để trang trải 1 phần chi phí sinh hoạt
hàng tháng, khơng thể đủ trả học phí hay tiền nhà. Nếu muốn thu nhập cao hơn, các bạn
7


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


sinh viên phải đi làm nhiều hơn. Có thể dễ dàng nhận thấy, số tiền trợ cấp từ gia đình
tương quan nghịch với thời gian đi làm thêm của sinh viên. Nếu gia đình có điều kiện chu
cấp đầy đủ, sinh viên khơng cần đi làm thêm vẫn có đủ tiền để chi tiêu hàng tháng. Nếu
gia đình chỉ chu cấp một phần, sinh viên phải đi làm thêm để tự trang trải phần còn lại và
đương nhiên, phần hỗ trợ từ gia đình càng nhỏ, gánh nặng chi tiêu trên vai sinh viên càng
lớn, thời gian đi làm thêm nhiều hơn và ngược lại, phần hỗ trợ từ gia đình càng lớn, sinh
viên càng có thêm thời gian nghỉ ngơi và học tập, thời gian đi làm thêm sẽ ít hơn. Đối với
những sinh viên khơng có sự hỗ trợ từ gia đình, để kiếm đủ tiền sinh hoạt và đóng học
phí, họ phải đi làm với cường độ cao và gần như khơng có thời gian nghỉ ngơi. Từ đó, có
thể khẳng định, khoản hỗ trợ từ gia đình ảnh hưởng trực tiếp và đối nghịch với thời gian
làm thêm của sinh viên.
2.4.

Chi tiêu của sinh viên

Hiện nay, hàng ngàn sinh viên phải đối mặt với vô số các vấn đề nan giải, đó là những nỗi
lo về giá cả sinh hoạt đang ngày càng leo thang, tăng giá, nỗi lo tăng học phí mỗi kì học,
và rất nhiều các khoản chi phí khơng tên khác phát sinh hàng tháng. Đã có một số lượng
lớn sinh viên khi chỉ mới bước chân vào môi trường đại học đã phải hối hả ra ngồi kiếm
việc để có thể chi trả được chi tiêu hàng tháng của mình. Khi chi phí càng đắt đỏ và
khơng ngừng tăng lên theo từng năm thì chi tiêu của sinh viên hàng tháng sẽ tăng lên, và
một điều tất yếu là họ sẽ phải tăng cường làm việc, tăng cường thời gian đi làm thêm để
có thêm các khoản tiền. Nói tóm lại, giữa chi tiêu của sinh viên hàng tháng có mối tương
quan thuận với thời gian làm thêm của sinh viên.
3.


Tổng quan tình hình các nghiên cứu có liên quan đến đề tài

3.1.

Các nghiên cứu ở ngoài nước
Ở các quốc gia phát triển, nghiên cứu về thị trường lao động nói chung và hoạt động

làm thêm của sinh viên đã bắt đầu từ rất sớm. Các nghiên cứu có liên quan đến vấn đề
làm thêm được phát triển thành đề tài cấp quốc gia và cấp quốc tế từ năm 1991 ở Thụy
Điển (Part-time work in Sweden: Trends and Equity effects). Đề cập và có liên quan đến
8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


vấn đề làm thêm của sinh viên, các đề tài, chủ đề nghiên cứu có thể là hiệu quả học tập
của sinh viên (Studies in Higher education – 1995/Bosworth & Wilson), học phí và các
chi tiêu của sinh viên trong quá trình học đại học (Guardian Education – 2000/ Hodgson
& Spoirs), chuyên ngành và nhu cầu đối với thị trường lao động, các nghiên cứu đối với
việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp.
Từ các nghiên cứu của đa số các quốc gia ở Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc,… các yếu
tố tác động đến quyết định, hiệu quả, thời gian làm thêm của sinh viên chủ yếu là nhóm:
GPA, chi tiêu cá nhân, kinh nghiệm, thu nhập cá nhân (trợ cấp từ gia đình), thời gian học
tập ở trường,… Hầu hết, các nhà nghiên cứu, các nhóm tác giả đã sử dụng mơ hình phân
tích hồi quy trong kinh tế lượng, để ước lượng và đưa ra mức độ tác động của từng yếu tố.
Dưới đây là bảng khái quát các nghiên cứu với đề tài có liên quan đến những yếu tố
tác động đến thời gian làm thêm của sinh viên
Tác giả
Ceire


Đề tài

Nội dung liên quan

Rochford, Paid part-time employment Nhóm tác giả đã tổng hợp từ các

Michael

and academic performance khảo sát trước đó để đưa ra các yếu

Connolly,

of underfraduate nursing tố là lý do sinh viên đi làm thêm: sự

Jonathan Drennan students

khó khăn về tài chính của gia đình,
khó khăn của cá nhân trong việc

(2009)

trang trải sinh hoạt cá nhân, kinh
nghiệm tích lũy được trong q trình
đi làm thêm.

Yueh Chiu Wang
Chih Jou Chen
(2017)

College students part-time Từ kết quả khảo sát của Taipei

jobs:
challenges
careers

Factors

and Times (2015) cho thấy hơn 90% sinh

for

future viên, học sinh đi làm thêm, trong đó,
nhóm tác giả đã nhận định và phân
tích 4 yếu tố ảnh hưởng đến công
việc làm thêm của sinh viên: chi tiêu
9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trong sinh hoạt, tiết kiệm, kinh
nghiệm và tài chính của gia đình.
Claire Callender
Rebecca Hopkin
David Wilkinson

Part-time students career Nghiên cứu đối với sinh viên ở Anh,
decision-making and career nhóm tác giả đã tập trung vào các
development of part-time yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm
higher education students


thêm và định hướng nghề nghiệp
tương lai: Kết quả học tập (GPA),

(2010)

kinh nghiệm bản thân, mối quan hệ,
môi trường làm việc và trách nhiệm
cá nhân trong công việc.
Asad

Afzal Factors affecting part-time Nghiên cứu về hiệu suất của sinh

Humayon, Shoaib students
Raza,
Ain

Noor

performance

Ul Pakistan

Ansari,

Misbah Haque

ra 3 yếu tố tác động chính: động lực
và mục tiêu học tập, áp lực và quản
lý thời gian; ngồi ra cịn có giới
tính, độ tuổi, ngành học.


(2018)

3.2.

in viên làm thêm, nhóm tác giả đã đưa

Các nghiên cứu trong nước
Ở trong nước, đề tài này cũng đã được đưa ra nghiên cứu để đưa ra những kết luận

tổng quan và những giải pháp đối với sinh viên. Dưới đây kết quả nghiên cứu nổi bật:
“ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học
Cần Thơ” – Vương Quốc Duy, Trương Thị Thúy Hằng, Nguyễn Hồng Diễm, Lê Long
Hậu, Nguyễn Văn Thép, Ong Quốc Cường (2015): Sử dụng phương pháp phân tích hồi
quy bằng mơ hình kinh tế lượng Probit và xác định mức độ ảnh hưởng của 9 yếu tố ảnh
hưởng: Giới tính, khoa, năm đang học, nơi cư trú, thu nhập, chi tiêu, thời gian rảnh, kinh
nghiệm – kỹ năng sống và kết quả học tập.
10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu đi trước có cùng đề tài, nhóm nghiên cứu xin
được đề xuất mơ hình nghiên cứu và một số các giả thuyết nghiên cứu của đề tài “Ảnh
hưởng của các nhân tố đến thời gian làm thêm của sinh viên trên địa bàn Hà Nội”.
4. Giả thuyết nghiên cứu của đề tài
 Giả thuyết H1: Thời gian học ở trường có tương quan nghịch với thời gian đi làm
thêm của sinh viên.
 Giả thuyết H2: Tiền lương kiếm được từ việc làm thêm có ảnh hưởng thuận chiều
đối với thời gian đi làm cơng việc làm thêm đó.

 Giả thuyết H3: Tiền trợ cấp của bố mẹ hàng tháng có tương quan nghịch với thời
gian đi làm thêm của sinh viên.
 Giả thuyết H4: Chi tiêu hàng tháng của sinh viên có tương quan thuận với thời gian
đi làm thêm của sinh viên.

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chương II: XÂY DỰNG MƠ HÌNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC
NHÂN TỐ TỚI THỜI GIAN LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRÊN
ĐỊA BÀN HÀ NỘI
1. Xác định phương pháp nghiên cứu
1.1.

Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu đã thu thập thuộc dạng thông tin sơ cấp, dạng số liệu chéo, thể hiện thông tin

về một hay nhiều yếu tố được thu thập tại cùng một thời điểm ở các địa điểm khác nhau .
Số liệu được thu thập từ bảng khảo sát online với sự tham gia của 200 sinh viên của các
trường Đại học trên địa bàn Hà Nội.
1.2.

Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Excel và Gretl để xử lý sơ lược số liệu và tính ma trận tương

quan giữa các biến.
1.3.


Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu
Chạy phần mềm Gretl hồi quy mơ hình bằng phương pháp bình phương tối thiểu

thơng thường (OLS) để ước lượng ra tham số của các mơ hình hồi quy đa biến.
Từ phần mềm Gretl ta dễ dàng:


Dùng Correlation matrix để tìm ma trận tương quan giữa các biến.



Xét nhân tử phóng đại phương sai VIF nhận biết khuyết tật đa cộng tuyến.



Dùng kiểm định White để kiểm định khuyết tật phương sai sai số thay đổi

và Robust Standard Errors hồi quy mơ hình theo phương pháp sai số tiêu chuẩn mạnh.


Kiểm định Ramsey’s RESET để kiểm định dạng đúng của mô hình.



Kiểm định Jacque – Bera để kiểm định phân phối khơng chuẩn của Ui.

2. Xây dựng mơ hình
2.1.

Mơ hình hồi quy tổng quát

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Để kiểm tra ảnh hưởng các biến độc lập đến biến phụ thuộc, tiểu luận vận dụng cơ sở lý
thuyết và đề xuất dạng mơ hình tốn nghiên cứu như sau:


Mơ hình hồi quy tổng thể ngẫu nhiên:

(PRF)TG LAM =β 1+ β2 TG HOC + β 3 LUONG + β 4 TROCAP + β 5 CHI TIEU +ui
Trong đó: ui là sai số ngẫu nhiên.


Mơ hình hồi quy mẫu ngẫu nhiên:

(SRF) TG LAM = ^β 1+ ^β2 TG HOC + ^β 3 LUONG + ^β 4 TROCAP + β^ 5 CHI TIEU +e i
Trong đó: ei là phần dư.
2.2.

Giải thích các biến

STT

Ký hiệu biến

Nội dung

Đơn vị


1

TG_LAM

Thời gian làm thêm

giờ/tuần

2

TG_HOC

Thời gian học ở trường

giờ/tuần



3

LUONG

Lương tháng của sinh viên

triệu VNĐ/ tháng

+

4


TRO_CAP

Trợ cấp của bố mẹ

triệu VNĐ/ tháng



5

CHI_TIEU

Chi tiêu của sinh viên

triệu VNĐ/ tháng

+

-

Biến phụ thuộc: TG_LAM

-

Biến độc lập: TG_HOC, LUONG, TRO_CAP, CHI_TIEU.

Dấu kỳ vọng

3. Mơ tả số liệu của mơ hình

3.1.

Nguồn dữ liệu đã sử dụng
Bảng dữ liệu được tổng hợp thuộc bảng Phụ lục. Dữ liệu của nghiên cứu, tất cả

gồm có 5 biến (1 biến phụ thuộc và 4 biến độc lập) được thu thập từ bảng khảo sát online
với sự tham gia của 200 sinh viên của các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội. Sinh viên

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


được chọn khảo sát là ngẫu nhiên nên có thể đảm bảo yêu cầu phản ánh được tổng quan
tình hình của sinh viên các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội nói chung.
3.2.

Mơ tả thống kê

Mơ tả thống kê số liệu
Dữ liệu

Trung bình

Trung vị

Nhỏ nhất

Lớn nhất


TG_LAM

17.641

15

0

50

TG_HOC

21.719

20

4

50

LUONG

1838.6

1800

0

6000


TRO_CAP

2072.5

2000

0

6000

CHI_TIEU

2442.2

2400

500

5000

3.3.

Ma trận tương quan giữa các biến

TG_LAM

TG_HOC

LUONG


TRO_CAP

CHI_TIEU

1.0000

-0.6213

0.5699

-0.5004

0.5369

TG_LAM

1.0000

-0.4314

0.4054

-0.3512

TG_HOC

1.0000

-0.3942


0.5189

LUONG

1.0000

-0.1080

TRO_CAP

1.0000

CHI_TIEU

Dựa vào ma trận hệ số tương quan giữa các biến ta thấy:


R(TG_LAM,TG_HOC)= -0.6213



Sự tương quan đối cao.



Hệ số này âm, điều này cho thấy mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa thời gian làm

thêm của sinh viên với thời gian học ở trường của sinh viên.



r(TG_LAM, LUONG)= 0.5699



Sự tương quan tương đối cao.
14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add




Hệ số này dương, điều này cho thấy mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa thời gian

làm thêm của sinh viên với lương tháng của sinh viên khi đi làm thêm.


r(TG_LAM,TRO_CAP)= -0.5004



Sự tương quan tương đối cao.



Hệ số này âm, điều này cho thấy mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa thời gian làm

thêm của sinh viên với trợ cấp của bố mẹ hàng tháng.



r(TG_LAM, CHI_TIEU)= 0.5369



Sự tương quan tương đối cao.



Hệ số này dương, điều này cho thấy mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa thời gian

làm thêm của sinh viên với chi tiêu hàng tháng của sinh viên.
Ngoài ra, ta lại thấy hệ số tương quan giữa các biến độc lập có r < 0,8 nên bước
đầu đánh giá mơ hình hồi quy khơng xảy ra đa cộng tuyến.

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG III: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG, KIỂM ĐỊNH SỰ PHÙ
HỢP CỦA MƠ HÌNH VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ
1.

Mơ hình ước lượng
Sử dụng phần mềm Gretl, hồi quy mơ hình bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất

OLS (dựa trên hình 1 phần phụ lục), thu được kết quả sau:
Phương pháp bình quân tối thiểu OLS, sử dụng quan sát 1-153 (n = 153)
Biến phụ thuộc: TG_LAM
Hệ số hồi quy


Sai số chuẩn

Thống kê t

p-value

20.3202

3.21312

6.324

2.85e-09

TG_HOC

-0.481490

0.0882722

-5.455

2.01e-07

LUONG

0.00190396

0.000803028


2.371

0.0190

TRO_CAP

-0.00260449

0.000583579

-4.463

1.59e-05

CHI_TIEU

0.00396157

0.000810091

4.890

2.60e-06

Const

Giá trị trung bình

17.64052


mẫu của biến phụ

Sai số chuẩn của

11.21595

biến phụ thuộc

thuộc
Tổng bình phương

7671.030

phần dư RSS
Hệ số xác định R2

Sai số chuẩn của

7.199395

phần dư
0.598821

Hệ số xác định hiệu

0.587979

chỉnh R2
F (4,148)


55.22822

P-value (F)

2.01e-28
16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.

Kiểm định, khắc phục các khuyết tật của mơ hình

2.1.

Bỏ sót biến

 Sử dụng kiểm định RESET của Ramsey
TG LAMi1
 Hồi quy biến TG_LAMi theo các biến độc lập ta thu được ^
2
TG LAMi
 Sau đó hồi quy Yi theo các biến độc lập trong mơ hình ban đầu và ^
3
^
TG LAMi

 Kiểm định

 Cặp giả thuyết

{

3
^
H0 :^
TG LAMi2 và TG
LAMi đồngthời bằng 0
^ 3 không đồng thời bằng 0
H1: ^
TG LAMi2 và TG
LAM i

 Sử dụng kiểm định RESET của Ramsey trong phần mềm Gretl (Hình 3 phần
phụ lục), từ đó ta có kết quả:
F = 3.942947 với p-value(F) = 0.0215
Vì p-value(F) > α = 0.01 => Chấp nhận giả thuyết H0
Nhận xét: Mơ hình khơng bỏ sót biến
2.2.

Đa cộng tuyến
 Cặp giả thuyết

{

H 0 : Mơ hìnhkhơng mắc khuyết tật đa cộng tuyến
H 1 : Mơ hình mắc khuyết tậđa cộng tuyến

 Kiểm định bằng phương pháp nhân tử phóng đại phương sai VIF, sử dụng phần

mềm Gretl (Hình 4 phần phụ lục). Từ đó ta có kết quả:
VIF (TG_HOC) = 1.398 < 10
VIF (LUONG) = 1.682 < 10
VIF (TRO_CAP) = 1.331 < 10
VIF (CHI_TIEU) = 1.454 < 10
17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


 Đa cộng tuyến xảy ra với mức độ thấp nên có thể bỏ qua. Vậy ta có thể kết luận
là mơ hình hồi quy này khơng mắc khuyết tật đa cộng tuyến.
2.3.

Phương sai sai số thay đổi
 Sử dụng phương pháp kiểm định White

Ước lượng mơ hình hồi quy:

e i2=α 1+ α 2 . TGHOC+ α 3 . LUONG+α 4 . TROCAP+ α 5 .CHITIEU +α 6 . TGHOC 2 +α 7 . LUONG 2+ α 8 . TROCAP2 +

Phương pháp ước lượng OLS, với mức ý nghĩa α =¿1%
 Đặt giả thiết:

{

H 0 :α 1=α 2=…=α 15=0 → Phương sai sai số đồng nhất
2

2


2

2

H 1 :α 1 +α 2+ …+α 14+ α 15 ≠0 → Phương sai sai số thay đổi

 Sử dụng kiểm định White ( squares only) ta được bảng dữ liệu như hình 5 phần
phụ lục, ta có nhận xét:
2

¿2

2

2

2

X qs =n R =32.336017 ; X 0.01=29.14 X qs > X 0.01

p-value (X 2qs) = 0.000081 → p-value (X 2qs) < α
 Nhận xét: Như vậy với mức ý nghĩa α =1 %, ta bác bỏ H0 hay mơ hình hồi quy
có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
 Hậu quả: Mơ hình cho ra các ước lượng tham số vẫn là các ước lượng không
chệch nhưng không phải là các ước lượng tốt nhất, khơng có phương sai sai số
nhỏ nhất từ đó dẫn đến các dự báo khơng cịn hiệu quả nữa. Việc phương sai
của các tham số khơng cịn là nhỏ dẫn đến các kiểm định T và kiểm định F
dùng để kiểm định sự phù hợp của mơ hình khơng cịn đáng tin cậy.
 Cách khắc phục/hạn chế:

Mơ hình tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi vẫn cho các hệ số ước lượng tin
cậy nhưng các sai số chuẩn của hệ số khơng cịn là nhỏ nhất. Kéo theo các sai số
chuẩn này là các giá trị thống kê t ( được tính bằng tỷ số của hệ số ước lượng và sai số
chuẩn tương ứng) giảm hoặc mất đi ý nghĩa thống kê.
18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Với cỡ mẫu đủ lớn (n = 153), dùng phương pháp sai số chuẩn mạnh Robust
Standard Errors sẽ phù hợp để hạn chế ảnh hưởng của phương sai sai số thay đổi khi
hồi quy mơ hình.
Sau khi hồi quy mơ hình bằng phương pháp sai số chuẩn mạnh, sai số chuẩn của
ước lượng các hệ số là thay đổi. Ta được kết quả (dựa trên hình 6 phần phụ lục) như
sau:
Hệ số hồi quy

Sai số chuẩn

Thống kê t

p-value

20.3202

4.62497

4.394

2.11e-05


TG_HOC

-0.481490

0.101453

-4.746

4.85e-06

LUONG

0.00190396

0.00100159

1.901

0.0593

TRO_CAP

-0.00260449

0.000620192

-4.199

4.60e-05


CHI_TIEU

0.00396157

0.00103363

3.833

0.0002

Const

Giá trị trung bình
của biến phụ

17.64052

thuộc
Sum squared resid

7671.030

Hệ số xác định R2

0.598821

F(4, 148)

49.19821


Sai số chuẩn của
biến phụ thuộc
Sai số chuẩn của
phần dư
Hệ số xác định
hiệu chỉnh R2
P-value(F)

11.21595

7.199395

0.587979
2.86e-26

Từ kết quả ước lượng trên, ta thu được hàm hồi quy mẫu sau:
TG LAM =20.320 – 0.481490∗TG HOC +0.00190396∗LUONG – 0.00260449∗TROCAP +0.0396157∗CHI TIEU +e i

Trong đó: ei là phần dư
Với việc hồi quy mơ hình bằng phương pháp sai số chuẩn mạnh, ta có thể hạn chế ảnh
hưởng của phương sai sai số thay đổi.
19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.4.

Kiểm định tự tương quan

Do bộ số liệu thu được là dữ liệu chéo, hiện tượng tự tương quan chỉ thường xuất

hiện trong bộ số liệu chuỗi thời gian. Nên trong mơ hình này khơng có hiện tượng tự
tương quan.
Như vậy với mức ý nghĩa α =1 %, ta chấp nhận mơ hình hồi quy khơng có hiện
tượng tự tương quan.
2.5.

Phân phối chuẩn của nhiễu

 Sử dụng kiểm định Jacque – Bera
Hồi quy mơ hình gốc theo OLS, xác định các phần dư ei.
Sau đó xác định độ nghiêng và độ nhọn trong phân phối của các phần dư.
 Cặp giả thuyết :

{

H 0 :Sai số có phân phốichuẩn
H 1 : Sai số khơng có phân phối chuẩn

 Tính trị thống kê : JB=

n 2 1
S + ( K−3 )2
6
4

(

)


 Sử dụng phần mềm Gretl ta có biểu đồ như phụ lục số 7 và bảng phụ lục số 8. Dựa
vào kết quả bảng phụ lục ta có nhận xét :
- Biểu đồ có dạng hình chng đối xứng với tần số cao nhất ở chính giữa và các tần số
thấp dần ở hai bên.
JB = 2.440 với p-value(JB) = 0.1390
Suy ra: p-value(JB) >α => Chấn nhận giả thuyết H0
Nhận xét: Như vậy, với mức ý nghĩa α =1 %, ta chấp nhận giả thuyết H0 hay sai số có
phân phối chuẩn.

20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3.

Kiểm định các hệ số hồi quy

3.1.

Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy
 Kiểm định hệ số β1:

{

H 0 : β 1=0 (H : Hệ số khơng có ý nghĩa thốngkê )
0
H 1 : β1≠ 0


P-value = 2.11e-05 < 0.01 => Bác bỏ H0, chấp nhận H1 tức là hệ số chặn có ý nghĩa
thống kê.
Vậy với mức ý nghĩa 1% thì hệ số chặn β 1 có ý nghĩa thống kê.
 Kiểm định hệ số β2:

{

H 0 : β 2=0 (H : hệ số khơng có ý nghĩa thống kê )
0
H 1 : β2≠ 0

P-value = 4.85e-06 < 0.01 => bác bỏ H0, chấp nhận H1, tức là hệ số β2 có ý nghĩa
thống kê.
Vậy mức ý nghĩa 1% thì hệ số hồi quy ứng với biến TG_HOC có ý nghĩa thống kê.
 Kiểm định hệ số β3:

{

H 0 : β 3=0
(H 0 : hệ số khơng có ý nghĩa thống kê )
H 1 : β3≠ 0

P-value = 0.0593 > 0.01 => khơng có cơ sở bác bỏ H0, tức là hệ số β3 khơng có ý
nghĩa thống kê.
Vậy với mức ý nghĩa 1% thì hệ số hồi quy ứng với biến LUONG khơng có ý nghĩa
thống kê.
 Kiểm định hệ số β4:

{


H 0 : β 4 =0 (H :hệ số khơng có ý nghĩa thống kê)
0
H 1 : β4 ≠ 0

P-value = 4.60e-05 < 0.01 => Bác bỏ H0, chấp nhận H1 tức là hệ số β4 có ý nghĩa
thống kê.
21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Vậy với mức ý nghĩa 1% thì hệ số hồi quy ứng với biến TRO_CAP có ý nghĩa
thống kê.
 Kiểm định hệ số β5:

{

H 0 : β 5=0
(H 0 : hệ số khơng có ý nghĩa thống kê )
H 1 : β5≠ 0

P-value = 0.0002 < 0.01 => bác bỏ H0, chấp nhận H1, tức là hệ số β5 có ý nghĩa
thống kê.
Nhận xét: Vậy với mức ý nghĩa 1% thì hệ số hồi quy ứng với biến CHI_TIEU có ý nghĩa
thống kê.
3.2.

Kiểm định sự phù hợp của mơ hình hồi quy (với mức ý nghĩa α =¿ 1%)
Mơ hình hồi quy:


TG LAM =20.320 – 0.481490∗TG HOC +0.00190396∗LUONG – 0.00260449∗TROCAP +0.0396157∗CHI TIEU +e i

 R2 = 0.598821 = 59.8821 %
Ý nghĩa: Các biến độc lập giải thích được 59.8821 % tổng biến động trong giá trị
của biến phụ thuộc.
 Kiểm định:
Cặp giả thuyết:
H0 : β2 = β3 = β4 = β5 =0
R2
k−1
s
=54.855
H 1 : β22 + β32 + β42 + β52 ≠ 0 F =
2
1−R
n−k

p_value (Fs) = 2.86e-26 < α =¿ bác bỏ H0, chấp nhận H1, tức là mô hình hồi quy có phù
hợp với bộ số liệu mẫu.
Nhận xét: Vậy với mức ý nghĩa 1% thì mơ hình hồi quy trên phù hợp với số liệu.

22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


KẾT LUẬN
Kết quả mơ hình Gretl thu được cho thấy biến thời gian học trên trường và tiền trợ cấp
của bố mẹ hàng tháng có tác động ngược chiều lên thời gian đi làm thêm, biến chi tiêu có
ảnh hưởng thuận chiều đến thời gian làm thêm của sinh viên. Kết quả này hoàn toàn phù

hợp với lý thuyết cũng như những nghiên cứu thực nghiệm trước đây ở trong nước và
ngồi nước. Ngoại trừ có biến tiền lương thì tất cả các biến cịn lại đều có ý nghĩa thống
kê với độ tin cậy 99%. Từ đó cũng cho thấy rằng, tiền lương không ảnh hưởng đến thời
gian đi làm thêm của sinh viên, hay nói cách khác, tiền lương chưa hẳn là một trong
những động lực để sinh viên dành nhiều thời gian để tập trung vào đó. Thay vì lý do đó,
khơng những sinh viên đi làm thêm để có thêm một phần thu nhập giúp đỡ cho gia đình
mà cịn tạo cơ hội cho bản thân được va chạm, cọ xát với môi trường làm việc sau này, từ
đó có những kinh nghiệm tích lũy cho bản thân để chuẩn bị cho hành trang tương lai.
Cũng từ nghiên cứu nhỏ này, chúng em xin đưa ra một số lưu ý rút ra đối với các bạn sinh
viên khi sử dụng thời gian của mình để đi làm thêm:
 Sinh viên cần phải cân đối được thời gian đi học trên trường và thời gian đi làm
thêm vì hai biến này có tác động nghịch chiều với nhau. Nếu bạn dành quá nhiều thời
gian để đi làm thì lượng thời gian dành cho học tập sẽ ít đi, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng
đến kết quả học tập cũng như tương lai sau này.
 Cân nhắc xem liệu có nên đi làm thêm hay khơng và có cần thiết phải đi làm thêm
hay không? Nhiều bạn nghĩ rằng đi làm thêm ln ln là tốt vì nó giúp bạn học hỏi được
nhiều kinh nghiệm, nhưng cũng không ít sinh viên vì đi làm mà bỏ bê học hành, từ đó dẫn
tới nhiều kết quả khơng mong đợi
Trong quá trình làm tiểu luận, chúng em được nghiên cứu và tìm hiểu trong thời gian khá
ngắn nên khơng thể bao quát được tất cả các yếu tố có tác động đến thời gian đi làm thêm
của sinh viên, một số ý kiến cịn mang tính chủ quan, cịn nhiều thiếu sót cần phải trau dồi
và học hỏi nhiều. Chúng em rất mong nhận được những giúp đỡ và nhận xét quý báu của
cô.
23

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quang Dong, Nguyễn Thị Minh (2013), Giáo trình Kinh tế lượng, NXB

Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
2. Asad Afzal Humayon, Shoaib Raza, Noor Ul Ain Ansari, Misbah Haque (2018),
Factors affecting part-time students performance in Pakistan.
3. Ceire Rochford, Michael Connolly, Jonathan Drennan (2009), Paid part-time
employment and academic performance of underfraduate nursing students.
4. Vương Quốc Duy, Trương Thị Thúy Hằng, Nguyễn Hồng Diễm, Lê Long Hậu,
Nguyễn Văn Thép, Ong Quốc Cường (2015), Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định đi làm thêm của sinh viên Đại học Cần Thơ.

24

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHỤ LỤC

Hình 1: Bảng ma trận tương quan giữa các biến

Hình 2: Bảng mơ hình ước lượng
25

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×