Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu của sinh viên hiện nay là gì là giảng viên anhchị có cách tác động nào để giúp sinh viên phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn nhằm học tập tốt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.04 KB, 15 trang )

BÀI TẬP THẢO LUẬN NGÀY 16/8/2014
Môn: Tâm lý Giáo dục học Đại học


Tâm lý Giáo dục học Đại học

Câu hỏi thảo luận
Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu của sinh viên hiện nay là gì? Là
giảng viên anh/chị có cách tác động nào để giúp sinh viên phát huy thuận lợi,
khắc phục khó khăn nhằm học tập tốt.

1.

Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu của sinh viên hiện nay là gì?
1.1. Thuận lợi
Tiền đề từ những năm học Phổ thông
Sự háo hức và nhiệt huyết của tuổi trẻ khi bước sang một giai đoạn mới

của cuộc đời. Việc đậu Đại học và trở thành sinh viên đòi hỏi một quá trình
học tập dài hơi và sự miệt mài học tập trong suốt quá trình học phổ thông, và
họ đều là những học sinh ưu tú có học lực từ khá trở lên. Điều này giúp sinh
viên nắm vững được những kiến thức nền tảng cần thiết trước khi khi bước
lên cánh cửa Đại học.
Trải nghiệm cuộc sống xa gia đình và tự mình quyết định tất cả
Sinh viên được tiếp xúc với nhiều kiểu người trong xã hội nên có điều
kiện hiểu biết hơn về cuộc sống. bên cạnh đó họ sẽ trưởng thành hơn trong
cuộc sống và sẽ có những suy nghĩ "người lớn" hơn, giúp họ trưởng thành
hơn trong cuộc sống.
Có được môi trường học tập tốt
Trong môi trường Đại học sinh viên được tiếp xúc với nhiều sinh viên và
giảng viên, tạo cơ hội học hỏi được nhiều điều từ những người xung quanh,


để được chia sẻ kinh nghiệm để cũng như định hướng nghề nghiệp sau này.
2


Tâm lý Giáo dục học Đại học

Đặc biệt trước sự phát triển của công nghệ thông tin hiện đại càng làm tăng
khả năng hội nhập của sinh viên trong xu thế toàn cầu hóa.

3


Tâm lý Giáo dục học Đại học

1.2.

Khó khăn

Các môn học ngày càng khó và mỗi môn học có phương pháp học khác
nhau và nếu không có niềm say mê học tập và biết nhanh chóng tìm ra
phương pháp học tập cho bản thân thì các sinh viên dễ bị hụt hơi. Có nhiều
sinh viên có thành tích học tập rất tốt từ thời phổ thông, trung học cơ sở
nhưng lại tỏ ra rất kém khi vào học đại học. Đó chính là sự khác nhau quá lớn
giữa giáo dục phổ thông và giáo dục đại học.
Khó khăn khi tham gia nghiên cứu khoa học:
Một trong những lý do chính dẫn đến những khó khăn của sinh viên khi
tham gia nghiên cứu khoa học là tính chủ động của bản thân mỗi bạn trẻ
trong học tập chưa cao, vẫn còn tư tưởng thụ động. Sinh viên chỉ học bài và
ôn bài khi chuẩn bị bước vào các kỳ thi, chỉ "xoay quanh" giảng đường với
những bài học trên lớp, chưa chủ động nghiên cứu, tìm tòi cơ hội được học

tập, nâng cao kiến thức thực tiễn. Một bộ phận không nhỏ sinh viên hiện nay
thiếu sự đam mê học tập, chưa có mục tiêu phấn đấu rõ ràng và không có kế
hoạch cụ thể.
Sự hiểu biết của sinh viên về phong trào nghiên cứu khoa học trong
trường chưa đủ cả về chất và lượng. Chưa có một kênh thông tin nào thường
xuyên và mạnh mẽ đưa những nội dung về vấn đề này đến sinh viên, vì thế
các bạn sinh viên hầu hết hoặc là coi nghiên cứu khoa học là khá xa vời, chỉ
dành cho những sinh viên xuất sắc, không phải là mình. Bên cạnh đó, cũng
chưa có những cơ chế thu hút sinh viên tham gia các hoạt động nghiên cứu

4


Tâm lý Giáo dục học Đại học

khoa học. Có không ít bạn trẻ chưa hiểu rõ nghiên cứu khoa học là như thế
nào, không biết bắt đầu từ đâu hay nghiên cứu những gì.
Khó khăn trong cuộc sống:
Hoàn cảnh sống và môi trường sống mới: Ngày nay các trường đại học,
cao đẳng chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, vì vậy đa số các sinh viên
đều phải sống xa gia đình để có thể thuận tiện cho việc theo học. Tuy nhiên
việc hòa nhập và thích nghi dễ dàng vào môi trường sống mới thì không phải
sinh viên nào cũng làm tốt.
Các mối quan hệ mới: Sinh viên là những người được tiếp xúc với nhiều
bạn bè từ nhiều vùng miền khác nhau với nhiều tính cách khác nhau. Có
nhiều sinh viên không thể hòa đồng được với các bạn, dễ cảm thấy bị cô lập,
lạc lõng từ đó ảnh hưởng xấu đến việc phát triển tính cách và kết quả học tập.
Những cám dỗ: Sinh viên, nhất là sinh viên năm nhất, chưa hiểu nhiều
về cuộc sống, tò mò và thích thử những điều mới mẽ, vì vậy dễ sa đà vào
những thói quen không tốt như: chơi game và những tệ nạn như: đánh bài, cá

độ, …
Khó khăn về tài chính
Sinh viên phải phụ thuộc tài chính từ người khác nên đa số các bạn đều
gặp khó khăn về tiền bạc. Lo lắng về tài chính ảnh hưởng khá lớn đến cuộc
sống của họ. Ngoài ra sinh viên còn phải đi làm thêm để trang trải các chi phí
và điều đó dẫn đến họ không có thời gian cho việc học tập và bị chi phối
nhiều nếu họ không biết cân bằng giữa học và làm.

5


Tâm lý Giáo dục học Đại học

Tâm lý rụt rè: tâm lý được hình thành từ thói quen học tập từ cấp 3 làm
các bạn dễ trở nên thụ động trong lớp học, các hoạt động ngoại khóa; ngại đặt
câu hỏi để làm rõ các kiến thức mới.
Những khó khăn về cơ sở vật chất và thực hành tại trường đại học:
Cơ sở vật chất: so với nhiều nước phát triển, cơ sở vật chất tại các trường
đại học ở Việt Nam còn thiếu và yếu (phòng thí nghiệm, thư viện, thiết bị
giảng dạy và học tập, v.v).
Thực hành: kiến thức từ nhà trường vẫn chưa hoàn toàn gắn liền với thực
tiễn công việc nên dễ dẫn đến việc sinh viên khó tiếp thu và thiếu động lực
nghiên cứu.
Tâm lý không ổn định và định hướng chưa thật sự rõ ràng
Sinh viên là lứa tuổi dễ bị ảnh hưởng, tác động từ môi trường xung
quanh. Họ đã chọn ngành học này nhưng nhìn vào ngành học của những bạn
khác họ lại thấy ngành đó tốt hơn; cảm giác chán nản khi chọn nhầm ngành,
muốn thay đổi ngành học,… dẫn đến họ không tập trung học và kết quả học
tập yếu kém là điều tất nhiên.


2.

Là giảng viên anh/chị có cách tác động nào để giúp sinh viên phát huy
thuận lợi, khắc phục khó khăn nhằm học tập tốt.
2.1.

Là giảng viên anh/chị có cách tác động nào để giúp sinh viên phát
huy thuận lợi.

- Tôn trọng tài năng và phương pháp học đa dạng của sinh viên

6


Tâm lý Giáo dục học Đại học

Có nhiều cách thức học tập khác nhau. Sinh viên mang đến trường với
những năng lực và kiểu học tập rất khác nhau. Nhưng sinh viên xuất sắc
trong phòng seminar có thể lại rất vụng về trong phòng thí nghiệm hay trong
một studio nghệ thuật. Nhưng sinh viên thực hành tốt chưa chắc đã học tốt về
lý thuyết. Do vậy mỗi sinh viên cần có cơ hội để thể hiện tài năng riêng của
họ và được học theo cách hữu hiệu nhất với mỗi người. Sau đó họ có thể
buộc phải học theo cách mới mà họ chưa quen. Chẳng hạn, mỗi học viên đều
có phương pháp ghi chép riêng riêng nhưng dù sao giáo viên cũng nên hướng
dẫn về các vấn đề như: thông tin có trong sách hay trong tài liệu có được phát
không? Có cần thiết phải ghi quá chi tiết không? Các con số và sự kiện cụ thể
có quan trọng không? Liệu trong bài kiểm tra có hỏi về chúng không?
- Sinh viên cũng có những nhiệt huyết và năng động trong học tập nên
các giảng viên nên có những cách thức giảng dạy hướng về thực tế cũng như
cho sinh viên các đề tài về khảo sát, lấy ý kiến từ thực tiễn và các đề tài

nghiên cứu khoa học để nhằm giúp các em thể hiện được niềm đam mê và thế
mạnh của bản thân, từ đó giúp các em thích thú học hỏi hơn.
- Hiện nay sinh viên có tinh thần tự giác cao nên các giảng viên nên giúp
đỡ, hướng dẫn các em theo kiểu tự học. Trên thực tế, khối lượng kiến thức rất
nhiều và đa dạng, nếu chỉ tập trung vào những giờ lên lớp hay học ở trường
thì không đủ vốn kiến thức cho sinh viên sau này khi rời ghế nhà trường. Do
đó việc hướng sinh viên theo lối tự học sẽ giúp sinh viên có khối kiến thức
sâu rộng hơn. Bên cạnh đó, sinh viên có thể học bất cứ nơi đâu, thời gian
không nhất định sẽ giúp sinh viên thoải mái hơn và hiệu quả tốt hơn.

7


Tâm lý Giáo dục học Đại học

- Sinh viên hiện nay rất thích giao tiếp và học hỏi lẫn nhau nên phương
pháp học theo nhóm là cách giúp sinh viên thể hiện được bản thân và ba lý do
sau:
+ Thứ nhất, việc giảng dạy theo nhóm thỏa mãn nhu cầu học tập cá
nhân, phù hợp với việc học tập hướng tới người học, khuyến khích sự độc lập
tự chủ, người học có thể đưa ra những giải pháp, cách biểu đạt riêng cho vấn
đề nào đó. Nếu trong phương pháp thuyết trình, người học chỉ có thể trao đổi
với nhau được rất ít thì trong làm việc theo nhóm các thành viên tham gia có
cơ hội đưa ra quan điểm của mình đối với chủ đề thảo luận, mặt khác nó nâng
cao được tính tương tác giữa các thành viên nhằm tác động tích cực đến
người học như: Tăng cường động cơ học tập, nảy sinh nhữnh hứng thú mới,
kích thích sự giao tiếp, chia sẻ tư tưởng và cáh giải quyết vấn đề, khích lệ
mọi thành viên tham gia học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, phát triển được các
mối quan hệ và quan tâm đến nhau.
+ Thứ hai, các thành viên trong nhóm biết được sự phụ thuộc lẫn nhau.

Làm việc theo nhóm là cách học cho phép tất cả các thành viên trong
nhóm giải quyết một cam kết làm việc được mô tả rõ ràng, không được giảng
viên dẫn dắt trực tiếp mà chỉ nhờ vào sự hợp tác chặt chẽ và sự phân công
công việc trong nhóm, vì vậy mỗi thành viên trong nhóm tự ý thức được phải
cố gắng hết mình không phải chỉ vì thành tích cá nhân mà còn vì thành công
của cả nhóm.
+ Thứ ba, Giảng dạy dựa trên phương pháp làm việc theo nhóm nâng
cao được tính trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm.

8


Tâm lý Giáo dục học Đại học

Do mỗi thành viên trong nhóm được phân công thực hiện một vai trò
nhất định, một công việc và trách nhiệm cụ thể. Các thành viên trong nhóm
không thể trốn tránh trách nhiệm hoặc dựa vào công việc của người khác.
Trách nhiệm của mỗi thành viên là yếu tố quyết định việc thành công hay thất
bại của nhóm. Hay nói cách khác, việc tổ chức dạy học theo nhóm không
phải là hình thức nhằm thay thế học tập cá nhân mà là để giúp cá nhân thực
hiện nhiệm vụ học tập của mình thông qua trao đổi, thảo luận với các thành
viên cùng học.
2.2.

Cách khắc phục khó khăn

Việc chuyển từ cách học phổ thông sang cách học đại học đã khiến
những tân sinh viên gặp không ít khó khăn. Về phía sinh viên tuy có ý thức
về tầm quan trọng của việc tự học, nhưng đại đa số chưa biến động cơ thành
hoạt động học tập tích cực và chưa có cách tự học hiệu quả. Tất nhiên còn

nhiều vấn đề cần phải thảo luận để tìm ra các giải pháp hoàn chỉnh hơn, đóng
góp thiết thực cho công tác đào tạo sinh viên trong tương lai. Ở đây, xuất phát
từ việc nhận thức được những vấn đề khó khăn mà sinh viên hay gặp phải,
chúng tôi chỉ xin đề xuất một số biện pháp phát huy tính tích cực từ vai trò
của giảng viên để khắc phục khó khăn nhằm giúp sinh viên học tập tốt:
2.2.1.Về

phía người làm công tác giáo dục:

Đội ngũ giảng viên cần tự nâng cao trình độ của mình trên cả 2 phương
diện, kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ. Trên cơ sở đó, phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của sinh viên; bồi dưỡng phương pháp học
tập, rèn luyện kỹ năng học tập phù hợp với môn học, phương pháp tự học;
9


Tâm lý Giáo dục học Đại học

rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho sinh viên. Người giảng viên cần nắm
vững phương pháp dạy học để: dạy có nội dung chọn lọc, có phương pháp
phù hợp, dạy phương pháp học môn học nhằm tạo cho người học có tiềm
năng tự phát triển học vấn, giúp đỡ sinh viên:






Cách lập kế hoạch học tập và kế hoạch sử dụng thời gian

Cách nghe giảng và ghi bài trên lớp
Cách đọc sách
Cách nghiên cứu và giải quyết vấn đề
Cách học ngoại ngữ và đọc sách chuyên ngành

- Nhà trường và các Khoa nên cử những giáo viên cố vấn hỗ trợ sinh
viên. Giáo viên cố vấn là người nắm vững quy trình đào tạo theo hệ thống tín
chỉ và hệ thống môn học thuộc khối ngành của sinh viên mình đang theo học.
Công việc của giáo viên cố vấn:


Thường xuyên gặp gỡ, hướng dẫn các em phát huy năng lực bản
thân để hình thành thói quen trong sinh hoạt và học tập, có kế
hoạch và nỗ lực để thực hiện thành công kế hoạch. Giúp sinh viên
làm quen được với môi trường học tập mới càng sớm càng tốt để



thành công trong những giai đoạn tiếp theo.
Giúp sinh viên căn cứ vào khả năng của bản thân sinh viên, điều
kiện kinh tế của gia đình để có một kế hoạch học tập và mục đích
cụ thể và lâu dài ngay từ đầu năm thứ nhất: Xác định học trong
thời gian mấy năm, tập trung vào thời gian nào? Khắc phục những
khó khăn của bản thân: mạnh dạn gặp gỡ giáo viên cố vấn học tập,
người thân, bạn bè để nhận được sự giúp đỡ.

10


Tâm lý Giáo dục học Đại học



Luôn nhắc nhở các em thời gian học tập có thể kéo dài hoặc rút
ngắn tuỳ theo năng lực của các em. Hướng dẫn các em đăng ký
học vượt, đăng ký học chương trình hai. Cũng như thường xuyên
nhắc nhở các em về cách tính điểm đánh giá bộ phận, điểm học
phần, điểm trung bình chung, quy định đào tạo theo hệ thống tín



chỉ, tránh bị dừng học đáng tiếc và có thể học cải thiện điểm.
Ngoài những nỗ lực tự thân từ phía cán bộ giảng dạy và nhà
trường thì việc tìm hiểu những khó khăn của sinh viên và tìm
hướng giúp sinh viên khắc phục khó khăn để học tập tốt cũng là
nhiệm vụ vô cùng quan trọng của người làm công tác giảng dạy.

2.2.2.Những

khó khăn của sinh viên và hướng khắc phục:

Nhóm khó khăn liên quan đến hoạt động học tập: động cơ học tập,
nội dung, môi trường học.
Không có động cơ học  Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học
tập của sinh viên: nội dung bài học, các mối quan hệ qua lại trong tập thể,
trong nhóm sinh viên, các kết quả đã đạt được, không khí thi đua trong lớp.
Sức mạnh và tính chất của động cơ học tập phụ thuộc vào ý nghĩa của mục
đích đề ra cho hoạt động học tập, vào ý nghĩa cá nhân trong đó. Để hình
thành có hiệu lực động cơ học tập cho sinh viên, người cán bộ giảng dạy cần
phân tích rõ ý nghĩa nghề nghiệp của sinh viên đã chọn, những yêu cầu của
nghề đối với nhân cách. Động cơ học tập của sinh viên được tăng cường do

ảnh hưởng của cán bộ giảng dạy, của việc tổ chức các buổi gặp gỡ các chuyên
gia có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực nghề mà sinh viên đang được đào
tạo. Mỗi cán bộ giảng dạy cần phải thảo ra những chiến thuật độc đáo là tăng
11


Tâm lý Giáo dục học Đại học

tính cấp bách của tất cả các động cơ học tập không chỉ trên mỗi tiết học mà
còn trong mỗi “bước” của quá trình nhận thức.
Dễ dàng bỏ cuộc  Nhằm phát huy tối đa vai trò chủ động, tự giác, tích
cực, độc lập, sáng tạo của sinh viên, giảng viên phải lấy hoạt động học làm
trung tâm, lấy nội lực ở người học làm yếu tố quyết định cho sự phát triển.
Muốn vậy, giảng viên phải giúp sinh viên hiểu được giá trị, ý nghĩa của việc
học, xác định mục tiêu, viễn cảnh tốt đẹp của hoạt động học và bằng cách nào
để đạt được.
Thầy cô dạy không lôi cuốn khiến sinh viên không có hứng thú với
môn học, gặp khó khăn trong việc hiểu bài giảng  Cán bộ giảng dạy cần
thay đổi phương pháp dạy cho phù hợp. Phương pháp giảng dạy nêu vấn đề
là một trong những phương pháp có hiệu quả. Trong quá trình giảng dạy,
giảng viên cần tạo ra những hoàn cảnh “có vấn đề” kích thích tư duy khái
quát, trừu tượng cao qua các khái niệm chuyên môn của ngành khoa học nhất
định.
Những yêu cầu, nhiệm vụ học tập được thể hiện sinh động thông qua
những tình huống có vấn đề lý thú, hấp dẫn để khơi gợi, kích thích người học
hoạt động nhằm phát huy nội lực, tiềm năng trí lực của người học trong việc
giải quyết vấn đề. Trong giảng dạy chú ý định hướng vào tương lai, nêu lên
những vấn đề trong lĩnh vực khoa học và nghề nghiêp còn chưa giải quyết
được để kích thích óc tò mò khoa học và tư duy sáng tạo ở sinh viên.
Khả năng tập trung ngắn hạn, dễ dàng bị xao nhãng dẫn đến tình

trạng mơ màng trong lớp  Tính chất chọn lọc trong tri giác của sinh viên
rất cao. Sinh viên chỉ tri giác những thông tin trong bài giảng của cán bộ
12


Tâm lý Giáo dục học Đại học

giảng dạy hay trong sách tạp chí có liên quan đến hứng thú nhận thức, có ích
cho hoạt động nghề nghiệp. Do đó, người giảng dạy cần chú ý đến tính có ích
của thông tin về phương pháp luận khoa học và về nghề nghiệp.
Có quá nhiều thứ để học và có ít thời gian khiến sinh viên nảy sinh
tâm lý sợ hãi: thuyết trình, thi cử…  Đầu tư thiết kế kế hoạch dạy tự học.
Thông qua bản kế hoạch này, sinh viên nắm được mục tiêu cần đạt đến, viễn
cảnh về kết quả học tập, những yêu cầu, nhiệm vụ cần thực hiện (thông qua
hệ thống câu hỏi có vấn đề, hệ thống bài tập… để giảng viên giao nhiệm vụ),
họ được học những nội dung gì, phương pháp thực hiện như thế nào, với
những phương tiện, điều kiện gì để đạt được kết quả tốt. Cũng có lựa chọn cả
những quan điểm trái ngược để rèn cho sinh viên kỹ năng xử lý thông tin biến
thành tri thức của bản thân.
Người giảng dạy cần tạo điều kiện cho sinh viên làm quen, thích nghi
với hoạt động thuyết trình bài học, các bài học trên lớp chỉ mang tính chất gợi
mở để sinh viên có thể tự đào sâu tìm tòi và tiến hành thực hiện thuyết trình
trình bày những kết quả bản thân/nhóm đã nghiên cứu, tìm hiểu.
Cán bộ giảng dạy cũng cần có sự động viên đối với sinh viên và có sự
chỉ dẫn cần thiết nhưng không áp đặt với sinh viên.
Chưa hiểu được tầm quan trọng của việc học các môn tư tưởng, chính
trị, cũng như chưa tìm được mối liên kết giữa việc học các môn cơ bản và
chuyên ngành  Quá trình dạy học đại học phải nhằm hình thành thế giới
quan khoa học, nhân sinh quan và những phẩm chất tốt đẹp của người cán bộ
khoa học kỹ thuật. Đó là đảm bảo thống nhất biện chứng giữa nội dung giáo

dục tư tưởng, chính trị với nội dung tri thức khoa học trên cơ sở nền tảng
13


Tâm lý Giáo dục học Đại học

những tri thức và kỹ năng nghề nghiệp tương lai của người cán bộ khoa học.
Giảng viên cần giải thích, giúp trang bị cho sinh viên hệ thống những tri thức
khoa học hiện đại và hệ thống những kĩ năng, kĩ xảo tương ứng về một lĩnh
vực khoa học nhất định, bước đầu trang bị cho sinh viên phương pháp luận
khoa học, các phương pháp nghiên cứu và phương pháp tự học có liên quan
tới nghề nghiệp tương lai của họ.
Những khó khăn liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học:
Sinh viên gặp các vấn đề liên quan đến nghiên cứu khoa học: Việc tổ
chức hoạt động nghiên cứu ở các trường đại học không được coi trọng đúng
mức; Sinh viên thiếu hiểu biết về quy trình nghiên cứu cơ bản, chỉ được trang
bị kiến thức chung và cơ bản do đó không tự tin và kiên trì để triển khai một
hoạt động học thuật đòi hỏi cao như nghiên cứu; Dịch vụ hỗ trợ và trang
thiết bị không đầy đủ; Sinh viên thiếu động lực cả về vật chất và tinh thần... 
Giảng viên vận động tổ chức các buổi tập huấn về nghiên cứu. Các buổi tập
huấn nghiên cứu cần được lập lịch trình cụ thể về các yếu tố tổ chức để sinh
viên có thể tham dự và trưng cầu giúp đỡ. Sinh viên cần được định hướng tới
những vấn đề thiết thực hoặc có ý nghĩa khoa học đồng thời vẫn trùng với
quan tâm và sở thích của họ. Các công trình của sinh viên cần được cung cấp
nhận xét và gợi ý hướng phát triển từ phía ban giám khảo cũng như các bạn
đồng cấp trong cộng đồng khoa học của trường để đưa tới những cách cải
thiện công trình và chia sẻ kinh nghiệm.
Những khó khăn liên quan đến hoạt động xã hội chính trị

14



Tâm lý Giáo dục học Đại học

Sinh viên ngại tham gia các hoạt động công tác xã hội, phong trào
thi đua của sinh viên  Hoạt động chính trị - xã hội của sinh viên biểu hiện
như là một sản phẩm của sự trưởng thành về mặt xã hội. Cán bộ giảng dạy
cần phân tích cho sinh viên hiểu rõ về tầm quan trọng của việc tham gia tích
cực vào các hoạt động, phong trào thi đua cũng như mỗi liên hệ mật thiết
giữa hoạt động học tập, hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động xã hội,
thực tiễn.
Những khó khăn khác
Nghiện trò chơi điện tử, xem tivi, internet...  Xác định nguyên nhân,
nếu xuất phát từ việc sinh viên chán học do nội dung bài học, phương pháp
giảng dạy của cán bộ giảng dạy thì cần thay đổi phương pháp giảng dạy cho
phù hợp, nội dung giảng dạy cũng cần được điều chỉnh lại.
Nếu xuất phát từ sự mất phương hướng của sinh viên: Cán bộ giảng dạy
cần quan tâm, tìm hiểu, giúp đỡ cho sinh viên có ý thức về việc học và tầm
quan trọng của việc học với cuộc sống, nghề nghiệp trong tương lai.
Như vậy, để giúp sinh viên khắc phục khó khăn, học tập tốt thì bên cạnh
việc cán bộ giảng dạy phải tự bồi dưỡng nghiệp vụ và lãnh đạo nhà trường
quan tâm giúp đỡ thì việc các cán bộ giảng dạy đi sâu tìm hiểu những khó
khăn mà sinh viên mắc phải rồi tìm hướng khắc phục những khó khăn đó
cũng là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của người làm công tác giảng dạy.

15




×