Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Ảnh hưởng của Hải Mã và Hải Mã - Nhân Sâm lên cấu trúc hình thái tinh hoàn chuột cống trắng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.46 KB, 7 trang )

TCNCYH 21 (1) - 2003
ảnh hởng của Hải m và Hải m-nhân sâm lên
cấu trúc hình thái tinh hoàn chuột cống trắng

Đậu Xuân Cảnh
1
, Trịnh Bình
2
,
Phạm Thị Minh Đức
2
1
Bệnh viện Y học Dân tộc Quảng Nam,
2
Đại học Y Hà Nội

Cho chuột cống trắng đực, uống Hải mã và Hải mã-Nhân sâm với các liều khác nhau. Sau 2
tuần uống thuốc, quan sát cấu trúc vi thể tinh hoàn chuột, các tác giả nhận thấy:
- Hải mã và Hải mã+Nhân sâm không làm thay đổi cấu trúc bình thờng của biểu mô tinh và
tuyến kẻ tinh hoàn.
- Đờng kính trung bình của các ống sinh tinh của tất cả các nhóm nghiên cứu không có sự
khác biệt có ý nghĩa và đều lớn hơn so với ở chuột nhóm chứng không uống Hải mã và Hải
mã+Nhân sâm.
- Tỷ lệ các ống sinh tinh có biểu hiện hoàn thành quá trình sinh tinh ở tinh hoàn các nhóm
nghiên cứu đều tăng có ý nghĩa so với ở chuột nhóm chứng không uống Hải mã và Hải mã+Nhân
sâm.
I. Đặt vấn đề
Hiện nay, tình trạng suy giảm chức năng
sinh dục ở nam giới khá cao. Theo Trần Quán
Anh, tình trạng vô sinh của những cặp vợ
chồng ở cộng đồng là 15% trong đó nguyên


nhân do nam giới chiếm xấp xỉ 50% [1]. Một
điều tra của Phạm Văn Trịnh cho thấy tình
trạng rối loạn cơng dơng chiếm từ 15,7% ở
tuổi 41-50; 28-57% ở tuổi trên 60 [6]. Cùng với
việc áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, việc
tìm ra những cây, con thuốc có tác dụng cải
thiện chức năng sinh dục nam là một việc làm
cần thiết.
Hàng ngàn năm nay, trong Y học cổ truyền,
Nhân sâm (NS), Hải mã (HM) là những dợc
liệu quí, có giá trị lớn trong chữa bệnh và tăng
cờng sức khoẻ [2], [3]. Trong các thử nghiệm
lâm sàng, nhiều bằng chứng khoa học chứng
minh rằng Nhân sâm có giá trị trong điều trị
hội chứng stress, tăng cờng năng lợng, phục
hồi sức khoẻ, phục hồi trạng thái kiệt sức, tăng
cờng khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể,
cải thiện trí nhớ, ngăn cản trạng thái mệt mỏi,
phòng bệnh, làm mạnh mẽ cơ thể, cải thiện khả
năng hoạt động tình dục [2]. Hải mã thờng
đợc dùng làm thuốc bổ thận, tráng dơng giúp
cải thiện tình trạng bất lực hoặc chậm có con
[3].
Với mục đích từng bớc nghiên cứu ảnh
hởng của Hải Mã và Nhân sâm đến hệ sinh
dục nam, công trình nghiên cứu này đợc tiến
hành nhằm tìm hiểu những biến đổi của cấu
trúc hình thái tinh hoàn chuột cống trắng sau
khi uống các chế phẩm của hai dợc liệu này.
II. chất liệu, đối tợng và phơng

pháp nghiên cứu
1. Chất liệu nghiên cứu
+ Thân rễ sâm Việt Nam (Panax
Vietnamensis) 5 năm tuổi trở lên.
+ Hải mã (Hippocampus) họ Hải long
Syngnathidae loại Hải mã gai.
Cả 2 vị thuốc đều đợc bào chế và đóng
thành viên nang tại Viện Dợc liệu Trung
ơng.
2. Đối tợng nghiên cứu
+ 85 chuột cống trắng đực, chủng Rattus, 2
tháng tuổi, có trọng lợng trung bình là: 147,8
Đề tài đợc thực hiện tại bộ môn Mô phôi, Sinh lý học, Đại học Y Hà Nội.

7
TCNCYH 21 (1) - 2003
27,8g.
+ Tất cả chuột đều đợc nuôi trong phòng
thí nghiệm với cùng điều kiện nhiệt độ, độ ẩm,
thời gian sáng/ tối là 12/12 h. Thức ăn và nớc
uống đợc cung cấp đầy đủ.
3. Liều dùng và phân nhóm thí nghiệm
+ Liều dùng: liều I =120mg/100g trọng
lợng chuột/ngày.
liều II = 240mg/100g trọng lợng
chuột/ngày.
Loại kết hợp HM+NS đợc đóng viên nang
liều 1/1.
+ Cách dùng: bằng đờng uống. Hàng ngày
cho chuột uống thuốc vào lúc 9

h
sáng, sau 15
phút cho chuột ăn và uống nớc nh bình
thờng. Cho uống thuốc liên tục trong 2 tuần.
Hết 2 tuần, giết chuột bằng cách cắt đầu:
mổ, tách lấy tinh hoàn.
Chuột đợc chia làm 5 nhóm: 1. Nhóm
chứng (17 con) uống nớc cất; 2. Nhóm uống
Hải mã liều I (17 con); 3. Nhóm uống Hải mã
liều II (17 con); 4. Nhóm uống Hải mã + Nhân
sâm liều I (17 con); 5. Nhóm uống Hải mã +
Nhân sâm liều II (17 con).
4. Kỹ thuật tách lấy tinh hoàn.
Sau 2 tuần uống thuốc, giết chuột bằng cách
cắt đầu, mở bìu chuột để bộc lộ tinh hoàn, bóc
tách nhẹ nhàng, cắt lấy toàn bộ tinh hoàn
chuột, cố định trong dung dịch Bouin.
5. Hoàn thành tiêu bản mô học
Cắt tinh hoàn thành miếng theo mặt cắt
ngang các ống sinh tinh. Cố định tiếp bằng
Bouin. Đúc khối paraffine. Cắt lát mỏng, mỗi
lát có chiều dày 5 đến 7àm. Mỗi tinh hoàn lấy
5 lát, mỗi lát cách nhau khoảng 30 àm. Nhuộm
2 mầu Hematoxylin - Eosin.
6. Nhận định kết quả và chỉ tiêu nghiên
cứu
Quan sát dới kính hiển vi quang học với độ
phóng đại 20 đến 200 lần. Nhận xét định tính
về biểu mô tinh, tuyến kẽ và định lợng theo 2
chỉ số: (a) đờng kính trung bình của ống sinh

tinh của mỗi chuột và mỗi nhóm chuột; (b) Tỉ
lệ các ống sinh tinh hoàn thành quá trình sinh
tinh bào và tỷ lệ các ống sinh tinh hoàn thành
quá trình tạo tinh trùng. Định lợng bằng trác
vi thị kính và phần mềm định lợng KS.400 của
hãng Carl Zeiss Cộng Hoà Liên bang Đức.
Kỹ thuật mô học và nhận định kết quả đợc
thực hiện tại bộ môn Mô-Phôi học Trờng Đại
học Y Hà Nội (tháng 8 năm 2002).
III. kết quả
1. Nhận xét cấu trúc vi thể tinh hoàn
chuột ở các nhóm thí nghiệm
1.1. Nhóm chứng (không uống thuốc)
a/ ống sinh tinh và mô kẽ
Trên tiêu bản mặt cắt ngang qua tinh hoàn
- Các ống sinh tinh có hình bầu dục, có
đờng kính dài khác nhau, nhng đờng kính
ngắn tơng đối đồng đều.
- Mô kẽ chứa tế bào kẽ nằm ở vùng ranh
giới giữa các ống sinh tinh; mô liên kết ít phát
triển.
- Biểu mô tinh của mặt cắt các ống sinh tinh
có mật độ tế bào và loại tế bào không đồng đều
nh nhau ( biểu hiện ở các giai đoạn của chu
kỳ tạo tinh).
b/ Các loại tế bào biểu mô tinh
- Tinh nguyên bào: nằm sát màng ống sinh
tinh thành một hàng. Nhân bắt mầu base đậm,
kích thớc nhỏ. Có 2 loại: sẫm mầu và nhạt
mầu.

- Tinh bào: kích thớc nhân lớn, khối chất
nhiễm sắc bắt mầu base đậm. Tinh bào xếp
thành 2 đến 4 hàng, tuỳ từng biểu mô tinh.
- Tiền tinh trùng: nhân tròn hoặc bầu dục,
sáng màu, xếp thành nhiều hàng về phía lòng
ống sinh tinh, vùi trong bào tơng tế bào
Sertoli. Có ống sinh tinh không thấy tiền tinh
trùng.
- Tinh trùng: Đầu bắt mầu base đậm, hình
thoi dài (hoặc chấm nếu ở mặt cắt ngang), đuôi
tinh trùng tập trung thành đám ở phía lòng ống
sinh tinh. Có biểu mô tinh không thấy đầu tinh
trùng.

8
TCNCYH 21 (1) - 2003
- Tế bào Sertoli: Nhân tròn, sáng mầu, hạt
nhân rõ, bào tơng khó phân biệt với bào tơng
của các tế bào dòng tinh.
c/ Các dạng biểu mô tinh trong các mặt
cắt qua ống sinh tinh
1/ Loại biểu mô tinh có đủ 4 loại tế bào:
Tinh nguyên bào, tinh bào, tiền tinh trùng, và
tinh trùng.
2/ Loại biểu mô tinh có 3 loại tế bào: Tinh
nguyên bào, tinh bào, tiền tinh trùng (nhng
không có tinh trùng).
3/ Loại biểu mô tinh có 3 loại tế bào: Tinh
nguyên bào, tinh bào, tinh trùng (nhng không
có tiền tinh trùng).

1.2. Nhóm uống Hải mã I
* Hình ảnh vi thể chung của ống sinh tinh,
mô kẽ, tuyến kẽ không thấy thay đổi so với
nhóm chứng.
* Biểu mô tinh và lòng ống sinh tinh: hình
ảnh vi thể và vị trí các tế bào dòng tinh không
thay đổi.
* Tế bào Sertoli: không có hình ảnh bất
thờng.
1.3. Nhóm uống Hải mã II
* Hình ảnh cấu trúc ở các mặt cắt qua tinh
hoàn không thấy thay đổi so với nhóm chứng.
* Biểu mô tinh và lòng ống sinh tinh: hình
thái vi thể và vị trí các tế bào dòng tinh không
thay đổi.
* Tế bào Sertoli : bào tơng và nhân không
thấy dấu hiệu bất thờng.
1.4. Nhóm uống HM+NS I

* Hình ảnh cấu trúc ở các mặt cắt qua tinh
hoàn không thấy thay đổi so với ở tinh hoàn
nhóm chứng.
* Biểu mô tinh và ống sinh tinh: hình thái vi
thể và vị trí các tế bào dòng tinh không thay
đổi.
* Tế bào Sertoli : bào tơng và nhân không
thấy dấu hiệu bất thờng.
1.5. Nhóm uống HM+NS II

* Hình ảnh các cấu trúc vi thể trên mặt cắt

qua tinh hoàn không khác nhóm chứng.

2
Nhận xét chung về hình ảnh vi thể tinh hoàn
chuột của các nhóm thí nghiệm so với nhóm
chứng
1

ảnh 1.
T
chứng.
1. ốn
g

(H.E. x

1
2
ảnh 1. Tinh hoàn chuột cống trắng nhóm chứng
1. ống sinh tinh;
2. Tuyến kẽ và mô kẽ. (H.E. x 20)ảnh 1.

3 1
2
ảnh 2. Tuyến kẽ tinh hoàn chuột cống trắng
nhóm chứng:
1. Mao mạch máu; 2. Tế bào leydig;
3. Tế bào mô liên kết. (H.E x 200).



3
2
1
ảnh 3. Biểu mô tinh của ống sinh tinh chuột
nhóm HM II, có 3 loại tế bào dòng tinh:
1. Tinh nguyên bào, 2. Tinh bào;
3. Tinh trùng. (H.E x 200).

9
TCNCYH 21 (1) - 2003


nh 4.

ng sinh tinh chuột ở nhóm HM+NS II:
1- Biểu mô tinh có 3 loại tế bào dòng tinh
(không có tinh trùng); 2- Biểu mô tinh có đủ 4
loại tế bào dòng tinh; 3- Biểu mô tinh có 3 loại
tế bào dòng tinh (không có tiền tinh trùng)
(H.E x 50).
+ Không thấy biến đổi cấu trúc chung của
ống sinh tinh và mô kẽ (trong đó có tế bào kẽ)
ở các nhóm nghiên cứu ( Hình 3,4).
+ Không thấy sự thay đổi cấu trúc vi thể của
các tế bào dòng tinh, tế bào Sertoli và tuyến kẽ
(hình 3,4).
+ Không thấy sự đảo lộn vị trí thờng thấy
của tế bào dòng tinh trong biểu mô tinh. Không
thấy tình trạng bong tế bào mầm của dòng tinh
vào lòng ống sinh tinh (hình 3).

+ ở tất cả các nhóm nghiên cứu, quá trình
tạo tinh trùng ở các giai đoạn của tế bào dòng
tinh diễn ra tơng tự nh ở nhóm chứng (hình
1,2,3,4).
2. Đờng kính trung bình của ống sinh
tinh
Bảng 1. Đờng kính trung bình của ống sinh
tinh ở các nhóm nghiên cứu
Nhóm n Đờng kính
(X SD) (àm)
Chứng (1) 17
208,704 16,516
HM I (2) 17
219,495 15,688
HM II (3) 17
224,341 22,420
HM+NS I (4) 17
218,947 22,402
HM+NS II(5) 17
212,645 12,602
p
1-2
<0,001;p
1-3
<0,001; p
1-4
<0,001; p
1-5
<0,01;
3

p
2-3
<0,001; p
2-4
<0,001; p
2-5
<0,001; p
3-4
>0,05;
p
3-5
<0,001; p
4-5
<0,01.
2
1
Bảng 1. cho thấy:
- Đờng kính trung bình ống sinh tinh của
cả 4 nhóm chuột đợc uống thuốc đều lớn hơn
hẳn nhóm chứng (p<0,001), trong đó nhóm
HM I có đờng kính lớn nhất.
- Đờng kính trung bình ống sinh tinh của
nhóm HM I và HM+NS I đều lớn hơn hẳn 2
nhóm HM II và HM+NS II (p<0,01 - 0,001).
3. Tỉ lệ các ống sinh tinh phản ánh 2 giai
đoạn tạo tinh bào và sinh tinh trùng
Bảng 2. Tỷ lệ các ống sinh tinh phản ánh 2
giai đoạn: tạo tinh bào và sinh tinh trùng của
các nhóm nghiên cứu .
Lòng ống sinh tinh

Nhóm n
Không có
tinh trùng (%)
Có tinh
trùng (%)
Chứng (1) 17 62,05 37,95
HM I (2) 17 40,28 59,72
HM II (3) 17 40,72 59,28
HM+NS I (4) 17 38,88 61,12
HM+NS II(5) 17 38,84 61,16
p p
1-2
<0,001;
p
1-3
<0,001;
p
1-4
<0,001;
p
1-5
<0,001;
p
2-3
>0,05;
p
4-5
>0,05;
p
2-4

>0,05;
p
3-5
>0,05;
p
1-2
<0,001;
p
1-3
<0,001;
p
1-4
<0,001;
p
1-5
<0,001;
p
2-3
>0,05;
p
4-5
>0,05;
p
2-4
>0,05;
p
3-5
>0,05;
Bảng 2. cho thấy:
- Tỷ lệ phần trăm lòng ống sinh tinh có tinh

trùng của 4 nhóm dùng thuốc đều cao hơn hẳn
nhóm chứng (p<0,001).
- Không có sự khác biệt về tỷ lệ lòng ống
sinh tinh có tinh trùng giữa 4 nhóm nghiên cứu.

10
TCNCYH 21 (1) - 2003
IV. bàn luận
1. Về hình ảnh cấu trúc vi thể tinh hoàn
Chức năng của tinh hoàn là sản sinh tinh
trùng và bài tiết hormon. Sản sinh tinh trùng do
các tế bào của biểu mô tinh đảm nhiệm. Bài tiết
hormon testosteron do tế bào Leydig còn tế bào
Sertoli thì bài tiết hormon inhibin, có tác dụng
điều hoà ngợc âm tính đối với FSH do đó điều
hoà sản sinh tinh trùng. Ngoài ra tế bào Sertoli
còn làm chức năng nuôi dỡng, bảo vệ quá
trình sản sinh tinh trùng [4], [5].
Trớc khi xác định hình ảnh vi thể của các
nhóm nghiên cứu chúng tôi tiến hành xác định
hình ảnh vi thể của chuột ở nhóm chứng để so
sánh với các nhóm dùng thuốc và hình ảnh vi
thể tinh hoàn chuột có các đặc điểm nh:
- Đặc điểm cấu trúc mô và tế bào dòng tinh
của chuột có những nét riêng không giống
ngời và một số gia súc khác, nhất là biểu hiện
hình thái của chu kỳ sinh tinh qua các giai đoạn
của ống sinh tinh trong tinh hoàn. Mô kẽ trong
đó có tuyến kẽ cũng đơn giản và phân tán so
với ngời và các động vật khác [8].

- Tinh hoàn rất nhạy cảm với các yếu tố
kích thích làm thay đổi hình thái nh: nhiệt, cơ
học, hoá chất , sinh học, thiếu máu cục
bộ.[4], [7], [8], [9]. Nên trong cùng một điều
kiện thí nghiệm, việc xác định hình thái của
nhóm chứng là bắt buộc, để loại trừ những dấu
hiệu tổn thơng không phải do tác động của
thuốc.
Chúng tôi tiến hành khảo sát hình ảnh vi thể
bằng hai phơng pháp là định tính và định
lợng.
Kết quả hình ảnh vi thể của các nhóm uống
thuốc (đã trình bày chi tiết tại phần kết quả
nghiên cứu) gồm cấu trúc chung của ống sinh
tinh và mô kẽ (trong đó có tuyến kẽ), các cấu
trúc vi thể của các tế bào dòng tinh, tế bào
Sertoli và tuyến kẽ cho thấy không có sự biến
đổi. Kết quả này chỉ cho thấy HM và HM+NS
không làm ảnh hởng tới cấu trúc bình thờng
của tinh hoàn ở liều 120mg và 240mg/100g
trọng lợng cơ thể chuột/ ngày.
Ranga A, Kalla NR G, Kanwar U [10],
Salvati G, Genovesi G, Marcellini L [11], khi
nghiên cứu về ảnh hởng của NS lên tinh hoàn
chuột cũng có nhận xét NS không làm ảnh
hởng đến các tế bào dòng tinh, tế bào mầm, và
các giai đoạn của quá trình sinh tinh.
Vị trí thờng thấy của các tế bào dòng tinh
trong biểu mô tinh không thấy đảo lộn, các tế
bào mầm không bị bong vào lòng ống sinh

tinh, quá trình tạo tinh trùng biểu hiện ở các
giai đoạn của chu kỳ tạo tinh diễn ra tơng tự
nh ở nhóm chuột chứng. Những kết quả này
chỉ ra rằng HM và HM+NS không độc đối với
tinh hoàn chuột [9], [11].
Trong các nghiên cứu của mình Kang JK
[7], Kim W, Hwang S, Lee H [9] cũng chỉ ra
rằng NS có tác dụng làm giảm độc của tinh
hoàn khi bị nhiễm độc và giúp bảo vệ tinh hoàn
chống lại 2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin.
Những hình ảnh vi thể có thể định lợng
đợc trong công trình này là đo đờng kính ống
sinh tinh và đếm các ống sinh tinh có tinh trùng
và các ống sinh tinh không có tinh trùng [4],
[8].
2. Về đờng kính ống sinh tinh
ống sinh tinh là những ống hình quai, có
thể chia nhánh. Đầu gần giáp với thể Highmore
tinh hoàn mở vào ống ngắn; đầu xa phía ngoại
vi tinh hoàn là đỉnh của quai [4]. Dới kính
hiển vi quang học, trên mặt cắt ngang trục, ống
sinh tinh có hình tròn hoặc hình trứng, lỗ trong
thành ống không có ranh giới rõ rệt, bờ ngoài
ống ranh giới rõ rệt. Từ ngoài vào trong, thành
ống cấu tạo bởi vỏ liên kết xơ- chun - màng
đáy- biểu mô. Biểu mô này đợc gọi là biểu mô
tinh, đợc cấu tạo bởi 2 loại tế bào: tế bào
Sertoli và tế bào dòng tinh [4].
Biểu mô tinh có thể teo nhỏ lại trong những
trờng hợp bệnh lý, hoặc nở to có thể do quá

trình sinh tinh đợc kích thích. ống sinh tinh
chiếm thể tích chủ yếu của tinh hoàn [4].
Kỹ thuật cắt tinh hoàn làm tiêu bản, là kỹ
thuật cắt ngẫu nhiên, nên trên lát cắt mô học
qua tinh hoàn, các ống sinh tinh có thể có

11
TCNCYH 21 (1) - 2003
những mặt cắt tròn hoặc bầu dục dài. Tuy
nhiên vì ống sinh tinh tơng đối tròn nên ở mặt
cắt nào qua các ống sinh tinh cũng có đờng
kính ngắn tơng đơng nh nhau. Vì lý do đó,
tiến hành đo các đờng kính nhỏ trung bình
của các ống sinh tinh trong một tiêu bản với
mục đích xem ống sinh tinh có nở ra; cũng có
nghĩa là biểu mô tinh dày lên do quá trình sinh
tinh đợc kích thích tăng lên [4], [8] hay
không?
Kết quả ở bảng 1. cho thấy đờng kính ống
sinh tinh của tất cả các nhóm nghiên cứu đều
lớn hơn nhóm chứng (p<0.001). Điều này phản
ánh tác dụng kích thích của HM và HM+NS
lên biểu mô tinh ở tinh hoàn chuột cống trắng.
Nh vậy HM và HM+NS có tác dụng kích
thích lên biểu mô tinh, song tác dụng vào giai
đoạn nào của quá trình sinh tinh. Để trả lời câu
hỏi này, cần khảo sát hình ảnh các dạng biểu
mô tinh ở ống sinh tinh.
3. Tỷ lệ các ống sinh tinh phản ánh giai
đoạn tạo tinh bào và sinh tinh trùng

Quá trình sinh tinh trùng ở chuột bao gồm 2
giai đoạn: giai đoạn 1 là giai đoạn sinh tinh bào
(Spermatocytonesis) và giai đoạn 2 là giai đoạn
tạo tinh trùng (Spermiogenesis). Trên hình ảnh
vi thể, có thể phân biệt 3 dạng biểu mô tinh
điển hình trong chu kỳ tạo tinh và phản ánh 2
giai đoạn của chu kỳ sinh tinh trùng [4], [8].
Kết quả tại bảng 1 và 2 cho thấy ở tất cả các
nhóm nghiên cứu, tỷ lệ phần trăm các ống sinh
tinh có tinh trùng cao hơn nhiều so với nhóm
chứng (p<0.001) và tỷ lệ phần trăm các ống
sinh tinh không có tinh trùng ít hơn nhóm
chứng (p<0.001). Điều này chỉ ra rằng HM và
HM+NS đã tác động lên biểu mô tinh, cụ thể là
làm tăng tỷ lệ các đoạn biểu mô tinh đang ở
giai đoạn tạo tinh trùng.
4. Về tế bào Sertoli và tuyến kẽ tinh hoàn
Dới kính hiển vi quang học, ranh giới giữa
các tế bào Sertoli với nhau hoặc với các tế bào
dòng tinh không phân biệt rõ. Nhân tế bào
Sertoli nằm gần màng đáy, lớn, sáng mầu vì
chứa ít chất nhiễm sắc và một hạt nhân lớn, rất
rõ rệt [4].
Tế bào Sertoli đảm nhiệm nhiều chức năng
nh tham gia vào sự cấu tạo hàng rào máu- tinh
hoàn; tổng hợp protein và bài xuất chất tiết nh
hormon inhibin; bảo vệ các tế bào dòng tinh;
vận chuyển và phóng thích tế bào dòng tinh
[4]. Hàng rào máu - tinh hoàn có cấu tạo đặc
biệt và tế bào Sertoli đóng góp một phần quan

trọng vào sự tạo ra hàng rào ấy. Hàng rào máu -
tinh hoàn gồm các thành phần: Thành các
mạch máu- Mô kẽ- Vỏ xơ bọc ngoài ống sinh
tinh- Màng đáy lót ngoài biểu mô tinh- Những
phức hợp liên kết gắn mặt bên các tế bào
Sertoli nằm cạnh nhau. Một chất có mặt trong
máu, muốn tác động vào các tế bào dòng tinh
phải vợt qua các thành phần cấu tạo của hàng
rào máu-tinh hoàn, do vậy tinh hoàn mới bảo
vệ đợc quá trình sinh tinh cũng nh các chức
năng khác [4].
Mô kẽ của tinh hoàn là một mô liên kết
chen vào giữa các ống sinh tinh. Cấu trúc mô
kẽ của chuột là một mô liên kết tha, chứa
những tế bào trung mô kém biệt hoá, tế bào sợi,
đại thực bào, mạch máu và những tế bào
Leydig. Chức năng của tế bào kẽ tinh hoàn là
tổng hợp và bài tiết hormon sinh dục nam
testosteron [4], [5], [8].
Hình ảnh tế bào Sertoli và tuyến kẽ bình
thờng trong các nhóm nghiên cứu cho thấy
HM và HM+NS ở liều lợng 120 mg /100g
trọng lợng chuột/ngày, và 240mg/100g trọng
lợng chuột/ngày, không làm tổn thơng đến tế
bào Sertoli và tuyến kẽ. Nhận xét này cũng
tơng tự kết quả nghiên cứu của Ranga A và
Salvati G [10], [11].
Những kết quả nghiên cứu hình thái bớc
đầu rất lý thú này sẽ đặt tiền đề cho những
nghiên cứu tiếp theo toàn diện hơn, sâu hơn

nhằm đa ra những kết luận đầy đủ hơn, chính
xác hơn về tác dụng của hai vị thuốc này đối
với chức năng sinh sản nam.
V. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi
có một số kết luận sau:
1- Hải mã và Hải mã+Nhân sâm với các liều
đã dùng trong thí nghiệm không làm thay đổi

12
TCNCYH 21 (1) - 2003
cấu trúc bình thờng của biểu mô tinh và tuyến
kẽ tinh hoàn.
2- Đờng kính trung bình của các ống sinh
tinh không có sự khác biệt giữa các nhóm thí
nghiệm và đều lớn hơn so với ở chuột nhóm
chứng không uống thuốc.
3- Tỷ lệ các ống sinh tinh có biểu hiện hoàn
thành quá trình sinh tinh ở tinh hoàn các nhóm
nghiên cứu đều tăng có ý nghĩa so với ở chuột
nhóm chứng không uống Hải mã và Hải mã +
Nhân sâm.
Tài liệu tham khảo
1. Trần Quán Anh (2002), "Bớc đầu nghiên
cứu nguyên nhân và kết quả điều trị vô sinh
nam", Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu KH-
CN cấp bộ, Bộ Y tế và Uỷ ban quốc gia dân số
và kế hoạch hoá gia đình, Trờng Đại học Y
Hà Nội,
2. Bộ Y Tế, Trung tâm Sâm Việt Nam (1993),

"Sâm Việt Nam", Kết quả nghiên cứu từ 1978-
1993, Tp.Hồ Chí Minh.
3. Võ Văn Chi (1998), "Cá ngựa", Từ điển
Động vật và khoáng vật làm thuốc ở Việt Nam,
Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 83- 86.
4. Phạm Phan Địch, Trịnh Bình, Đỗ Kính
(1998), "Hệ sinh dục nam", Mô học, Nhà xuất
bản Y học, Hà Nội, tr. 368-397.
5. Phạm Thị Minh Đức (2001), "Sinh lý sinh
sản nam", Sinh lý học, 2, Nhà xuất bản Y học,
Hà Nội, tr.119-134.
6. Phạm Văn Trịnh (1998), "Điều tra dịch tễ
học về rối loạn cơng dơng trên 764 nam giới
bình thờng", Kỷ yếu công trình Hội tiết niệu
Hà Nội, tr.11-19.
7. Kang JK, Lee YJ, No KO(2002),
"Ginseng intestinal metabolite-I(GIM-I)
reduces doxorubicin toxicity in the mouse
testis", Reprod Toxicol, 16(3), pp.291-8.
8. Kay Elder, Brian Dale (2000),
"Spermatogenesis in mammals, In vitro
fertilization", Cambrige University Press, 2, 22-
27.
9. Kim W, Hwang S, Lee H(1999), "Panax
ginseng protects the testis against 2,3,7,8-
tetrachlorodibenzo-p-dioxin induced testicular
damage in guinea pigs", BJU Int, 83(7),
pp.842-9.
10. Ranga A, Kalla NR, Kanwar U (1999),
" Effect of gossypol on the fertility of male

rats", Acta Eur Fertil, 21 (1), pp. 7-15.
11. Salvati G, Genovesi G, Marcellini L.
(1996), "Effect of Panax Ginseng C.A. Meyer
saponins on male fertility", Panminerva Med,
38(4), pp.249-54.
effect of hippocampus and hippo-pinax ginseng on
morphological structure of male rat's testes
After taken hippocampus and hippo-panax ginseng with different doses for two weeks,
microstructure of all the studied male rats' testes was observed as followed:
1. The normal structure of seminal epithelial and testes' interstitial gland was not changed by
effect of hippocampus and hippo-panax ginseng.
2. There was no significant difference of seminal vesicles' average diameter among all the drug-
taken groups. However, this diameter in all the drug- taken groups was significantly higher than
that in the control group.
3. The percentage of the seminal vesicles, in which the sperm reproduction was completed, was
significantly increased in all the drug-taken compared to that in the control group.

13

×