Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Lễ khai ấn đền Trần Một nghi lễ tế tiên tổ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.94 KB, 7 trang )



Lễ khai ấn đền Trần -
Một nghi lễ tế tiên tổ

Lễ khai ấn đền Trần diễn ra giữa đêm 14 và mở đầu cho ngày
15 tháng Giêng, tại Khu di tích đền Trần phường Lộc Vương,
TP.Nam Định. Đây là sự hồi ảnh của tập tục cổ, sau những
ngày nghỉ tết bắt đầu từ rằm tháng giêng thì triều đình trở lại
làm việc bình thường.

Lễ khai ấn là một tập tục từ thế kỷ XIII, chính xác là vào năm
1239 của triều đại nhà Trần thực hiện nghi lễ tế tiên tổ. Tại
phủ Thiên Trường, vua Trần mở tiệc chiêu đãi và phong chức
cho những quan quân có công. Những năm kháng chiến
chống Nguyên- Mông sau đó, Lễ khai ấn bị gián đoạn cho tới
năm 1262 được Thượng hoàng Trần Thánh Tông cho mở lại.
Thiên Trường không phải là Kinh đô nước Việt nhưng gắn
với việc khai ấn là bởi trong kháng chiến chống Nguyên -
Mông, Thăng Long thực hiện vườn không nhà trống, rút lui
chiến lược thì nơi đây là căn cứ địa dễ tiến thoái như một
"Thủ đô kháng chiến" theo cách gọi hiện đại để tận dụng địa
thế và huy động sức người sức của cả một vùng trấn Sơn
Nam, phủ Thiên Trường Vậy nên danh sĩ Phạm Sư Mạnh
mới gọi nơi đây là "Hùng thắng Đông kinh hộ ấn vàng ".


Trải bao thế kỷ, ấn cũ không còn. Năm 1822, vua Minh
Mạng qua Ninh Bình có ghé lại đây và cho khắc lại. Ấn cũ
khắc là "Trần triều chi bảo", ấn mới khắc là "Trần triều điển
cố" để nhắc lại tích cũ. Dưới đó có thêm câu "Tích phúc vô


cương". Và từ đây, Lễ khai ấn vào giờ Tý ngày rằm tháng
Giêng (từ 11 giờ đêm 14 đến 1 giờ sáng ngày 15 tháng
Giêng) là một tập tục văn hóa mang tính nhân văn để nhà vua
tế lễ Trời, Đất, Tiên tổ thể hiện lòng thành kính biết ơn non
sông, cha ông. Và cũng là "tín hiệu nhắc nhở" chấm dứt ngày
Tết, thực sự bắt tay vào công việc.
Tại đền Cố Trạch các bô lão tề tựu đông đủ để lễ đức Thánh
Trần, sau đó tham dự buổi lễ khai ấn đầu năm.
Hòm ấn được đặt trang trọng trên ban thờ, trong hòm có hai
con dấu. Quả nhỏ trên mặt khắc hai chữ “ Trần Miếu”, quả
lớn có khắc những chữ: “ Trần Triều Tự Điển, Tứ phúc vô
cương” theo kiểu chữ triện. Đúng giờ tý (12 giờ đêm) buổi lễ
bắt đầu một cụ cao niên nhất đứng ra thay mặt dân làng làm
lễ. Tiếp đó người rước hòm ấn đi theo nhịp trống, chiêng
cùng ánh đèn, nến, tiến sang đền Thiên Trường tiếp tục làm
lễ, cuối cùng là tổ chức đóng dấu son đỏ trên các tờ giấy
vàng chia phát cho những người tham gia dự buổi lễ, chia về
treo tại nhà để cầu phúc, cầu may, tránh mọi hoạn nạn rủi ro
trong năm.
Lễ khai ấn tại đền Cố Trạch và Thiên Trường hàng năm vẫn
được dân làng Tức Mạc duy trì đến nay, xong về hình thức
nghi lễ có đơn giản hơn trước đây.
Sau lễ khai ấn đầu năm tại đền Cố Trạch và Thiên Trường
còn có lễ hội lớn được mở vào dịp từ 15-20/8 âm lịch hàng
năm. Cũng như những lễ hội khác nó bao gồm các nghi lễ và
sinh hoạt văn hoá dân gian từ xưa nghi lễ ở đây diễn ra với
các lễ rước từ khác đền chùa xung quanh về làm lễ dâng
hương và tế tự ở đền Thiên Trường thờ 14 vị vua Trần và đền
Cố Trạch thờ Trần Hưng Đạo. Các đám rước gồm có: cờ, bát
kiệu, kiệu long đình, đội trống nhạc lễ cùng đông đủ các bô

lão và dân các làng xung quanh tham dự. Khi đám rước về
đến đền thi nghi lễ được diễn ra. Trước đây chỉ có lễ chứ
không có hội, những năm gần đây do nhận thức được tầm
quan trọng của các di tích, các cơ quan văn hoá, kết hợp với
các cấp cơ quan chính quyền địa phương với chỉ đạo nghi lễ,
với sinh hoạt văn hoá tổ chức thành lễ hội lớn lễ hội đền
Trần, lễ hội Trần Hưng Đạo.
Lễ dâng hương với nghi thức 14 cô gái đồng trinh đội 14
mâm hoa sau khi làm lễ ở ngoài sân theo tiếng nhạc lễ đi
thẳng vào trong đền dâng lên trước ngai thờ của 14 vị vua sau
lễ dâng hương và lễ đại tế của các bô lão trong làng nhằm
diễn tả lại những nghi thức của triều đình phong kiến xưa,
sau lễ tế ở đền Thiên Trường là lễ tế ở đền Cố Trạch.


Sau phần lễ là phần hội với các sinh hoạt văn hoá khá phong
phú và độc đáo như hội diễn võ củ 3 thế hệ (ông, cha, con) tại
sân đền Thiên Trường còn diễn ra cuộc đấu vật, múa rồng,
múa sư tử…hội chọi gà, ném vòng cổ chai, chơi đu, chơi cờ
thẻ… Đặc biệt múa bài Bông một điệu múa mừng chiến
thắng của quân dân thời Trần. Tương truyền do thái sư Trần
Quang Khải sáng tác và dạy cho các ca vũ ở cung đình. Sau
này dân làng Phường Bông (Mỹ Trung) vốn xưa là phương
múa hát phục vụ cung đình, tập luyệ các điệu múa này và
trình diễn trong các dịp lễ hội đền Trần. Ngoài lễ hội lớn
tháng 8 âm lịch hàng năm đúng vào ngày kỵ Trần Hưng Đạo
tại đền Cố Trạch còn có những ngày kỵ giỗ khác như ngày
giỗ của thân Phụ Vương Mẫu, các con các lão tướng Trần
Hưng Đạo.
Tất cả các nghi lễ tại di tích đền Trần từ lâu đã lưu giữ được

các phong tục cổ truyền của dân tộc phần nào tái hiện được
một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc, nội dung lịch sử
được thể hiện sống động và sâu sắc nó nuôi dưỡng bồi đắp
tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất chống ngoại xâm, tâm
thức uống nước nhớ nguồn của mỗi người Việt Nam./.

×