Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thạp Đồng Đào Thinh Thông điệp của nền văn hóa Đông Sơn doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.45 KB, 7 trang )



Thạp Đồng Đào Thinh
Thông điệp của nền văn
hóa Đông Sơn



Ngày 14 tháng 9 năm 1961, một đồng chí bộ đội phục viên ở
xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đi câu thấy bờ
sông bị lở, lộ ra một vật như cái chum.

Sau đó vào ngày 15, dân làng được tin kéo nhau ra xem và
ngày 16 thì Ủy ban hành chính xã được báo cáo và cho người
mang về Ty Văn hóa tỉnh Yên Bái. Sau đó thạp được giao
cho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam lưu giữ, bảo quản và giới
thiệu tới đông đảo công chúng trong và ngoài nước tại hệ
thống trưng bày chính của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) tại số 1 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm,
Hà Nội.

Thạp đồng Đào Thịnh có dáng hình trụ thuôn dần xuống đáy,
nắp đậy hình nón cụt. Thạp có kích thước: Đường kính
miệng: 61cm; Đường kính đáy: 60cm; Chiều cao: 98cm. Khi
được phát hiện, thạp đã bị vỡ thành nhiều mảnh, nay đã được
phục dựng lại. Nắp thạp bị mất núm và 2 khối tượng.



Đây là chiếc thạp có kích thước lớn nhất từ trước tới nay.
Trong thạp có chứa một thạp đồng nhỏ có mảnh gỗ mục đậy


lên trên, bên cạnh có một số cục xỉ đồng và một ít xương
người. Thạp gồm 2 phần: nắp thạp và thân thạp.

Giữa nắp thạp là hình mặt trời 12 tia, lồng giữa các vạch chéo
hình tam giác, xung quanh là 11 vành hoa văn: đường song
song có chấm nhỏ ở giữa, vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến,
con chim mỏ dài nối đuôi nhau chạy ngược chiều kim đồng
hồ. Đặc biệt ở vành 7 còn có 4 khối tượng của 4 đôi nam nữ
giao hợp.

Thân thạp có 25 băng hoa văn, được chia làm 3 nhóm:

Nhóm 1: gần miệng thạp có 10 băng hoa văn, gồm: đường
chỉ song song, hình răng cưa, vòng tròn chấm giữa có tiếp
tuyến, những đường gấp khúc tạo thành hình thoi.

Nhóm 2: giữa thân thạp có 4 băng hoa văn: vòng tròn chấm
giữa có tiếp tuyến, hình bông lúa, đặc biệt có hình 6 chiến
thuyền khác nhau, trên cùng là những chim đang bay, đáy
thuyền là những chim và những thú 4 chân đang đứng.

Nhóm 3: gần đáy thạp có 11 băng hoa văn: đường thẳng song
song, hình răng cưa, vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến,
những đường gấp khúc lồng chéo nhau tạo những hình thoi.

Cả nắp và thân thạp có 4 quai hình mũi thuyền được trang trí
hoa văn bông lúa.

Thạp Đào Thịnh là một hiện vật điển hình, chức năng chính
của thạp là đồ đựng dự trữ lương thực. Khi phát hiện trong

thạp còn chứa nhiều than tro và răng người chết, điều đó
chứng tỏ chiếc thạp còn được dùng làm quan tài mai táng
người chết sau hỏa thiêu.

Những đề tài trang trí trên nắp thạp là: 4 cặp tượng trai gái
đang giao hợp (hiện còn 2 cặp). Trai thì xõa tóc, ngang hông
đeo dao găm, đóng khố. Gái thì bận váy ngắn. Bộ phận sinh
dục của nam giới được thể hiện rất rõ, chứng tỏ người xưa cố
ý khi đặt khối tượng này trên nắp thạp phản ánh khát vọng
sinh sôi nẩy nở, sự phồn thịnh của con người và vạn vật.



Thân thạp có hình khắc sáu chiến thuyền mũi cong, nhiều
người mặc y phục hóa trang lông chim, đứng trên sàn thuyền,
giữa lòng thuyền có một pháo đài trên có người đang cầm
cung trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Các chiến binh còn lại,
người cầm cung, lao, giáo, rìu chiến, dao găm. Theo thứ tự ai
sử dụng vũ khí đánh xa thì đứng trước, vũ khí đánh gần đứng
giữa và phòng vệ thì đứng sau cùng. Từ hình dáng, cấu trúc
của con thuyền ấy cũng như sức chở và sự bố trí binh lực trên
thuyền đã phản ánh kỹ thuật đóng thuyền thời kỳ này rất phát
triển, cư dân Đông Sơn không chỉ có tài năng chiến đấu trên
bộ mà họ còn thạo cả thủy chiến, họ đã có đủ một bản lĩnh
quân sự vững vàng, một xã hội sản xuất phát triển, đã có sự
phân tầng giai cấp.

Cho đến nay ngoài thạp Đào Thịnh ra, chưa có một chiếc
thạp nào có được kích thước, kiểu dáng và đề tài trang trí độc
đáo tiêu biểu của cư dân nông nghiệp lúa nước. Thạp đồng

Đào Thịnh được coi như một hiện vật nghệ thuật cổ độc nhất
vô nhị bởi nó chính là bản thông điệp của quá khứ gửi cho
thế hệ mai sau về cuộc sống vật chất và quan niệm phồn thực
của cư dân Đông Sơn khi xã hội chưa có chữ viết.

×