CÂU HỎI ÔN TẬP QTCL
Câu 1: Chiến lược cấp công ty? Quá trình phát triển của Doanh nghiệp theo quy
mô thác nước có mấy giai đoạn?
Xác định mục đích, các mục tiêu của công ty.
Xác định các ngành nghề công ty theo đuổi.
Xác định các ngành nghề Cty cần tập trung.
Phân phối nguồn lực giữa các lĩnh vực KD
Câu 2: Quá trình hoạch định chiến lược bao gồm mấy giai đoạn? Hãy liệt kê các
công cụ và ma trận cho từng giai đoạn?
Giai đoạn 1: GIAI ĐOẠN NHẬP VÀO
Ma trận đánh giá các yếu tố
bên ngoài (EFE)
Ma trận hình ảnh cạnh
tranh (Competitive
Image Matrix)
Ma trận đánh giá các yếu
tố bên trong (IFE)
Giai đoạn 2: GIAI ĐOẠN KẾT HỢP
Ma trận các
mối nguy cơ cơ
hội – điểm
mạnh – điểm
yếu (SWOT)
Ma trận vị trí
chiến lược và
đánh giá hành
động (SPACE)
Ma trận
nhóm tham
khảo ý kiến
Boston (BCG)
Ma trận các
yếu tố bên
trong và bên
ngoài (IE)
Ma trận chiến
lược chính
(Grand Strategy
Matrix)
Giai đoạn 3: GIAI ĐOẠN QUYẾT ĐỊNH
Ma trận hoạch định chiến lược có khả năng định lượng (QSPM)
Quy trình hoạch định chiến lược.
Giai đoạn nhập vào
Theo Fred R. David trong giai đoạn này cần có đầy đủ các thông tin về môi trường
bên ngoài, môi trường bên trong, các công cụ sử dụng là các ma trận EFE, IFE, ma
trận hình ảnh cạnh tranh
Giai đoạn kết hợp
Áp dụng một hoặc một số trong các công cụ sau: SWOT, SPACE, ma trận BCG, ma
trận IE và ma trận chiến lược chính. những công cụ này giúp kết hợp các cơ hội và
nguy ccơ bên ngoài với những điểm mạnh, điểm yếu bên trong để hình thành các
chiến lược khả thi có thể lựa chọn.
Giai đoạn quyết định
Giai đoạn kết hợp cho ra hàng loạt chiến lược khả thi có thể lựa chọn,
làm cơ sở quan trọng cho giai đoạn thứ ba giai đoạn quyết định của quá
trình hoạch định chiến lược
Giai đoạn này thường được thực hiện bằng phương pháp chuyên gia.
Thang điểm được sử dụng là 1, 2, 3, 4, thể hiện mức độ quan tâm của
chuyên gia tới chiến lược. Trong đó, 1 = chiến lược không nên thực
hiện, 2 = chiến lược có thể thực hiện, 3 = chiến lược có khả năng thực
hiện tốt, 4 = chiến lược có đầy đủ khả năng thực hiện tốt
Ngoài phương pháp chuyên gia, công cụ quan trọng sử dụng trong giai
đoạn này là ma trận QSPM
Câu 3: Môi trường bên ngoài là gì? Cho biết mục đích, Ý nghĩa?
Gồm các lực lượng và thể chế bên ngoài doanh nghiệp nhưng tác động đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp
Môi trường bên ngoài bao gồm:
- Môi trường vĩ mô (môi trường tổng quát).
- Môi trường vi mô (môi trường ngành/ môi trường cạnh tranh).
Các khái niệm liên quan
Là môi trường bao trùm lên họat động của tất cả các doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực
tiếp hay gián tiếp đến họat động của tất cả các doanh nghiệp
Vấn đề cần lưu ý khi nghiên cứu môi trường vĩ mô:
Ảnh hưởng lâu dài đến doanh nghiệp
Môi trường vĩ mô thay đổi sẽ kéo theo sự thay đỏi của môi trường vi mô/ môi
trường ngành và môi trường bên trong của doanh nghiệp
Các yếu tố của môi trường vĩ mô tác động mức độ và tính chất tác động không
giống nhau
Mỗi yếu tố của môi trường vĩ mô có thể độc lập ảnh hưởng đến doanh nghiệp,
nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng cho doanh nghiệp trong mối liên kết với các
yếu tố khác
Các khái niệm liên quan
Môi trường vi mô là môi trường gắn trực tiếp với từngdoanh nghiệp và phần lớn các
họat động và cạnh tranh của doanh nghiệp xảy ra trực tiếp trong môi trường này.
Môi trường này gồm 5 nhân tố tác động:
Mối đe dọa của những người gia nhập ngành
Sức mạnh đàm phán của nhà cung cấp
Sức mạnh đàm phán của người mua
Mối đe dạo của sản phẩm thay thế
cường độ cạnh tranhgiữa các doanh nghiệp hiện hữu trong ngành
Ý nghĩa
XĐ được các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu
Có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các sản phẩm, dịch vụ, thị trường và tổ chức
trên thế giới. Sự thay đổi của những yếu tố môi trường bên ngoài sẽ kéo theo
sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng đối vớ inhững sản phẩm, dịch vụ…
Cho phép doanh nghiêp xác định được chính xác, rõ ràng sứ mạng/ nhiệm vụ
của mình, xây dựng chiến lược để đạt được các mục tiêu dài hạn và các chính
sách nhằm đạt được các mục tiêu hàng năm
Mục đích
Mục đích của việc nghiên cứu môi trường bên ngoài là phát hiện một danh mục
có giới hạn các cơ hội mà môi trường bên ngoài có thể mang lại cho doanh
nghiệp và các nguy cơ từ môi trường này mà doanh nghiệp nên tránh
Câu 4: Môi trường bên trong là gì? Cho biết mục đích, Ý nghĩa?
Nguồn lực của doanh nghiệp được xem như là những yếu tố đầu vào của sản xuất kinh
doanh
Các nguồn lực của Doanh nghiệp là:
Nguồn lực hữu hình (Tangible resources )
• Nguồn lực về tài chính (Financial resources).
• Vật chất hữu hình (Physical resources)
• Nguồn lực vô hình (Intangible resources )
• Công nghệ (Technology)
• Danh tiếng (Reputation)
• Nguồn nhân lực của doanh nghiệp (Human resources)
Ý nghĩa và mục đích
Biết được các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, của từng bộ phận
chức năng trong doanh nghiệp.
Hiểu sâu về doanh nghiệp
Chọn điểm mạnh để phát huy lợi thế cạnh tranh và đưa ra các biện pháp
để hạn chế và khắc phục điểm yếu
Mục tiêu quan trọng của chiến lược là cải thiện điểm yếu, biến điểm yếu
thành điểm mạnh và nếu có thể trở thành khả năng đặc biệt
Câu 5: Các cấp hệ thống chiến lươc trong công ty?
Chiến lược cấp công ty
Xác định mục đích, các mục tiêu của công ty.
Xác định các ngành nghề công ty theo đuổi.
Xác định các ngành nghề Cty cần tập trung.
Phân phối nguồn lực giữa các lĩnh vực KD
Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh
Lựa chọn sản phẩm và thị trường mục tiêu cho SBU.
Xác định SBU cạnh tranh bằng cách nào với các đối thủ.
Chiến lược SBU hỗ trợ cho CL cấp Cty
Công ty có 1 SBU, chiến lược công ty là chiến lược SBU.
Chiến lược cấp chức năng
Là chiến lược của các phòng ban chức năng trong công ty như marketing, tài
chính, R&D, nhân sự, sản xuất.
Hỗ trợ cho chiến lược cấp công ty và chiến lược cấp đơn vị kinh doanh.
Chiến lược toàn cầu
Chiến lược đa quốc gia
Chiến lược quốc tế
Chiến lược toàn cầu
Chiến lược xuyên quốc gia.
Câu 6: Ý nghĩa của sử dụng ma trận BCG? Các bước thực hiện ma trận này?
Mục đích và ý nghĩa
Ma trận BCG nhằm xác định những yêu cầu về vốn đầu tư (dòng tiền) và những nơi
có thể tạo ra nguồn vốn đầu tư ở những đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU) khác
nhau trong cấu trúc kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở đó sẽ quyết định những
chiến lược thích hợp cho từng SBU
Các bước thực hiện
Bước 1: Phân chia doanh nghiệp thành các SBU và đánh giá triển vọng tương
lai của chúng.
Bước 2: Dựa vào kết quả phân loại để sắp xếp các SBU vào ma trận BCG.
Bước 3: Xác định chiến lược cho từng SBU.
Câu 7: Các bên hữu quan là gì? Khi phân tích tác động các bên hữu quan ta cần
nhận diện những vấn đề gì ?
Các bên hữu quan là gì
Các cá nhân hay nhóm có tác động, và chịu tác động của các kết cục chiến lược, họ có
quyền đòi hỏi đối với thành tích của doanh nghiệp
Bên ngoài:
• Khách hàng Công ty
• Nhà cung cấp
• Chính phủ
• Công đoàn
Cộng đồng địa phương
Công chúng
Bên trong:
Cổ đông
Nhân viên
Nhà quản trị
Thành viên ban quản trị
Quan hệ trao đổi:
Cung cấp cho Cty các nguồn lực quan trọng
Qua trao đổi họ kỳ vọng thỏa mãn các lợi ích của mình
Phân tích tác động của các bên hữu quan, gồm:
Nhận diện các bên hữu quan
Nhận diện các lợi ích và liên quan của mỗi bên
Nhận diện những yêu cầu tác động lên tổ chức
Nhận diện bên hữu quan quan trọng nhất với triển vọng của tổ chức
Câu 8 : Chuỗi giá trị là gì ? Chia làm mấy nhóm hãy liệt kê ?
Dây chuyền giá trị hay chuỗi giá trị (VALUE CHAIN ), được phát triển bởi Michael
Porter, chỉ ý tưởng coi một công ty là một chuỗi các hoạt động chuyển hóa các đầu
vào thành các đầu ra tạo giá trị cho khách hàng.
Các Hoạt Động Chính(Primary activities):
Các hoạt động đầu vào (Inbound logistic): Các hoạt động, các chi phí và các
tài sản liên quan đến giao nhận, nhập kho, tồn trữ, kiểm tra và quản lý tồn kho
vật tư
Vận Hành (Operations): Các HĐ, các chi phí và các tài sản liên quan đến máy
móc thiết bị, bảo trì máy móc thiết bị, quy trình sản xuất, đóng gói sản phẩm,
kiểm tra chất lượng SP
Các hoạt động đầu ra (Outbound Logistic): Các hoạt động, các chi phí và
các tài sản liên quan đến tồn kho sản phẩm, xử lý các đơn hàng, vận chuyển và
giao nhận sản phẩm.
Các Hoạt Động Chủ Yếu (Primary activities):
Marketing và bán hàng (Marketing and Sales): Các hoạt động, các chi phí
và các tài sản liên quan đến nghiên cứu thị trường, phân phối, khuyến mãi,
quảng cáo, hỗ trợ các đại lý, nhà bán lẻ và lực lượng bán hàng.
Dịch vụ (Customer service): Các HĐ, các CP và các tài sản liên quan đến
hướng dẫn kỹ thuật, giải đáp thắc mắc và khiếu nại của KH, lắp đặt, cung cấp
linh kiện thay thế, sửa chữa và bảo trì.
Các Hoạt Động Hỗ Trợ (Support Activities):
Hạ tầng doanh nghiệp (Company Infrastructure):
Các hoạt động, chi phí và tài sản liên quan đến kế toán và tài chính, hệ thống
các quy định, an toàn và an ninh, quản trị hệ thống thông tin và cơ cấu tổ chức
của công ty…
Quản trị nguồn nhân lực (Human Resources Management):
Các hoạt động, các chi phí và tài sản liên quan đến tuyển dụng, đào tạo, phát
triển nhân sự, đánh giá năng lực làm việc và thù lao, môi trường làm việc, khả
năng quản trị…
Phát triển khoa học và công nghệ (Technology Development):
Các hoạt động, chi phí và tài sản liên quan đến nghiên cứu và phát triển sản
phẩm, qui trình sản xuất, thiết kế máy móc, phần mềm vi tính, hệ thống thông
tin liên lạc…
Mua sắm/ Thu mua(Procurement):
Các hoạt động, chi phí và tài sản liên quan đến việc mua và cung cấp nguyên
vật liệu để hỗ trợ cho việc sản xuất kinh doanh của công ty, các mối quan hệ tốt
với nhà cung cấp…
Câu 9 : Các ma trận BCG, IE, GE, IFE, EFE các bước thực hiện ? Điểm khác
nhau giữa ma trận BCG & GE