Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tiểu luận Tính xấu hổ của người Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.29 KB, 17 trang )

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MƠN TLH XÃ HỘI

TÍNH XẤU HỔ CỦA NGƯỜI VIỆT
MỤC LỤC
1.

Giới thiệu...........................................................................................................................2

2.

Đi tìm một khái niệm.........................................................................................................2

3.

Tính xấu hổ quan trọng như thế nào?................................................................................3

4.

Nguồn gốc tính xấu hổ.......................................................................................................5
Khi nào tính xấu hổ được hình thành?...................................................................................5
Phẩm chất nào đằng sau việc nhận thức được hiện thực?....................................................5
Đằng sau ý thức trách nhiệm là gì?.......................................................................................6

5.

Tính xấu hổ của người Việt thế nào?.................................................................................7

6.

Thử đi tìm hiểu nguyên nhân.............................................................................................8
Thứ nhất về câu hỏi tôi là ai..................................................................................................9


Thứ hai, về câu hỏi mục tiêu cuộc đời...................................................................................9
Thứ ba, óc sáng suốt và lịng dũng cảm................................................................................9

7.

Thử đi tìm một số giải pháp.............................................................................................10
Đối với cá nhân...............................................................................................................10
Đối với tập thể, tổ chức chuyên trách.............................................................................14

8.

Kết luận............................................................................................................................16

Tài liệu tham khảo:..................................................................................................................17

Hướng dẫn: T.S Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu | Sinh viên: Bùi Thế Bảo – K41.TLH.B 1


TIỂU LUẬN KẾT THÚC MƠN TLH XÃ HỘI

TÍNH XẤU HỔ CỦA NGƯỜI VIỆT
1. Giới thiệu
Đã là người Việt thì chắc hẳn ai cũng biết đến một đoạn trong bài văn bia do Thân
Nhân Trung soạn thảo: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, ngun khí thịnh thì đất nước
mạnh và càng lớn lao, ngun khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp. Bởi vậy, các
bậc vua tài giỏi đời xưa, chẳng có đời nào lại khơng chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo nhân
tài bồi đắp thêm nguyên khí”. [3]
Vâng, chính là người hiền tài, chính là những bậc Hiền nhân đức độ vừa có tài năng.
Thầy Mạnh Tử nói: “Nhân bất khả vơ sỉ” nghĩa là làm người khơng thể khơng biết xấu hổ.
Qua đó đủ thấy, người xưa rất coi trọng việc rèn luyện giới đức ở đời. Và cũng vì thế mà

trong đề tài này, tơi xin được đem ra để bàn chính là:
Tính xấu hổ của Người Việt
2. Đi tìm một khái niệm
Có thể nói rằng tri thức của con người thì ngày càng sâu hơn và rộng hơn. Tuy nhiên
ngơn ngữ thì khơng như thế. Bởi vì ngơn ngữ là phương tiện của tư duy, là cơng cụ của tri
thức, nó ln phát triển sau tri thức. Vì thế mà ngơn ngữ chỉ mang tính tương đối. Việc
truyền tải những gì mình hiểu, mình chứng nghiệm thì cần đến ngơn ngữ, đặc biệt là ngơn
ngữ viết, câu, từ, hình ảnh, sơ đồ,… Bây giờ, hãy thử đi tìm một khái niệm.
Xẩu hổ là thuật ngữ thuộc phạm trù đạo đức, được biết đến là chữ Sĩ trong tám giới đức
căn bản làm người (Hiếu, Để, Lễ, Nghĩa, Trung, Tín, Liêm, Sĩ), [1] và cũng nằm trong bốn
đức tính trụ cột của một quốc gia (gọi là Tứ Duy, gồm Lễ, Nghĩa, Liêm, Sĩ). [8]
Xấu hổ được hiểu là cảm xúc dằn vặt, cắn rứt, khó chịu của chủ thể trước một hiện thực
nào đó liên quan đến chủ thể so với cái chuẩn mực trách nhiệm bên trong chủ thể ấy.
Một vài ví dụ:
Stt
1
2
3
4

Ví dụ
Sinh viên xấu hổ vì nợ mơn.
Thầy hiệu trưởng cảm thấy
xấu hổ vì sinh viên mình ra
trường thất nghiệp.
Bộ trưởng bộ GD & ĐT xấu
hổ vì nền giáo dục nước ta tụt
hậu so với khu vực.
Bin xấu hổ khi xếp hạng ba
trong lớp.


Hiện thực
Nợ môn.
Sinh viên thất
nghiệp.

Chuẩn trách nhiệm
Phải học giỏi.
Sinh viên trường ông ấy
sau tốt nghiệp phải thật
giỏi và có việc làm.

Nền GD của ơng
ta điều hành đang
tụt hậu.

Nền GD ông ta điều hành
phải tiên tiến.

Hạng ba.

Bin phải xếp hạng
nhất/nhì.

Xấu hổ là một sự biểu hiện của lương tâm, là điều kiện cần của lương tâm. Một người
không được coi là có lương tâm nếu khơng có tính xấu hổ.[5]
Có thể nói thêm rằng, sự xấu hổ mang đậm tính chủ thể, nghĩa là cùng một hồn cảnh
nhưng sẽ có người cảm thấy xấu hổ, người khác thì khơng. Chẳng hạn trong ví dụ 4 ở bảng
Hướng dẫn: T.S Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu | Sinh viên: Bùi Thế Bảo – K41.TLH.B 2



TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN TLH XÃ HỘI

trên, rõ ràng việc xếp hạng ba là niềm mơ ước của nhiều sinh viên, nhưng với Bin thì là một
sự xấu hổ.
Một khi đã đủ điều kiện hình thành thì tính xấu hổ sẽ biểu hiện ra bên ngồi thơng qua
các cảm xúc cắn rứt, dằn vặt, khó chịu. Thế thì câu hỏi đặt ra là xấu hổ với ai? Vâng, là với
chính bản thân chủ thể ấy hoặc với tập thể, cộng đồng xã hội hay cũng có thể là cả hai. Thế
thì xấu hổ với chính mình và với xã hội, cái nào quan trọng hơn? Đương nhiên câu trả lời
trung dung “cả hai đều quan trọng” luôn dễ thuyết phục hơn cả. Nhưng mọi thứ phải sâu
sắc đến mức mà nó có thể, càng chi tiết cụ thể càng tốt, nhất là trong khoa học. Về điểm này
tác giả đồng ý với quan điểm của một triết gia người Nga Lev Tolstoy: “Biết xấu hổ trước
mọi người là một cảm xúc tốt. Nhưng tốt hơn hết là biết xấu hổ trước chính bản thân
mình”. Tại sao ư? Bởi vì nếu anh xấu hổ vì xã hội thì khi ở một mình chưa chắc anh ta sẽ
thấy xấu hổ, lúc ấy có khi lại thản nhiên làm điều trái với luân thường đạo lý. Còn nếu anh
ta xấu hổ với chính bản thân mình thì chỉ khi nào tắt thở mới thơi.
3. Tính xấu hổ quan trọng như thế nào?
Đạo đức con người quan trọng thế nào thì tính xấu hổ quan trọng như thế ấy. Phật gia
nói rằng con người mà khơng có tính xấu hổ thì cũng giống như lồi cầm thú vậy. [2]Theo
đó, tác giả cũng cho rằng: Xấu hổ là động lực, tiền đề cho sự tiến bộ, hoàn mĩ trong nhân
cách mỗi người; là nền móng căn bản, là điều kiện cần của một xã hội văn minh, hạnh
phúc.
Thật vậy, nếu như chữ Hiếu là cội nguồn của tình cảm, là cơ sở cho sự phát triển tình
u thương, lịng vị tha của con người. Thì xấu hổ chính là “lực lượng đề kháng” của tâm
hồn, chống lại, khắc phục, bài trừ đi những thói hư tật xấu, những gì trái với chân lý; và tạo
ra động lực cho sự tiến bộ, hoàn mĩ trong nhân cách.
Ta hãy quay lại bốn ví dụ trên và xét xem những chủ thể ấy sẽ nói gì với chính mình.
Stt
1
2


Ví dụ
Sinh viên xấu hổ vì nợ mơn.
Thầy hiệu trưởng cảm thấy
xấu hổ vì sinh viên mình ra
trường thất nghiệp

3

Bộ trưởng bộ GD & ĐT xấu
hổ vì nền giáo dục nước ta tụt
hậu so với khu vực

4

Bin xấu hổ khi xếp hạng ba
trong lớp

Chủ thể sẽ tự nhủ
Mình nhất định không để điều này tái diễn nữa
Ta phạm sai lầm ở đâu chăng? Nếu không khắc
phục được thực trạng này thì ta sẽ từ chức.
Là tại ta cả, khơng biết các nhà cải cách giáo
dục, họ đã làm thế nào? John Dewey, Fukuzawa,
Durkheim? Ta sẽ từ chức nếu không cải biến
được tình hình
Ta đã phụ lại cơng ơn của ba mẹ, ta đã phản bội
lời hứa của mình. Kì sau ta phải đạt hạng nhất để
bù lại.


Hướng dẫn: T.S Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu | Sinh viên: Bùi Thế Bảo – K41.TLH.B 3


TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN TLH XÃ HỘI

Những lời tự nhủ trên chỉ là phỏng đoán theo mạch tâm lý thơng thường. Có thể trên
thực tế sẽ khác đơi chút nhưng về nội dung và xu hướng cốt lõi thì sẽ chẳng khác là bao.
Qua đó, điều mà tác giả muốn nói chính là những cảm xúc khó chịu ấy sẽ tiếp thêm ý chí,
bồi thêm nghị lực phấn đấu cho chủ thể. Cảm xúc xấu hổ càng lớn thì động lực cải đổi sẽ
càng mạnh. Tình cảm ảnh hưởng đến ý chí và nhận thức là như thế. Chính cái tâm lý thất
bại này sẽ khiến chủ thể suy nghĩ nhiều hơn, mà suy nghĩ nhiều hơn thì nhận thức sâu sắc
hơn, đúng đắn hơn về bản thân mình cũng như về những vấn đề bên ngồi. Nhờ đó mà nâng
cao được năng lực, hoàn hiện hơn về tư cách làm người. Một xã hội ai ai cũng biết xấu hổ
như thế, có một cái tơi lý tưởng bên trong để hướng tới như vậy, từ giai cấp lãnh đạo đến
người dân, từ tầng lớp thượng lưu, trung lưu, từ người giàu đến người nghèo, sinh viên, học
sinh,… thì xã hội sao có thể khơng văn minh, người người nhà nhà sao có thể khơng hạnh
phúc cho được?
Ngược lại, nếu con người ta khơng có tính xấu hổ thì sao? Chẳng khác nào bên trong họ
“bức tường lương tâm” khơng có. Như thế thì là làm sai mà khơng biết mình sai, hoặc thấy
sai mà vẫn cứ làm, vì khơng có yếu tố giúp phản tỉnh. Người này nếu có chức quyền sẽ
tham nhũng, cưỡng đoạt tài vật, vụ lợi cho bản thân. Xã hội sẽ ra sao nếu họ là bác sĩ, giáo
viên, nhà cung cấp thực phẩm, báo chí, truyền thơng,…? Có thể sẽ vì tài lợi mà bán rẻ
lương tâm, cuốn theo đồng tiền mà lờ đi chân lý, hả hê, buông thả, thiếu trách nhiệm với sứ
mệnh mà xã hội giao phó,… Quốc gia sẽ trì trệ, đất nước kém văn minh, tràn lan những tệ
nạn,… thật là không sao kể xiết. Không như thế sao được vì một trong bốn trụ cột của quốc
gia đã bị đổ gãy.
Đến đây thì phần nào ta đã vén màng được tính xấu hổ là như thế nào, quan trọng ra
sao. Một xã hội mà ai ai cũng có tính xấu hổ thì thật khơng gì tốt đẹp bằng. Đến đây, một
câu hỏi được đặt ra là tính xấu hổ là bẩm sinh hay do rèn luyện mà có? Làm cách nào để
một cá nhân có được, cũng như là phát triển tính xấu hổ? Để giải quyết được vấn đề này, có

lẽ trước tiên cần phải tìm hiểu về nguồn gốc của tính xấu hổ.
4. Nguồn gốc tính xấu hổ
Nhớ lại hồi bé, có lẽ ai trong chúng ta cũng từng ở truồng, nhưng vẫn cứ thản nhiên rong
chơi như khơng có chuyện gì. Nhưng lớn lên thì chẳng ai lại như thế, chỉ trừ trường hợp
trong phịng riêng với bạn tình của mình mà thơi. Rõ ràng là hồi đó ta khơng biết xấu hổ,
cịn bây giờ thì đã khác. Thế thì tính xấu hổ ấy tự có khi ta lớn lên hay có được từ xã hội?
Nghĩ đến những em bé bị thất lạc trong rừng và vẫn sống sót lớn lên, tuy được con người
đưa về với xã hội nhưng vẫn không muốn mặc gì và cũng chẳng thấy xấu hổ. Đến đây thì
Hướng dẫn: T.S Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu | Sinh viên: Bùi Thế Bảo – K41.TLH.B 4


TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN TLH XÃ HỘI

vấn đề đã sáng tỏ: tính xấu hổ có được nhờ vào mơi trường xã hội, sự giáo dục và chính bản
thân chủ thể ấy. Vậy thì tính xấu hổ được hình thành là như thế nào?
Đây là một câu hỏi khá sâu vì dường như chưa có tài liệu nào viết về nó cả. Trên báo
Tiền Phong có bài: “Cần biết xấu hổ”[12] nhưng khơng chỉ rõ phải làm thế nào. Ơng
Nguyễn Bá Thanh cũng có lần nói rằng “…cán bộ bây giờ cần phải biết tập xấu
hổ…”[10] nhưng cũng chưa chỉ rõ phải thực hiện cụ thể ra sao. Bởi thế, ta hãy cùng xem
xét vấn đề này.
Khi nào tính xấu hổ được hình thành?
Khi bên trong chủ thể sẽ phải tồn tại hai thành tố:
Thứ nhất, là sự nhận thức và đối diện với hiện thực liên quan đến mình, mà không đổ
lỗi, bác bỏ, trốn tránh sự thật. Chẳng hạn một sinh viên nợ môn, và anh ta biết điều đó là
một sự tệ hại khơng đáng có. Lúc này, anh ta đã nhận thức được và dám đối diện với hiện
thực. Nếu thay vào đó, anh ta đổ lỗi cho hồn cảnh, tìm đủ cách ngụy biện thì tuy nhận thức
được nhưng lại né tránh hiện thực.
Thứ hai, là cái chuẩn mực trách nhiệm, sứ mệnh bên trong chủ thể. Chẳng hạn như sinh
viên thì phải học chuyên môn cho thật giỏi. Một khi anh sinh viên ấy thấy được hiện trạng
mình nợ mơn, và bên trong lại luôn ý thức được trách nhiệm phải học cho thật giỏi. Lúc này

trong đầu anh ta sẽ vang lên: Mình thật tệ hại, mình khơng xứng đáng với cơng hơn ba mẹ,
… Sự xấu hổ khiến anh ta cảm thấy lương tâm cắn rứt, dằn vặt khó chịu.
Vẫn là vấn đề nguồn gốc, nhưng vào sâu hơn. Nếu như nói nguồn gốc của tính xẩu hổ là
sự nhận thức hiện thực và ý thức được trách nhiệm bên trong chủ thể ấy . Vậy thì đâu là
nguồn gốc của hai yếu tố này?
Phẩm chất nào đằng sau việc nhận thức được hiện thực?
Hiện thực ở đây là hàm ý nói đến những gì cịn hạn chế, những mặt xấu, cái dở cái tệ
liên quan đến chủ thể. Bởi lẽ với những gì đã là tốt, là hay thì có gì để phải xấu hổ? Mà
những hiện thực ấy thường con người ta sẽ lờ đi, trốn tránh nó như trốn tránh bệnh nhân
truyền nhiễm vậy. Đơn cử như một anh cán bộ A khơng liêm khiết thì rất khơng ưa bàn luận
về tham nhũng. Một sinh viên B thường hay chen lấn khi mua phiếu ở căn tin thì khơng
thích nói về văn hóa xếp hàng. Một người Việt C ra nước ngồi sẽ có xu hướng ít nói về tính
cách dân tộc mình với bạn bè quốc tế. Ba trường hợp A,B,C này ta thấy rằng rõ ràng là chủ
thể đã nhận ra được những hiện thực ấy là cái xấu, cái dở nhưng không dám đối diện mà lại
lãng tránh đi. Cái họ đang thiếu chính là sự dũng cảm để đối diện với chính cái dở, cái tệ ấy.
Hướng dẫn: T.S Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu | Sinh viên: Bùi Thế Bảo – K41.TLH.B 5


TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN TLH XÃ HỘI

Khác với A,B,C, anh D thì khơng biết một chút gì về kiến thức lịch sử, thậm chí anh cịn
cho rằng: “Thời nay có Google rồi, khi cần gì cứ lên đó tra là có, tội gì phải ghi nhớ chi cho
mệt óc”. Rõ ràng anh ta rất bản lĩnh khi nói ra điều mình nghĩ. Nhưng một con người khơng
biết chút gì về lịch sử là điều không thể chấp nhận được. Cái mà anh D thiếu chính là óc
sáng suốt. Khi càng sáng suốt thì con người ta càng nhận thức gần hơn với chân lý, nhìn ra
được những gì nên và không nên. Do vậy, hai phẩm chất đằng sau chi phối cho việc nhận
thức hiện thực chính là: óc sáng suốt và tính dũng cảm. Ĩc sáng suốt giúp người ta nhận ra,
hiểu ra; cịn tính dũng cảm khiến người ta có thể đối diện với hiện thực mà không né tránh
hay đổ trách nhiệm.
Đằng sau ý thức trách nhiệm là gì?

Trách nhiệm, sứ mệnh của một người chính là thước đo tầm vóc giá trị của người đó
trong đời. Vì nó hiện thân cho tầm vóc tâm hồn của một con người. Chẳng hạn như sứ mệnh
một quốc vương sẽ khác với một người chăn cừu; của một nhà giáo sẽ khác với một kẻ bán
bn; thì theo đó giá trị của họ cũng khác nhau. Mặt khác, mỗi người đều nằm trong một
hữu hạn những nội hàm như nhau, và rồi được tách biệt bởi những nội hàm hẹp hơn. Chính
vì thế mà khi nói đến hai chữ trách nhiệm, mỗi người sẽ có những vùng trách nhiệm như
nhau, và cũng có những vùng trách nhiệm hẹp hơn của riêng mình, tùy vào thiên hướng,
ngành nghề chuyên mơn của mình vậy. Đơn cử như một bác sĩ thì làm gì mang trách nhiệm
của một chính trị gia? Nhưng chung quy lại, mỗi con người là một tiểu sinh mạng nằm trong
đại sinh mạng, do vậy nên dù là ai, làm gì, nhưng rốt cùng vẫn phải nhất định quay về
phụng sự cho cái đại sinh mạng ấy.
Một khi đã sinh ra ở đời, mỗi người buộc phải hòa nhập với xã hội theo bảy mối quan hệ
căn bản: Con cái cha mẹ, thầy trò, vợ chồng, bạn bè, với người trên, với người dưới, chủ tớ.
[7] Những tư cách ấy cần ở con người một nền giáo dục căn bản, song song với một phạm
vi trách nhiệm, sứ mệnh nhất định. Như vậy, muốn thấu đạt được trách nhiệm, sứ mệnh của
bản thân thì phải trả lời được câu hỏi mình là ai? Và mục đích sống của đời mình là gì?
Tuy nhiên, hai câu hỏi này thuộc về triết học nhân sinh, khơng phải có thể trả lời trong
một sớm một chiều, mà nó là để trả lời cả một đời. Nó khơng phải để rao giảng ra bên ngồi
cho mọi người biết mà nó phải được chủ thể tự trả lời với chính mình. Con người ta ngày
càng trưởng thành, trí tuệ càng mở mang, thì câu trả lời ấy cũng càng được sâu sắc hơn,
mang tầm vóc lớn hơn và … thiết thực hơn. Một điều nữa, là sẽ khơng có một đáp án chuẩn
nào cho hai câu hỏi này, nó tùy vào mỗi người, mỗi chặn đời của người đó. Và nếu để ý, có
Hướng dẫn: T.S Nguyễn Hồng Khắc Hiếu | Sinh viên: Bùi Thế Bảo – K41.TLH.B 6


TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN TLH XÃ HỘI

lẽ ai cũng sẽ nghiệm ra một điều rằng: hễ ai trả lời được hai câu hỏi ấy càng sâu sắc thì
cuộc sống của người ấy sẽ càng bình an, hạnh phúc.
Như vậy, có thể tóm lại về nguồn gốc tính xấu hổ theo sơ đồ dưới đây.


5. Tính xấu hổ của người Việt thế nào?
Nếu nhận định rằng: “Người Việt rất thiếu tính xẩu hổ” thì là hơi nặng nề cho một dân
tộc, và sẽ khó khiến người ta chấp nhận. Nhưng quả thật, việc này nếu để ý quan sát trong
cuộc sống, ai cũng sẽ thấy rất rõ.
Về đời sống nói chung. Ta rất dễ bắt gặp một bộ phận bảng hiệu viết sai chính tả trên
những con phố; hoặc là ở nơi công cộng, người ta xả rác “tỉnh bơ”, khơng khóa vịi sau khi
xài nước, vấn nạn “hơi của”,…
Trong giáo dục, thì nổi cộm lên là bệnh thành tích, người ta dùng nhiều “kỹ thuật” để
được thành tích tốt, học để lấy điểm, lấy bằng cấp và ít chú trọng đến năng lực thực sự. Do
vậy mà dẫn đến hệ lụy trẻ học xong phổ thơng, thậm chí là xong đại học, mà vẫn chưa tự
lập được; hàng ngàn sinh viên ra trường thất nghiệp trong khi doanh nghiệp là đang “khát”
nhân lực. Hoặc là nước ta có rất nhiều giáo sư tiến sĩ nhưng lại rất ít cơng trình khoa học
được đăng tải trên các tạp chí quốc tế.
Trong giao thơng thì khỏi phải nói: lấn tuyến, vượt đèn đỏ, chạy ngược chiều,… gây kẹt
xe; rồi việc các đơn vị thi công đường sá, làm các nắp cống rất tệ, chúng như những “ổ voi”
giữa đường, một nguyên nhân gây tai nạn giao thơng,…thật là chẳng có xấu hổ.
Trong làm ăn mua bán, gần đây hay có
“chiêu” để giá kiểu lừa khách hàng như hình
bên. Hoặc là cơng ty nào cũng bảo mình là hàng
đầu về lĩnh vực này nọ, nói mà khơng biết xấu
hổ. Quảng cáo sản phẩm thì cứ thích nói q
lên, chẳng có tí gì là khiêm tốn.
Hướng dẫn: T.S Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu | Sinh viên: Bùi Thế Bảo – K41.TLH.B 7


TIỂU LUẬN KẾT THÚC MƠN TLH XÃ HỘI

Do đó, về cái nhìn tồn cảnh thì có thể thấy người Việt ta rất thiếu cái văn hóa xấu hổ.
Nói như nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn thì là: “…Người dân mình sống với xã hội rất

kém…”. [6]
Để cải thiện được tình hình này thì khơng phải chuyện dễ, khơng phải chỉ tiến hành
trong một sớm một chiều là xong. Nó địi hỏi sự kì cơng, đồng lịng của mọi tầng lớp xã hội
đặc biệt là những bộ phận có sức ảnh hưởng lớn đến đất nước: giai cấp lãnh đạo, truyền
thông, giới nghệ sĩ, giới tri thức, tầng lớp thượng lưu, sinh viên,… Nhưng trước hết có lẽ
cần đi tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên.
6. Thử đi tìm hiểu ngun nhân
Có thể nói mọi thói hư tật xấu của con người ta đều có liên hệ mật thiết đến trí tuệ.
Chúng tỉ lệ nghịch với nhau và ở đâu thiếu đi ánh sáng trí tuệ thì ở đó con người ta sẽ
khổ sở, lầm than từ vật chất đến tinh thần.
Vấn đề tính xấu hổ ở đây cũng khơng ngoại lệ, một ngun nhân phổ qt chính là
trình độ dân trí mình cịn q kém. Theo báo cáo của Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thê
thao & Du lịch) đã chỉ ra rằng, tỷ lệ người Việt Nam đọc sách thấp hơn nhiều so với các
nước trên thế giới... Cụ thể, theo tỷ lệ người Việt Nam hồn tồn khơng đọc sách chiếm
tới 26%, tỷ lệ người thỉnh thoảng mới đọc sách chiếm 44%, người đọc thường xuyên
chiếm tỷ lệ 30%. Bạn đọc của thư viện chỉ chiếm khoảng 8 - 10 % dân số.[13] Rõ ràng
chính hiện trạng này đã dẫn đến những vấn đề này sinh: Người ta khơng biết mình là ai?
Khơng quan tâm lắm đến lý tưởng sống hay mục tiêu cuộc đời; họ không để ý đến việc
phải trở nên sáng suốt, và vẫn thường hay chạy trốn trách nhiệm thay vì đứng lại đó và
dũng cảm đón nhận. Đây chính là những nguồn gốc, tiền đề cho tính xấu hổ đã được nêu
bên trên. Do vậy bên dưới sẽ chỉ đem chúng soi vào phân tích những hiện trạng cụ thể.
Thứ nhất, về câu hỏi tôi là ai?
Rõ ràng, một ai đó biết mình là một con người, là “vua” của tất cả lồi sinh vật trên
hành tinh, thì khơng cách gì lại đi “ức hiếp” những anh em động vật kém mình. Ngược
lại, cịn thấy trách nhiệm phải bảo bọc, che chở cho các lồi ấy là đằng khác, vì chúng
rất đáng thương. Trường hợp khác, một người đàn ông hiểu rõ anh ta là một đấng nam
nhi sức vóc tráng kiện thì sẽ đem nó ra che chở, bảo bọc cho bất kì ai yếu kém hơn
mình, đặc biệt là phụ nữ. Một cơng dân biết mình là một phần tử của xã hội, và trong xã
hội có mình, thì sao há có thể dửng dưng vức rác bừa bãi ra đường? Chỉ cần biết mình là
ai, dù là một góc độ rất hẹp thì cũng đủ để người ta lĩnh hội được trách nhiệm, sứ mệnh

ấy của mình. Từ đó mà thực hiện được chức năng “làm người” của mình.
Hướng dẫn: T.S Nguyễn Hồng Khắc Hiếu | Sinh viên: Bùi Thế Bảo – K41.TLH.B 8


TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN TLH XÃ HỘI

Thứ hai, về câu hỏi mục tiêu cuộc đời
Một người luôn nung nấu lý tưởng phải hồn thiện chính mình, trau dồi nhân cách,
lấy đó là “vectơ chỉ phương” của đời mình, thì sao có thể ra đường mà vượt đèn đỏ? Sao
có thể xài nước xong lại khơng khóa?
Một người khác lập chí rèn luyện để trở thành một chuyên gia tâm lý thực thụ, thì
sức mấy mà anh ta khơng xếp hàng nơi công cộng, sức mấy mà anh ta để gia đình quyến
thuộc, hay bè bạn, đồng nghiệp xung quanh mình rơi vào cảnh chia bè xẻ cánh? Có thể
anh ta “một phanh chẳng hãm nổi một đoàn tàu”, nhưng sẽ ln đau đáu về trách nhiệm
của mình, đó là tại mình chưa giỏi để tác động, “kết dính” mọi người. Nói như ai đó,
“thành cơng là cuộc hành trình chinh phục mục tiêu cuộc đời”. Và cũng bởi thế mà
nhiều khi, người ta đậu phỏng vấn xin việc ngay trong lúc đi xe buýt chứ chẳng phải là
trong phòng tuyển dụng.
Thứ ba, óc sáng suốt và lịng dũng cảm
Ĩc sáng suốt và lòng dũng cảm ở đây nhằm phục vụ cho việc nhận ra hiện trạng của
bản thân hoặc những gì liên quan và dám đón nhận nó. Nhiều lúc cái gọi là “hiện trạng”
này rất dễ nhận ra, chẳng cần phải óc sáng suốt gì cả, và người ta sẵn sáng đón nhận nó
chứ chẳng cần phải kèm theo một lịng dũng cảm gì cả. Chẳng hạn như bạn A thi rớt đại
học, nước B có nền giáo dục ở đại học rất đáng báo động. Tuy nhiên, đối với việc sử
dụng sách gốc (không photo), hiểu lịch sử, trau dồi tiếng Việt,… thì bắt đầu có sự phân
hóa về nhận thức tầm quan trọng của nó. Có người sẽ cho nó là cực kì quan trọng, người
khác bảo “ừ, cũng quan trọng”, số khác lại thì nói “ừ, sao cũng được”, phần cịn lại thì là
“tơi chả quan tâm”. Chính những thái độ thờ ơ này là biểu hiện của một óc thiếu sáng
suốt. Thật khó làm sao! Họ cho rằng vượt đèn đỏ thì có gì đâu? Nền giáo dục đại học thế
này thì sao? Vẫn ổn mà. Họ đã trả lời vậy thì làm gì cịn nói đến chuyện xấu với hổ. Với

những người này, thật là chẳng biết phải giải thích thế nào với họ, cầu mong cho họ sớm
sáng suốt để nhận ra. Một số trường hợp khác thì rõ biết là sai trái, là khơng tốt nhưng sẽ
ít ai dám dũng cảm đón nhận. Nhất là những việc như hơi của, nhặt của rơi chẳng trả lại,
không xếp hàng, ấu dâm,… người ta trốn tránh vì thiếu một sự dũng cảm. Cái tinh thần
dám làm dám chịu thật quan trọng. Một khi đã trốn tránh, phớt lờ thì chẳng khác nào che
mắt thiên hạ, tự bênh vực chính mình, là biểu hiện của “chạy đi” chứ chẳng phải “chạy
lại”. Do vậy mà tính xấu hổ sẽ khơng có điều kiện để “nảy mầm”.
Với những nguyên nhân như thế, liệu phải đặt ra giải pháp nào cho thực trạng trên?

Hướng dẫn: T.S Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu | Sinh viên: Bùi Thế Bảo – K41.TLH.B 9


TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN TLH XÃ HỘI

7. Thử đi tìm một số giải pháp
Đối với cá nhân
Học và tự học
Thoạt đầu, con người ta nào có biết gì về mình; sau thời gian trau dồi học tập, nhận
thức tăng lên, trí tuệ hé mở, người ta mới dần nhận ra đâu là ta mà thôi. Đã sinh ra làm
người ắt phải đi tìm câu trả lời cho câu hỏi minh là ai và sứ mệnh với cuộc đời là gì?
“Hãy cứ đi, ắt sẽ đến; hãy gõ cửa, rồi cửa sẽ mở”. Một là tìm câu trả lời từ bên ngồi,
hai là tự thân ngộ ra. Nhưng theo tơi, tốt hơn hết là giai đoạn đầu, mình hãy cứ học bên
ngoài trước đã. Tức là học từ người đi trước, sách kinh điển, dạy làm người, ca dao tục
ngữ, cách ngôn, ngạn ngữ,… Sau thời gian “đủ mạnh”, khi mà cái học ở ngoài càng trở
nên khan hiếm, lúc ấy thì tăng cường học bên trong bằng cách sống chậm và trải
nghiệm, có thể gọi là sống tỉnh thức, tịnh tâm,… Bởi chỉ khi sống chậm người ta mới
trải nghiệm được, tâm có tịnh thì tuệ mới sáng là vậy. Chính sự trải nghiệm này mới
quyết định kinh nghiệm sống của cá nhân. Kiểu như ngang qua một con đường, người
thì có hàng chục vấn đề để viết lại thu hoạch, nhưng có người thì một chuyện cũng
khơng. Cũng giống vậy, ngang qua chặn đời ba mươi năm, sẽ có người thành vĩ nhân, sẽ

có người vẫn cịn rất “trong trắng”. Cái học bên trong thiệt là quan trọng vơ cùng. Đến
một lúc, nhìn cụ già bán vé số, nhìn gia cảnh éo le của anh Nghị,… ta mới ngộ rằng
trong cuộc đời, chính những nghịch cảnh éo le đáng thương ấy là yếu tố giúp ta phát
triển được tình u thương, lịng bao dung của mình, chứ chẳng phải là những cảnh giàu
sang quyền quý. Hoặc khác, nếu để ý thì ai cũng nhận ra rằng ở góc độ kinh tế thị
trường, sẽ có các loại người: (1)Người tạo ra giá trị(vật chất và tinh thần): là nhà khoa
học, tác giả, đấng cứu thế, nông dân, công nhân, kỹ sư,… (2)Người chuyên đi thâu tóm
giá trị kẻ khác về tay mình chính là những thương nhân. Ngộ ra điều này ta hiểu tại sao
người xưa lại chia xã hội ra các tầng lớp theo mức độ trọng dụng thấp dần là: sĩ – nông –
công - thương. Một khi trí tuệ dần khai mở thì con người ta mới dần hiểu mình là ai,
hiểu bản chất cuộc đời. Rồi qua đó, chọn cho mình một mục tiêu, sau đó mới lựa chọn
một con đường.
Vài cuốn sách tâm đắc:
1- Hành Trình Về Phương Đơng, Baird T.Spalding(Bản Dịch Của Ngun Phong)
2- Tơi Tự Học, Nguyễn Duy Cần
3- Tứ Thư, Đồn Trung Cịn
Hướng dẫn: T.S Nguyễn Hồng Khắc Hiếu | Sinh viên: Bùi Thế Bảo – K41.TLH.B 10


TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN TLH XÃ HỘI

4- Trang Tử Tâm Đắc, Yu Dan(Bản Dịch Của Tiến Thành)
5- Bộ Tinh Hoa Trí Tuệ Qua Danh Ngơn, nhiều tác giả.
6- Con Đường Lập Thân, W.J. Ennever(Bản Dịch Của Nguyễn Hiến Lê)
7- Nghệ Thuật Thiền Định, Matthieu Recard
Thiết lập và cũng là đi tìm cho mình một hệ thống trách nhiệm
Ở đây không phải bàn về cách thiết lập mục tiêu cho cuộc đời, mà là trách nhiệm
phải đi đôi với mục tiêu cuộc đời. Và nếu như mục tiêu cuộc đời là cái mà chủ thể muốn
đạt được, từ đó chia thành một hệ thống kéo dài tới hiện tại, thiết lập tới từng đơn vị
ngày, tuần. Thì trách nhiệm với cuộc đời cũng vậy, nó phải nhất quán với hệ thống mục

tiêu, và cũng có thể chi tiết đến như thế.
Sau đây là một ví dụ về cách chia:

Với bản thân

Trách nhiệm

Rèn nhân
cách

...

Chun
mơn giỏi

...

Vật chất

...

Tinh thần

...

Vật chất

...

Tinh thần


...

với gia đình

với xã hội
Việc này mỗi cá nhân phải tự làm, có thể chẳng của ai là giống nhau. Nhưng việc cụ

thể hóa nó thật chi tiết thì là nên làm với tất cả.
Ví dụ: Một sinh viên ngành sư phạm đặt ra trách nhiệm là mỗi buổi học là nếu có bạn
nào chưa hiểu bài, anh ta sẽ giảng lại cho tất cả. Phóng lớn lên thì nó là trách nhiệm với
xã hội, nó được chia nhỏ và chi tiết đến tận hiện tại. Khi ấy, chuyện phụng sự cho đời
chẳng phải chỉ ở thì tương lai, mà ngay trong hiện tại, có điều người ta có nhận ra nó
hoặc là có thực sự muốn cống hiến cho đời hay khơng mà thôi.
Như vậy ở đây nhấn mạnh chỗ lập hệ thống trách nhiệm, rõ ràng đến hiện tại, từ
những gì đơn giản nhất. Đến một lúc, chủ thể nhìn đâu cũng thấy trách nhiệm mình. Biết
đâu khi ấy lại phải tìm đọc cuốn: “Quẳng gánh, lo đi và vui sống” cũng nên.

Hướng dẫn: T.S Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu | Sinh viên: Bùi Thế Bảo – K41.TLH.B 11


TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN TLH XÃ HỘI

Đọc lịch sử
Đọc sử thì giúp ích được gì? Thật khó mà nói cho hết những lợi ích thiết thực của sử. Có
lẽ ai trong chúng ta cũng có lần hỏi về Ơng bà mình, kiểu như:
Cuộc sống ngày xưa của ơng thế nào?
Ơng đi học ở đâu?
Phải tính tốn như nào khi khơng có máy tính bỏ túi?
Khơng có google thì cần tra gì đó phải làm sao?

Thời đó có ai tài giỏi không?
Cái giỏi của họ khác những giáo sư hiện thời ra sao?
Y tế thời đó thế nào nhỉ? có phẫu thuật được chưa? Có thuốc tê ko?
Làm sao người ta sống được mà khơng có TV, tủ lạnh, máy giặt, điện thoại,…?

Vâng, hàng loạt những câu hỏi về quá khứ, nó chính là lịch sử đấy! Có vấn đề gì khơng
nếu ta hỏi những câu trên và nhận được tất cả câu trả lời rằng: không biết, không biết,
không biết,… Vâng, có thể là chẳng sao cả. Chúng ta vẫn sống, ăn ngon và ngủ yên. Nhưng
thật đáng thương! Chúng ta sống vất vưởng trong sự cô độc trong tâm hồn, lẻ loi trên cuộc
“Hành trình về phương Đơng” của đời mình. Bởi đã sinh ra là một người Việt, là dịng dõi
con Rồng cháu Tiên, ta có biết bao nhiêu điều để lấy làm tự hào, làm động lực sống cho
mình. Nào là thời Hồng Bàng 18 đời vua Hùng oai phong lẫm liệt, sự kiện Thục Vương tiếp
ngôi vua Hùng và lập đền thờ cả 18 đời vua.[9] Có sự kiện chuyển đổi bộ máy chính trị nào
được như thế? Lại càng thời Triệu Đà tại vị tận 70 năm,[4] nghĩa là sẽ có người từ lúc sinh
ra đến lúc mất đi chỉ đảnh lễ cho một vị vua là Triệu Vũ Vương mà thôi. Đủ thấy xã hội thời
ấy mới yên bình đến nhường nào. Chưa hết, có ai biết rằng Cố cung của Trung Quốc là do
một người Việt là Nguyễn An thiết kế?[11] Lý Ông Trọng, một danh tướng của Tần Thủy
Hoàng là một nhân tài của Âu Lạc,[9] hay các chiến tích dựng nước và giữ nước như Ngô
Quyền: tạo ra lịch sử mới cho nước ta sau cả ngàn năm chưa ai làm được,… Làm sao mà kể
hết!
Vâng, đọc lịch sử mới thấy trời cao đất dày, mới thấy núi cao còn có núi cao hơn, biết
bao tượng đài bất tử của dân tộc, bao thiên tài người mình lẫy lừng tầm cỡ thế giới. Bao sứ
mệnh mà lịch sử giao phó cho mỗi con dân Việt ta ngày hôm nay. Trách nhiệm kế thừa cái
hỏa chí của tiền nhân, sứ mệnh của lịch sử. Nó lúc nào cũng sục sơi trong huyết quản ta.
Khiến ta dù mệt nhưng vẫn sẽ cố thêm nữa, dù bất tài nhưng sẽ nguyện lấy sự cần cù để
vương lên. Ta sẽ xấu hổ đến chết mất nếu một ngày kia dứt áo ra đi mà không đặt được viên
gạch nào lên bức tường thành của đất nước.
Hướng dẫn: T.S Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu | Sinh viên: Bùi Thế Bảo – K41.TLH.B 12



TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN TLH XÃ HỘI

Vài cuốn sách lịch sử tâm đắc:
1234-

Việt Nam sử lược, Trần Trọng Kim.
Bộ Lịch triều hiến chương thể loại chí, Phan Huy Chú.
Bộ giai thoại lịch sử Việt Nam, Kiều Văn.
Tri thức Việt Nam thời xưa, Vũ Khiêu.
Về tính dũng cảm
Tính dũng cảm thì hơi lớn lao, gói gọn lại chính là sự dám nhận sai lầm, trách nhiệm

của mình. Đức tính này có người sinh ra đã sẵn có, bản lĩnh kiên cường, dám làm dám
chịu, nhưng có người thì lại bạc nhược. Song nếu tinh tấn quyết tâm thì có thể cải thiện
được chứ chẳng phải không. Về mảng này tôi thấy một phương pháp hữu hiệu là tự ám
thị mình. Nghĩa là ln tâm niệm trước bất kì một nghịch cảnh nào rằng: “Việc này tại
tơi”. Lâu dần, nó sẽ thành thói quen, khi ấy chúng ta mới “hợp lý hóa” nó bằng cách tìm
những luận cứ phù hợp và rồi chúng ta sẽ dễ dàng bị thuyết phục.
Còn với những chuyện như hôi của, ấu dâm, giữ của rơi,… ta phải đối diện thế nào?
Cách tốt nhất là đừng để nó xảy ra. Nhưng một khi lỡ rồi thì phải nhớ rằng việc nhận lỗi
là một sự trải nghiệm quý báu. Chỉ khi trải qua tâm trạng này rồi, ta mới thấu hiểu được
nó ra sao, diễn biến tâm lý thế nào, và hình thù của nỗi sợ, cách ta trốn tránh,… Ta hãy
chụp MRI cho chính cảm xúc ấy của mình, tra tài liệu nào cho bằng chứ. Ta đang lâm
vào khổ nạn, và chỉ khi vượt qua được khổ nạn thì sau này ta mới mong có thể giúp
được người khác vượt qua được khổ nạn tương tự này.
Đây là giải pháp để thực hành và tôi khơng muốn nói q nhiều về lý luận. Dĩ nhiên
nó không thể phù hợp hết với mọi người, chỉ là một để xuất chủ quan của riêng tôi. Ai
cần và cảm thấy tin tưởng thì áp dụng vậy. Mặc khác, về tính cũng cảm, có hai cuốn
sách biết đâu có thể giúp ích cho nhiều người. Đó là cuốn “Cái dũng của thánh nhân”
của Nguyễn Duy Cần, và cuốn “Rèn nhân cách” của Hồng Xn Việt.

Một số ví dụ kết quả kì vọng:
Là một sinh viên tâm lý:
 Tơi xấu hổ vì khơng cải thiện được thực trạng xếp hàng tại trường mình.
 Tơi cảm thấy có lỗi nếu trong buổi học có tơi mà bảng chưa sạch.
 Nếu gặp phải những môn chung khô khan khiến lớp buồn ngủ, tơi phải làm gì đó để
làm cho lớp tỉnh táo.(như viết chuyền thư, giả bộ xỉu, xung phong hỏi ngớ ngẩn để
gây cười,…)
 …

Hướng dẫn: T.S Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu | Sinh viên: Bùi Thế Bảo – K41.TLH.B 13


TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN TLH XÃ HỘI

Đối với tập thể, tổ chức chun trách
Truyền thơng
Đây là cơ quan có ảnh hưởng bậc nhất với cộng đồng. Do vậy, thêm vào đó là việc
vận dụng hiệu ứng đám đơng, cơ thế tâm lý xã hội để có thể cải thiện thực trạng tính xấu
hổ của người Việt nêu trên. Cụ thể như sau:
Trước tiên là cơ cấu lại tỉ lệ về nội dung. Sao cho những kênh thuộc mảng giáo dục,
nâng cao dân trí phải chiếm phần đa, hạn chế tối đa nội dung kiểu như cướp giết hiếp,
showbiz. Giả sử như truyền hình có 100 kênh, mà trong đó có 75 kênh về giải trí, 25
kênh về khoa học , đời sống,... thì là tệ hại rồi, cộng đồng sẽ ngập chìm trong giải trí,
trong game show vơ bổ. Đơn cử như chương trình Ai là Triệu phú, đấu trường 100,
đường lên đỉnh Olympia,… trước đây nó rất sốt, ảnh hưởng mạnh mẽ đến cộng đồng,
nhưng gần đây quá nhiều gameshow khác lấn thị phần nên chúng trở nên giảm dần tính
ảnh hưởng.
Khi cơ cấu đã tạm ổn thì mới dám nghĩ đến việc đầu tư vào các nội dung mục đích
giáo dục. Như là các cuộc thi sáng tạo, thi về trí nhớ, hùng biện, báo cáo nghiên cứu
khoa học; chương trình vinh danh những tấm gương trong mọi lĩnh vực hàng tuần, về bí

quyết, kinh nghiệm sống;… Chính những chương trình, gameshow đậm tính tri thức này
sẽ góp phần nâng cao dân trí cộng đồng.
Xu hướng nhà lãnh đạo làm gương
Cịn gì có sức ảnh hưởng hơn những lời phát biểu của các nguyên thủ quốc gia với đồng
bào chứ. Nhớ lại lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch năm đó. Nó đủ sức để
làm máu lửa trong mỗi người dân sôi sục lên ấy chứ. Nhất là đối với những người mà ta
kính trọng.
Tơi cứ nghĩ đến một viễn cảnh mà trong mỗi q sẽ có một ngày bộ máy chính phủ tự
kiểm điểm lại mình và trực tiếp tồn quốc, (đương nhiên là cấm mọi kênh có nội dung
khác). Người dân thì được nghỉ việc ngày đó để theo dõi sự kiện ấy trên mọi kênh truyền
thông.
Tôi cũng nghĩ đến việc thi thoảng trên truyền hình lại xuất hiện cảnh nguyên thủ quốc
gia, bộ trưởng, hội đồng chính phủ,… xin lỗi dân chúng về sai làm nào đó của mình và cam
kết này nọ.
Tơi vẫn cứ hình dung rằng vào ngày Giỗ tổ Hùng Vương, vị chủ tịch nước sẽ đọc một
diễn văn thật hào hùng, được truyền hình trực tiếp trên tất cả mọi kênh truyền hình trong
nước và cấm phát sóng mọi kênh quốc tế khác. Và lúc ấy người dân sẽ gửi tin nhắn về tổng
Hướng dẫn: T.S Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu | Sinh viên: Bùi Thế Bảo – K41.TLH.B 14


TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN TLH XÃ HỘI

đài ABC nhằm xác xuất nhận được hơn một triệu giải thưởng giải thưởng do nhà nước tổ
chức.
Tôi cứ nghĩ đến vào ngày hội khoa học công nghệ 18/5, nơi nơi trong cả nước đều tổ
chức đại hội về khoa học, một giáo sư sẽ đọc bài diễn văn về tình hình khoa học trong ngồi
nước, giao phó trách nhiệm gì đó cho thế hệ sinh viên đang ngồi bên dưới. Ở đấy có rất
nhiều nhà khoa học khách mời từ khắp nơi trên thế giới, những suất học bổng, những đặt
hàng về đề tài nghiên cứu,…
Tôi cứ mơ đến một xã hội mà ở các trường đại học, lâu lâu lại nghe giáo sư xin lỗi xã

hội về chất lượng nhân lực do mình đào tạo. Ở cơng ty thì cứ nghe sếp xin lỗi nhân viên vì
vấn đề này nọ. Ban quản lý các đập thủy điện thì xin lỗi và nhận trách nhiệm trước dân vì xả
lũ đột ngột gây ngập lụt đồng bằng. Và ở ngoài đường cứ va quẹt xe thì các bên lại giành
nhau phần lỗi,… Chuyện gì sẽ xảy ra nếu suốt ngày báo chí, thời sự cứ reo réo những tin
này?
Vâng, những sự kiện ấy sẽ có tác động vơ cùng to lớn tới nhận thức của từng người,
từng người trên khắp cả nước. Nó tạo ra một hiệu ứng đám đông về tinh thần trách nhiệm,
văn hóa xin lỗi. Thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước, tinh thần dân tộc và niềm tin vào giai cấp
lãnh đạo. Từ đó mà ai nấy, từ trẻ đến già, từ tầng lớp thượng lưu, trung lưu đến người nghèo
đều “cháy” hết mình vì lý một lý tưởng chung của dân tộc, vì một xã hội đại đồng, văn minh
hạnh phúc.
8. Kết luận
Cuộc đời con người ta, dù là ai đi chăng nữa thì cũng chỉ có một lần được sống. Vì thế
sẽ phải sống sao cho một ngày kia khi cơ thể này đến lúc hết hạn sử dụng thì cũng vẫn mỉm
cười với thời cuộc, sống sao cho trong mỗi một phút giây đều ngước lên khơng thẹn với
trời, nhìn xuống khơng hổ với đất, ngó xung quanh bốn bể là anh em. Vì thế đối với tơi, đã
sống thì phải sống hết mình, nói như Nguyễn Cơng Trứ thì là: “…Làm trai đứng ở trong trời
đất, phải có danh gì với núi sơng…”
Vâng! Cuộc đời con người ta chẳng phải để đi tìm chân lý, mà là nương tựa vào chiếc bè
chân lý để sang sơng. Con người ta về căn bản có bao nhiêu phẩm chất đạo đức? Phải rèn
luyện chúng như thế nào và bắt đầu từ đâu? Đó là những trăn trở của tơi từ rất lâu, và biết
đâu bên ngồi kia cũng có một vài người trăn trở giống như tơi. Thế nên hôm nay cũng là
một dịp thuận lợi để tơi chọn và gọi là đưa nó ra để suy ngẫm thật nghiêm túc, nhằm mong
cầu tìm được phần nào giải đáp cho chính mình bấy lâu, cũng như để lắp thêm một mảnh
ghép nho nhỏ vào chiếc bè của đời mình. Và nếu được thì nó cũng là một tư liệu bé nhỏ để
Hướng dẫn: T.S Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu | Sinh viên: Bùi Thế Bảo – K41.TLH.B 15


TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN TLH XÃ HỘI


tham khảo cho thế hệ đàn em hay những ai cũng trăn trở giống tôi. Tuy nhiên, trong phạm vi
về thời gian cũng như là sự non nớt về kiến thức, kinh nghiệm của tôi, mà đề tài chỉ tập
trung đi sâu vào tìm hiểu về bản chất của tính xấu hổ về mặt lý luận và một vài giải pháp đề
nghị còn chưa thật sâu sắc và cũng chưa qua thực nghiệm để kiểm chứng thật hẳn hoi. Nếu
có thể thì xin được hẹn lại ở một nghiên cứu tiếp theo của tơi nếu có cơ hội. Hoặc là hi vọng
vào thế hệ đàn em sau tôi sẽ tiếp nối.
Tôi không giỏi viết lách và cũng chưa có kinh nghiệm nhiều về việc làm tiểu luận hay
nghiên cứu nên không biết phải nói sao cho lưu lốt và thật hay. Tơi chỉ cảm thấy rằng mình
thật may mắn và rất phải cảm ơn Thầy tơi: Tiến sĩ Nguyễn Hồng Khắc Hiếu đã tạo điều
kiện cho tôi đến với đề tài này. Cũng cảm ơn những anh chị, bạn bè đã hỗ trợ tơi trong q
trình hồn thiện đề tài.
Tài liệu tham khảo:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

10.
11.

12.
13.

Sách tham khảo:
Hịa Thượng Tun Hóa, Tun Hóa Pháp Ngữ Lục, nxb Đồng Nai, Đồng Nai.

Thích Thơng Lạc(2011), Những Lời Gốc Phật Dạy, nxb Tơn giáo, Hà Nội.
Vũ Khiêu(2014), Trí Thức Việt Nam Thời Xưa, nxb Thuận Hóa, Huế.
Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội.
Trần Đăng Sinh, Nguyễn Thị Thọ(2011), Giáo Trình Đạo Đức Học, nxb Đại học
Sư phạm, Hà Nội.
Nguyễn Hương Thủy(2008), Người Việt, Phẩm Chất Và Thói Hư - Tật Xấu, nxb
Thanh niên, Hà Nội.
Vũ Tình(1998), Đạo Đức Học Phương Đơng Cổ Đại, nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
Quảng Trọng, Quản Tử(Phạm Tất Đắc dịch), nxb ABC, Sài Gòn (sách trước 75).
Kiều Văn(2012), Giai Thoại Lịch Sử Việt Nam, nxb tổng hợp TP.HCM, Thành phố
Hồ Chí Minh.
Bài viết trên báo:
Dân Hùng(2011), “Văn Hóa Xấu Hổ”, link: />Hồng Liên(2017), “Tử Cấm Thành Là Niềm Tự Hào Trung Hoa, Nhưng Được Xây
Nên Bởi Một Người Việt”, link: />Nhà thơ Hải Như(2005), “Cần Biết Xấu Hổ”, link: />Công Phương(2016), “Chuyên Gia Lý Giải Nguyên Nhân Người Việt Ít Đọc Sách”,
link: />--- Hết ---

Hướng dẫn: T.S Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu | Sinh viên: Bùi Thế Bảo – K41.TLH.B 16


TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN TLH XÃ HỘI

Hướng dẫn: T.S Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu | Sinh viên: Bùi Thế Bảo – K41.TLH.B 17



×