Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tên doanh nghiệp: Tiếng Việt hay tiếng Anh? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.94 KB, 4 trang )




Tên doanh nghiệp: Tiếng
Việt hay tiếng Anh?
Nhiều chuyên gia thương hiệu cho rằng tên gọi có thể xem là yếu tố đầu tiên
giúp người tiêu dùng nhận biết một doanh nghiệp.

Vậy, nhà đầu tư nên làm gì khi chọn tên cho doanh nghiệp của mình?

Thế nào là tên tốt?
Theo ông Đoàn Sĩ Hiền, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Tiếp thị ứng
dụng I.A.M, doanh nghiêp có tên đẹp thôi chưa đủ mà cần phải gây được ấn
tượng, dễ nhớ, gợi sự gần gũi và thiện cảm. “Đây chính là những yếu tố tạo
lợi điểm cho doanh nghiệp trong quảng cáo, tiếp thị ngay từ tên gọi”, ông
nhận định.
Vài tên gọi được ông Hiền đưa ra làm ví dụ cho cách đặt tên tốt như nước
uống Thanh Khiết, quảng cáo Song Hành, thủy sản Biển Sáng, nội thất Nhà
Đẹp, địa ốc Phú Mỹ Hưng, nhà đất Đô Thị Mới “Những cái tên như vậy sẽ
tạo lợi thế lớn cho doanh nghiệp trong quá trình gặp gỡ, làm việc với đối tác,
khách hàng hoặc khi quảng cáo, tiếp thị ”, ông nói.
Trong khi đó, ông Trần Hoàng, Chủ tịch Công ty Truyền thông Tiếp thị Việt
Nam (Vietnam Marcom), một mặt nhận xét nhiều người đặt tên cho doanh
nghiệp như cách của cha mẹ đặt tên cho con với tất cả khát vọng, hoài bão
và đầy cảm tính. Theo ông, đây là điều cần được tôn trọng. Nhưng mặt khác,
ông cũng đồng tình với quan điểm cho rằng tên doanh nghiệp không đơn
thuần chỉ là tên gọi mà còn là vấn đề thương hiệu.
“Nếu doanh nghiệp được đặt một cái tên chung chung, không tạo sự liên
tưởng nào (như việc lấy tên người) hay những cái tên vô cảm (đặt tên theo
số thứ tự) sẽ không tạo được hiệu ứng tích cực khi đối thoại với thị trường
và xã hội”, ông Hoàng nói.


Doanh nghiệp nào cũng mong muốn có một cái tên mang ý nghĩa tích cực
như May mắn, Hưng thịnh, Đẳng cấp, Tầm cao Tuy nhiên, theo các
chuyên gia, tích cực đến mức đại ngôn là điều cần tránh vì dễ tạo sự phản
cảm, nhất là khi doanh nghiệp không đủ khả năng thực hiện những cam kết
đối với sản phẩm, dịch vụ như cái tên thể hiện.
Trong thực tế, điều này vẫn thường xảy ra và các chuyên gia khuyên doanh
nghiệp khi đặt tên cần biết thực tế hóa những ước mơ để tránh những cái tên
viển vông, dễ sinh ra nghi ngại.
Tiếng Việt hay tiếng Anh?
Trước xu thế “Tây hóa” tên gọi của các doanh nghiệp, nhiều ý kiến lo ngại
rằng cộng đồng doanh nghiệp trong nước sẽ đánh mất dần bản sắc, thậm chí
là sự thiếu tôn trọng tiếng mẹ đẻ. Ông Đoàn Sĩ Hiền cho rằng vấn đề không
nằm ở tên tiếng Việt hay tiếng Anh mà phụ thuộc vào phạm vi và chiến lược
kinh doanh của từng doanh nghiệp. Ví dụ một doanh nghiệp chỉ nhắm đến
xuất khẩu thì tốt nhất nên chọn một cái tên mang tính quốc tế. Ngược lại,
một công ty chỉ khai thác thị trường trong nước thì đâu cần đặt tên bằng
tiếng Anh.
Tuy nhiên, trong môi trường làm ăn ngày nay, ít có doanh nghiệp nào tự giới
hạn thị trường của mình. Và cho dù ở ngay thị trường trong nước thì doanh
nghiệp cũng có nhiều đối tác, khách hàng nước ngoài. Ông Hiền nói: “Thị
trường ngày nay là thị trường đa bản sắc, ví dụ một công ty du lịch trong
nước đón khách nước ngoài với cái tên The Sun chẳng hạn, theo tôi hoàn
toàn hấp dẫn. Chuyện những nhà văn hóa lo ngại cho bản sắc dân tộc là điều
dễ hiểu. Tuy nhiên, tôi tin rằng chuyện đặt tên doanh nghiệp chẳng phải dễ
dàng khi đằng sau cái tên đó là cả sứ mạng kinh doanh nặng nề”.
Trong khi đó, ông Trần Hoàng cũng cho rằng tên doanh nghiệp cần đáp ứng
khá nhiều tiêu chí. Chỉ riêng việc thỏa mãn những tiêu chí quan trọng như
ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ, chuyển tải thông điệp, lĩnh vực hoạt động, phương
hướng phát triển thì doanh nghiệp đã không còn nhiều sự lựa chọn, đặc
biệt trong những ngành hàng tiêu dùng hay hóa mỹ phẩm với hàng trăm

doanh nghiệp, hàng ngàn sản phẩm.

×