Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chùa Tây Phương, Điểm Đến Hấp Dẫn Cho Du Khách docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.41 KB, 6 trang )

Chùa Tây Phương, Điểm Đến Hấp
Dẫn Cho Du Khách
Chùa Tây Phương nằm trên ngọn núi Câu Lậu, thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch
Thất,Hà Nội, cách trung tâm chừng 30km.

Chùa Tây Phương
Nằm trên ngọn núi Tây Phương, thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố
Hà Nội (Hà Tây cũ), chùa Tây Phương (hay còn gọi là Sùng Phúc Tự) là ngôi chùa mang
giá trị nghệ thuật điêu khắc độc đáo với nhiều pho tượng Phật có giá trị, và là minh chứng
của một nền văn hóa lâu đời. Chùa được xây dựng khoảng thể kỷ 8 và là chùa cổ thứ hai
sau chùa Dâu ở Bắc Ninh nước ta.
Từ chân núi để lên tới cổng chùa chính phải qua 239 bậc đá ong. Được xây dựng theo lối
kiến trúc kiểu chữ Tam, chùa gồm ba nếp nhà song: Chùa Hạ, chùa Trung, Chùa Thượng,
tạo thành một quần thể uy nghi vững trãi. Mái chùa được lợp hai lớp ngói và trạm trổ tinh
tế. Tường xây bằng gạch Bát Tràng nung đỏ để trần, kết hợp hài hòa với màu sắc của gỗ
đá trong khuôn viên chùa.

Chùa Tây Phương
Đi sâu vào bên trong các gian của chùa, được tận mắt chiêm ngưỡng những pho tượng
Phật được coi là kiệt tác hiếm có của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo mới thấy thật ấn
tượng.

Chùa Tây Phương
Chùa có 72 pho tượng được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng. Hệ thống tượng ở chùa
Tây Phương gồm bộ tượng Tam Thế Phật, bộ tượng Di-đà Tam Tôn, tượng Tuyết Sơn,
Đức Phật Di lặc, tượng Văn Thù Bồ Tát, tượng Phổ Hiền Bồ Tát, tượng Bát Bộ Kim
Cương và 16 pho tượng Tổ. Theo tài liệu để lại, phần lớn các tượng này đều có niên đại
cuối thế kỷ XVIII. Một số khác được tạc vào giữa thế kỷ XIX.

Chùa Tây Phương
Ấn tượng không ai có thể quên là bức tượng tạc một người có tuổi, thân mình gầy gò, má


hóp mắt sâu rất khác thường ngồi trong tư thế một chân xếp bằng một chân co, một tay
đặt trên đầu, còn tay kia đặt vào lòng. Đó là tượng Đức Thế Tôn Tuyết Sơn. Tượng đạt
đến cao độ của nghệ thuật siêu đẳng, thể hiện rõ một thân thể đau khổ sau sáu năm liền tu
luyện trên núi Tuyết Sơn.

Chùa Tây Phương
Nhưng du khách vãn cảnh chùa vẫn thích diện kiến 16 pho tượng các vị La Hán. Mười
sáu vị, kẻ đứng người ngồi; vị ngước mặt lên trời hướng vào mây khói, người tì cằm
nghếch môi cười, vị vẻ mặt trầm tư, đăm chiêu khắc khổ…
Những câu thơ sống động miêu tả “Các vị La Hán chùa Tây Phương” của nhà thơ Huy
Cận được học từ hồi phổ thông giờ lại để mọi người chiêm nghiệm:
… Đây vị xương trần chân với tay
Cớ chi thiêu đốt tấm thân gầy
Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt
Tự bấy ngồi y cho đến nay…
Vòng quanh ngọn núi, ngoài khuôn viên Tây Phương, những bậc thang bằng đá ong còn
đưa bạn đến thăm chùa Thanh Am rồi chùa Quan Âm.
Đường xuống thoai thoải. Hàng tre hai bên đường cao vút. Có khi cuối con đường nhỏ
xinh lại bắt gặp những nếp xây toàn bằng đá ong, một đàn gà con líu ríu chạy theo chân
mẹ, cảm giác như đang lọt vào một ngôi làng cổ. Có nhà chủ nhà đi vắng, chỉ lấy mỗi
cành tre làm “cổng”… Cảnh vật đẹp và quá yên bình.

Chùa Tây Phương
Tự nhiên thấy lòng nhẹ nhõm, tạm xa cái ồn ào, bon chen của cuộc sống ngoài kia…
Hàng năm chùa cổ Tây Phương tổ chức lễ hội vào ngày 6 tháng 3 âm lịch. Đây là dịp để
du khách vừa là đi lễ chùa vừa là để thăm quan những công trình nghệ thuật nguy nga và
tráng lệ của mảnh đất Hà Thành.

×