Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

Đề tài: “Kinh nghiệm công nghiệp hóa hiện đại hóa của Hàn Quốc” pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 188 trang )









Đề tài:
“Kinh nghiệm công nghiệp hóa hiện đại hóa của
Hàn Quốc”




Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
1.1.1. Khái niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá
1.1.1.1. Các quan niệm về công nghiệp hoá
Ngày nay, công nghiệp hoá, hiện đại hoá mang tính tất yếu trong quá
trình phát triển kinh tế của các quốc gia. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy công
nghiệp hoá, hiện đại hoá là con đường để biến một nền kinh tế nông nghiệp
lạc hậu thành một nền kinh tế hiện đại, mà công nghiệp có vai tròđặc biệt
quan trọng. Với cách tiếp cận khác nhau thì quan niệm về công nghiệp hoá,
hiện đại hoá cũng có những điểm không hoàn toàn giống nhau và tất nhiên sẽ
dẫn đến những chính sách và giải pháp thực thi cũng khác nhauđối với từng
nước, thậm chíđối với một quốc gia trong những thời kỳ lịch sử khác nhau.


Điều đóđược thể hiện khá rõở sựđa dạng trong việc lựa chọn mo hình công
nghiệp hoá, hiện đại hoáở các nước trên thế giới.
Từ thực tế cho thấy, công nghiệp hoá là khái niệm mang tính lịch sử.
Nó gắn liền sự xuất hiện của công nghiệp với việc thay thế lao động thủ công
bằng lao động cơ khí hoá. Như vậy, khái niệm công nghiệp hoá chỉ xuất hiện
từ cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất, khởi đầu ở nước Anh vào thế kỷ 18.
Đến thế kỷ 19, khái niệm này mới được làm rõ dần với quan niệm coi đóquá
trình biến một lĩnh vực sản xuất nào đó, hoạt động với sự trợ giúp đắc lực và
sựđóng góp lớn của hoạt động cơ khí. Do công nghiệp phát triển nhanh chóng
từđơn giản đến phức tạp với trình độ cơ khí hoá, tựđộng hoá ngày càng cao
nên ý nghĩa của khái niệm công nghiệp hoá cũng ngày càng mở rộng ra. Vì


vậy, khi có một quan niệm đúng về công nghiệp hoá sẽý nghĩa đối với khoa
học và hoạch định chính sách trong thực tiễn. Công nghiệp hoá là quá trình rất
phức tạp, bao gồm nhiều khía cạnh khó phân biệt về thời gian, vềđịnh tính
hay định lượng. Do vậy, tuỳ theo cách nhìn khác nhau mà người ta có những
quan niệm khác nhau về công nghiệp hoá và bản chất của nó.
Quan niệm đơn giản nhất cho rằng "Công nghiệp hoá làđưa tính đặc thù
công nghiệp cho một hoạt động (của một vùng, một nước) với các nhà máy,
các loại hình công nghiệp" [32]. Quan niệm này được hình thành trên cơ sở
khái quát quá trình lịch sử công nghiệp hoáở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ.
Trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, các nước này chỉ chủ yếu tập
trung vào phát triển các ngành công nghiệp, nên sự chuyển biến của các hoạt
động kinh tế - xã hội khác chỉ là hệ quả của quá trình phát triển công nghiệp,
mà không phải làđối tượng trực tiếp của công nghiệp hoá. Quan niệm giản
đơn trên đây có những mặt chưa hợp lý. Trước hết, nó không cho thấy mục
tiêu của quá trình công nghiệp hoá cần thực hiện. Thứ hai, nội dung quan
niệm này gần nhưđồng nhất quá trình công nghiệp hoá với quá trình phát triển
công nghiệp. Thứ ba, quan niệm này cũng không thể hiện được tính lịch sử

của quá trình công nghiệp hoá. Do vậy, quan niệm này được vận dụng rất hạn
chế trong thực tiễn.
Quan niệm phổ biến ở Liên Xô trước đây cho rằng "công nghiệp hoá là
quá trình xây dựng nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả nông
nghiệp". Đó là sự phát triển các ngành công nghiệp nặng mà cốt lõi là ngành
chế tạo cơ khí, do đó tỷ trọng công nghiệp trong tổng sản phẩm xãhội ngày
càng lớn. Quan niệm trên xuất phát từ thực tiễn của Liên Xô khi triển khai
công nghiệp hoá. Liên Xôđã có một số tiền để ban đầu là công nghiệp đã phát
triển triển đến trình độ nhất định dưới chủ nghĩa tư bản trước đây, dù trong
thời kỳ nội chiến (1918-1920) công nghiệp có bị tàn phá nặng nề. Bên cạnh
đó, trong thời kỳ tiến hành công hoá (1926-1940), Liên Xô bị chủ nghĩa đế


quốc bao vây toàn diện nên sự trợ giúp từ bên ngoài hầu như không có. Trong
bối cảnh ấy, để tồn tại và phát triển Liên Xô phải tiến hành công nghiệp hoá
với nhịp độ nhanh, phải tập trung cao độ phát triển công nghiệp nặng, phải
hướng các ngành công nghiệp vào phục vụ nông nghiệp nhằm bảo đảm các
nhu cầu trong nước, đồng thời góp phần tăng nhanh tiềm lực quốc phòng.
Quan niệm này, nhiều năm trước đây được coi là hợp lý vàđược áp dụng ở
một số nước XHCN và các nước đang phát triển nhằm xây dựng nền kinh
tếđộc lập tự chủ. Thực tế, việc sao chép một cách máy móc mô hình công
nghiệp hoá của Liên Xôđã không đem lại kết quả như mong muốn ở những
nước này.
Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quocó (UNIDO) đãđưa ra
định nghĩa sau đây (vào năm 1963): "Công nghiệp hoá là một quá trình phát
triển kinh tế, trong quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của
cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành ở trong
nước với kỹ thuật hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là có một bộ
phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu
dùng, có khả năng bảo đảm cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao,

bảo đảm đạt tới sự tiến bộ về kinh tế - xã hội" [15]. Khái niệm này nói lên
rằng công nghiệp hoá là quá trình bao trùm toàn bộ quá trình phát triển kinh tế
- xã hội nhằm đạt tới không chỉ sự tăng trưởng kinh tế mà còn cả sự tiến bộ xã
hội. Đồng thời quá trình công nghiệp hoá trong điều kiện ngày nay cũng gắn
liền với quá trình hiện đại hoá nền kinh tế, trong mọi mặt hoạt động kinh tế -
xã hội. Tuy nhiên, định nghĩa trên đây lại quá dài với ý tưởng dung hoà nhiều
ý kiến khác nhau, nên nó mang tính chất một phương hướng thực thi hơn là
một khái niệm.
Một định nghĩa được dùng phổ biến ở nước ta hiện nay cóý nghĩa tương
đối bao quát và phù hợp về công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời đại ngày
nay do Báo cáo Hội nghị Trung ương 7 (khoá VII) đưa ra là "quá trình chuyển


đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vàquản lý
kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính, sang sử dụng phổ biến
sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện
đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - cong nghệ,
tạo ra năng suất lao động xã hội cao" [81]. Định nghĩa này đã nói lên được
phạm vi và vai tròđặc biệt quan trọng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong
phát triển kinh tế - xã hội; gắn liền được hai phạm trù không thể tách rời là
công nghiệp hoá và hiện đại hóa. Nó cũng xác định vai trò không thể thiếu
của khoa học - công nghệ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Từ lịch sử công nghiệp hoá trên thế giới và xem xét các quan niệm trên,
theo tác giả, nội dung của kháiniệm "công nghiệp hoá" có thể bao gồm những
vấn đề chính sau đây:
Thứ nhất, công nghiệp hoá là một sự biến đổi cơ cấu kinh tế nhiều
ngành trong nước với kỹ thuật hiện đại trong đó có sự biến đổi từ kinh tế nông
nghiệp và lao động thủ công sang nền kinh tếđược gọi là "công nghiệp", trước
hết là công nghiệp cơ khí chế tạo.
Thứ hai, quá trình chuyển từ sản xuất nhỏ thủ công có năng suất thấp và

tăng trưởng chậm lên sản xuất lớn, kỹ thuật hiện đại có năng suất cao và tăng
trưởng nhanh.
Thứ ba, công nghiệp hoá phải được đặt trong bối cảnh phát triển kinh
tế- xã hội nói chung. Đó là cách đểđạt được tăng trưởng, phát triển nhanh và
bền vững.
Tuy công nghiệp hoá có thể phát sinh những hậu quả tiêu cực nhất định
về xã hội (thất nghiệp và các hậu quả của thất nnghiệp), về môi trường (ô
nhiễm) và về văn hóa (bào mòn các giá trị truyền thống), nhưng, công nghiệp
hoá với cách hiểu trên vẫn luôn luôn là cách thức phát triển mà các quốc gia
từmột nền kinh tế lạc hậu, chủ yếu là nông nghiệp, muốn nhanh chóng vươn
lên một trình độ phát triển cao đều nhất thiết phải trải qua. Vấn đềđặt ra


không phải là có nên công nghiệp hoá hay không, mà chính là tiến hành công
nghiệp hoá như thế nào? hay nói một cách khác làm thế nào để thực hiện công
nghiệp hoá một cách có hiệu quả.
1.1.1.2. "Công nghiệp hoá" và "hiện đại hoá"
Công nghiệp hoá là quá trình trang bị công nghệ và thiết bị cơ khí hoá
cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân, trước hết là các ngành chiếm vị trí
quan trọng. Công nghiệp hoáđã làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất
với kỹ thuật, công nghệ và tổ chức sản xuất truyền thống. Hiện đại hoá là quá
trình thường xuyên cập nhật và nâng cấp những công nghệ hiện đại nhất, mới
nhất trong quá trình công nghiệp hoá. Đa số các ý kiến của các nhà nghiên
cứu cho rằng hiện đại hoá là quá trình liên tục hiện đại nền kinh tế, thay đổi
công nghệ cũ bằng công nghệ mới tiên tiến hơn. Thực chất, hiện đại hoá là cái
đích cần vươn tới trong quá trình công nghiệp hoá. Cái đích này không cốđịnh
hay duy nhất đối với một quốc gia hay một ngành nghề mà nó luôn thay đổi
theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật và trình độ văn minh chung của nhân
loại. Nó còn phụ thuộc cả và loại ngành nghề, từng khu vực khác nhau ngay
trong một nước. Xu thế chung của thế giới ngày nay là thực hiện đổi mới

công nghệ nhanh chóng, rút ngắn chu kỳ sống của mỗi loại công nghệ. Điều
cần phấn đấu làđưa trình độ khoa học - công nghệ của đất nước theo kịp với
trình độ hiện đại chung của thế giới. Tuỳđiều kiện cụ thể của mỗi ngành, mỗi
lĩnh vực hoạt động mà xác định trình độ công nghệ thích ứng. Quan niệm một
cách giản đơn về công nghiệp hoá, hiện đại hoá dẫn tới việc tiếp thu công
nghệ không chọn lọc. Do sự thiếu hiểu biết và thiếu thông tin đã dẫn nhiều
nước đang phát triển phải trả giá quá lớn và tốc độ hiện đại hoá không được
đẩy nhanh.
Vào cuối thế kỷ 20, với những thay đổi nhanh chóng của cách mạng
khoa học kỹ thuật và công nghệ thì việc hiện đại hoáđối với các nước rất
khóđạt được. Ngay cả những nước phát triển cũng dễ dàng bị tụt hậu. Vì vậy,


các nước đi sau trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá buộc phải chia
quá trình này thành nhiều giai đoạn với mục tiêu của giai đoạn sau là hiện đại
hoá những gì mà giai đoạn trước đãđạt được. Đối với mỗi giai đoạn phát triển,
người ta thường dùng một số chỉ tiêu nhằm đánh giá kết quả công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, ví dụ như mức đóng góp của công nghiệp trong GDP, tỷ trọng
lao động trong công nghiệp trong tổng lao động xã hội…
Thực hiện công nghiệp hoá trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ
thuật ngày nay, quá trình trang bị công nghệ cho các ngành phải gắn liền với
quá trình hiện đại hoáở cả phần cứng và phần mềm của công nghệ. Quá trình
này cũng đồng thời là quá trình xây dựng xã hội văn minh công nghiệp và cải
biến các ngành kinh tế, các hoạt động theo phong cách của nền công nghiệp
lớn hiện đại. Quá trình ấy phải tác động làm cho nhịp độ tăng trưởng kinh tế -
xã hội nhanh vàổn định, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của các tầng
lớp dân cư, thu hẹp dần chênh lệch trình độ kinh tế - xã hội của đất nước với
các nước phát triển. Trong đó những nước đi sau đã có một sốít nước (trong
đó có Hàn Quốc) thực hiện được hiện đại hoá tương đối cao trong thời gian
ngắn.

1.1.2. Bản chất của công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Trong điều kiện ngày nay, quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá
dù trên góc độ nào đó cũng có phần khác với quá trình phát triển công nghiệp.
tuy quá trình công nghiệp hoá có những đặc điểm riêng đối với từng nước,
nhưng đó chỉ là sự vận dụng một quá trình có tính phổ biến cho phù hợp với
điều kiện cụ thể của từng nước. Công nghiệp hoá, là quá trình có tác động
rộng lớn và phức tạp, bản chất của quá trình này bao hàm trên các mặt sau
đây:
Thứ nhất, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một phương thức có tính
chất phổ biến để thực hiện mục tiêu trong phát triển của hầu hết các quốc gia
trên thế giới. Mỗi nước vì có hệ thống mục tiêu riêng của mình mà lựa chọn


phương thức công nghiệp hoá phù hợp. Nhưng mục tiêu chung nhất của mọi
quốc gia là nhằm tăng nhanh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật
chất mọi mặt của mọi tầng lớp dân cư thông qua việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ
thuật ngày càng hiện đại, huy động và sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực
của đất nước.
Thứ hai, công nghiệp hoá phải gắn liền với hiện đại hoá. Trong lịch sử
công nghiệp hoáđã diễn ra hàng trăm năm ở các nước trên thế giới, công
nghiệp hoá và hiện đại hoá luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì hiện
đại hoáđểđạt tới trình độ kỹ thuật hiện đại nhất là một yêu cầu cơ bản của quá
trình công nghiệp hoá. Thực tễ kỹ thuật hiện đại nhất đối với mỗi giai đoạn
lịch sử có giới hạn nhất định và luôn luôn thay đổi theo thời gian. Chính vì
vậy, hiện đại hoá không phải là một quá trình độc lập mà là một hoạt động có
tính liên tục của công nghiệp hoá gắn liền với sự tiến bộ của khoa học kỹ
thuật, hay là một quá trình kế tiếp đểđạt được mục tiêu của công nghiệp hoá.
Vào thế kỷ 18-19 ở Anh và Tây Âu thì hiện đại hoá là việc áp dụng máy móc
với hệ thống động lực máy hơi nước thay thế cho lao động cơ bắp. Đến thế kỷ
20 cóđiện năng thì hiện đại hoá chính là dựa trên điện khí hoá như khẩu hiệu

V.Lênin đã vạch ra cho nước Nga. Ngày nay, với những tiến bộ khoa học kỹ
thuật mới thì hiện đại hoá gắn liền với tựđộng hoá, tin học hó và nền kinh tế
tri thức. Nói chung, hiện đại hoá chính là chỉ phương tiện, điều kiện đểđạt tới
mục tiêu của quá trình công nghiệp hoá, vì vậy nó không thể tách rời công
nghiệp hoá.
Thứ ba, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình tác động đến tất cả
các ngành, các lĩnh vực hoạt động của một nền kinh tế. Vì trong một chỉnh thể
kinh tế của một quốc gia, các ngành các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội có
quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau. Sự thay đổi ở ngành, lĩnh vực
này sẽ dẫn tới sự thay đổi ở các ngành, các lĩnh vực khác. Quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh


tế quốc dân và cơ cấu lao động. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá chuyển dịch cơ cấu làm cho vị trí của ba khu vực kinh tế: công nghiệp,
nông nghiệp và dịch vụ luôn luôn thay đổi.
- Giai đoạn đầu: nông nghiệp giữ vị trí quan trọng nhất vì nó tạo ra
lương thực, thực phẩm nuôi sống con người hàng ngày và những hàng hoá
tiêu dùng thiết yếu nhất. Đồng thời nông nghiệp cũng tạo ra những điều kiện
tiền để quan trọng ban đầu cho phát triển công nghiệp.
- Đến khi nhu cầu cơ bản của người dân cưđược bảo đảm thì tỷ trọng
lao động nông nghiệp và giá trị sản lượng nông nghiệp trong nền kinh tế sẽ
giảm đi để nhường chỗ cho sự phát triển tăng dần của khu vực công nghiệp và
dịch vụ.
- Công nghiệp luôn được coi là ngành mấu chốt tạo ra sự phát triển xã
hội. Vì vậy, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, công nghiệp được
mọi quốc gia ưu tiên đầu tư phát triển. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá không
đồng nhất với phát triển công nghiệp, nhưng không thể tiến hành quá trình
này nếu không chú trọng phát triển mạnh công nghiệp. Vì vậy, vai trò, vị trí
của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân ngày càng tăng lên trong quá

trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Hoạt động dịch vụ cả phục vụ sản xuất và phục vụđời sống làđiều kiện
không thể thiếu để phát triển kinh tế và nâng cao đời sống dân cư. Không thể
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhanh trên cơ sở hệ thống dịch vụ và kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội yếu kém. Để tạo tiền đề cho công nghiệp hoá, hiện đại
hoá cần chú trọng đầu tư thoảđáng phát triển dịch vụ kết cấu hạ tầng để phát
triển sản xuất và thu hút nguồn lực từ bên ngoài. Trong các giai đoạn của quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vị trí của khu vực dịch vụ sẽ có sự thay
đổi căn bản trong cơ cấu kinh tế quốc dân. Hiện nay ở các nước phát triển như
Mỹ, Nhật, Tây Âu, khu vực dịch vụ chiếm trên 60% trong GDP [103].


Thứ tư, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự kết hợp chặt chẽ của các
quá trình kinh tế - kỹ thuật - xã hội - môi trường. Quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá là sẽđe lại cho đất nước trình độ kỹ thuật công nghệ ngày càng
hiện đại, kinh tế ngày càng vững mạnh. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng
nâng cao dân trí, mức sống dân cư và phát triển xã hội ngày càng văn minh.
Như vậy, trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quá trình kinh tế - kỹ thuật xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc thực hiện mục tiêu của quá trình kinh
tế- xã hội. Trong khi đó, quá trình kinh tế - xã hội mang lại động lực quan
trọng cho thực hiện mục tiêu của quá trình kinh tế - kỹ thuật.
Thứnăm, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn là quá trình mở
rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Ngày nay, mở rộng phân công lao động
quốc tế và xu thế toàn cầu hoá kinh tếđang diễn ra như một tất yếu. Mỗi quốc
gia là một bộ phận của hệ thống kinh tế thế giới, chịu ảnh hưởng của biến
động kinh tế thế giới và có tác động ở mức độ khác nhau đến kinh tế của các
nước khác. Vì vậy, việc xác định mục tiêu, phương thức công nghiệp hoá,
hiện đại hoáở mỗi nước cần dựa trên cơ sở phân tích và dự báo những biến
động kinh tế - xã hội chung của khu vực và toàn cầu. Việc xây dựng hệ thống
kinh tế quốc gia mở và tăng cường hợp tác kinh tế và phân công lao động

quốc tế là xu hướng không cưỡng lại được của mọi quốc gia trên thế giới hiện
nay.
Để thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trước hết phải dựa
vào các nguồn lực trong nước, nhưng tranh thủ nguồn lực bên ngoài về vốn,
công nghệ và quản lý là một điều đặc biệt quan trọng. Đối với các nước đang
phát triển, người ta thường lấy thuyết phát triển của Marat Tchechkov [31] để
nói đến "lợi thế" của các nước đi sau so với các nước đi tiên phong trong công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đó là thừa kế kinh nghiệm, tranh thủ sự hỗ trợ về
vốn, kỹ thuật và kỹ năng quản lý của các nước tiên tiến. Nhưng những lợi
thếđó không phải dễ tận dụng được, chỉ rất ít nước thành công nhờ kế thừa


những kinh nghiệm và sự trợ giúp từ bên ngoài. Bối cảnh kinh tế chính trị
quốc tế và thực trạng của mỗi nước rất khác nhau, nên việc áp dụng kinh
nghiệm nước khác phải sáng tạo phù hợp với cụ thể từng nước.
Ngày nay, trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong khai thác các
nguồn lực tự nhiên để phát huy lợi thế so sánh trong quan hệ kinh tế quốc tế,
các nước cần kết hợp giữa việc sử dụng có hiệu quả với việc tiết kiệm, bảo
tồn và tái tạo chúng. Do vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm đạt được
mục tiêu tăng trưởng nhanh trong phát triển kinh tế, nhưng nó phải gắn với sự
bền vững trong phát triển. Điều đóđược hiểu trên các giác độ kinh tế - kỹ
thuật - xã hội - môi trường.
Từ những phân tích trên đây có thể tóm tắt: Công nghiệp hoá và hiện
đại hoá gắn kết chặt chẽ trong một quá trình lịch sử tất yếu khách quan nhằm
tạo nên những chuyển biến căn bản về kinh tế - xã hội của đất nước, không
ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở khai
thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và lợi thếđất nước, xây dựng cơ
cấu kinh tếđa dạng với khu vực công nghiệp là then chốt và trình độ khoa học
- công nghệ ngày càng hiện đại, đồng thời không ngừng mở rộng quan hệ hợp
tác và hội nhập kinh tế quốc tế.

Giữa công nghiệp hoáở các nước đi theo con đường TBCN vàở nước ta
và các nước theo con đường XHCN có những khác nhau về nhiều mặt, quan
trọng nhất là về bản chất xã hội [4, tr516]. Tuy cùng mục đích là biến một nền
kinh tế nông nghiệp thành nền kinh tế công nghiệp, nhưng do chếđộ chính trị-
xã hội nên mục tiêu của công nghiệp hoá của các nước khác nhau căn bản.
Công nghiệp hoáở các nước TBCN nhằm thay đổi vàđưa đến thắng lợi của
phương thức sản xuất TBCN mang lại lợi ích cho giai cấp tư sản, công nghiệp
hoáở nước ta nhằm mục tiêu nâng cao phúc lợi xã hội, đời sống mọi mặt của
nhân dân giữ bền vững môi trường. Công nghiệp hoáở các nước TBCN đem
lại phương tiện ngày càng tinh vi để giai cấp tư sản bóc lột nhân dân lao động


và càng gây thêm phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng và mâu thuẫn sâu sắc
trong xã hội; còn ở nước ta nó sẽ tạo ra tiền đề cơ sở vật chất ngày càng hiện
đại trong một nền kinh tế mà người chủđích thực là nhân dân lao động, nó gắn
liền với công bằng xã hội và tiến bộ xã hội. Vì vậy, công nghiệp hoá, hiện đại
hoáở nước ta có thể tham khảo và vận dụng sáng tạo các kinh nghiệm về lựa
chọn chiến lược, các giải pháp huy động vốn, giải pháp khoa học công nghệ,
giải pháp kinh tế xã hội… của các nước đi trước nhằm mục tiêu hiện đại hoá
nhanh và giữ vững bản chất xã hội của công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo
định hưỡng XHCN.
1.1.3. Các mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoáở các nước đang
phát triển
Trong lịch sử công nghiệp hoá, hiện đại hoá diễn ra trên thế giới hàng
trăm năm qua có sựđa dạng về mô hình. Luận án chỉ tập trung nghiên cứu mô
hình công nghiệp hoá, hiện đại hoáở các nước đang phát triển trong những
thập kỷ gần đây. Đó là những nước trước đây vốn là thuộc địa hoặc nửa thuộc
địa của chủ nghĩa đế quốc, thực dân, đã giành được độc lập dân tộc, nền kinh
tế trong tình trạng thấp kém. Do điều kiện kinh tế - xã hội như vậy, các nước
có những điểm tương đồng với nước ta về xuất phát điểm trong tiến trình

công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
1.1.3.1. Mô hình công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu (chiến lược
hướng nội)
Mô hình công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu được áp dụng ở các nước
đang phát triển sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Nóđược tiến hành trong
bối cảnh quốc tếđặc biệt. Hệ thống thuộc địa tan rã, các quốc gia đang phát
triển lần lượt giành được độc lập về chính trị, còn về kinh tế họ vẫn bị lệ
thuộc vào hệ thống kinh tế tư bản ở mức độ khác nhau. Các nước này thường
phải nhập khẩu từ các nước tư bản phát triển hầu hết các mặt hàng công
nghiệp, thậm chí cả lương thực, nguyên nhiên liệu. Họ cũng bị lệ thuộc cả


vềtài chính do phải vay nợ. Các quốc gia nghèo lúc đó cho rằng họ phải tiến
hành một cuộc đấu tranh giành độc lập về kinh tế, nghĩa là xây dựng cho
mình một nền kinh tếđộc lập tự chủ, có khả năng tựđảm bảo lấy hầu hết các
nhu cầu trong nước, ít lệ thuộc vào bên ngoài. Bên cạnh đó, các nước phương
Tây tuy đã buộc phải trao trả quyền độc lập cho các nước đang phát triển,
nhưng họ chưa từ bỏýđồ thực dân đối với các nước đó, không chịu chuyển
nhượng công nghệ, không chịu mở cửa thị trường cho các nước đang phát
triển và muốn kìm hãm các nước đang phát triển trong vòng lạc hậu, phụ
thuộc. Trong bối cảnh quốc tếđó, mô hình công nghiệp hoá thay thế nhập
khẩu đã ra đời như một tất yếu lịch sử.
Ở các nước đang phát triển, chiến lược thay thế nhập khẩu được thử
nghiệm đầu tiên ở các nước Mỹ La tinh. Một số nước Châu Á nhưẤn Độ và
Thổ Nhĩ Kỳ, các nước ASEAN cũng đã bắt đầu thực hiện chiến lược này trên
con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá vào thập kỷ 50-60 [36]. Mục đích
xây dựng một nền kinh tếđộc lập tự chủ làđộng lực khiến các nước đó bước
vào con đường phát triển thay thế hàng nhập khẩu.
 Mục tiêu của chiến lược thay thế nhập khẩu
Các nước đang phát triển trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá,

hiện đại hoá theo chiến lược thay thế nhập khẩu, do điều kiện kinh tế - xã hội
của mình và những tác động khách quan của điều kiện kinh tế quốc tế, nên
việc xác định mục tiêu cụ thể trong chiến lược này có những điểm khác nhau.
Tuy vậy, về cơ bản các mục tiêu của mô hình công nghiệp hoá thay thế nhập
khẩu có thểđược khái quát như sau:
- Khai thác nguồn lực tại chỗđểđáp ứng nhu cầu cơ bản, cấp bách của
thị trường trong nước;
- Giảm thiểu ngoại tệ chi tiêu cho nhập hàng hoá từ nước ngoài;
- Khai thác thị trường nội địa để phát triển các ngành nghề sẵn có;
- Tạo nhiều việc làm, giảm bớt lạm phát và thất nghiệp.


Thực chất mô hình công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu là mỗi nước cần
phát triển mạnh mẽ việc sản xuất hàng tiêu dùng để thay thế các hàng hoá vẫn
phải nhập khẩu từ các nước tư bản. Sự phát triển như vậy sẽ mang lại tác
dụng nhiều mặt: khai thác các nguồn lực sẵn cóđể thoả mãn các nhu cầu cơ
bản và cấp thiết trong nước, mở rộng thị trường nội địa, phát triển sản xuất
hàng hoá, tạo thêm việc làm, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc
và tiết kiệm ngoại tệ.
 Chính sách và biện pháp triển khai mô hình công nghiệp hoá thay thế
nhập khẩu
Xuất phát từ mục tiêu trên, nội dung cơ bản của chiến lược công nghiệp
hoá thay thế nhập khẩu nhằm xác định được tổng cầu mỗi loại hàng hoá trong
nước qua phân tích và tính toán lượng hàng hoá thực tế phải nhập khẩu trước
đây, dựa vào tổng số và cơ cấu dân cư, mức sống. Nhìn chung, chiến lược
hướng nội lấy trọng tâm là thị trường trong nước để phát triển sản xuất và lưu
thông hàng hoá. Thực tế, chiến lược này về cơ bản không đồng nghĩa với việc
bế quan toả cảng" hay "đóng cửa" nền kinh tế, mà các quan hệ kinh tếđối
ngoại vẫn được chúý, đặc biệt là nhập khẩu các tư liệu sản xuất để sản xuất
hàng thay thế hàng nhập khẩu hay kêu gọi đầu tư nước ngoài vào các mục tiêu

thay thế nhập khẩu. Chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu đãđược
thực hiện thông qua hàng loạt chính sách và biện pháp sau:
* Bảo hộ sản xuất và thị trường trong nước
Để trợ giúp sản xuất trong nước có thể tồn tại và phát triển, kích thích
đầu tư vào các ngành thuộc mục tiêu ưu tiên, nhà nước thiết lập hàng rào bảo
hộ sản xuất trong nước bằng chính sách thuế quan, bằng hàng rào phi thuế
quan, bằng chính sách hạn chế nhập khẩu v.v để bảo vệ những ngành công
nghiệp trong nước non trẻ, giữ cho những ngành công nghiệp này được đặc
quyền tiêu thụ hàng hoá trên thị trường nội địa. Phong trào bài trừ hàng ngoại
xuất hiện rất mạnh ở các nước trong thời kỳ thực hiện chiến lược này.


* Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp thay thế hàng nhập
khẩu
Các nước đang phát triển đi từđiểm xuất phát thấp, nên phải nhập khẩu
nhiều hàng công nghiệp từ các quốc gia đã công nghiệp hoá cao, đặc biệt là
máy móc thiết bị. Các nước đang phát triển chỉ là nơi cung cấp nông phẩm, tài
nguyên và là thị trường tiêu thụ hàng công nghiệp cho các nước phát triển.
Đây là quan hệ phụ thuộc một chiều gây nhiều bất lợi cho các nước nghèo. Để
giảm sự lệ thuộc này, các nước đang phát triển đã tìm cách xây dựng cho
mình các ngành công nghiệp tựđáp ứng nhu cầu trong nước, thay thế dần
nhập khẩu. Các nước phấn đấu dần dần hình thành một cơ cấu ngành công
nghiệp hoàn chỉnh (Ấn Độ, Inđônêxia…) hoặc là tương đối hoàn chỉnh
(Myanma, Malaysia…). Nhiều quốc gia đặt cho mình mục tiêu xây dựng
những ngành công nghiệp thiết yếu, có thểđảm bảo được những nhu cầu cơ
bản của đất nước như năng lượng, luyện kim, cơ khí, hoá chất… Họ xem
những ngành công nghiệp trên đây là cơ sởđảm bảo nên độc lập tự chủ nhằm
trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân và thoát khỏi sự lệ
thuộc vò bên ngoài. Do vậy, nhà nước chủ trương khuyến khích các nhà sản
xuất trong nước đầu tư và dần dần làm chủđược kỹ thuật sản xuất. Đồng thời

còn khuyến khích các nhàđầu tư nước ngoài tham gia vào sản xuất hoặc cung
cấp công nghệ, vốn, kỹ năng quản lý. Trong quá trình ấy, những chính sách
như cốđịnh tỷ giáđồng nội tệ thường được giữở mức cao để khuyến khích
thay thế nhập khẩu; mức lãi suất rất thấp và bao cấp rộng rãi cho các doanh
nghiệp nhà nước; nhà nước kiểm soát giá cả và thương mại, đặc biệt là ngoại
thương chặt chẽ.
Nhìn chung, hầu hết các nước khi theo đuổi mô hình công nghiệp hoá
thay thế nhập khẩu đều chú trọng nhiều đến việc xây dựng hệ thống các
doanh nghiệp nhà nước. Do vậy, trong thời kỳ công nghiệp theo hướng thay


thế nhập khẩu, khu vực kinh tế quốc doanh đã phát triển mạnh mẽở nhiều
nước đang phát triển [16].
Từ thực tế các nước đang phát triển vào thập kỷ 50, 60 cho thấy, chính
sách bảo hộ sản xuất và thị trường trong nước tiến triển qua ba giai đoạn: thứ
nhất, bảo hộ với cường độ cao để khuyến khích sản xuất và tiêu dùng trong
nước; thứ hai, giảm dần mức độ bảo hộ, yêu cầu các doanh nghiệp trong nước
vươn lên hạ giá thành, nâng cao chất lượng hàng hoá; thứ ba, các doanh
nghiệp trong nước khống chếđược thị trường trong nước và vươn ra thâm
nhập thị trường quốc tế.
 Kết quả và hạn chế của mô hình công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu
Việc thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu đãđem lại sự mở mang
nhất định các cơ sở sản xuất, giải quyết công ăn việc làm, quá trình đô thị hóa
bắt đầu. Chính sách khuyến khích công nghiệp trong nước có tác dụng mở
rộng và tăng cường phát triển các doanh nghiệp cũng nhưđội ngũ doanh nhân
dân tộc trong công thương nghiệp.
Tuy vậy, thực tế cho thấy nếu dừng lại quá lâu ở giai đoạn chiến lược
thay thế nhập khẩu sẽ vấp phải những trở ngại rất lớn. Trong xu hướng quốc
tế hoá và khu vực hoá kinh tế ngày càng tăng lên dẫn đến sự liên hệ và tuỳ
thuộc tất yếu giữa các quốc gia trong quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá.

Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật đang
trở thành yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế và tự bản thân nóđã
phá vỡ các mối quan hệđóng cửa giữa các quốc gia. Tâm lý nóng vội chủ
quan của các nước đang phát triển đã dẫn đến thực tế là việc xây dựng và phát
triển những ngành công nghiệp qui mô lớn nhưng chu chuyển tư bản chậm,
công suất máy móc sử dụng lãng phí trong khi lợi thế so sánh để tăng xuất
khẩu không được khuyến khích. Mặt khác các chính sách trợ cấp, trợ giá tràn
lan trong điều kiện dự trữ ngân sách nghèo nàn làm cho cán cân thanh toán,
cán cân thương mại luôn luôn mất cân bằng. Chính sách hướng nội trong điều


kiện thị trường nội địa nhỏ hẹp, khả năng tiêu dùng của đại bộ phận cư dân
còn thấp, làm cho tăng trưởng chậm và thất nghiệp tăng. Thực tếấy được biểu
hiện cụ thểở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, hầu hết việc thay thế hàng nhập khẩu đãđược thực hiện bằng
việc nhập khẩu nhiều tư liệu sản xuất và sản phẩm trung gian từ nước ngoài.
Do vậy, xuất hiện hai kết cục: Một mặt, các ngành công nghiệp cần nhiều vốn
được thiết lập, thường là phục vụ thói quen tiêu dùng của những người giàu,
có rất ít tác động tạo công ăn việc làm. Thực hiện việc sản xuất thay thế nhập
khẩu tuy có thể tiết kiệm được ngoại tệ trên phương diện thành phẩm, nhưng
lại đòi hỏi nhập khẩu nhiều nguyên liệu và bán thành phẩm hơn để tăng
cường cung ứng cho sản xuất trong nước. Mặt khác, tình hình cán cân thanh
toán của các nước đang phát triển trong tình trạng không được cải thiện lại
càng trở nên tồi tệ hơn do thay thế hàng nhập khẩu. Đồng thời, sản xuất thay
thế nhập khẩu thu ngoại tệ, do đó không phải là kế sách lâu dài để bù vào chỗ
thiếu hụt trong cán cân thương mại.
Thứ hai, quá trình thay thế nhập khẩu giúp các công ty nước ngoài, họ
có thểđứng sau bức tường thuế quan và tận dụng ưu đãi vềđầu tư và giảm
thuế. Do vậy, họ thu được nguồn lợi nhuận rất lớn. Phần còn lại thuộc về
những nhà công nghiệp trong nước có hợp tác với các công tynước ngoài.

Thực tế cho thấy, xét về lợi ích quốc gia chiến lược này có nhiều bất lợi.
Thứ ba, mô hình công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu có tác dụng
không tốt đối với việc xuất khẩu các sản phẩm truyền thống. Để khuyến khích
sản xuất trong nước qua việc nhập khẩu hàng tư liệu sản xuất và sản phẩm
trung gian, nên tỷ giá hối đoái thường bị "nâng giá" giả tạo. Tác động của việc
này là làm giáhàng xuất khẩu tăng và giá hàng nhập khẩu giảm theo giáđồng
nội tệ. Như vậy vượt ra ngoài chủđịnh của chiến lược, các phương pháp sản
xuất cần nhiều vốn cóđiều kiện phát triển và tác động tiêu cực đến khu vực
sản xuất hàng sơ chế truyền thống do giá nông phẩm và nguyên liệu trong


nước trở nên kém cạnh tranh trên thị trường thế giới. Như vậy, bảo hộ công
nghiệp không có tác dụng khuyến khích xuất khẩu hàng nông phẩm. Các
chính sách trong mô hình công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu thực tếđã làm
trầm trọng thêm bất bình đẳng về phân phối thu nhập trong nước do ưu đãi
khu vực thành thị và nhóm người có thu nhập cao, trong khi đó lại phân biệt
đối xửđối với khu vực nông thôn và nhóm người có thu nhập thấp.
Thứ tư, chiến lược thay thế hàng nhập khẩu có khi còn gây tiêu cực với
công nghiệp trong nước. Nhiều ngành "công nghiệp non trẻ" chẳng bao giờ
mạnh lên vì họ bằng lòng nấp đằng sau hàng rào thuế quan bảo hộ. Trong
thực tế, chính phủ các nước đang phát triển thường vận hành các ngành công
nghiệp được bảo hộ theo kiểu các doanh nghiệp nhà nước. Hơn nữa, bằng
việc tăng chi phíđầu vào cho các ngành công nghiệp có liên hệ với bên ngoài
trong tương lai và bằng việc mua sản phẩm đầu vào của mình từ các nguồn
cung ứng nước ngài mà không thông qua mối quan hệ cóđi có lại với các nhà
cung ứng trong nước. Thực tế các doanh nghiệp sản xuất hàng thay thế nhập
khẩu kém hiệu quảđã làm mất đi khả năng về quá trình công nghiệp hoá
hướng nội. Vì thực hiện mô hình công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu nói
chung thường được bảo hộ bằng thuế quan và tăng cường các biện pháp hành
chính. Điều đó làm cho các doanh nghiệp thiếu cơ hội tìm kiếm ưu thế cạnh

tranh quốc tế, ít chú trọng đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm. Sản xuất
kinh doanh trong điều kiện như vậy làm cho giá thành sản phẩm cao, chất
lượng thấp, ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc
dân. Do hạn chế về phương thức kinh doanh, về công nghệ, kỹ thuật nên hiệu
quả trong đầu tư cũng thấp kém. Thực tế, các nước này vẫn phải tiếp tục nhập
khẩu công nghệ, kỹ thuật, cả máy móc thiết bị từ nước ngoài.
Thứ năm, mô hình công nghiệp hoá thay thế hàng nhập khẩu thực chất
là nhằm vào thoả mãn nhu cầu trong nước là chính, chú trọng nhiều đến tỷ lệ
tự cấp của thị trường nội địa. Với chiến lược như vậy, thương mại quốc


tếkhông được coi trọng, không tận dụng được ảnh hưởng tích cực của kinh tế
thế giới đối với sự phát triển kinh tế trong nước. Điều đó tất sẽ hạn chế việc
khai thác tiềm năng của đất nước trong việc phát triển thương mại và các quan
hệ kinh tếđối ngoại khác.
Thứ sáu, kinh tế của các nước đang phát triển trong giai đoạn đầu công
nghiệp hoá có nhiều khó khăn, tổng cầu vượt quá tổng cung, và thường thông
qua nhập khẩu để cân bằng. Xu hướng này không thể khắc phục được trong
thời gian ngắn, nếu hạn chế quá mức nhập khẩu. Việc thực hiện chính sách
bảo hộ không thích hợp sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
1.1.3.2. Mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu (chiến lược
hướng ngoại)
Từ cuối thập kỷ 60, đầu thập kỷ 70 một số quốc gia đang phát triển do
nhận thức sớm về vai trò tác động của kinh tế thị trường đã nhanh chóng
chuyển đổi chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do vậy, chiến lược
công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu được áp dụng phổ biến ở các nước đang
phát triển trong mấy thập kỷ gần đây.
 Mục tiêu của chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu
- Mục tiêu cơ bản của chiến lược là dựa vào đầu tư trực tiếp cũng như
sự hỗ trợ về vốn, kỹ thuật bên ngoài để tạo ra khả năng cạnh tranh vàđẩy

nhanh xuất khẩu. Nhân tố then chốt trong toàn bộ quá trình này là chính phủ
sở tại tạo những điều kiện tốt nhất để hấp dẫn đầu tư trực tiếp của tư bản nước
ngoài, đồng thời tiến hành những cải cách kinh tế trong nước tạo môi trường
thuận lợi cho vốn đầu tưđược sử dụng có hiệu quả hơn;
- Thực hiện mở cửa nền kinh tế hướng ra thị trường nước ngoài nhằm
khai thác lợi thế so sánh trong trật tự phân công lao động quốc tế;
- Đa dạng hoá trong sản xuất, kinh doanh trên cơ sở khai thác tối đa
nguồn lực để tăng nhanh xuất khẩu; Vai trò vốn nước ngoài và các công ty
ngoại quốc được nhấn mạnh hơn.


Như vậy, trong thời kỳ công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, ảnh
hưởng của tư bản nước ngoài với thị trường địa phương làđáng kể. Các nước
chủ nhà thực sự mở cửa tiếp cận với các lực lượng thị trường tự do cạnh tranh
quốc tế. Chính tự do cạnh tranh là yếu tố quan tọng để thúc đẩy sự phát triển.
Cho nên, với các chủđầu tư thì chiến lược này thực chất là dựa vào các quan
hệ kinh tế quốc tếđể xây dựng những nền tảng kinh tế và các lực lượng xã hội
ở các nước sở tại. Đây cũng làcơ hội thuận lợi cho các nước tiếp nhận đầu tư
thu hút được vốn, công nghệ và kinh nghiệm tổ chức, quản lý, kinh doanh
hiện đại nhằm tăng nhanh nhịp độ công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước.
 Chính sách và biện pháp triển khai chiến lược công nghiệp hoá hướng
về xuất khẩu
Công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu không phải chỉ thuần tuý là xây
dựng các ngành công nghiệp xuất khẩu, mà nội dung quan trọng hơn của nó là
xây dựng cơ cấu công nghiệp mới theo hướng hiện đại hơn, cóđủ sức chuyển
đổi cơ cấu nền kinh tế và thúc đẩy xuất khẩu, dựa trên cơ sở kết hợp những
nhân tố thuận lợi bên ngoài với phát huy các lợi thế trong nước. Ngoại thương
đã trở thành động lực quan trọng trong phát triển kinh tế tạo ra mối quan hệ
chặt chẽ giữa thị trường nội địa và bên ngoài nhằm tạo ra mô hình tăng trưởng
rút ngắn.

* Thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư của các công ty nước ngoài vào các
ngành xuất khẩu thông qua một số chính sách
Khi triển khai chiến lược hướng ngoại, các nước đều có chính sách ưu
đãi, khuyến khích sự tham gia của tư bản nước ngoài vào chương trình phát
triển kinh tế quốc gia. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được đặc biệt coi
trọng. Do vậy, nhà nước đã tạo môi trường thuận lợi để thu hút nguồn đầu tư
nước ngoài:
- Áp dụng hệ thống thuế và quan thuếưu đãi với các nhàđầu tư nước
ngoài, gồm: (1) Miễn hoặcgiảm thuế thu nhập, thuế công ty, thuế tài sản cho


những nhàđầu tư nước ngoài nếu họ tham gia những dựán đòi hỏi kỹ thuật cao
hoặc khối lượng vốn lớn, những dựán được xem như là cơ bản đối với nền
kinh tế quốc dân, những dựán trong nước khó có thể phát triển được và những
dựán đầu tư và các khu vực mậu dịch tự do, khu chế biến xuất khẩu; (2) Cho
phép các nhàđầu tư nước ngoài được quyền lựa chọn ưu đãi miễn 100% thuế
trong vòng 5 năm hoặc định giá thấp đặc biệt đối với tư liệu sản xuất và tài
sản cốđịnh của các doanh nghiệp mới; (3) Cho phép các nhàđầu tư nước ngoài
được miễn thuế nhập khẩu các nguyên liệu hoặc tư liệu sản xuất trong những
ngành nằm trong diện ưu tiên của nhà nước; (4) Thuế kinh doanh có thểđược
giảm nếu các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có vốn đầu tư lớn, có kỹ
thuật cao, có khả năng thu hút nhiều nhân công và sản phẩm được xuất khẩu
toàn bộ; (5) Miễn thuế(100% đối với các nền kinh tế mới châu Á) đối với các
khoản dự trữ mà nhàđầu tư nước ngoài đăng ký giữ lại đểđổi mới thiết bị, sửa
chữa máy móc và nâng cấp hệ thống giao thông vận tải.
- Khuyến khích áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong các công ty
nước ngoài hoặc liên doanh với địa phương. Điều này thể hiện qua các chính
sách thực tế: (1) Miễn thuế công ty cho những cơ sở sản xuất khuyến khích
hoạt động nghiên cứu và triển khai (đối với các nước kinh tế mới châu Á,
miễn thuế 100%), nâng cao chất lượng, kiểm soát ô nhiễm môi trường. Những

khoản chi cho nghiên cứu và triển khai được tính như là số vốn giữ lại để chi
phí vận hành sản xuất; (2) Đơn giản đến mức tối đa thủ tục cấp giấy phép
nhập công nghệ nếu thời gian sử dụng công nghệđó dưới một mức quy định
(ví dụở các NICs châu Á là dưới 10 năm) và quy định mức thuê nhượng công
nghệ dưới giá mức giá trị bán ra thuần tuý (ở các NICs châu Á là dưới 10%);
(3) Các giấy phép nhập công nghệ nước ngoài có thểđược giải quyết một cách
đơn giản là báo cáo với bộ chủ quản vàđảm bảo không làm sai chất lượng mà
nhà nước xuất khẩu công nghệ quy định.


- Nới lỏng những quy định về tỷ lệđầu tư, hồi hương vốn và lợi nhuận,
tái đầu tư, gồm: (1) Thủ tục và quy định xét duyệt đầu tưđược nới lỏng theo
hướng đơn giản hoá, tạo điều kiện khuyến khích tối đa việc đầu tư (ở một
sốnước NICs cho phép vốn của nước ngài có thể chiếm từ 50% đến 100%,
thay cho việc giới hạn tỷ lệđầu tư của nước ngoài tối đa là 50% vốn cốđịnh
tuỳ theo thứ tựưu tiên trong ngành công nghiệp). Đối với những dựán mà vốn
của nước ngoài chỉ chiếm dưới 50% thìđơn xin phép sẽđược tựđộng phê
chuẩn ngay sau khi nộp. Dựán nào có số vốn pháp định của nước ngoài trên
50% thì cũng chỉ cần bộ chủ quản hữu quan xem xét; (2) Công bằng trong đối
xử giữa các doanh nghiệp nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước; (3)
Cho phép hồi hương vốn và lợi nhuận về nước bất kỳ lúc nào. Ở các nước
châu Áđã xoá bỏ quy định về thời hạn 2 năm cho việc hồi hương sau khi đầu
tư; (4) Xoá bỏ những quy định hạn chế phạm vi tái đầu tư của tư bản nước
ngoài, cho phép tái đầu tư không chỉ thực hiện trong khuôn khổ công ty đã có
vốn gốc mà có thểđầu tư vào dựán hoàn toàn mới; (5) Nếu các chủđầu tư
muốn thay đổi những hạng mục vàđiều kiện đầu tư không nằm trong danh
mục phải xin phép chính phủ thì chỉ cần báo cáo vắn tắt với bộ chủ quản làđủ;
(6) Giảm dần danh mục các ngành công nghiệp thuộc loại cấm hoặc hạn
chếđối với các nhàđầu tư nước ngoài (như ngành dịch vụ công cộng vốn
thuộc địa bàn hoạt động của chính phủ nước sở tại và tư bản địa phương, hoặc

những ngành gây tổn hại tới môi trường sinh thái…)
- Thành lập các khu vực kinh tếđặc biệt dưới nhiều tên gọi khác nhau
nhưđặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu mậu dịch tự do.
Những khu này được khoanh lại trên một diện tích nhất định, trong đó tư bản
nước ngoài được phép mở doanh nghiệp, đầu tư vốn một cách tự do. Họđược
hưởng nhiều ưu đãi về thuế và quan thuế, các thủ tục hành chính được đơn
giản hoáđến mức tối đa, hạ tầng cơ sởđược bảo đảm đầy đủ… Mối quan hệ
của những đặc khu này với các ngành kinh tế khác nhìn chung cho đến nay
tích cực nhiều hơn là tiêu cực. Nó cóảnh hưởng lan toả và thực sự là phương


tiện để các nước theo đuổi chiến lược này nhằm mở rộng hơn nữa quan hệ
kinh tếđối ngoại của mình.
Có thể nói sự ra đời của các đặc khu này cùng với những điều kiện ưu
đãi dành cho các công ty hoạt động trong đó, chủ yếu để kích thích xuất khẩu,
là yếu tố không thể thiếu được đối với bất kỳ nước chậm phát triển nào muốn
dựa vào vốn bên ngoài để mở rộng đầu tư công nghiệp bên trong. Các khu
công nghiệp hoặc khu chế xuất với hệ thống hạ tầng cơ sởđồng bộ là nơi lý
tưởng để vốn đầu tưđem lại hiệu quả cao, nhờđó dòng đầu tư trực tiếp chảy
vào các nước tăng lên.
- Thực hiện tự do hoá nhập khẩu đồng thời với cải cách tỷ giá. Những
kinh nghiệm thực tếở các nước đang phát triển mấy thập kỷ qua cho thấy các
biện pháp cố gắng kiểm soát trực tiếp đối với các lực lượng thị trường đều
không đem lại kết quả mong muốn. Để xác lập môi trường cho hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất xuất
khẩu, các nước theo đuổi mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu đã
xoá bỏ những kiểm soát quá sâu về ngoại hối, tài chính, nhập khẩu. Bên cạnh
đó, mở rộng khuyến khích xuất khẩu như trợ cấp, ưu đãi vốn và lãi suất đối
với các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu, đầu tư kỹ thuật mới, đồng thời tăng
cường đào tạo công nhân lành nghề cho các ngành xuất khẩu, đẩy mạnh

những hoạt động tiếp thịđể tìm thị trường bên ngoài cho các cơ sở xuất
khẩu… Những nỗ lực này luôn luôn là vấn đềđược nhà nước sở tại quan tâm.
- Thu hút công nghiệp nước ngoài và phát triển khoa học - kỹ thuật
phục vụ cho xuất khẩu. Thực tế kết quả của chiến lược hướng ngoại phụ
thuộc rất lớn vào khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Giải pháp có
tính chất then chốt là làm chủđược công nghệ mới để vừa hạ thấp chi phí sản
xuất, vừa nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo cơ sở chế tạo nhiều mẫu mã
mới. Những lợi thế vốn có như lao động dồi dào và giá rẻ, hay nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú, ngày càng mất đi lợi thế. Về vấn đề này, các


nước và lãnh thổ theo đuổi mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu đãý
thức được điều đó.
Do vậy, việc nắm bắt vàđuổi kịp các nước phát triển cần có sựđóng góp
quyết định của khoa học công nghệ. Thời kỳđầu, ở mức độ kỹ thuật thấp và
trung bình, các nước hướng về xuất khẩu chỉ thuần tuý nhập dây chuyền công
nghệ của nước ngoài để lắp ráp hoặc gia công sản phẩm cho các công ty nước
ngoài. Việc nghiên cứu và triển khai công nghệđược duy trìở mức hạn chế về
vốn cũng như quy mô hoạt động. Về sau này, khi họ bắt đầu đổi mới cơ cấu
ngành chuyển trọng tâm từ nông nghiệp sang công nghiệp, cơ cấu thành phẩm
từ dung lượng kỹ thuật thấp và lao động cao sang thành phẩm có hàm lượng
vốn lớn, kỹ thuật và trình độ tay nghề cao hơn thì tất cả những nhà hoạch định
chính sách đều hiểu rõ tầm quan trọng sống còn của cải tiến kỹ thuật, đổi mới
công nghệ. Do vậy, các chương trình nghiên cứu và triển khai công nghệđã
trở thành mối quan tâm nhiều hơn của không chỉ nhà nước mà của cả các
doanh nghiệp.
Nguồn lực kỹ thuật được chuyển vò và hấp thụ thông qua chuyển giao
công nghệ dưới dạng đầu tư trực tiếp, mua hoặc thuê giấy phép công nghệ,
mua thiết bị toàn bộ, thuê chuyên gia nước ngoài, gửi người đi đào tạo nước
ngoài. Công nghệ mới được du nhập vào các nước công nghiệp hoá hướng về

xuất khẩu theo ba bước: 1) Thuần tuý bắt chước, chủ yếu là lắp ráp các sản
phẩm trung gian hoặc cuối cùng;2) Đuổi bắt, tiếp thu và làm chủ công nghệ
như chính nước xuất khẩu công nghệ; 3) Vượt lên trên, trên cơ sở công
nghệđược du nhập, các nước đầu tư vào nghiên cứu và triển khai, nâng cấp
công trình hoặc sản xuất dây chuyền công nghệ mới nhằm vươn tới sản phẩm
có nhiều tính năng và chất lượng không kém các nước công nghiệp phát triển.
Bên cạnh một số chính sách khuyến khích thu hút đầu tư vốn nước
ngoài nhưđãđề cập ở trên, các nước đang phát triển cũng ban hành nhiều loại
thuếưu đãi khác nhau cho việc nghiên cứu, triển khai như: miễn thuế thu nhập


cho các khoản chi cho đầu tư vào phát triển nhân lực và kỹ thuật; phần lợi
nhuận được công ty giữ lại cho nghiên cứu và triển khai cũng được miễn hoàn
toàn thuế công ty.
Bảo hộ thị trường là biện pháp đi đôi với việc thương mại hoá các kết
quả nghiên cứu và triển khai giữa các cơ sở nghiên cứu với các cơ sở sản xuất
quy mô vừa và nhỏ. Sau khi cơ sởsản xuất công nghệđãđăng ký loại kỹ thuật
mà họ dự kiến nghiên cứu, để hạn chế những rủi ro, chính phủ cần giảm bớt
hoặc kiểm soát nghiêm ngặt nhập khẩu những kỹ thuật tương tự và phải bảo
đảm hỗ trợ marketing cho cơ sởđó. Điều này có tác dụng củng cốý chí phát
triển kỹ thuật của các nhà công nghiệp trong nước.
Bên cạnh những hỗ trợ về thuế, tài chính để thúc đẩy tiến bộ khoa học-
kỹ thuật, vấn đềđào tạo tay nghề cho đội ngũ lao động được chính phủ cũng
như các công ty tư nhân rất quan tâm. Các nước công nghiệp hoá hướng về
xuất khẩu đều thừa nhận rằng đầu tư trực tiếp mang vào cho nước chủ nhà
công nghệ, kỹ thuật cao, đồng thời hình thành một đội ngũ lao động có
chuyên môn cao. Điều đó cóý nghĩa quan trọng, bởi lẽ, nếu thiếu yếu tố này,
công nghệ mới do đầu tư trực tiếp chuyển giao sẽ không thể thành công.
Chính sách phát triển khoa học kỹ thuật của các nước còn thể hiện rất rõ chủ
trương khai thác chất xám của các nước đi trước, quyết tâm du nhập công

nghệ tiên tiến để rút ngắn khoảng cách với các nước công nghiệp phát triển.
* Kết hợp giữa xuất khẩu và nhập khẩu
Công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu là chiến lược đòi hỏi sự kết hợp
của cả bảo hộ sản xuất trong nước với trợ cấp xuất khẩu như trợ cấp tín dụng
xuất khẩu, miễn hoặc giảm thuếđối với các ngành sản xuất hàng xuất khẩu
hoặc liên quan đến xuất khẩu, cho phép sử dụng những khoản thu được nhờ
xuất khẩu để nhập khẩu, miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu những hàng hoá và
dịch vụ có liên quan tới xuất khẩu, tìm hiểu thị trường nước ngoài cho các nhà
sản xuất hàng xuất khẩu.

×