Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bệnh khô miệng, khô họng ở người cao tuổi pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.41 KB, 7 trang )



Bệnh khô miệng, khô
họng ở người cao tuổi

Khô miệng, khô cổ họng là căn bệnh có thể xuất hiện ở
mọi lứa tuổi, nhưng ở người cao tuổi (NCT) tỷ lệ mắc
nhiều hơn.

Dưới đây là một số chú ý về phòng ngừa và điều trị hai căn
bệnh này theo khuyếtn cáo của các chuyên gia ở viện y học
Mỹ (IOH).
Khô miệng
Nguyên nhân: rất đa dạng nhưng thường thấy là căng thẳng
bởi stress, do sợ hãi, thời tiết thay đổi, do viêm nhiễm, chấn
thương tuyến nước bọt. Ngoài ra còn do sử dụng một số loại
thuốc chữa bệnh, nhất là phản ứng phụ của nhóm thuốc lợi
tiểu, do mắc bệnh đái tháo đường, bệnh trầm cảm, sử dụng
thuốc chống ung thư, do tuổi già hệ thống trao đổi chất, miễn
dịch suy yếu.

Khô miệng ở NCT có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh có tên
là hội chứng Sjogren, gây nổi mề đay, ngứa ngáy hay còn gọi
là bệnh mô liên kết; làm tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng,
khó khăn khi nhai và nuốt.

Cách khắc phục: nên đi khám chuyên khoa, tư vấn nha khoa
để biết được cách điều trị cụ thể. Nếu ít nghiêm trọng có thể
áp dụng phương pháp như: tăng cường uống nước, nhấm
nháp nước thường xuyên để miệng ẩm, nhai kẹo cao su, tránh
dùng đồ uống có chứa nhiều caffein như: cà phê, nước giải


khát có gas hoặc đồ uống trộn lẫn giữa nước tăng lực với
nước ngọt hoặc với rượu.

Hạn chế tối đa đồ ăn thức uống có chứa nhiều đường, mỡ và
muối, không nên hút thuốc lá, không nên duy trì cách thở
bằng miệng. Duy trì phòng ngủ với nhiệt độ, độ ẩm thích
hợp, nếu cần có thể dùng thuốc xịt miệng để cải thiện quá
trình tạo nước bọt trong miệng.

Bệnh khô họng
Cùng với bệnh khô miệng, NCT thường hay mắc phải căn
bệnh khô họng, đặc biệt là vào lúc giao mùa và trong mùa
đông.
Do thời tiết: về mùa đông, NCT có sức đề kháng kém nên
dễ mắc bệnh viêm nhiễm như: cảm lạnh, cúm, ho làm
cho cổ họng khô rát, khó chịu.
Do mất nước: đây là nguyên nhân rất phổ biến gây khô
họng. Đơn giản là khi cơ thể mất nước, lượng dịch thấp,
trong khi đó nhiệt độ ngoài trời lại lạnh, hanh khô nên
làm cho căn bệnh trở nên trầm trọng. Nên uống nhiều
nước và hạn chế thực phẩm nhiều muối.
Do nói nhiều: những người phải nói nhiều, nói to, nói liên
tục sẽ làm cho dây âm thanh (bộ phận phát ra tiếng của
thanh quản) bị ảnh hưởng và dẫn đến khô, đau và rát.
Do không khí khô: do đặc thù mùa đông, độ ẩm không
khí giảm nên trong quá trình hít thở làm cho cổ họng khô
đau. Để hạn chế rủi ro gây bệnh những NCT không nên ở
ngoài trời quá lâu, phòng ngủ nên đảm bảo độ ẩm thích
hợp.
Do hút thuốc lá: một trong những nguyên nhân gây bệnh

khô họng là tật hút thuốc lá. Những hóa chất có trong
thuốc lá là thủ phạm gây mất nước của cơ thể. Cần phải
bỏ thuốc lá để loại trừ nguyên nhân.
Do ngộ độc thực phẩm: ngộ độc thực phẩm là một trong
số những loại bệnh viêm nhiễm do khuẩn clostridium
botulinum (CB) gây ra, nó là thủ phạm phong bế chức
năng thần kinh dẫn đến tê liệt hệ thống hô hấp và cơ
xương. Theo nghiên cứu thì chỉ sau từ 12 - 36 giờ nhiễm
khuẩn CB, cơ thể sẽ xuất hiện tình trạng khô miệng, khô
cổ họng và đây là những dấu hiệu dễ nhận biết trước tiên
và cần phải đưa người bệnh đi cấp cứu.
Do dị ứng: nhóm người trung – cao tuổi, sức khỏe suy
giảm, nếu tiếp xúc với môi trường có nhiều hóa chất, do
thời tiết giao mùa là lúc dễ bị khô miệng, khô cổ họng.
Các chất gây dị ứng có nhiều trong sản phẩm gia dụng, vì
vậy khi mua những sản phẩm này phải thận trọng và sau
khi dùng xong phải vệ sinh và cất giữ cẩn thận.
Cách phòng ngừa: NCT nên mặc ấm về mùa đông, uống
đủ nước (6 – 8 cốc/ngày). Súc miệng bằng nước ấm hoặc
nước dấm táo. Ngoài ra, có thể áp dụng phương pháp
chống khô miệng và cổ họng bằng chanh và mật ong, lấy
một ly nước ấm, pha một thìa cà phê nước chanh và một
thìa cà phê mật ong khuấy đều uống, mỗi ngày 2 lần có
tác dụng giảm đau khô và viêm họng. Cuối cùng là duy
trì cuộc sống vận động, ăn uống khoa học tăng cường
thực phẩm có lợi cho cơ thể nhất là rau xanh, trái cây.

×