Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Những vấn đề kinh tế của Việt nam thời kỳ hậu gia nhập WTO - Một số giải pháp nhằm đề xuất kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.03 MB, 98 trang )


MI

ít;

TRNG ĐẠI HỌC NGOẠI T H Ư Ơ N G
KHOA KINH TẾ V À KINH DOANH Q U Ố C TẾ
CHUYÊN N G À N H KINH TẾ Đ ố i NGOẠI

KHOA L U Â N T Ó T NGHIỆP
<Ĩ)Ề lài:

NHỮNG VẤN ĐẾ KINH TÊ CUA VIỆT NAM THỜI KỲ HẬU
GIA NHÁP WT0 MĨT sơ GIẢI PHÁP ĐÊ XUẤT
ị LVO4 V)'ị



icc>
Sinh viên thực hiện

Ngô Trần Thanh Hiền

Lớp

Trung 3

Khoa

44H



Giáo viên hướng dẩn

ThS. V ũ T h i Hiền

H à Nôi - 2009


MỤC LỤC
LỜI NÓI Đ Ầ U
C H Ư Ơ N G ì: WTO

Ì
V À VIỆC GIA NHẬP C Ủ A VIỆT N A M

4

ì. Tổng quan về WTO

4

l.Bơi cảnh ra đời

4

2. Mục tiêu, chức năng và cơ cấu tổ chức

4

2.1. Mục tiêu


4

2.2. Chức năng

4

2.3. Cơ cấu tổ chức

5

3. Các nguyên tắc cơ bản

5

3.1. Thương mại khơng có sự phân biệt đối xử

5

3.2. Thương mại ngày càng tự do lum thông qua đàm phán

7

33. Tạo dựng một nền tảng Ổn định cho thương mại: Thông qua ràng buộc
7

và minh bạch hoa
3.4. Thúc đẩy cạnh tranh cơng bằng

7


3.5. Khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế.
4. Các qui định của WTO

8
8

4.1. Lĩnh vực điều chủnh

8

4.2. Qui định cụ thể trong từng lĩnh vực
5. Ánh hưởng của việc gia nhập WTO

đôi với kinh tế của những nước

đang phát triển

lo

n. Việt Nam và việc gia nhập WTO
1. Tính tất yêu của xu thế hội nhập
2. Cam kết gia nhập WTO

9

của Việt Nam

li
li

12

2.1. Quá trình đàm phán gia nhập WTO

12

2.2. Các cam kết của Việt Nam
3. Cơ hội và thách thúc cho nên kinh tế Việt Nam

3.1. Cơ hội
3.2. Thách thức

13
18

18
20


CHƯƠNG l i : NHỮNG VẤN ĐỂ KINH TÊ N ổ i BẬT CỦA VIỆT NAM
THỜI KỲ HẬU GIA NHẬP WTO
ì. Tinh hình kinh tê trước thềm hội nhập
1. Tình hình chung
1.1. Thành tựu
1.2. Hạn chếtồn tại
2. Những vấn đê kinh tế chủ yếu trước thềm hội nhập
2.1. Lạm phát
2.2. Xuất nhập khẩu
2.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
n . Những vân đề kinh tê nổi bật giai đoạn hậu gia nhập

ì. Lạm phát.
2. Xuất nhập khẩu
2.1. Xuất khẩu
2.1.1. Tình hình xuất khẩu
2.1.2. Hạn chế
2.2. Nhập khẩu
2.2.1. Tinh hình nhập khẩu
2.2.2. Nguyên nhân
3. Đầu tư nước trực tiếp nước ngoài
3.1. Thành tích trong thu hút vốn đầu tư
3.2. Hiệu quả đầu tư
3.3. Nguyên nhân

24
24
24
24
30
34
34
36
40
42
42
50
50
50
52
53
53

56
62
62
63
66

CHƯƠNG i n . MịT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ XUẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN NEN
KINH TẾ VIỆT
ì. Định hướng phát triển kinh tế Việt Nam thòi gian tới
n . Một sôi giải pháp đề xuất đê phát triển nền kinh tế Việt Nam giai
đoạn hậu hội nhập
/. Giải pháp từ phía nhà nước
1.1. Phối hợp hiệu quả chính sách tiền tệ và chính sách tài khoa
Ì .2. Tạo thể trường xuất nhập khẩu ổn đểnh

69
69
70
70
70
71


1.3. Me đểnh các ngành nghề chiến lược, phát triển doanh nghiệp có khả
năng cạnh tranh cao
75
Ì .4. Cải thiện cơ sở hạ tầng, phát triển cồng nghiệp phụ trợ
79
Ì .5. Nâng cao chất lượiĩg và hiệu quả việc thẩm đểnh các dự án đầu tư....80
Ló. Hồn thiện bộ máy quán lý

81
1.7. My dựng khung pháp lý hoàn chỉnh phù hợp với bối cảnh hội nhập...83
1.8. Tăng cườỉĩg công tác thông tin dự báo phục vụ doanh nghiệp
84
2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp
85
2.1. Xây dựng mặt hàng và thể trường chiến lược
85
2.2. Tăng cường liên kết hợp tác, xây dựng quan hệ bạn hàng
87
2.3. Tựphát triển và đào tạo nguồn nhân lực
88
KẾT LUẬN

90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

91


L Ờ I NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hoa đã và đang là một trong những xu thế kinh tế cơ bản của
thời đại ngày nay. Khơng một quốc gia nào có thể đứng ngồi vịng xốy hội
nhập. Quốc gia nào khơng tham gia vào tiến trình này, quốc gia đó sẽ khơng
có địa vị bình đẳng trong bàn thảo và xây dựng các định chế của nền thương
mại thế giới, khơng có điều kiện đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình.
Nhận thức được vấn đề trên, những năm đầu thập niên 90, Việt Nam đã
bắt đầu mở cửa nền kinh tế nhằm mở ra cơ hội tiếp cận với các thị trường bên

ngoài và nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tạo việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy
sự nghiệp công nghiệp hoa, hiện đại hoa đất nước. Bước sang thế kỷ XXI, hội
nhập đa phương và quốc tế ngày càng được đẩy mạnh. Trong đó, sự kiện Việt
Nam chính thức trở thành thành viên WTO ngày 11/01/2007 được coi là một
bước ngoặt quan trọng, phản ánh quyết tâm của đất nước ta trong việc tham
gia nền kinh tế toàn cầu. Gia nhập WTO mở ra cơ hội mới cho các DN kèm
theo đó là khó khăn thách thức cũng ngày một nhiều hơn. Những con số thống
kê sau hai năm cho thấy, bên cạnh những thành tựu đạt được thì cũng tồn tại
một thực tế đáng ngại là, nền kinh tế đã gặp rất nhiều bất ổn; những bất cập
vốn có cũng có dịp bộc lộ rõ. Ngay cả những gì tưởng chừng như thuận lợi, là
động lực của phát triển nhưng do quản lý không tốt cũng trở nên vượt quá tầm
kiểm soát, gây tác động bất lợi lên tổng thể nền kinh tế.
Trong nỗ lực chung nhằm giải quyết vấn đề cấp thiết hiện nay là phát
huy tích cực những thuận lợi và hạn chế tối đa những mặt bất cập đi kèm, đề
tài "Những vấn đề kinh tế của Việt Nam thời kỳ hậu gia nhập WTO - Một số
giải pháp đề xuất" tập trung nghiên cứu một số vấn đề vĩ mô nổi bật sau khi
Việt Nam gia nhập WTO nhằm cung cấp đánh giá tổng quan về những mặt
chính yếu của nền kinh tế Việt Nam sau hai năm trở thành thành viên của tổ
chức thương mại lớn nhất thế giới, qua đó nêu ra hướng giải quyết khả thi
những vẩn đề còn tồn tại nhằm đảm bảo hội nhập thành cơng.
Ì


2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích, tổng hợp những vấn đề kinh tế nổi bật đã và đang lộ diện
ngày càng rõ nét trong giai đoạn hậu gia nhập WTO của nền kinh tế Việt
Nam; nhận diện nguyên nhân vấn đề.
- Đưa ra một số đề xuất chính sách về điều hành nền kinh tế trong thời
gian tới nhằm tận dụng tối đa những cơ hội và giảm thiểu tác động bất lợi mà
hội nhập WTO mang lại.

3. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã gia nhập WTO được hơn 02
năm. Đã có một số nghiên cứu đánh giá sơ bộ bước đầu về hiện trạng nền kinh
tế Việt Nam sau khi gia nhập, đáng kể có sách chuyên đề "WTO và hệ thống
phân phối Việt Nam" (2008 - NXB Lao động) của Bộ Công thương, bài viết
"Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sau thời kỳ hội nhập WTO" (2007 - Tạp
chí phát triển kinh tế) của Lê Tần Bửu, sách "Kinh tế Việt Nam sau một năm
gia nhập WTO" (2008 - NXB Chính trị quốc gia) của Ngơ Quang
Minh...nhưng những đánh giá này phần nhiều giới hạn ở một vài lĩnh vực cụ
thể, chưa đưa ra được cái nhìn tổng quan; đa số chỉ nêu hiện trạng chứ chưa
chỉ rõ nguyên nhân và đưa ra giải pháp. Bên cạnh đó, cũng chưa có cơng trình
nào được thực hiện một cách bài bản nhằm nhìn nhận sau 02 năm gia nhập
chúng ta được gì và mất gì, những bất cập tồn tại thế nào và đã được giải
quyết ra sao. Do vậy, đề tài "Những vấn đề kinh tế của Việt Nam thời kỳ hậu
gia nhập WTO - Một số giải pháp đề xuất" với những tư liệu cập nhật và tổng
hợp những vấn đề đáng chú ý trong hai năm gần đây hi vọng sẽ cung cấp một
góc nhìn khách quan, hợp lý về nền kinh tế Việt Nam thời kỳ hậu gia nhập
WTO. làm cơ sở cho những nghiên cứu sâu và toàn diện hơn trong thời gian
tới.
4. Đôi tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hậu gia nhập WTO.

2


- Phạm vi: đề tài giới hạn việc nghiên cứu ở nhưng khía cạnh lạm phát,
xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngồi (bao gồm cả mặt tích cực và
những tồn tại hạn chế song hành) giai đoạn hậu gia nhập (năm 2007-2008) có
so sánh đối chiếu với các giai đoạn trước đó. Lý do của sự giới hạn này là do
khuôn khổ khoa luận và khả năng có hạn, nghiên cứu khơng có tham vọng

giải quyết hết mọi vấn đề, vì vậy những vấn đề nêu ra có tính chất chọn lọc
nhằm tập trung đi sâu phân tích và đề ra hướng giải quyết cụ thể, tránh sự
phân tán trong nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở xuyên suốt của toàn bộ nghiên cứu là phương pháp duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử và các phương pháp khoa học khác như so sánh thống
kê, phân tích số liệu. Thông tin thu thập từ các nguồn tài liệu thứ cấp như tạp
chí chuyên ngành, sách chuyên khảo, niên giám thống kê...Ngồi ra, khoa
luận cịn vận dụng các quan điểm, đường lối, chủ trương phát triển kinh tế của
Đảng và Nhà nước để khái quát hệ thống và khẳng định kết quả nghiên cứu.
6. Kết cấu của khoa luận:
Kết cấu của khoa luận "Những vấn đề kinh tế của Việt Nam thời kỳ hậu
gia nhập WTO - Một số giải pháp đề xuất" gồm 3 chương sau đây:
Chương Ì: WTO và việc gia nhập của Việt Nam
Chương 2: Những vấn đề kinh tế nổi bật của Việt Nam thời kỳ hậu gia
nhập WTO
Chương 3: Một số giải pháp đề xuất để phát triển nền kinh tế Việt Nam
thời kỳ hậu gia nhập WTO

3


CHƯƠNG ì: WTO VÀ VIỆC GIA NHẬP CỦA VIỆT NAM

ì. Tổng quan về WTO
Ì .Bối cảnh ra đời
WTO có tiền thân là "Hiệp định chung về thuế quan và thương mại"
(GATT). Hiệp định GATT đã được các nước tạm thời áp dụng trong suốt 40
năm như một Hiệp định đa phương duy nhất điều chỉnh các quan hệ thương
mại quốc tế. Sau gần 8 năm thương lượng, vòng đàm phán thương mại quốc tế

lần thứ 8 tại Urugoay đã kết thúc vào năm 1993 với bản Hiệp định chung được
sự đồng tình của 117 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước tham gia vòng đàm
phán Urugoay đã thỏa thuận thành lập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO)
vào ngày 01/01/1995 thay thế GATT tồn tại từ năm 1947. Khi mới thành lập,
WTO có 130 thành viên, nay số thành viên đã lên tới 151. WTO là một thể
chế pháp lý của hệ thống thương mại đa phương. Tổ chức này đưa ra các nghĩa
vụ có tính ngun tắc để chính phủ các nước thiết lập khn khổ, qui định
thương mại trong nước cho phù hợp với thông lệ thương mại quốc tế.
2. Mục tiêu, chức năng và cơ câu tổ chức
2.1. Mục tiêu
- Nâng cao mức sống
- Bảo đảm tạo đầy đủ việc làm, tăng thu nhập
Phát triển việc sử dụng các nguồn lực của thế giới
- Mở rộng sản xuất và trao đổi hàng hoa
2.2. Chức năng
- Tạo thuận lợi cho việc thực thi, quản lý, vận hành và thúc đẩy mục
tiêu của các Hiệp định của WTO.
- Tạo ra diễn đàn đàm phán giữa các thành viên về quan hệ thương mại
giữa các nước này về các vân đề được đề cập đến trong các Hiệp định WTO

4


cũng như các vấn đề mới thuộc thẩm quyền của mình, và tạo ra khn khổ để
thực thi kết quả các cuộc đàm phán đó.
- Giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trẽn cơ sở Qui định và Thủ
tục Giải quyết Tranh chấp.
- Rà sốt chính sách thương mại thơng qua Cơ chế Rà sốt Chính sách
Thương mại.
- Nhằm đạt được sự nhất quán trong việc hoạch định chính sách thương

mại toàn cầu cùng với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như Quĩ Tiền tệ Quốc
tế (IMF), Ngân hàng Quốc tế (WB) và các cơ quan trực thuộc nó.
2.3. Cơ câu tổ chức
- Cơ quan quyền lực cao nhất là Hội nghị Bộ trưởng, họp ít nhất 2 năm
Ì lần. Hội nghị Bộ trưởng đưa ra quyết định đối với mọi vấn đề của bất kỳ
hiệp định cụ thể nào. Thông thường Hội nghị Bộ trưởng đưa ra đường lối,
chính sách chung để các cơ quan cấp dưới tiến hành triển khai.
- Dưới Hội nghị Bộ trưởng là Đại hội đồng. Cơ quan này tiến hành các
công việc hàng ngày của WTO trong thời gian giữa các Hội nghị Bộ trưởng
đồng thời đóng vai trị là Cơ quan Giải quyết tranh chấp và Cơ quan Rà sốt
chính sách thương mại.
- Dưới Đại hội đồng là Hội đồng Thương mại hàng hoa, Hội đồng
Thương mại dịch vụ và Hội đồng về Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến
thương mại. Các hội đồng này có các cơ quan cấp dưới (các uy ban và các tiểu
ban) để thực thi công việc cụ thể trong từng lĩnh vực.
- Tương đương với các Hội đồng này, WTO cịn có một số uy ban có
phạm vi chức năng nhỏ hơn, nhưng cũng báo cáo trực tiếp lên Đại Hội đồng,
đó là các Uy ban về Thương mại và Phát triển, Uy ban về Thương mai và Môi
trường. Bên cạnh các ủy ban đó là các nhóm cơng tác và hai uy ban về các
hiệp định nhiều bên.
3. Các nguyên tắc cơ bản
3.1. Thương mại khơng có sự phán biệt đơi xử

5


- Nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN)
Theo nguyên tắc MFN, các thành viên WTO không được phép phân
biệt đối xử giữa các nước đối tác thương mại khác nhau, nghĩa là nếu một
thành viên dành cho sản phẩm từ bất kỳ thành viên nào mức thuế quan hay bất

kỳ một ưu đãi nào khác thì cũng phải dành mức thuế quan hoặc ưu đãi đó cho
sản phẩm tương tự của tất cả các quốc gia thành viên khác một cách ngay lập
tức và vô điều kiện. WTO cũng cho phép các thành viên được duy trì một số
ngoại lệ của nguyên tắc này .Ví dụ, trong thương mại hàng hoa, các nước được
phép dành ưu đãi cao hơn cho các thành viên cùng tham gia các thoa thuận
thương mại trong khu vực. Trong thương mại dịch vụ, các nước cũng có thể
phân biệt đối xử trong những trường hợp cụ thể. Tuy nhiên những ngoại lệ này
đi kèm với những điều kiện áp dụng hết sức chặt chẽ.
- Nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT)
Nguyên tắc NT yêu cầu một nước phải đối xử cơng bằng và bình đẳng
giữa hàng hoa nhập khẩu và hàng hóa tương tự sản xuất trong nước. Cụ thể,
bất kỳ một sản phẩm nhập khẩu nào, sau khi đã qua biên giới sẽ được hưởng
sự đối xử không kém ưu đãi hơn sản phẩm tương tự sản xuất trong nước.
Nguyên tắc MEN và MT lúc đầu chỉ được áp dụng trong thương mại
hàng hoa, sau khi WTO ra đời thì nó được mở rộng cả sang thương mại dịch
vụ, quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại và các lĩnh vực khác, tuy
vậy mức độ áp dụng của các nguyên tắc này trong các lĩnh vực là khác nhau.
+ Trong thương mại hàng hoa: MFN và NT được áp dụng tương đối
toàn diện và triệt để.
+ Trong thương mại dịch vụ: MFN và NT cũng được áp dụng với những
lĩnh vực mà một thành viên đã cam kết mở cửa thị trường, với những lĩnh vực
dịch vụ cịn duy trì hạn chế thì việc dành MFN và NT tùy thuộc vào kết quả
đàm phán các cam kết cụ thể

6


+ Trong lĩnh vực đầu tư: WTO chưa có một hiệp định đầu tư đa biên,
mới đạt được Hiệp định về các Biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, và
nguyên tắc MFN và NT chỉ giới hạn ở Hiệp định này.

+ Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ: các nguyên tắc trên đã được thể chế
hoa và cụ thể hoa trong các công ước liên quan đến sở hữu trí tuệ.
3.2. Thương mại ngày càng tự do hơn thông qua đàm phán
WTO đảm bảo thương mại giữa các quốc gia ngày càng tự do hơn thơng
qua q trình đàm phán hạ thấp các hàng rào thương mại để thúc đẩy buôn
bán. Để thực hiện nguyên tắc thương mại ngày càng tự do này, WTO đảm
nhận chức năng là diễn đàn đàm phán thương mại đa phương để các nước có
thể liên tục thảo luận về vấn đề tự do hoa thương mại. Kể từ năm 1948 đến
nay, GATT mà nay là WTO đã tiến hành 8 vòng đàm phán để giảm thuế quan,
dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan và mở cửa thị trường.
3.3. Tạo dựng một nền tảng ổn định cho thương mại: Thông qua ràng
buộc và minh bạch hoa
- Các thành viên có nghĩa vụ đảm bảo tính ổn định và có thể dự đốn
được trong thương mại quốc tế, đó là cần phải minh bạch hoa các qui định
thương mại của mình, phải thơng báo mọi biện pháp đang áp dụng và ràng
buộc chúng (tức là cam kết sẽ không thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho
thương mại, nếu thay đổi phải được thông báo, tham vấn và bù trừ hợp lý).
- WTO cũng tăng cường tính ổn định và dễ dự báo thông qua việc yêu
cầu các nước hạn chế sử dụng hạn ngạch và các biện pháp hạn chế số lượng
khác. Nhiều hiệp định của WTO cịn u cầu các chính phủ phải cơng khai
các chính sách và thơng lệ trong nước hoặc thơng báo các chính sách đó với
WTO. Chính sách thương mại của các nước thường xuyên được giám sát bởi
Cơ chế rà sốt chính sách Thương mại của WTO.
3.4. Thúc đẩy cạnh tranh công bằng
Hệ thống WTO trên thực tế vẫn cho phép áp dụng thuế quan và một số
biện pháp bảo hộ khác nhằm thúc đẩy cạnh tranh tự do, công bằng và không

7



bị bóp méo. Tất cả các Hiệp định của WTO đều nhằm mục tiêu tạo môi
trường cạnh tranh ngày một bình đẳng hơn giữa các quốc gia.
3.5. Khun khích phát triển và cải cách kinh té
Với 3/4 số thành viên là các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi,
một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO là khuyên khích phát triển và
cải cách kinh tế, dành những điều kiện đối xử đặc biệt và ưu đãi cho những
quốc gia này, đảm bảo sự tham gia sâu rộng hơn của họ vào hệ thống thương
mại đa phương, thông qua việc miễn hoặc giảm nghĩa vụ, linh hoạt trong việc
thực thi hiệp định và các trợ giúp kỹ thuật từ các ban hỗ trợ... Các nước kém
phát triển được Liên hợp Quốc thừa nhận sẽ chỉ bị bắt buộc cam kết và
nhượng bộ trong phạm vi phù hợp với trình độ phát triển của mỗi nước, nhu
cầu về tài chính thương mại hoặc năng lực quản lý và thể chế của mình.
4. Các qui định của WTO
4.1. Lĩnh vực điều chỉnh
- Đối với hàng hoa (theo GATT):
+ Nông nghiệp
+ Qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật
(SPS)
+ Hàng dệt may
+ Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT)
+ Biện pháp đẩu tư liên quan đến thương mại
+ Biện pháp chống phá giá
+ Xác định trị giá tính thuế hải quan
+ Giám định hàng hoa trước khi xếp hàng
+ Qui tắc xuất xứ
+ Thủ tục cấp phép nhập khẩu
+ Trợ cấp và các biện pháp đối kháng
+ Các biện pháp tự vệ
- Đối với dịch vụ:
8



+ Di chuyển của thể nhân
+ Vận tải hàng không
+ Dịch vụ tài chính
+ Vận tải biển
+ Viễn thơng
- Đối với sở hữu trí tuệ: các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến
thương mại
- Đối với giải quyết tranh chấp: các qui tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải
quyết tranh chấp
4.2. Qui định cụ thể trong từng lĩnh vực
- Thương mại hàng hoa
+ Thương mại hàng công nghiệp: Hiệp định chủ yếu điều chỉnh lĩnh vực
thương mại hàng công nghiệp của WTO là GATT, nội dung là ràng buộc và
giảm thuế quan hàng công nghiệp
+ Thương mại hàng nông sản: Hiệp định nông nghiệp (AoA) đề cập 3
vấn đề chính: mở cửa thị trường nơng nghiệp, hỗ trợ trong nước, trợ cấp xuất
khẩu
- Thương mại dịch vụ: được điều chỉnh bởi Hiệp định chung về Thương
mại Dịch vụ (GATS) qui định cho 12 ngành và 155 phân ngành thông qua 4
phương thức cung cấp: cung cấp qua biên giới, tiêu dùng ngoài lãnh thổ, hiện
diện thương mại, hiện diện thể nhân
- Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại: điều chỉnh các đối
tượng sở hữu trí tuệ sau: bản quyền và các quyền liên quan, nhãn hiệu thương
mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng cơng nghiệp, bằng sáng chế, thiết kế bố trí
mạch tít h hợp, báo vệ thơng tin mật.
- Đẩu tư: Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại
(TRIMs) điều chỉnh các biện pháp được áp dụng trong lĩnh vực đầu tư liên
quan đến thương mại hàng hoa. Nội dung cơ bản của TRIMs là các thành viên

WTO không được áp dụng các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại

9


không phù hợp với nguyên tắc NT và nghĩa vụ loại bỏ hạn chế định lượng.
TRIMs không cho phép áp dụng 5 biện pháp sau:
+ Yêu cầu doanh nghiệp phải mua hoặc sử dụng các sản phẩm có xuất
xứ trong nước hoặc từ một nguồn trong nước
+ Yêu cầu doanh nghiệp chỉ được mua hoặc sử dụng các sản phẩm nhập
khẩu tương ứng với số lượng hoặc giá trị hàng hoa mà doanh nghiệp này xuất
khẩu
+ Yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu tương ứng với số lượng hoặc giá trị
tươngứng với số lượng hoặc giá trị hàng hoa mà doanh nghiệp này xuất khẩu
+ Yêu cầu doanh nghiệp thu ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng
nhu cầu nhập khẩu của mình
+ Yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu hoặc bán một mặt hàng xuất khẩu
nhất định, hoặc chỉ được xuất khẩu hàng hoa tươngứng với số lượng và giá trị
hàng hoa sản xuất trong nước của doanh nghiệp
Chú ý: TRIMs có qui định sự đối xử đặc biệt dành cho các nước đang
và kém phát triển, đó là: sự linh hoạt trong cam kết, thực hiện và sử dụng các
cơng cụ chính sách; thời gian ân hạn.
5. Ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đối với kinh tế của những nước
đang phát triển
Trong toàn bộ mục tiêu hội nhập quốc tế của đa số các quốc gia đang
phát triển thì trở thành thành viên WTO được coi là một động lực mạnh, thâm
chí là mạnh nhất, cho tồn bộ quá trình cải cách thể chế và thúc đẩy tăng
trưởng. Gia nhập WTO làm cho không gian phát triển mở rộng hơn, mơi
trường đầu tư thơng thống hơn, do đó lĩnh vực kinh tế đơi ngoại phát triển
nhanh hơn, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Những

tác động cụ thể qua nghiên cứu thường tập trung vào các vấn đè sau:
- Một là, ảnh hưởng đến kết cấu ngành. Kết cấu ngành ử những nước
đang phát triển thường vẫn còn tồn tại một số vấn đề, tỷ trọng của khu vực Ì
tương đối lớn, khu vực 2 chưa hợp lý, khu vực 3 còn trì trệ chậm phát triển.
10


Tuy thời gian ngắn sau gia nhập, các khu vực này sẽ phải đối mặt với nhiều
khó khăn, nhưng về lâu dài, việc gia nhập WTO sẽ có lợi cho tiến trình cải
thiện kết cấu ngành nghề.
- Hai là, những ảnh hưởng về mặt việc làm. Cùng với cải cách thể chế
kinh tế, điều chỉnh kết cấu ngành, những tồn tại về vấn để việc làmở các nước
đang phát triển trong đó có Việt Nam thời gian tới sẽ tiếp tục gia tăng. Sau khi
gia nhập WTO, chắc chắn các doanh nghiệp sẽ phải nỗ lực đổi mới trước
thách thức của những đối thủ cạnh tranh lớn, yêu cầu về chất lượng nguồn
nhân lực sẽ ngày càng cao, điều đó tất yếu sẽ tạo ra sức ép lớn hơn đối với vấn
đề việc làm. Nếu khơng có những phản ứng hợp lý từ chính sách, những bất
cập trước nay trong lĩnh vực việc làm sẽ trở nên nghiêm trọng hem.
- Ba là, những ảnh hưởng về mặt thu hút đầu tư nước ngoài. Căn cứ vào
những cam kết gia nhập WTO trong từng lĩnh vực và kinh nghiệm của những
nước đang phát triển đi trước, đầu tư trực tiếp nước ngồi sẽ tăng rất nhanh,
cịn đầu tư gián tiếp như vay vốn ngoại, phát hành trái phiếu. . . sẽ tăng tương
đối chậm. Ngoài ra, đối tác và địa bàn đầu tư cũng sẽ có những thay đổi đáng
kế.
- Bốn là, ảnh hưởng về mặt mậu dịch đối ngoại. Trong thời gian đầu khi
gia nhập, do thuế quan sẽ điều chỉnh giảm nên trong ngắn hạn sẽ dẫn đến cao
trào nhập khẩu. Với tư cách là thành viên WTO, các nước sẽ có cơ hội nhập
hàng hoa có chất lượng và giá cả cạnh tranh, tình trạng cân băng mậu dịch sẽ
thay đổi lớn, thu chi sẽ khó khăn hơn.
l i . Việt Nam và việc gia nhập WTO

1. Tính tất yêu của xu thê hội nhập
- Hội nhập là xu hướng chung. Lịch sử đã chứng minh những nước có
nền kinh tế khép kín, nằm ngồi xu hướng này là những nước kém phát triển
nhất thế giới.
- Gia nhập WTO có lợi cho việc tạo mơi trường mậu dịch kinh tế quốc
tế tốt đẹp cho Việt Nam. Thông qua việc gia nhập WTO, với tư cách thành

li


viên của mình, Việt Nam có thể được hưởng các thành quả của đàm phán đa
phương thông qua việc tham gia vào các quá trình chế định các qui tắc quốc
tế, từ đó bảo vệ quyền và lợi ích của mình, có thể thơng qua mở cửa thị trường
mà giành được cơ hội thám nhập vào thị trường các nước khác; có thể thơng
qua cơ chế giải quyết tranh chấp đa phương để giải quyết tranh chấp về mậu
dịch.
- Những nguyên tắc của WTO đều được xây dựng trên cơ sở kinh tế thị
trường. Tất cả những nguyên tắc chung và nguyên tắc cụ thể của WTO đều là
những thứ mà q trình xây dựng và hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam có nhu cầu thu nạp và tham khảo. Vì
vậy, việc gia nhập WTO có lợi cho việc thúc đẩy tiến trình cải cách mở cửa
của Việt Nam, cho tiến trình hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
- Gia nhập WTO cũng là nhu cầu của Việt Nam tham gia vào q trình
tồn cầu hoa kinh tế. Mục tiêu quan trọng của WTO chính là thúc đẩy tự do
hoa và tiện lợi hoa mậu dịch và đầu tư quốc tế. Do vậy, WTO phát huy vai trò
quan trọng mà các tổ chức quốc tế khác không thay thế được trong tiến trình
phát triển của tồn cầu hóa kinh tế.
Việc gia nhập WTO mang tính bước ngoặt, đánh dấu quyết tâm chuyển
mình từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, từ nền

kinh tế thu nhập thấp sang nền kinh tế thu nhập cao, từ nền kinh tế đóng cửa
hướng nội sang nền kinh tế mở cửa hội nhập. Có thể khẳng định, tham gia
WTO là yêu cầu tất nhiên của công cuộc cải cách mở cửa ở Việt Nam, cũng là
đòi hỏi khách quan hội nhập vào nền kinh tế thế giới trong bối cảnh toàn cầu
hoa và là sự chủ động trong việc lựa chọn chiến lược của Đảng \ à nhà nước ta.
2. Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam
2.1. Quá trình đàm phán gia nhập WTO
- Tháng 6/1994: Việt Nam được công nhận là quan sát viên của GATT.
- Ngày 4/1/1995: WTO tiếp nhận đơn xin gia nhập của Việt Nam.

12


- Ngày 30/1/1995: Ban Công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam
được thành lập.
- Ngày 26/8/1996: Việt Nam nộp bản Bị vong lục về Chế độ Ngoại
Thương.
- Từ tháng 7/1998 đến tháng 7/2006: Việt Nam tiến hành đàm phán đa
phương về thực hiện các Hiệp định của WTO và đàm phán song phương về
mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ.
- Ngày 7/11/2006: Việt Nam được kết nạp vào WTO.
- Ngày 11/1/2007: Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 151
của WTO.
2.2. Các cam kết của Việt Nam
Căn cứ vào phạm vi giới hạn của khoa luậnở những vấn đề liên quan tới
thương mại hàng hoa, dưới đây là các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực
mở cửa thị trường hàng hoa:
Tổng hợp chung toàn bộ các cam kết về thuế quan của Việt Nam gia
nhập WTO được thể hiện trong Biểu cam kết về Hàng hóa của Việt Nam có
thể rút ra một số nét lớn như sau:

Diễn giải mức thuế cam kết bình quân (%)
Bình quân Thuế
chung theo suất
ngành
MFN
hiện
hành

Thuế
suất
cam
kết khi
gia
nháp
wto

Mức
giảm so
với thuế
MEN
hiện
hành

Giảm 40%

Giảm 30%

23,9

Sản phẩm 23,5

25,2
NN
Sản phẩm 16,8
16,1
12,6
CN
Chung
17.4
17,2
13,4
toàn biểu
Nguồn: Báo cáo của Bộ tài chính

Mức cắt giảm thuế suất tại
vịng Urugoay
Nước phát Nước đang
triển
p' át triển

10,6

Thuế
suất
cam
kết
vào
cuối
lộ
trình
20,9


Giảm 37%

Giảm 24%

23,0

13


Việt Nam giảm mức thuế bình quân từ mức hiện hành 17,4% xuống còn
13,4% thực hiện dần trong vòng 5-7 năm. Mức thuế bình qn hàng nơng sản
giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9% thực hiện trong khoảng 5
năm. Mức thuế bình qn hàng cơng nghiệp giảm từ 16,8% xuống 12,6% thực
hiện trong vòng 5 đến 7 năm.
Trong biểu cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng
thuế (chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộcở mức thuế hiện hành
với khoảng 3700 dòng (chiếm 34,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc theo
mức thuế trần - cao hem mức thuế suất hiện hành với 3.170 dòng thuế (chiếm
30% số dòng của Biểu thuế), chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng dầu,
kim loại, hóa chất, một số phương tiện vận tải.
Mức thuế cam kết bình qn theo nhóm ngành hàng chính:
Nhóm mặt hàng

Thuế suất cam kết tại thời Thuế suất cam kết cắt
điểm gia nhập WTO (%) giảm cuối cùng cho
WTO (%)
Nông sản
25,2
21,0

Cá, sản phẩm cá
29,1
18,0
Dầu khí
36,8
36,6
Gỗ, giấy
14,6
10,5
Dệt may
13,7
13,7
14,6
Da, cao su
19,1
11,4
Kim loại
14,8
6,9
Hoa chất
11,1
Thiết bị vận tải
46,9
37,4
Máy móc thiết bị cơ 9,2
7,3
khí
9,5
Máy móc thiết bị điện 13,9
16,1

14,1
Khoáng sản
Hàng chế tạo khác
12,9
10,2
17,2
13,4
Cả biêu thuế
Nguồn: />
14


Một số mặt hàng đang có thuế suất cao từ 30% trở lên sẽ được cắt giảm
thuế ngay từ thời điểm gia nhập. Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm
thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế
tạo khác, máy móc thiết bị điện- điện tử.
Việt Nam sẽ được áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt
hàng gồm: trứng, đường, thuốc lá lá, muối. Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế
trong hạn ngạch tương đương mức thuế MFN hiện hành, thấp hơn nhiều so với
mức thuế ngoài hạn ngạch.
Việt Nam cũng ca m kết tham gia một số Hiệp định tự do hoa theo
ngành. Những ngành mà Việt Nam cam kết tham gia đầy đủ là sản phẩm công
nghệ thông tin, dệt may và thiết bị y tế. Những ngành mà Việt Nam tham gia
một phần là thiết bị máy bay, hoa chất và thiết bị xây dung. Thời gian để thực
hiện cam kết giảm thuế từ 3 đến 5 năm. Trong các Hiệp định trên, ITA là quan
trọng nhất, theo đó khoảng 330 dịng thuế thuộc diện cơng nghệ thơng tin sẽ
phải có thuế suất 0% sau 3-5 năm. Dưới đây là bảng đề cập cụ thể về tình hình
thực hiện các Hiệp định tự do hoa theo ngành:
Cam kết thực hiện Hiệp định tự do hoa theo ngành
Hiệp định tự do hoa theo Số

ngành
thuế

dòng Thuế suất Thuế suất cam
MFN (%)
kết cuối cùng
(%)
5,2
0

1. HĐ Cơng nghệ thơng tin 330
(ITA)-tham gia 100%
2. HĐ hài hịa hoa chất (CH) 1300/1600
- tham gia 81%
3. HĐ thiết bị máy bay dân 89
dụng (CA) - tham gia hầu hết
4. HĐ dệt may (TXT) - tham 1170
gia 100%
5. HĐ thiết bị y tế (ME) - 81
tham gia 100%
Nguồn: Báo cáo của Bộ tài chính

15

6,8

4,4

4,2


2,6

37,2

13,2

2,6

0


Đối với thuế xuất khẩu, WTO khơng có nội dung nào yêu cầu cam kết
về thuế xuất khẩu. Tuy nhiên một số thành viên như Hoa Kỳ, Australia, EU
yêu cầu cắt giảm tất cả thuế xuất khẩu đặc biệt đối với phế liệu kim loại màu
và kim loại đen vào thời điểm gia nhập với lý do đây là một hình thức nhằm
hạn chế thương mại, gây nên tình trạng khan hiếm nguyên liệu. Cam kết của
Việt Nam là sẽ giảm thuế xuất khẩu đối với phế liệu kim loại đen từ 35%
xuống 17% trong 5 năm; giảm thuế phế liệu kim loại màu từ 45% xuống 22%
trong vòng 5 năm. Việt Nam không cam kết ràng buộc về thuế xuất khẩu đối
vói các mặt hàng khác.
Tóm tắt cụ thể về cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp và
cơng nghiệp được trình bày dưới đây:
a. Cam kết gia nhập của Việt Nam về nông nghiệp
- Cam kết về thuế quan: Mức cam kết cắt giảm là 10,6% so vói mức
thuế MFN hiện hành. Mức độ giảm có khác nhau giữa các sản phẩm hoặc
nhóm sản phẩm nhưng tổng quát là các sản phẩm chế biến hiện có mức thuế
cao thì bị yêu cầu giảm nhiều hơn so với nơng sản thơ. Những nhóm hàng cụ
thể phải giảm nhiều hơn là thịt, sữa, rau quả chế biến, thực phẩm chế
biến...Các mặt hàng nơng sản thơ mà ta có khả năng xuất khẩu lớn như gạo,
cà phê, cao su, hạt tiêu...khơng giảm hoặc giảm rất ít. Thời gian cắt giảm từ 3

đến 5 năm.
- Cam kết về hàng rào phi thuế: Những hàng rào phi thuế, nhất là các
biện pháp hạn chế nhập khẩu định lượng sẽ bị loại bỏ, trừ biện pháp hạn ngạch
thuế quan được áp dụng cho 4 mặt hàng: trứng gia cầm, đưòng ăn, lá thuốc lá,
muối
- Chính sách nơng nghiệp:
+ Chính sách hỗ trợ trong nước: Ta cam kết thực hiện theo đúng qui
định của WTO, áp dụng các chính sách trong nhóm "hộp xanh", đối với nhóm
"hộp hổ phách" sẽ sử dụngở mức tối thiểu.

lổ


+ Trợ cấp xuất khẩu: Nước ta đã cam kết bỏ trợ cấp xuất khẩu ngay từ
khi gia nhập WTO; bảo lưu quyền được áp dụng điều khoản đối xử đặc biệt và
khác biệt dành cho các nước đang phát triển trong lĩnh vực này, nghĩa là được
phép áp dụng trợ cấp để giảm chi phí tiếp thị và ưu đãi về cước phí vận tải
trong nước và quốc tế đối với hàng xuất khẩu hơn hàng nội địa.
Ngoài ra, Việt Nam cũng ca m kết tuân thủ triệt để Hiệp định vệ sinh kiểm
dịch động thực vật; Hiệp định về trị giá hải quan và Hiệp định về các hàng rào
kỹ thuật đối với thương mại.
b. Cam kết gia nhập của Việt Nam về công nghiệp
- Cam kết về thuế nhập khẩu: Mức cam kết bình quân vào thời điểm gia
nhập là 16,1% và mức cắt giảm cuối cùng là 12,6%. So sánh với mức thuế
MENở thời điểm gia nhập thì mức cắt giảm đi là 23,9%.
- Cam kết về trợ cấp: Việt Nam cam kết bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ
cấp bị cấm theo qui định của WTO (trợ cấp gắn với thành tích xuất khẩu và
trợ cấp gắn vói tỉ lệ nội địa hoa). Tuy nhiên, với các ưu đãi đầu tư dành cho
sản xuất hàng xuất khẩu đã cấp trước ngày gia nhập WTO, Việt Nam được
bảo lưu thời gian quá độ là 5 năm (trừ đối với ngành dệt may).

c. Đánh giá các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO:
- So với định hướng phát triển của Việt Nam, các cam kết của Việt Nam
là hồn tồn hợp lí vì khi tham gia đàm phán dù ở thế song phương hay đa
phương chúng ta đều đứng ở thế chủ động hoàn toàn khi tham gia hội nhập.
Việt Nam đã chủ dộng đổi mới thể chế kinh tế quốc tế, các bước đi trước tạo
điều kiện cho bước đi sau, đảm bảo giữ vững sự ổn định cần thiết. Thời điểm
gia nhập 2007 cũng được coi là đúng thời điểm vì các cơ chế trong nước đã
tương đối hoàn chỉnh và được điều chỉnh cho phép Việt Nam chu động bước
vào sân chơi chung.
- Một số mặt hàng trọng yếu nhạy cảm với nền kinh tế như nông sản, xi
măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ơ tơ, xe máy vẫn duy trì được mức bảo hộ
nhất định. Xi măng giảm từ 40% khi gia nhập xuống 32% sau 4 năm thực

17


hiện; sắt thép giảm từ 17,7% khi gia nhập xuống 13% sau khoảng 5-7 năm
thực hiện...Những khoảng thời gian trên đủ để chúng ta đảm bảo cho tình
hình trong nước phù hợp với yêu cầu hội nhập.
- Tuy nhiên cũng có một số mặt hàng Việt Nam buộc phải giảm nhiều
và giảm ngay lập tức như hàng dệt may. Điều này đã gây áp lực rất lớn cho
các doanh nghiệp trong nước, buộc họ phải cạnh tranh ngay mà không có sự
ân hạn về mặt thời gian như hầu hết các mặt hàng khác. Tuy nhiên việc cắt
giảm thuế ngay đối với ngành dệt may cũng được cho là để đánh đổi với việc
bãi bỏ quota, tức là mở ra cơ hội thị trường lớn, điều mà những ngành có lộ
trình thực hiện cam kết lại khơng thể có được.
3. Cơ hội và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam
3.1. Cơ hội
Hội nhập kinh tế quốc tế (bao gồm việc gia nhập WTO) xét cả về lý
thuyết và kinh nghiệm thực tế (nhất là kinh nghiệm của nhiều nước đang phát

triển) đem lại nhiều lợi ích to lớn cho quốc gia hội nhập.
- Gia tăng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, chủ động tham gia
chính sách thương mại tồn cầu. Đây chính là cột mốc quan trọng để Việt
Nam thúc đẩy các lộ trình hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế
giới. Chỉ đến khi trở thành thành viên WTO thì quá trình hội nhập kinh tế của
ta mới được coi là toàn diện. WTO là một hiệp định thương mại đa phương
ràng buộc chặt chẽ, tính thể chế cao đã và đang thể hiện vai trò to lớn trong
bối cảnh kinh tế tồn cầu. Do đó, trở thành thành viên Wì o cũng đồng nghĩa
với việc chúng ta tự tạo cho mình một thế và lực mới trong cạnh tranh thương
lượng quốc tế. Sự tự tin và sức mạnh của một nước nhỏ sẽ được gia tăng đáng
kể sau khi trở thành thành viên chính thức, đầy đủ và đồng đẳng của tổ chức
này. Gia nhập WTO, chúng ta có được vị thế bình đẳng như những thành viên
khác trong việc hoạch định chính sách thương mại tồn cầu, có cơ hội đấu
tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới cóng bằng hơn, hợp lí hơn, có điều
kiện bảo vệ lợi ích của đất nước và doanh nghiệp. Hơn nữa, chúng ta cũng kỳ

18


vọng sẽ nhận được sự hưởng ứng và hậu thuẫn của nhiều đối tác lớn trong các
Hiệp định xúc tiến đàm phán thương mại sau này.
- Thúc đẩy phát triển kinh tế thương mại và thu hút đầu tư. Gia nhập
WTO, Việt Nam có cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường. Đây là quyền lợi rất
lớn của các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Với
điều kiện tự nhiên khá thuận lợi và chi phí lao động rẻ, Việt Nam có lợi thế
trong một số ngành, đặc biệt là nông nghiệp và dệt may. Đây là hai ngành
được WTO rất quan tâm và đề ra nhiều biện pháp để xoa bỏ dần các rào cản
thương mại. Chẳng hạn, theo Hiệp định Dệt may của WTO (ATC), mọi hạn
chế định lượng đối với mặt hàng dệt may được xoa bỏ từ ngày 01-01-2005.
Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ được hưởng lợi ích này. Đối với thương mại

hàng nông sản, các thành viên WTO cũng đã và đang đưa ra nhiều cam kết về
cắt giảm trợ cấp, giảm thuế và loại bỏ hàng rào phi thuế quan, từ đó mang lại
cơ hội mới cho những nước xuất khẩu nhiều nông sản như Việt Nam.
Với việc tăng cường mối quan hệ thương mại và từng bước minh bạch
hóa hệ thống chính sách, trong tương lai gần, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn
của các nhà đầu tư. Thị trường xuất khẩu khơng bị bó hẹp trong các hiệp định
song phương và khu vực cũng là điều kiện để các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngồi mở rộng sản xuất, tăng cường năng lực, qui mô. Xét trên bình diện
khu vực và quốc tế, so sánh với các nước thành viên đang phát triển khác, nếu
các điều kiện khác như nhau (môi trường đầu tư, ưu đãi...). Việt Nam có lợi
thế hơn về nguồn nhân lực và qui mơ của thị trường nội địa.
- Hồn thiện hệ thống luật pháp chính sách. Đây chính là thời điếm
mang tính bước ngoặt để Việt Nam thúc đẩy quá trình điều chỉnh cơ cấu, cơ
chế kinh tế, năng lực cạnh tranh, các thể chế kinh tế theo hướng hình thành
đồng bộ thể chế kinh tế thị trường, thiết định một nền hành chính quốc gia
minh bạch, có hiệu quả và có tính dự báo được. Những qui định mang tính bắt
buộc của WTO như sở hữu trí tuệ, hệ thống tiêu chuẩn, qui định về vệ sinh
dịch tễ, thương mại nhà nước...một mặt tạo sức ép rất lớn đối với nước ta,

19


mặt khác đây cũng là cơ hội đẩy mạnh quá trình cải cách hướng tới thực hiện
cam kết. Chỉ tính riêng trong giai đoạn chuẩn bị gia nhập WTO, Việt Nam đã
đẩy nhanh công tác soạn thảo và thông qua luật pháp nhanh gấp nhiều lần so
với những năm trước đó. Áp lực cải cách theo hướng cơng khai, minh bạch,
phù hợp với các thiết chế quản lý như qui định của WTO đã từng bước hoàn
thiện hệ thống pháp luật chính sách của Việt Nam, tạo tiền đề cho việc cải
thiện môi trường kinh doanh.
- Tranh chấp thương mại được giải quyết tốt hơn. Trong WTO, hệ thống

thương mại dựa trên nguyên tắc chứ không phải trên sức mạnh là cơ hội tốt
đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trường hợp quyền lợi của nước ta
bị vi phạm, Việt Nam có quyền tiếp cận cơ quan giải quyết tranh chấp để tìm
kiếm các biện pháp phù hợp giải quyết mâu thuẫn. Gia nhập WTO với tư cách
đồng đẳng sẽ giúp ta được sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức
này, qua đó có thêm công cụ đấu tranh với các nước lớn, tránh được những
phán quyết thương mại bất lợi từ phía các đối tác lớn, đảm bảo sự bình đẳng
trong thương mại quốc tế. Thực tiễn cho thấy, cơ chế giải quyết tranh chấp của
WTO hoạt động khá hiệu quả và nhiều nước đã thu được lợi ích từ việc sử
dụng cơ chế này. Việt Nam sẽ khơng cịn bị thụ động trước những thay đổi
quá nhanh và những đòi hỏi phi lý mà các nước thành viên WTO vẫn thường
áp đặt cho các thành viên nằm ngoài tổ chức. Cơ chế giải quyết tranh chấp
mang tính cơng bằng và bắt buộc, có khả năng thực thi cao là cơ hội tiềm tàng
đối với kinh tế Việt Nam qui mô nhỏ, phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc
tế.
3.2. Thách thức
Trước hết cần thẳng thắn thừa nhận rằng thách thức của việc gia nhập
WTO đối với nền kinh tế nước ta là không hề nhỏ.
- Cạnh tranh trong và ngoài nước ngày càng gay gắt. Nguy cơ này xuất
phát từ năng lực nội tại của nền kinh tế Việt Nam do di chứng của kinh tế hiện
vật khép kín, trình độ phát triển kinh tế thấp, các quan hệ kinh tế thị trường

20


×