Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Lễ hội đua ghe ngo sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.22 KB, 2 trang )

Nghe xa xa những câu hò đệm, tuy mộc mạc nhưng lại thắm sâu vào lòng người “Hây dơ dơ hây dơ môn…”
như là tiếng gọi linh thiêng của lễ hội truyền thống mà mỗi người dân Khmer ai ai cũng đều biết, đó là báo
hiệu của ngày lễ hội truyền thống đua ghe Ngo của đồng bào Khmer Sóc Trăng nói riêng và người Khmer ở
khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long nói chung thường diễn ra vào các ngày 14, 15 tháng Kă-đấth tương ứng
vào khoảng rằm tháng 10 Âm lịch.
Nói đến lễ hội đua ghe Ngo của người Khmer, thật ra khơng biết có tự khi nào? Nguồn gốc hình thành và
phát triển ra sao? Cho đến nay vẫn cịn là một ẩn tích về lai lịch của nó, chưa có lời giải đáp thỏa đáng, rõ
ràng. Rất may, cũng cịn một số tư liệu tuy khơng nhiều nhưng là những cứ liệu rất cần và là cơ sở quan
trọng để có thể nghiên cứu về lễ hội này.
Truyền thuyết về đua ghe Ngo theo tương truyền thì có nhiều giả thuyết. Nhưng trong đó có 3 giả thuyết
đáng được chú ý nhất, đó là:
Thứ nhất, theo dân gian kể rằng ngày xưa có cơng chúa Neng Chanh (Nàng Chanh) có tài sắc vẹn tồn được
nhà vua rất yêu quý. Từ lòng ganh ghét ti tiện nên một tên quan đại thần đã vu cáo cho nàng tội bỏ chất cáu
bẩn ở móng tay vào nồi canh của vua. Biết mình khơng cịn cách nào minh oan, Neng Chanh vội vã xuống
thuyền xuôi theo sông Ba Sắc chạy trốn. Nhà vua cho quân lính đuổi theo hạ sát nàng. Biết khơng thể thốt
thân, định mạng đã đến, nên Neng Chanh vội vã ném chiếc ống nhổ (người Khmer gọi là Kon thô) là kỷ vật
được Nhà vua ban tặng trước đó xuống vàm sơng và nơi đó sau này người Khmer gọi là “Peam Kon thô”
(Peam là vàm, Kon Thô là ống nhổ; người Việt gọi vàm Ống Nhổ - nay gọi vàm Dù Tho) và kết cục nàng bị
vua xử trảm một cách thương tâm. Từ truyền thuyết đó, nên trong dân gian Khmer tương truyền: để tưởng
nhớ Neng Chanh tài hoa, bạc mệnh, hàng năm cư dân Khmer quanh vùng tổ chức đua ghe Ngo để diễn lại
cảnh Neng Chanh chạy trốn khỏi hoàng cung đến vùng đất Ba Sắc - nay là Sóc Trăng.
Thứ hai, Tục đua ghe Ngo theo dân gian tương truyền thì xuất phát từ đặc điểm cuộc sống của cộng đồng cư
dân lúc bấy giờ ở vùng sông nước, cho nên khởi đầu họ đã làm nên chiếc ghe độc mộc dùng để làm phương
tiện đi lại, đồng thời chiếc ghe Ngo cũng là vật linh thiêng dùng ghe Ngo để đưa nước từ ruộng đồng ra biển
cả, đánh dấu sự kết thúc của một năm đồng áng. Những cuộc mưu sinh để chống chọi với thiên nhiên và đàn
thú dữ thường được tổ chức đi thành từng đoàn, do đó chiếc ghe độc mộc lúc bấy giờ có phần bất tiện,
không khả năng đáp ứng được sức tải nhiều người theo yêu cầu, nên họ phải sáng kiến đóng chiếc ghe dài ra
để chở được nhiều người, phục vụ cho cuộc sống mưu sinh của cộng đồng.
Thứ ba, có thuyền thuyết cho rằng tục đua ghe Ngo của đồng bào Khmer là nhằm ơn lại kỳ tích của lực lượng
chủ lực hải quân và chiếc thuyền chiến (ghe Ngo). Theo tài liệu được viết gần đây bằng tiếng Khmer, về
“Nguồn gốc lễ hội đua ghe Ngo, thả đèn nước và cúng trăng” của nhà sư Thạch Sô Tưm xuất bản năm 2009


cũng đáng ngẫm nghĩ về lịch sử của lễ hội truyền thống này. Trong đó đã nêu về nguồn gốc của lễ hội đua
ghe Ngo ở Sóc Trăng rằng: “Hội đua ghe Ngo đã có từ lâu và trở thành một tập tục của những cư dân ở xứ sở
Ba Sắc xưa (nay là Sóc Trăng) vào khoảng năm 2071 tính theo Phật lịch và năm 1528 tính theo Dương lịch,
tương ứng với thời đại Nhà vua Ăng Chanh thứ nhất, vương triều Long wêk của Campuchia (Trang 4 và 5).
Theo tương truyền, tục đua ghe Ngo của người Khmer Sóc Trăng lần đầu tiên được tổ chức tại “Pem Kon Thô”
tức là Vàm Dù Tho ngày nay thuộc địa bàn huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Nơi này các đội ghe Ngo của các
vùng Bạc Liêu, Kiên Giang, Trà Vinh tập trung về đây đều thuận lợi, ở đây có 1 con sơng lớn thẳng dài, dịng
nước chảy đều, có sân bãi lộ thiên và cũng là nơi ngã ba đường tiếp giáp nhau thành nơi giao thương sầm
uất lúc bấy giờ.
Đến thời Pháp thuộc, chúng bắt buộc phải dời điểm đua về sông Om pu gie tức là sông Nhu Gia ngày nay
thuộc xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng để dễ bề kiểm soát an ninh. Đến thời kỳ Mỹ ngụy cuộc
đua cũng tổ chức tại sông Nhu Gia, thỉnh thoảng (năm 1972 - 1974) tập trung tổ chức tai Kinh Xáng thuộc
thành phố Sóc Trăng ngày nay. Sau ngày miền Nam giải phóng cuộc đua ghe Ngo lại được tổ chức tại sông
Nhu Gia cho đến khoảng đầu thập niên 80 để tổ chức cuộc đua ghe Ngo truyền thống của đồng bào Khmer
ngày càng chu đáo, phát huy giá trị văn hóa và tính chất quần chúng hóa lễ hội nên cuộc đua chính thức
được dời về tổ chức tại Kinh Xáng hay cịn gọi là sơng Sung Đinh, thời Pháp gọi là sơng Maspéro (thành phố
Sóc Trăng) thuộc trung tâm tỉnh lỵ Sóc Trăng cho đến ngày nay. Hằng năm, quy mô tổ chức cuộc đua ngày
càng lớn, thể hiện rõ tính chất quần chúng hóa lễ hội theo hướng nét đẹp văn minh, đồn kết, an tồn vì
mục tiêu nâng cao mức hưởng thụ về đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào dân tộc nói riêng và nhân
dân trong tỉnh, khu vực nói chung.
“Tuk Ngơ” (ghe Ngo) có kết cấu khởi thủy là thuyền độc mộc, làm bằng cây sao. Thuở xưa rừng châu thổ
sông Mêkông ngút ngàn gỗ quý. Tuy nhiên, để tìm được một thân cây sao bằng hai người ơm thì khơng phải
là chuyện dễ. Người ta phải tổ chức cho một nhóm người vào rừng tìm cây thích hợp bất chấp thú dữ, rắn rít.
Khi tìm được cây đúng tiêu chuẩn thì người ta phải làm lễ cúng thần giữ rừng (Neak ta Prey ph'nơm) để được
bình an vơ sự rồi mới đốn cây. Họ phải dùng sức trâu hoặc voi kéo cây xuống sơng, kết thành bè rồi thả theo
dịng nước. Cây sao đem về phải cưa, đục, đẽo, khoét thành chiếc ghe độc mộc. Sau này ghe được cải tiến
nối thêm đầu và đuôi đều cong người Khmer gọi là Tuk Ngô (Tuk là ghe, Cong là ngô – đọc trại thành Ngo).
Theo nguyên tắc, chiếc ghe Ngo dài 27 mét, hình tựa con rắn, mình thon thon, thoai thoải về phía trước, đầu
uốn cong và hơi thấp hơn sau lái một chút. Ghe Ngo có nhiều khoang, trên mỗi khoang đóng nhiều thanh cây
ngang dài 1,2m làm băng ngồi vừa đủ 2 người ngồi bơi thoải mái theo từng cặp song song gồm 24 đơi. Ghe

Ngo có dầm riêng, làm theo nhiều kích cỡ tùy theo từng vị trí người bơi. Đặc biệt, nghe Ngo có hai cây kềm
chịu lực, thường là thân cây tràm vì cây này có độ dẻo, hai cây kềm chịu lực này giúp cho ghe nhún nhảy và
phóng nhanh đồng thời giúp giữ chặt ghe khơng bị gãy đơi. Hai cây này có đường kính 0,2m. Một cây kềm
dài suốt lòng ghe, một cây kềm lái (từ giữa thân thân ghe về phía sau) gọi là Đon Sonh-Tuôch (cây cần câu).
Thân ghe được chà đi chà lại cho thật trơn bóng và sơn màu đen. Trên be sơn một lằn trắng hoặc vàng tùy ý
thích của sư cả trụ trì. Hai bên be vẽ hình các con vật, như rồng, cọp, hổ… hay hoa lá cách điệu. Ở hai bên
mũi ghe vẽ hình biểu tượng của ghe và ghi tên chùa. Khi xây chùa, người ta chọn một con vật làm biểu
tượng và khi đóng ghe, con vật này cũng là biểu tượng của chiếc ghe.


Ngày nay, những thân cây sao bằng 2 người ôm hầu như khơng cịn nữa nên ghe Ngo hiện đại được đóng
bằng ván cây sao. Có lẽ do kết cấu của ghe ngày nay mỏng và nhẹ hơn ghe truyền thống nên nhiều người
nhận định rằng ghe ngày nay lướt nhanh hơn ghe độc mộc ngày xưa. Ghe Ngo bao giờ cũng được bảo quản
trong một mái nhà để ghe trong khuôn viên chùa. Mái che, dàn đà cao chắc chắn để che mưa nắng, phòng
mối mọt. Nhà ghe là nơi thiêng liêng, ngày xưa phụ nữ không được đến gần, đây là điều cấm kỵ.
Trước đây, người ngồi mũi (nhân vật số 1 của đội bơi) phải là người khá giả, có uy tín trong phum sóc. Được
bình chọn ngồi mũi, người ấy phải lo lễ cúng, lo nuôi “con dầm” ăn, tập dợt, lo chi phí cho cuộc đua. Ngày
nay nhiều sóc vẫn cịn giữ lệ này.
Sau người ngồi mũi là những cặp ngồi trên băng ghế. Cặp ngồi kế mũi là “s'ma tưm”. Cặp này phải có kỹ
thuật bơi thật nhanh (theo đúng nhịp cồng hoặc còi), làm chuẩn mực cho người ngồi phía sau. Kế tiếp là “kôn
Chro va” gồm 6 người ngồi bơi. Tiếp theo là “Kô lich” gồm 28 người quỳ bơi, khi ghe bơi gần đến đích, 28
người này nhất tề đứng lên, một chân làm trụ, một chân dùng hết sức cánh tay đẩy ghe phóng nhanh, lao
thẳng về đích. 8 người nhún bơi gọi là “sroong dôn”. Sau cùng là 3 tay lái. Lái chính đứng sau cùng, 2 lái phụ
đứng trước ở 2 bên phải trái.
Vì chiếc ghe Ngo được tạo dáng như con rắn dài, đầu và lái đều cong. Khi bơi, nếu động tác phối hợp không
nhịp nhàng, ghe dễ bị mất thăng bằng và lật chìm. Vì thế, các tay bơi phải ra sức tập cho thuần thục. Người
được chọn bơi phải là trai tráng khoẻ mạnh, được tập dợt theo từng vị trí của mình. Trước hết là tập bơi trên
cạn: tất cả tay dầm, đứng theo vị trí của mình tại điểm tập bơi (thường là trước sân chùa). Tập theo tiếng
cồng (ngày nay có khi dùng tiếng còi thay thế) của huấn luyện viên cho thật đều và thật nhịp nhàng. Kế đó
là tập bơi trên dàn gỗ dưới ao hay là trên sông gần chùa nhằm luyện sức cánh tay và sức bền thể lực. Sau

cùng là tập bơi trên ghe Ngo để hồn chỉnh cuộc tập dợt. Khổ luyện sức, kỳ cơng luyện kỹ thuật, luyện cho
tất cả nhập sức làm một nhịp chèo, đưa ghe lướt về đích.
Ý nghĩa văn hố và tâm linh của lễ hội đua ghe Ngo
Từ ý niệm “vạn vật hữu linh”, người Khmer tin rằng ghe Ngo cũng là vật thiêng liêng. Nhất cử, nhất động với ghe
Ngo đều phải làm lễ cầu xin. Trong mỗi lễ đều có tiết lễ chi li. Ví dụ như lễ “xuống ghe” (hạ thuỷ) trước mỗi kỳ đua.
Với niềm tin kêu gọi thần linh (prey) đến trợ giúp đội ghe đi bơi thắng lợi, người ta tổ chức buổi lễ cúng kiếng với sự
có mặt đơng đủ của các vận động viên và một số cổ động viên trong phum sóc. Các lễ vật gồm: 1 S'la tho làm bằng
trái dừa tươi gọt bỏ vỏ, sla chôm (lá trầu tươi), 1 kanh tôn, một chung dầu dừa, một đùm tóc rối, một trứng gà, nửa
ly huyết gà, bơng trắng, mâm cơm, rượu, đầu heo, hoặc con gà luộc và có cả dàn nhạc. Các lễ vật được bày cúng
trên một chiếc chiếu rộng trước mũi ghe Ngo.

Lễ cúng tế trước khi hạ thủy ghe Ngo
Vào lễ, thầy cúng thắp nhang, đèn. Tiếp đó nhạc nổi lên tấu khúc mời gọi thần linh với nội dung bài hát:
Khmau ơi srây Khmau (Khmau ơi nàng Khmau)
Neng môk pro-nhăp. (nàng hãy đến mau)
Neng môk ôi chhăp. (Nàng đến thật nhanh)
Chuôi chea kom-lăng. (Tiếp thêm sức mạnh)
Ô mă sâth thih sva hă! (câu thần chú).
Người Khmer cho rằng thần bảo vệ ghe Ngo là Neng Khmau (tên một vị nữ thần), cũng có nơi vị nữ thần này được
gọi với tên là Neng Teo; chính vì thế mà trong lễ cúng mới dùng đến tóc rối, huyết và hột gà... Nhạc vừa kết thúc,
thầy cúng liền bước tới quỳ lạy trước lễ vật mà khấn rằng:
“Hôm nay là ngày lành tháng tốt, chúng tôi xin được hạ thủy ghe Ngo với các lễ vật này xin dâng cúng lên người.
Xin người hãy chấp nhận và ăn uống thật no say rồi ban phước, giúp chúng tôi tăng thêm sức mạnh, chiến thắng
mọi địch thủ đến từ 9 phương trời, 10 phương đất.
Thầy cúng lập lại như vậy đủ 3 lần rồi lấy dầu dừa thoa lên mũi ghe và chia cho các vận động viên thoa lên đầu. Sau
đó các vận động viên cùng đưa tay lên thề nguyện đồn kết một lịng giành thắng lợi.
Tiếng trống, tiếng cồng đồng loạt nổi lên và mọi người đồng loạt nhấc bổng chiếc ghe Ngo đi từ từ ra bờ sông rồi hạ
xuống nước. Sau lễ cúng, S'la tho và đùm tóc rối tượng trưng cho nữ thần neng Khmau được đặt lên mũi ghe trong
suốt cuộc đua. Ngày nay người ta thay đùm tóc rối bằng miếng vải đỏ.
Ngày xưa, cuộc đua ghe Ngo cịn thú vị ở chỗ, trên mỗi chiếc ghe có một người đứng giữa, vừa hát hò, vừa đánh

cồng theo nhịp chèo ghe. Trước khi bắt đầu cuộc đua và di chuyển ghe đến điểm xuất phát người này hát và mọi
người cùng phụ họa:
Hay dơ! dơ! Hay dơ! môn. (Hị đệm theo nhịp ghe)
Si bai leai đom-lơn, tâu mơl um tuk. (Ăn cơm độn khoai, đi coi đua ghe)
Hay dơ! dơ! Hay dơ! mơn! (Hị đệm theo nhịp ghe)
Mi căt, đăt muôi công co tâu mơl đe! (Một cắc, cố một công lúa cũng đi coi đua ghe).
Nội dung các câu hát trên tuy mộc mạc nhưng đã trở thành khẩu hiệu dân gian khắc ghi sâu đậm trong lòng, mà
mọi người dân Khmer dù già trẻ, trai gái cũng đều thuộc lịng. Khơng chỉ vậy, câu hát cịn thể hiện sức mạnh thiêng
liêng của lễ hội truyền thống luôn thu hút mọi người tham gia cho dù cuộc sống có nghèo đói, cơ cực nhưng vẫn
quyết tâm đến với lễ hội đua ghe Ngo.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×