Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kỹ năng giao tiếp: Để mối quan hệ bền chặt hơn pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.42 KB, 5 trang )




Kỹ năng giao tiếp: Để mối quan hệ bền
chặt hơn



Nói ra suy nghĩ của bản thân về mối quan hệ với đối tác
Nếu bạn không nói cho người khác biết bạn đang nghĩ gì thì làm sao họ biết được
tâm trạng của bạn để có cách thức trò chuyện phù hợp? Hãy nhớ rằng, dù thân
thiết, thấu hiểu nhau đến đâu, một mối quan hệ chỉ thực sự bền vững khi bạn và
người ấy có thể trao đổi thẳng thắn, chân thành với nhau những khúc mắc mà hai
bên đang gặp phải. Nếu bạn đang giận họ, đừng ngần ngại nói ra. Sự thẳng thắn có
thể làm mất lòng nhau trong chốc lát, nhưng là nền móng vững chắc cho một mối
quan hệ bền lâu.
Đối thoại nhiều hơn để hiểu rõ nhau hơn
Nếu hai người gặp nhau chỉ để nói chuyện phiếm trên trời, dưới biển thì đó chưa
phải là mối quan hệ bạn bè thực sự. Bạn cần chia sẻ sâu hơn quan điểm, suy nghĩ,
cuộc sống của mình với người mà bạn muốn gắn bó (người yêu, bạn thân…) Đối
thoại là trao đổi sâu sắc về một vấn đề nào đó, và khi đối thoại càng nhiều, sự thấu
hiểu càng mở rộng và mối quan hệ càng thêm khăng khít. Đồng thời, đối thoại
nhiều cũng giúp bạn nhận ra những ai không hợp với mình để có sự xác định rõ
ràng về mức độ thân thiết.
Đừng úp mở
Không ít người có thói quen “úp mở” một điều gì đó khiến đối phương tò mò,
muốn biết. Nhưng điều này bao giờ cũng có tính hai mặt của nó. Sự úp mở của bạn
đôi khi khiến đối phương bực bội, cáu bẳn từ đó làm cho mối quan hệ trở nên xấu
đi. Luận điệu “em có điều này muốn nói với anh…mà thôi, chắc là không cần
thiết” và sau đó im bặt của các cô gái rất dễ cho đối tác “nổi điên” vì không hiểu ý
định thực của những câu nói này là gì.


Lắng nghe chân thành

Chỉ khi bạn lắng nghe ai đó một cách chân thành và ngược lại, mối quan hệ của
bạn mới có giá trị bền vững, có chiều sâu được. Hãy luôn tỏ thái độ lắng nghe khi
được chia sẻ, hoặc nếu bạn cảm thấy quá chán nản vì phải nghe, hãy khéo léo cho
người kia biết tâm trạng của bạn. Thà tiếp nhận một sự thật phũ phàng hơn là được
lắng nghe một cách giả tạo, miễn cưỡng.
Tôn trọng những điểm khác nhau của hai người
Cãi nhau, bất đồng quan điểm không phải luôn luôn xấu. Đôi khi, sự bất đồng
khiến cho mối quan hệ của bạn trở nên thú vị. Không có xung đột, không có bất
hòa rất dễ biến thành nhàm chán. Quan trọng là bạn phải biết cách tôn trọng quan
điểm của người khác, đồng thời khéo léo giữ lập trường của mình, nếu nó đúng
đắn. Ai đúng ai sai đôi khi không quan trọng, quan trọng là bạn biết mối quan hệ
này mới thực sự là điều bạn quan tâm.
Không bao giờ xúc phạm, mỉa mai
Đành rằng đây là một điều hiển nhiên trong lý thuyết giao tiếp, nhiều người vẫn
không làm được điều là kiềm chế cơn giận và hậu quả là họ làm tổn thương người
kia bằng những lời cay độc của mình. Dù sau này, bạn và người đó có làm lành với
nhau, thì những lời nói xúc phạm sẽ khó mà đi ra khỏi trí nhớ của người kia. Vì
vậy, nên học cách kiềm chế cảm xúc và nói lời xin lỗi khi cần thiết.


×