Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.85 KB, 145 trang )

Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy

LỜI NÓI ĐẦU

Luật phòng cháy và chữa cháy đã được Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá 10, kỳ họp thứ 9 thông qua
ngày 29 tháng 06 năm 2001 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01
tháng 10 năm 2001. Đây là đạo luật quan trọng, là cơ sở để tăng
cường hiệu lực quản lý nhà nước và đề cao trách nhiệm của toàn
dân đối với hoạt động phòng cháy và chữa cháy; bảo vệ tính
m
ạng, sức khoẻ con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức
và cá nhân, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh trật tự xã hội.
Để hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và
chữa cháy, vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định số
35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 và Bộ Công an đã
ban hành Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 tháng
2004 hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP. Đây là
những văn bản pháp lý rất quan trọng giúp cho việc nhận thức và
thực hiện Luật Phòng cháy và chữa cháy của các cơ quan, tổ
chức, hộ gia đình và cá nhân cũng như việc thực hiện chức năng
quản lý nhà nước của lực lượng Cảnh sát PCCC được tốt hơn.
Với mục đích giúp cho việc nhận thức đầy đủ và thống nhất
các quy định của Luật Phòng cháy và chữ
a cháy, Nghị định
35/2003/NĐ-CP, Thông tư 04/2004/TT-BCA cũng như một số
văn bản pháp luật khác có liên quan đến PCCC, chúng tôi biên
soạn tài liệu “Hỏi đáp về Luật Phòng cháy và chữa cháy” nhằm
giúp cho việc giảng dạy, học tập môn luật PCCC tại trường Đại
học PCCC và là tài liệu tham khảo cho các cán bộ chiến sĩ trực
tiếp làm công tác PCCC tại các địa phương. Do tài liệu được biên


soạn lần đầu, chắc chắ
n không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được ý kiến trao đổi, góp ý của các đồng chí và các
bạn.

Các tác giả.
Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy


MỤC LỤC.
Phần mở đầu.
Phần 1. Những vấn đề chung.
Câu 1. Vì sao phải ban hành Luật phòng cháy và chữa cháy?
Câu 2. Phạm vi điều chỉnh của Luật PCCC?
Câu 3. Vai trò của Luật PCCC trong hoạt động PCCC hiện nay?
Câu 4. Đối tượng áp dụng của Luật PCCC?
Câu 5. Khái niệm cơ sở trong Luật PCCC?
Câu 6. Thế nào là cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ?
Câu 7. Các nguyên tắc PCCC được quy định trong Luật PCCC
như thế nào?
Câu 8. Trách nhi
ệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong
hoạt động PCCC?
Câu 9. Trách nhiệm của chủ hộ gia đình trong hoạt động PCCC?
Câu 10. Trách nhiệm của cá nhân trong hoạt động PCCC.
Câu 11. Trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến và giáo dục về
PCCC được quy định như thế nào?
Câu 12. Nội dung quản lý nhà nước về PCCC?
Câu 13. Cơ quan Nhà nước nào có trách nhiệm quản lý nhà nước
về PCCC.

Câu 14. Trách nhiệm của Bộ Công an trong hoạt động PCCC?
Câu 15. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngangBộ, cơ quan
thuộc Chính phủ trong hoạt động PCCC?
Câu 16. Trách nhiệm của UBND cấp tỉnh, cấp huyện trong hoạt
động PCCC.
Câu 17. Trách nhiệm của UBND cấp xã trong hoạt động PCCC?
Câu 18. Nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra phòng cháy và
chữa cháy?
Câu 19. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra?
Câu 20. Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện được quy định như thế
nào?
Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy

Câu 21. Việc ban hành tiêu chuẩn về PCCC và áp dụng tiêu
chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về PCCC được quy định
như thế nào?
Câu 22. Luật PCCC quy định những hành vi nào bị nghiêm cấm?
Phần 2. Phòng cháy.
Câu 23. Biện pháp cơ bản trong phòng cháy?
Câu 24. Điều kiện an toàn về PCCC đối với cơ sở.
Câu 25. Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển
chỉ dẫn về PCCC gồm những nội dung gì?
Câu 26. Hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động PCCC tại cơ sở gồm
những tài liệu nào?
Câu 27. Nội dung thống kê, báo cáo về PCCC?
Câu 28. Những cơ sở nào phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện
an toàn về PCCC trước khi đưa vào hoạt động?
Câu 29. Phương tiện giao thông cơ giới nào phải có chứng nhận
đủ điều kiện an toàn về PCCC trước khi đưa vào hoạt động?
Câu 30. Thủ t

ục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC?
Câu 31. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về
PCCC?
Câu 32. Điều kiện an toàn về PCCC đối với khu dân cư.
Câu 33. Điều kiện an toàn về PCCC đối với hộ gia đình?
Cầu 34. Điều kiện an toàn về PCCC đối với phương tiện giao
thông cơ giới?
Câu 35. Th
ủ tục cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm
về cháy, nổ?
Câu 36. Những yêu cầu cơ bản về PCCC rừng?
Câu 37. Khi lập quy hoạch, dự án xây dựng mới hoặc cải tạo đô
thị, khu dân cư, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu công nghệ cao cần phải đảm bảo nội dung gì về PCCC?
Câu 38. Yêu cầu về PCCC khi lập dự án, thiết kế xây dựng mới,
c
ải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của công trình?
Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy

Câu 39. Danh mục dự án, công trình thuộc diện phải thiết kế và
thẩm duyệt thiết kế về PCCC?
Câu 40. Nội dung thẩm duyệt về PCCC?
Câu 41. Nội dung hồ sơ thẩm duyệt về PCCC đối với việc chấp
thuận địa điểm xây dựng công trình?
Câu 42. Nội dung hồ sơ thẩm duyệt về PCCC đối với thiết kế
công trình?
Câu 43. Nội dung hồ sơ thẩm duyệt về
PCCC đối với phương tiện
giao thông cơ giới có yêu cầu đảm bảo an toàn PCCC?
Câu 44. Thời hạn thẩm duyệt về PCCC?

Câu 45. Việc thẩm duyệt về PCCC được phân cấp như thế nào?
Câu 46. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đầu tư,
xây dựng công trình?
Câu 47. Trách nhiệm của cơ quan thiết kế về PCCC trong đầu tư,
xây dựng công trình?
Câu 48. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng trong đầu
tư, xây dự
ng công trình?
Câu 49. Trách nhiệm của cơ quan Cảnh sát PCCC trong đầu tư,
xây dựng công trình?
Câu 50. Kiểm định phương tiện PCCC được quy định như thế
nào?
Câu 51. Kiểm tra thi công về PCCC được quy định như thế nào?
Câu 52. Nghiệm thu về PCCC được quy định như thế nào?
Câu 53. Các biện pháp đặc thù về PCCC đối với đặc khu kinh tế,
khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao?
Câu 54. Các biện pháp đặc thù về PCCC trong khai thác, chế
biến, sản xuất, v
ận chuyển, kinh doanh, sử dụng, bảo quản sản
phẩm dầu mỏ, khí đốt, vật tư hàng hoá khác có nguy hiểm về
cháy, nổ?
Câu 55. Các biện pháp đặc thù về PCCC đối với công trình cao
tầng, công trình trên mặt nước, công trình ngầm, đường hầm và
công trình khai thác khoáng sản khác?
Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy

Câu 56. Các biện pháp đặc thù về PCCC trong sản xuất, cung ứng
và sử dụng điện và thiết bị dụng cụ điện?
Câu 57. Các biện pháp đặc thù về PCCC đối với chợ, trung tâm
thương mại, kho tàng?

Câu 58. Các biện pháp đặc thù về PCCC đối với cảng, nhà ga,
bến xe?
Câu 59. Các biện pháp đặc thù về PCCC đối với bệnh viện,
trường học, khách sạn, nhà nghỉ, vũ trường, rạp hát, rạp chiế
u
phim và những nơi đông người khác?
Câu 60. Các biện pháp đặc thù về PCCC đối với trụ sở làm việc,
thư viện, bảo tàng, kho lưu trữ?
Câu 61. Nội dung và chế độ kiểm tra an toàn về PCCC?
Câu 62. Trách nhiệm của các chủ thể trong kiểm tra an toàn về
PCCC?
Câu 63. Thủ tục kiểm tra an toàn về PCCC được quy định như thế
nào?
Phần 3. Chữa cháy.
Câu 64. Biện pháp cơ bản trong chữa cháy?
Câu 65. Yêu cầu và nội dung cơ
bản của phương án chữa cháy?
Câu 66. Những người nào có trách nhiệm xây dựng phương án
chữa cháy?
Câu 67. Thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy?
Câu 68. Thời hạn phê duyệt phương án chữa cháy?
Câu 69. Thực tập phương án chữa cháy được quy định như thế
nào?
Câu 70. Trách nhiệm của cơ quan Cảnh sát PCCC trong việc xây
dựng và thực tập phương án chữa cháy?
Câu 71. Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy
được quy định như thế nào?
Câu 72. Nh
ững ai được quyền huy động lực lượng, phương tiện
và tài sản để chữa cháy?

Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy

Câu 73. Huy động xe ưu tiên, người và phương tiện của quân đội,
của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam để
tham gia chữa cháy được quy định như thế nào?
Câu 74. Lực lượng, phương tiện khi làm nhiệm vụ chữa cháy
được các quyền ưu tiên gì?
Câu 75. Tín hiệu ưu tiên, cờ hiệu, biển hiệu và băng sử dụng
trong chữa cháy được quy định như thế nào?
Câu 76. Nh
ững trường hợp nào thì người có trách nhiệm là chỉ
huy chữa cháy?
Câu 77. Thẩm quyền của chỉ huy chữa cháy?
Câu 78. Chỉ huy, chỉ đạo chữa cháy có những nhiệm vụ gì?
Câu 79. Thế nào là tình thế cấp thiết trong chữa cháy?
Câu 80. Trách nhiệm xử lý của Chủ tịch UBND cấp xã trở lên,
người đứng đầu cơ quan tổ chức trong trường hợp xảy ra cháy
lớn, cháy có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng?
Câu 81. Cơ quan, tổ
chức, cá nhân nào có trách nhiệm giải quyết
hậu quả vụ cháy?
Câu 82. Khi vụ cháy xảy ra, trách nhiệm của Cảnh sát PCCC
trong khám nghiệm hiện trường, điều tra và xác định nguyên nhân
gây cháy như thế nào?
Câu 83. Những loại xe nào không được huy động để chữa cháy và
tham gia chữa cháy?
Câu 84. Chữa cháy trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan
lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và nhà ở của các thành
viên các cơ
quan này được quy định như thế nào?

Phần 4. Tổ chức lực lượng PCCC.
Câu 85. Lực lượng PCCC bao gồm những lực lượng nào?
Câu 86. Việc tổ chức, quản lý lực lượng dân phòng, lực lượng
PCCC cơ sở và chuyên ngành được quy định như thế nào?
Câu 87. Tổ chức, biên chế của đội dân phòng?
Câu 88. Tổ chức, biên chế của đội PCCC cơ sở?
Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy

Câu 89. Tổ chức, biên chế của đội PCCC cơ sở hoạt động theo
chế độ chuyên trách?
Câu 90. Nhiệm vụ của lực tượng dân phòng và lực lượng PCCC
cơ sở?
Câu 91. Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC đối với
cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội PCCC cơ sở và chuyên
ngành?
Câu 92. Đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC?
Câu 93. Thời gian huấn luyện, b
ồi dưỡng nghiệp vụ PCCC?
Câu 94. Quy định về việc cấp “Giấy chứng nhận huấn luyện
nghiệp vụ”.
Câu 95. Chế độ chính sách đối với cán bộ, đội viên đội dân
phòng, đội PCCC cơ sở và chuyên ngành?
Câu 96. Việc điều động lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ
sở và chuyên ngành tham gia hoạt động PCCC được quy định
như thế nào?
Câu 97. Thẩm quyền điều động lự
c lượng dân phòng, lực lượng
PCCC cơ sở và chuyên ngành tham gia các hoạt động PCCC?
Câu 98. Tổ chức lực lượng Cảnh sát PCCC?
Câu 99. Chức năng, nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát PCCC?

Phần 5. Phương tiện PCCC.
Câu 100. Phương tiện PCCC gồm những loại nào?
Câu 101. Phương tiện PCCC được sản xuất trong nước hoặc nhập
khẩu phải bảo đảm các yêu cầu gì?
Câu 102. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, h
ộ gia đình, cá nhân
và UBND trong trang bị phương tiện PCCC?
Câu 103. Việc quản lý và sử dụng phương tiện PCCC được quy
định như thế nào?
Câu 104. Điều kiện sản xuất, kinh doanh phương tiện PCCC?
Câu 105. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hành nghề thiết kế về PCCC
phải bảo đảm những yêu cầu gì?
Phần 6. Đầu tư cho hoạt động PCCC.
Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy

Câu 106. Nguồn tài chính cho hoạt động PCCC gồm những
nguồn nào?
Câu 107. Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động PCCC được sử
dụng như thế nào?
Câu 108. Ngân sách đầu tư cho hoạt động PCCC được quy định
như thế nào?
Câu 109. Nhà nước khuyến khích đầu tư cho hoạt động PCCC
trong lĩnh vực nào?
Phần 7. Xử lý vi phạm quy định về PCCC.
Câu 110. Thế nào là vi phạm pháp luật về PCCC?
Câu 111. Hành vi vi phạm quy định về PCCC được x
ử lý như thế
nào?
Câu 112. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực PCCC.

Câu 113. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
PCCC theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002?
Câu 114. Các tội phạm trong lĩnh vực PCCC được quy định trong
Bộ luật hình sự?
Câu 115. Thẩm quyền điều tra của lực lượng Cảnh sát PCCC theo
Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004?
Câu 116. Trách nhiệm kỷ
luật trong vi phạm quy định về PCCC?
Câu 117. Trách nhiệm dân sự trong vi phạm quy định về PCCC?
Phần 8. Tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương
tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân khi không bảo
đảm an toàn về PCCC.
Câu 118. Tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao
thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân khi không bảo đảm an toàn
về PCCC trong trường h
ợp nào?
Câu 119. Thời hạn tạm đình chỉ và phục hồi hoạt động trở lại đối
với cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân
khi không bảo đảm an toàn về PCCC?
Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy

Câu 120. Thẩm quyền tạm đình chỉ, gia hạn tạm đình chỉ hoạt
động của cơ sở phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá
nhân khi không đảm bảo an toàn về PCCC?
Câu 121. Thủ tục tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở, phương
tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân không đảm bảo an
toàn PCCC?
Câu 122. Gia hạn tạm đình chỉ hoạt độ
ng đối với cơ sở, phương
tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân không đảm bảo an

toàn PCCC?
Câu 123. Thủ tục phục hồi hoạt động đối với cơ sở, phương tiện
giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân được quy định như thế
nào?
Câu 124. Khi nào thì hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông
cơ giới, hộ gia đình và cá nhân bị đình chỉ?
Câu 125. Th
ủ tục đình chỉ hoạt động đối với cơ sở, phương tiện
giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân không đảm bảo an toàn
về PCCC?

VỀ LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY.

PHẦN 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.

Câu 1: Vì Sao phải ban hành Luật phòng cháy và chữa cháy?
Trả lời:
Luật PCCC gồm 9 chương và 65 điều đã được kỳ họp thứ 9,
Quốc hội nước Cộng hoà xã h
ội chủ nghĩa Việt Nam khóa 10
thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001 và có hiệu lực thi hành từ
ngày 04 tháng 10 năm 2001.
- Luật PCCC ban hành xuất phát từ yêu cầu của công cuộc
đổi mới đất nước nhằm điều chỉnh những vấn đề mới phát sinh
trong hoạt động PCCC mà Pháp lệnh quy định việc quản lý của
Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy

nhà nước đối với công tác phòng cháy và chữa cháy chưa điều
chỉnh hoặc chưa quy định đầy đủ.
Do sự phát triển ngày càng tăng của nền kinh tế xã hột làm

biến đổi sâu sắc các đối tượng thuộc diện quản lý nhà nước về
PCCC. Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng tăng, nguyên
liệu, hàng hoá vật tư (mà hầu hết đều là chất cháy) được sử dụng
và sản xuất ra ngày càng nhi
ều, việc đầu tư và chuyển giao công
nghệ của nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng, trang bị sử
dụng dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị ngày càng hiện đại
và đắt tiền. Quá trình đô thị hoá tăng nhanh, xuất hiện ngày càng
nhiều các nhà cao tầng, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao và đặc khu kinh tế nhiều ngành kinh tế mũi nhọn
của đất nước như: điện, dầu khí, xăng dầu, hoá chấ
t, điện tử v.v. .
. đang phát triển mạnh; đời sống của nhân dân ngày một nâng cao
với việc sử dụng ngày càng nhiều các trang, thiết bị, đồ dùng gia
đình có liên quan đến cháy, nổ. Từ đó, dẫn đến nguy cơ xảy ra
cháy ngày càng tăng và nếu xảy cháy thì khả năng gây ra thiệt hại
ngày càng lớn.
Luật PCCC ban hành nhằm nâng cao trách nhiệm của toàn
xã hội trong hoạt động PCCC và là cơ sở để xã hội hóa công tác
PCCC. Cháy có thể
xảy ra ở bất kỳ nơi nào, vào bất cứ thời điểm
nào nếu ở đó có chất cháy và nguồn lửa. Trong khi đó chất cháy
lại có ở hầu hết mọi nơi.
Do đó, việc thực hiện công tác PCCC phải trở thành nhiệm
vụ của các cấp, các ngành, các đơn vị, cơ sở, hộ gia đình và cá
nhân và của toàn xã hội. Hay nói cách khác PCCC là trách nhiệm
của toàn xã hội. Tuy vậy, nhiều c
ơ quan, tổ chức, hộ gia đình và
các cá nhân chưa thấy rõ và chưa làm tốt trách nhiệm của mình
trong công tác PCCC; ý thức về phòng cháy và chữa cháy chưa

cao, khi chưa xảy ra cháy còn chủ quan, trong sản xuất kinh
doanh còn nặng về lợi nhuận mà coi nhẹ về đảm bảo an toàn
PCCC; phong trào quần chúng làm công tác PCCC chưa được sâu
Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy

rộng; việc xử lý vi phạm quy định an toàn PCCC chưa nghiêm
v.v Trong nhiều nguyên nhân của tình trạng trên, có nguyên
nhân của việc thiếu các quy định cụ thể về chức trách nhiệm vụ
của các cơ quan, tổ chức , hộ gia đình trong công tác PCCC.
- Luật PCCC là cơ sở để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước
về PCCC. Đó là việc xây dựng hệ thống pháp luật về PCCC đồng
bộ, hoàn chỉnh; nâng cao vai trò và trách nhiệm của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực PCCC; xây dựng lực
lượng PCCC; phát huy tính tự giác trong việc thực hiện nghiêm
chỉnh các quy định của nhà nước về PCCC của các cơ quan, tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân và của toàn xã hội; bảo đảm các điều
kiện về vật chất, phương tiện, tài chính cho hoạt động PCCC;
hiện đại hoá trang thiết bị, phương tiện PCCC; chính sách đầu tư
v.v…
Như vậ
y yêu cầu đầu tiên để nhà nước nâng cao hiệu lực
quản lý là phải xây dựng hệ thống pháp luật về PCCC, bảo đảm
cơ sở pháp lý vững chắc cho các hoạt động quản lý nhà nước
trong lĩnh vực PCCC.
- Thực hiện đường lối chính sách đối ngoại mở rộng của
Đảng và Nhà nước, nhiều công ty nước ngoài tiếp tục đầu tư vào
Việt Nam. Trong khi đó, vấn đề an toàn PCCC liên quan tới hầ
u
hết các lĩnh vực đầu tư, nên một trong những vấn đề mà các công
ty nước ngoài quan tâm, tìm hiểu là các quy định về PCCC của

Việt Nam, nhưng hiện tại ở nước ta còn thiếu nhiều quy định và
chưa được luật hóa trong lĩnh vực này. Vì vậy, cần phải có hệ
thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, trong đó có luật PCCC nhằm
đáp ứng yêu cầu của quá trình quốc tế hóa lự
c lượng sản xuất ở
nước ta hiện nay.

Câu 2. Phạm vi điều chỉnh của Luật PCCC?
Trả lời:
Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy

Điều 1 Luật PCCC đã nêu rõ phạm vi điều chỉnh của Luật
PCCC là phòng cháy, chữa cháy, xây dựng lực lượng, trang bị
phương tiện và chính sách cho hoạt động PCCC. Theo đó, có thể
nêu ra các hành vi chủ yếu sau:
- Luật PCCC điều chỉnh các hành vi liên quan trực tiếp đến
phòng cháy và chữa cháy.
Có nghĩa là tất cả hoạt động của các tổ chức, cá nhân, hộ gia
đình trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt và các hoạt
độ
ng khác của xã hội mà cần phải đảm bảo an toàn PCCC đều
thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật PCCC, bao gồm:
+ Những hoạt động mang tính chất phòng ngừa, hạn chế,
ngăn chặn các nguyên nhân và điều kiện gây cháy trong từng loại
hình cơ sở, trong những lĩnh vực hoạt động khác nhau;
+ Những hoạt động trong lĩnh vực chữa cháy: Huy động,
triển khai lực lượng, phương ti
ện chữa cháy, cắt điện, tổ chức
thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám
cháy và các hoạt động khác liên quan đến chữa cháy;

- Luật PCCC điều chỉnh những hành vi khác có liên quan
đến PCCC.
+ Quy định nội dung, yêu cầu xây dựng lực lượng PCCC
(Cảnh sát PCCC, lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở và
chuyên ngành); Trách nhiệm của từng lực lượng trong hoạt động
PCCC;
+ Luậ
t PCCC quy định việc sản xuất, trang bị, quản lý, sử
dụng phương tiện PCCC đáp ứng yêu cầu công tác PCCC;
+ Quy định chính sách đối với những người tham gia PCCC;
+ Chính sách đầu tư cho hoạt động PCCC: Huy động nguồn
tài chính; trách nhiệm của nhà nước đảm bảo ngân sách cho hoạt
động PCCC; chính sách khuyến khích đầu tư cho hoạt động
PCCC.
- Luật PCCC xác định trách nhiệm của các hành vi (hậu quả
pháp lý đối với các hành vi vi phạm).
Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy

Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt
hành chính, bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách
nhiệm hình sự.

Câu 3. Vai trò của Luật PCCC trong hoạt động PCCC hiện
nay?
Trả lời:
Luật PCCC là cơ sở pháp lý để Nhà nước tiến hành quản lý
các hoạt động PCCC và các hoạt động khác có liên quan đến
PCCC.
Luật PCCC tạo nên sự thống nhất trong việc th
ực hiện các

quy định của Nhà nước về PCCC; giáo dục mọi người nhằm nâng
cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, tự chủ trong hoạt động
PCCC.
Luật PCCC tạo hành lang pháp lý đồng thời đặt ra các yêu
cầu bắt buộc đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phải
bảo đảm an toàn PCCC trong trong tất cả hoạt động của mình.
Bên cạnh đó, Luật PCCC là công cụ quan trọng, góp phần
vào việc phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm về PCCC,
đảm bảo an toàn xã hội, góp phần thực hiện đường lối mở cửa và
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Đối với lực lượng Cảnh sát PCCC:
- Luật PCCC là cơ sở pháp lý để thực hiện nhiệm vụ quản lý
Nhà nước về PCCC (Luật PCCC đã quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn c
ủa Cảnh sát PCCC; quy định trách nhiệm của
Cảnh sát PCCC; mối quan hệ giữa cơ quan Cảnh sát PCCC với
các cấp, các ngành, cơ quan đơn vị trong hoạt động PCCC v.v ).
Đảm bảo việc chấp hành pháp luật, xử lý các hành vi vi
phạm quy định về PCCC.
Là cơ sở để xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC chính quy,
tinh nhuệ và từng bước hiện đại.
Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy

Vì vậy, mọi hoạt động của lực lượng Cảnh sát PCCC, trước
hết phải dựa trên cơ sở là các quy định của Luật PCCC. Phải tuân
thủ nghiêm ngặt các yêu cầu của Luật PCCC, biết vận dụng các
quy định của Luật PCCC vào trong các mặt công tác quản lý của
mình.

Câu 4: Đối tượng áp dụng của Luật PCCC?

Trả lời:
Điều 2 Luật PCCC quy định về đối tượng áp dụ
ng của Luật
PCCC, cụ thể là:
Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động, sinh
sống trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tuân
thủ theo quy định của Luật PCCC và các quy định khác của pháp
luật có liên quan. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định
khác với Luật PCCC thì áp dụng quy định của đ
iều ước quốc tế
đó.

Câu 5. Khái niệm cơ sở trong Luật PCCC?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật PCCC thì cơ sở là từ
gọi chung cho nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, trụ sở làm việc, bệnh
viện, trường học, rạp hát, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại,
doanh trại lực lượng vũ trang và các công trình khác.

Câu 6. Thế nào là cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ?
Trả l
ời:
Theo khoản 4, Điều 3 Luật PCCC thì cơ sở có nguy hiểm về
cháy nổ là cơ sở trong đó có một số lượng nhất định chất nguy
hiểm về cháy, nổ.
Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy

Tại phụ lục 1, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP đã quy định rõ
những loại cơ sở sau đây thuộc danh mục cơ sở có nguy hiểm về

cháy nổ:
- Cơ sở sản xuất vật liệu nổ, cơ sở khai thác, chế biến dầu
mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cơ sở sản xuất, chế biến hàng
hoá khác cháy được có khối tích từ
5.000 m
3
trở lên.
- Kho vật liệu nổ, kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí
đốt hoá lỏng; cảng xuất nhập vật liệu nổ, cảng xuất nhập dầu mỏ
và sản phẩm dầu mỏ, cảng xuất nhập khí đốt hoá lỏng.
- Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt hoá lỏng.
- Nhà máy điện; trạm biến áp từ 110 KV trở lên.
- Chợ kiên cố, bán kiên cố thuộc thẩ
m quyền quản lý trực
tiếp của Uỷ ban nhân dân cấp huyện trở lên; các chợ kiên cố, bán
kiên cố khác, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hoá
có tổng diện tích các gian hàng từ 300m
2
trở lên hoặc có khối tích
từ 1.000 m
3
trở lên.
- Nhà ở tập thể, nhà chung cư, khách sạn, nhà khách, nhà
nghỉ cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5000m
3
trở lên.
- Bệnh viện tỉnh, bộ, ngành; các cơ sở y tế khám chữa bệnh
khác có từ 50 giường trở lên.
- Rạp hát, rạp chiếu phim, hội trường, nhà văn hoá, nhà thi
đấu thể thao trong nhà có thiết kế từ 200 chỗ ngồi trở lên, vũ

trường, câu lạc bộ trong nhà, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí và
phục vụ công cộng khác trong nhà có diện tích từ 200m
2
trở lên;
sân vận động 5.000 chỗ ngồi trở lên.
- Nhà ga, cảng hàng không; cảng biển, cảng sông, bến tàu
thuỷ, bến xe khách cấp tỉnh trở lên; bãi đỗ có 200 xe ô tô trở lên;
nhà ga hành khách đường sắt loại 1, loại 2 và loại 3; ga hàng hoá
đường sắt loại 1 và loại 2.
- Cơ sở lưu trữ, thư viện, bảo tàng, di tích lịch sử, nhà hội
chợ, triển lãm thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ, c
ơ quan
Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy

ngang Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
- Cơ sở phát thanh, truyền hình, cơ sở bưu chính viễn thông
cấp tỉnh trở lên.
- Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển với quy
mô khu vực và quốc gia thuộc mọi lĩnh vực.
- Kho hàng hoá, vật tư cháy được hoặc hàng hoá vật tư
không cháy đựng trong các bao bì cháy được có khối tích từ
5.000 m
3
trở lên; bãi hàng hoá, vật tư cháy được có diện tích từ
500m
2
trở lên.
- Trụ sở cơ quan, văn phòng làm việc, cơ sở nghiên cứu từ 6
tầng trở lên hoặc có khối tích từ 25.000m

3
trở lên.
- Hầm mỏ khai thác than và các khoáng sản khác cháy được;
công trình giao thông ngầm có chiều dài từ 400m trở lên; công
trình trong hang hầm trong hoạt động có sản xuất, bảo quản, sử
dụng chất cháy, nổ và có khối tích từ 1.000m
3
trở lên.
- Cơ sở và công trình có hạng mục hay bộ phận chính nếu
xảy ra cháy nổ ở đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ cơ sở,
công trình hoặc có tổng diện tích hay khối tích của hạng mục, bộ
phận chiếm từ 25% tổng diện tích trở lên hoặc khối tích của toàn
bộ cơ sở, công trình mà các hạng mục hay bộ phận đó trong quá
trình hoạt động th
ường xuyên có số lượng chất nguy hiểm cháy,
nổ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Khí cháy với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ
chiếm từ 5% thể tích không khí trong phòng trở lên hoặc có từ 70
kg khí cháy trở lên.
+ Chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy đến 61
0
C với khối lượng
có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí
trong phòng trở lên hoặc các chất lỏng cháy khác có nhiệt độ
bùng cháy cao hơn 61
0
C với khối lượng từ 1.000 lít trở lên;
+ Bụi hay xơ cháy được có giới hạn nổ dưới bằng hoặc nhỏ
hơn 65gam/m
3

với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ
Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy

chiếm từ 5% thể tích không khí trong phòng trở lên; các chất rắn,
hàng hoá, vật tư là chất rắn cháy được với khối lượng trung bình
từ 100 kg trên một mét vuông sàn trở lên;
+ Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác
dụng với nhau với tổng khối lượng từ 1.000 kg trở lên;
+ Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác
dụng với nước hay với ô xy trong không khí với khối lượng từ
500 kg trở lên.
Vi
ệc quy định các cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ nhằm tăng
cường các biện pháp PCCC, tập trung các mặt công tác quản lý,
công tác lãnh đạo chỉ đạo cũng như các điều bện khác cho công
tác PCCC nhằm bảo đảm an toàn PCCC.

Câu 7. Các nguyên tắc PCCC được quy định trong Luật
PCCC như thê nào?
Trả lời :
Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động PCCC được nêu tại
Điều 4 Luật PCCC:
- Nguyên tắc huy động sức m
ạnh tổng hợp của toàn dân
tham gia hoạt động PCCC.
Phòng cháy và chữa cháy là hoạt động mang tính xã hội rộng
lớn, vì vậy phải coi đây là sự nghiệp của toàn dân, là nghĩa vụ và
trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cơ sở, gia đình và mỗi cá
nhân, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm, Trung
ương và địa phương cùng làm” đồng thời phát huy quyền làm chủ

của quần chúng trong PCCC, có như vậy quản lý nhà nước về
phòng cháy và chữa cháy m
ới có hiệu lực và hiệu quả.
Nguyên tắc đảm bảo trong hoạt động phòng cháy và chữa
cháy phải lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động
phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và
thiệt hại do cháy gây ra.
Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy

Phòng cháy và chữa cháy là hai nhiệm vụ không thể tách rời
nhau, chúng luôn có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau. Mục
đích phải đạt là không để cháy xảy ra, nên ý thức phòng cháy phải
luôn được đề cao, các biện pháp phòng cháy phải được thực hiện
nghiêm ngặt trong cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và mỗi cá nhân,
nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy có thể xảy ra; đồng
thời phải luôn sẵ
n sàng chữa cháy và chữa cháy kịp thời là yếu tố
quyết định đến sự hạn chế tổn thất về người và tài sản. Cho nên
phòng cháy và chữa cháy phải được kết hợp chặt chẽ, trong đó
phải lấy phòng cháy làm chính.
- Nguyên tắc phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện,
phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa
cháy kịp thời, có hiệu quả.
Đây là nguyên tắc thể hiện tính chủ động trong hoạt động
chữa cháy. Để việc chữa cháy có hiệu quả cần phải chuẩn bị sẵn
sàng các điều kiện về lực lượng, phương tiện và việc tổ chức phối
hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các lực lượng trong chữa cháy. Mỗi
vụ cháy xảy ra đều có những đặc điểm khác nhau, vì vậy phải chú
trọng công tác tổ chức huấn luyện, thực tập các phương án chữa
cháy thích hợp với từng loại hình cơ sở, đồng thời phải trang bị

phương tiện chữa cháy cần thiết đáp ứng yêu cầu chữa cháy hiện
nay.
- Nguyên tắc mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước
hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương
tiện tại chỗ.
Đây là nguyên tắc thể hiện tính tích cực, chủ động trong hoạt
động phòng cháy và chữa cháy, lấy cơ sở, cụm dân cư, hộ gia
đình làm điểm xuất phát cho hoạt động PCCC; nó quy định việc
tập trung xây dựng lực lượng, phương tiện phòng cháy và chữa
cháy tại chỗ; xây dựng ý thức sẵn sàng tham gia phòng cháy và
chữa cháy từ mỗi địa bàn, cơ sở, cụm dân cư, nâng cao hiệu quả

công tác phòng cháy và chữa cháy.
Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy

Các nguyên tắc trên là một thể thống nhất có quan hệ chặt
chẽ với nhau và xuyên suốt trong các quy định của Luật PCCC
đòi hỏi các chủ thể quản lý cũng như các cơ quan, tổ chức, hộ gia
đình và cá nhân phải thực hiện nghiêm chỉnh.

Câu 8. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức
trong hoạt động PCCC?
Trả lời:
Trách nhiệm PCCC của người đứng đầu cơ quan, t
ổ chức
được quy định tại khoản 3, Điều 5 Luật PCCC: “người đúng đầu
cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm tổ
chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữa
cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình”.
Trách nhiệm đó được cụ thể hóa tại Điều 3, Nghị định số

35/2003/NĐ-CP như sau:
- Ban hành các quy định, nội quy và biện pháp về
PCCC;
- Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy và biện pháp về
PCCC và yêu cầu đảm bảo an toàn PCCC theo quy định của pháp
luật;
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức PCCC,
huấn luyện nghiệp vụ PCCC; xây dựng phong trào quần chúng
tham gia hoạt động PCCC; quản lý và duy trì hoạt động của đội
dân phòng, đội PCCC cơ sở hoặc đội PCCC chuyên ngành;
- Kiểm tra an toàn về PCCC; xử lý hoặc đề xuất x
ử lý các
hành vi vi phạm quy định, nội quy về PCCC; tổ chức khắc phục
kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về PCCC;
- Trang bị phương tiện PCCC; chuẩn bị các điều kiện phục
vụ chữa cháy; xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa
cháy; tổ chức chữa cháy và giải quyết hậu quả vụ cháy;
- Bảo đảm kinh phí cho hoạt động PCCC;
- Tổ chức th
ống kê, báo cáo theo định kỳ về tình hình
PCCC; thông báo kịp thời cho cơ quan cảnh sát PCCC trực tiếp
Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy

quản lý, những thay đổi lớn có liên quan đến bảo đảm an toàn về
PCCC của cơ quan, tổ chức mình;
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức và hộ gia đình xung
quanh trong việc đảm bảo an toàn về PCCC; không gây nguy
hiểm cháy, nổ đối với cơ quan, tổ chức và hộ gia đình lân cận.
- Tổ chức tham gia các hoạt động PCCC khi có yêu cầu của
cơ quan có thẩm quyền.


Câu 9. Trách nhiệm của chủ h
ộ gia đình trong hoạt động
PCCC?
Trả lời:
Trách nhiệm PCCC của chủ hộ gia đình được quy định tại
khoản 1, khoản 3 Điều 5, Luật PCCC và được cụ thể hóa tại Điều
4, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP như sau:
- Thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện
pháp, giải pháp về PCCC và yêu cầu về PCCC theo quy định của
pháp luật;
- Kiểm tra an toàn v
ề PCCC; đôn đốc nhắc nhở các thành
viên trong gia đình thực hiện quy định, nội quy, các điều kiện an
toàn về PCCC; khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định
an toàn về bảo đảm an toàn.
- Mua sắm các phương tiện PCCC; chuẩn bị các điều kiện
phục vụ chữa cháy; phát hiện cháy, báo cháy, chữa cháy và tham
gia khắc phục hậu quả vụ cháy;
- Phối hợp với các hộ gia đình, c
ơ quan, tổ chức xung quanh
trong việc đảm bảo an toàn về PCCC; không gây nguy hiểm cháy,
nổ đối với các hộ gia đình và cơ quan, tổ chức lân cận;
- Tham gia các hoạt động PCCC khi có yêu cầu của cơ quan
có thẩm quyền.

Câu 10. Trách nhiệm của cá nhân trong hoạt động PCCC?
Trả lời:
Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy


Trách nhiệm PCCC của cá nhân được quy định tại khoản 1,
khoản 2 Điều 5, Luật PCCC và được cụ thể hóa tại Điều 5, Nghị
định số 35/2003/NĐ-CP như sau:
- Chấp hành các quy định, nội quy về PCCC và yêu cầu về
PCCC của người hoặc cơ quan có thẩm quyền; thực hiện nhiệm
vụ PCCC theo chức trách, nhiệm vụ được giao;
- Tìm hiểu, học tập pháp luật và kiến thức về
PCCC trong
phạm vi trách nhiệm của mình; bảo quản, sử dụng thành thạo các
phương tiện PCCC thông dụng và các phương tiện PCCC khác
được trang bị;
- Bảo đảm an toàn về PCCC trong quá trình sử dụng nguồn
lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và bảo
quản, sử dụng chất cháy; kịp thời khắc phục các thiếu sót, vi
phạm quy định an toàn về PCCC;
- Tham gia các hoạt động PCCC nơi làm việ
c, nơi cư trú;
tham gia đội dân phòng, đội PCCC cơ sở hoặc đội PCCC chuyên
ngành theo quy định; góp ý kiến nghị với chính quyền địa phương
nơi cư trú, với người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi làm việc về
các biện pháp đảm bảo an toàn về PCCC;
- Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy và những hành
vi vi phạm quy định an toàn PCCC;
- Báo cháy và chữa cháy kịp thời khi phát hiện thấy cháy;
chấp hành nghiêm lệnh huy
động tham gia chữa cháy và hoạt
động PCCC khác.

Câu 11. Trách nhiệm tuyên truyền, phổ biên và giáo dục về
PCCC được quy định như thế nào?

Trả lời:
Trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về PCCC được
quy định tại các Điều 6, Điều 7 và trong một số điều khác của
Luật PCCC, cụ thể như sau:
Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy

- Đối với cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ
chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC thường
xuyên, rộng rãi đến toàn dân (khoản 1 Điều 6 Luật PCCC).
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có
trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng để tuyên truyền,
động viên mọi tầng lớp nhân dân thực hiện và giám sát việc thực
hiện các quy định của Luậ
t PCCC (Điều 7 Luật PCCC).
- Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức tuyên
truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và kiến thức về PCCC cho
mọi người trong phạm vi quản lý của mình (khoản 2 Điều 6 Luật
PCCC).
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ
chức việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức về PCCC
trong phạm vi quản lý của mình (khoả
n 3 Điều 45, Nghị định số
35/2003/NĐ-CP).
- UBND các cấp có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo tuyên
truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức PCCC tại địa phương (Điều
47, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP).
- Bộ Công an có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo việc tuyên
truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức PCCC trong phạm vi cả
nước (khoản 2 Điều 46, Nghị đinh số
35/2003/NĐ-CP).

- Cảnh sát PCCC có trách nhiệm tổ chức và hướng dẫn công
tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, huấn luyện, bồi dưỡng
nghiệp vụ, kiến thức về PCCC theo chức năng, nhiệm vụ của
mình (khoản 2 Điều 48 Luật PCCC).

Câu 12. Nội dung quản lý nhà nước về PCCC?
Trả lời:
Theo Điều 57, Luật PCCC thì nội dung quản lý nhà nước về
phòng cháy và chữa cháy được xác định như
sau:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch về phòng cháy và chữa cháy.
Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy

- Ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức về phòng
cháy và chữa cháy.
- Tổ chức và chỉ đạo hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
- Tổ chức đào tạo, xây dựng lực lượng, trang bị và quản lý
phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
- Bảo đảm ngân sách cho hoạt động phòng cháy và chữa
cháy; tổ chức bảo hi
ểm cháy, nổ gắn với hoạt động phòng cháy và
chữa cháy.
- Thẩm định, phê duyệt các dự án, thiết kế và nghiệm thu
công trình xây dựng về phòng cháy và chữa cháy; kiểm định và
chứng nhận an toàn phương tiện; xác nhận điều kiện an toàn về
phòng cháy và chữa cháy.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến tiến bộ khoa học

và công nghệ về phòng cháy và chữa cháy.
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyế
t khiếu nại, tố
cáo về phòng cháy và chữa cháy; điều tra vụ cháy.
- Tổ chức thống kê nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.
- Hợp tác quốc tế về phòng cháy và chữa cháy.

Câu 13: Cơ quan Nhà nước nào có trách nhiệm quản lý nhà
nước về PCCC?
Trả lời:
Điều 58 Luật PCCC quy định các cơ quan quản lý nhà nước
về PCCC như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng cháy và
chữa cháy.
- Bộ Công an chị
u trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện
quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp
Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy

với Bộ Công an tổ chức thực hiện các quy định về phòng cháy và
chữa cháy.
Chính phủ quy định việc phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ
Quốc phòng trong tổ chức thực hiện phòng cháy và chữa cháy đối
với cơ sở quốc phòng và giữa Bộ Công an với Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn trong tổ chức thực hiện phòng cháy và chữa
cháy rừng.
- Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyề
n

hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về
phòng cháy và chữa cháy tại địa phương.

Câu 14. Trách nhiệm của Bộ Công an trong hoạt động
PCCC?
Trả lời:
Trách nhiệm của Bộ Công an trong hoạt động PCCC được
quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật PCCC và được quy định hoá
tại Điều 46, Nghị định 35/2003/NĐ-CP như sau:
- Đề xuất và tổ chức thực hi
ện chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch về PCCC trên phạm vi toàn quốc;
- Đề xuất ban hành hoặc ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật về PCCC; hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra
việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC;
- Hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến
thức về PCCC, xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt
động PCCC;
- Thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành về PCCC; gi
ải
quyết các khiếu tố, khiếu nại có liên quan đến PCCC trong phạm
vi thẩm quyền;
- Thực hiện thẩm duyệt về PCCC đối với các dự án, thiết kế,
nghiệm thu công trình xây dựng về PCCC; kiểm định, cấp và thu
hồi giấy chứng nhận an toàn phương tiện và đủ điều kiện an toàn
về PCCC;
Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy

- Thực hiện công tác điều tra, xử lý vụ cháy và xử lý các vi
phạm quy định về PCCC;

- Hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức thường trực sẵn sàng
chiến đấu, xây dựng và thực tập phương án chữa cháy; thực hiện
nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn hàng ngày.
- Xây dựng dự án đầu tư trang bị phương tiện PCCC cho lực
lượng Cảnh sát PCCC; ban hành các quy định về trang b
ị, sử
dụng phương tiện PCCC;
- Xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC và tổ chức đào tạo cán
bộ chuyên môn về PCCC;
- Tổ chức nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng khoa học công
nghệ về PCCC.
- Tổ chức hệ thống thông tin quản lý, chỉ huy, điều hành,
hoạt động PCCC.
- Tổ chức và kiểm tra hoạt động bảo hiểm cháy, nổ gắn với
hoạt
động PCCC.
- Trình Chính phủ về việc tham gia các tổ chức quốc tế, ký
kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về hoạt động PCCC; thực
hiện các hoạt động quốc tế liên quan đến hoạt động PCCC theo
thẩm quyền.

Câu 15. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ trong hoạt động PCCC?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Lu
ật PCCC và Điều 45,
Nghị định số 35/2003/NĐ-CP, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của
mình phối hợp với Bộ Công an tổ chức thực hiện công tác PCCC
và có các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định
về PCCC theo thẩm quyền, thuộc phạm vi của ngành phụ trách
theo quy định của Luật PCCC.

×