Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

GIÁO TRÌNH THỰC TẬP SINH LÝ HỌC docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 37 trang )




1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
KHOA Y
BỘ MÔN SINH LÝ









GIÁO TRÌNH THỰC TẬP
SINH LÝ HỌC
HỌC PHẦN 2
(Dành cho sinh viên Y-Răng hàm mặt
-Y học dự phòng)








LƯU HÀNH NỘI BỘ


2011



2
MỤC LỤC

Trang
1. Mở đầu 3
2. Hoạt động tim 5
3. Huyết áp trực tiếp 8
4. Điện tâm đồ 12
5. Tác dụng của insulin trên đường huyết 22
6. Xét nghiệm thử thai 24
7. Hô hấp ký 27
8. Phản xạ tủy sống 32
9. Duỗi cứng mất não 35
10. Chức năng tiểu não 37




























3
MỞ ĐẦU

1. NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU THỰC TẬP
Thực tập sinh lý học có hai phần chính với yêu cầu thực tập khác nhau, sinh
viên cần nắm được để có thể học tốt. Sinh viên cũng cần đọc trước bài thực tập, ôn
tập để nắm vững các kiến thức lý thuyết có liên quan trước khi thực tập và tuân thủ
đúng nội qui thực tập khi đi thực tập.
1.1. Phần thăm dò chức năng
Đây là các xét nghiệm được dùng để đánh giá hoạt động chức năng của một
bộ máy cơ quan trong cơ thể góp phần vào việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
Những thăm dò này được gọi là các cận lâm sàng làm trên đối tượng người
bệnh, sinh viên cần nắm rõ nguyên tắc/nguyên lý của từng xét nghiệm. Trong học
phần này có các thăm dò chức năng: điện tâm đồ, hô hấp ký và xét nghiệm thử thai.
Khi thực tập phần này sinh viên cần đảm bảo thực hiện 3 yêu cầu:

 Nắm được chỉ định và chống chỉ định: biết cách cho y lệnh đúng
 Làm được thuần thục các thao tác kỹ thuật: chuẩn bị phương tiện, dụng cụ,
chuẩn bị bệnh nhân, tiến hành các thao tác theo đúng trình tự và chính xác.
 Đọc, nhận định và biện luận được kết quả: xác định đúng kết quả xét
nghiệm, đánh giá bình thường hay bất thường bằng cách so sánh với hằng số,
biện luận các sai số có thể xảy ra và bước đầu suy luận các cơ chế hoặc
nguyên nhân gây ra các bất thường.
1.2. Phần thực nghiệm
Đây là các thí nghiệm được tiến hành để chứng minh cơ chế hoạt động chức
năng của một bộ máy cơ quan trong cơ thể góp phần làm sáng tỏ hơn các bài học lý
thuyết.
Những thực nghiệm này được làm trên động vật thí nghiệm nên sinh viên
cũng cần chú ý đến đặc điểm sinh học của từng động vật. Trong học phần này có
các thực nghiệm: hoạt động của tim ếch, huyết áp trực tiếp trên chó, tác dụng của
insulin trên đường huyết thỏ, cung phản xạ tủy ở cóc, duỗi cứng mất não trên thỏ,
chức năng tiểu não của cóc.
Khi thực tập phần này sinh viên cần đảm bảo thực hiện 3 yêu cầu:
 Quan sát và mô tả các hiện tượng đã xảy ra trên động vật thực nghiệm: cần
quan sát kỹ và ghi nhận đầy đủ các dấu hiệu theo các chỉ tiêu được nêu ra.
 Rút ra nhận xét về các hiện tượng đã xảy ra trên động vật thực nghiệm: nhận
xét cần ngắn gọn, chính xác và đây cũng chính là yêu cầu hay câu hỏi “tại
sao?” đặt ra mà sinh viên cần giải quyết.
 Giải thích các hiện tượng đã xảy ra trên động vật thực nghiệm: suy luận và
vận dụng các kiến thức đã được học để trả lời câu hỏi “tại sao?” đã đặt ra ở
trên.
2. PHÂN BỐ CÁC BÀI THỰC TẬP
Học phần 2 có 30 tiết, 1 đơn vị học trình, được phân bố như sau:
Bài 1:
- Hoạt động tim




4
- Huyết áp trực tiếp
Bài 2: Điện tâm đồ
Bài 3:
- Tác dụng của insulin trên đường huyết
- Xét nghiệm thử thai
Bài 4: Hô hấp ký
Bài 5: Cung phản xạ tủy
Bài 6:
- Duỗi cứng mất não
- Chức năng tiểu não
- Thi thực tập




































5
HOẠT ĐỘNG TIM

* Mục tiêu: sau khi học xong bài này sinh viên có thể:
1. Trình bày được 4 tính chất sinh lý của cơ tim và chu kỳ hoạt động của cơ tim.
2. Vẽ và mô tả được đường ghi tâm động ký trên ếch.
3. Trình bày được thí nghiệm nút thắt Stanius trên tim ếch.
4. Trình bày được định luật Starling và các yếu tố ảnh hưởng lên đường cong
Starling.
5. Mô tả và giải thích được ảnh hưởng của nhiệt, một số ion, hóa chất và điện trên
hoạt động của tim ếch.


1. ĐẠI CƯƠNG
Tâm động ký trên sinh vật là phép ghi bằng những dụng cụ thích hợp các
chuyển động của tim. Phép ghi này cho ta biết được tần số, lực co và trương lực của
của tim trong điều kiện bình thường cũng như dưới ảnh hưởng của một số yếu tố.
Bình thường cơ tim có 4 tính chất sinh lý: tính hưng phấn, tính trơ có chu kỳ,
tính dẫn truyền và tính nhịp điệu. Tim hoạt động theo chu kỳ được gọi là chu kỳ
hoạt động của tim hay chu chuyển tim. Một chu chuyển tim bao gồm: tâm nhĩ thu,
tâm thất thu, tâm trương toàn bộ.
2. NGUYÊN TẮC
Bộc lộ tim ếch, quan sát trực tiếp và nối với hệ thống bút ghi hoạt động theo
nguyên tắc đòn bẩy để ghi lại đồ thị hoạt động của tim ếch từ đó thử ảnh hưởng của
một số tác nhân lên hoạt động của tim.
3. PHƯƠNG TIỆN DỤNG CỤ VÀ ĐỘNG VẬT THÍ NGHIỆM
3.1. Các phương tiện
- Cơ động ký với hệ thống bút hoạt động theo nguyên tắc đòn bẩy.





Hình 1. Sơ đồ hoạt động của bút ghi
- Máy ký ba (Kymograph) với giấy ghi ám khói.
- Máy kích thích điện cảm ứng: xung đơn và xung liên tục.
- Hệ thống Mariot hoạt động theo nguyên tắc bình thông nhau.
- Bộ dụng cụ phẫu tích, mâm mổ cao su, kim cố định, dùi.
- Chỉ.
- Cốc thủy tinh, ống nghiệm, hộp petri.
(a) (b)
(c) (d)




6
- Đồng hồ bấm giây.
3.2. Các hóa chất
- Dung dịch Ringer để nuôi dưỡng, dung dịch Ringer lạnh và nóng.
- Thuốc adrenalin, acetylcholin, atropin.
- Dung dịch NaCl, CaCl
2
.
3.3. Động vật thí nghiệm
Động vật thí nghiệm là ếch. Tim ếch có một số đặc điểm khác tim người

Hình 1. Cấu trúc giải phẫu của tim ếch
- Các buồng tim: tim ếch có 1 xoang tĩnh mạch, 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất.
- Hệ thống dẫn truyền:
+ Nút Remark: nằm trên xoang tĩnh mạch tương ứng nút xoang ở người.
+ Nút Bidder: nằm ở vách liên nhĩ tương ứng nút nhĩ thất ở người.
+ Nút Ludwig: nằm sát ngay trên nút Bidder có vai trò ức chế nút Bidder.
+ Lưới Gaskell: dẫn truyền trong cơ thất tương ứng mạng Purkinje ở người.
4. THỰC NGHIỆM
4.1. Chuẩn bị động vật thí nghiệm
- Phá bỏ hệ thần kinh trung ương: hủy não và hủy tủy sống.
- Bộ lộ tim qua 2 thì: qua da, qua xương ức.
- Cắt màng ngoài tim, cắt màng ngoài tim và các tổ chức dính xung quanh.
- Kẹp mỏm tim để nối vào hệ thống bút ghi.
4.2. Thí nghiệm 1: tính tự động của tim
* Thực nghiệm:
- Hủy thần kinh trung ương.

- Phẫu thuật lồng ngực.
- Tách rời tim ra khỏi lồng ngực.
- Ghi đồ thị hoạt động tim ếch
- Cắt rời tim thành 2 phần: tâm thất và xoang-tâm nhĩ
* Các chỉ tiêu yêu cầu quan sát:
- Tim có đập hay không, trình tự co bóp, so sánh tần số nếu tách hai phần.
- Vẽ đồ thị ghi hoạt động tim ếch.
4.3. Thí nghiệm 2: nút thắt Stanius
* Thực nghiệm:
- Trường hợp 1-Nút thắt thứ nhất: thắt giữa xoang tĩnh mạch và tâm nhĩ.



7
- Trường hợp 2-Nút thắt thứ hai: thắt giữa tâm nhĩ và tâm thất trên cơ sở vẫn
còn nút thắt thứ nhất.
- Trường hợp 3-Nút thắt thứ hai không kèm nút thắt thứ nhất.
* Các chỉ tiêu yêu cầu quan sát: so sánh giữa các lần tiến hành xem có mấy
loại sóng trên đồ thị, mỗi loại sóng cần xác định:
- Tần số.
- Biên độ.
4.4. Thí nghiệm 3: định luật Starling
* Thực nghiệm:
- Luồn canule vào xoang tĩnh mạch.
- Cắt rời tim đưa lên hệ thống trụ ghi và nối vào hệ thống Mariot.
- Điều chỉnh lượng dịch vào canule theo từng mức từ thấp đến lớn dần (1cm,
2cm, 3cm, 4cm, 5cm).
* Các chỉ tiêu yêu cầu quan sát: so sánh giữa các lần tiến hành
- Lượng dịch tim bơm ra sau 3 phút.
- Tần số tim đập trong 3 phút.

- Tính thể tích nhát bóp và vẽ sơ đồ đường cong Starling.
4.5. Thí nghiệm 4: ảnh hưởng của nhiệt, ion và hóa chất
* Thực nghiệm:
- Nhỏ dung dịch Ringer lạnh và nóng.
- Nhỏ dung dịch NaCl và CaCl
2
.
- Nhỏ các hóa chất adrenalin, acetylcholin, atropin.
* Các chỉ tiêu yêu cầu quan sát:
- Lực co cơ tim.
- Tần số tim.
- Trương lực cơ tim.
4.6. Thí nghiệm 5: kích thích điện
* Thực nghiệm:
- Kích thích điện xung đơn.
- Kích thích điện xung liên tục.
* Các chỉ tiêu yêu cầu quan sát:
- Các thay đổi trên đường ghi: sự xuất hiện các sóng, tần số, biên độ.















8
HUYẾT ÁP TRỰC TIẾP

* Mục tiêu: sau khi học xong bài này sinh viên có thể:
1. Trình bày được định luật Poiseuille và các yếu tố ảnh hưởng lên huyết áp.
2. Vẽ và mô tả được đường ghi huyết áp trực tiếp trên chó.
3. Mô tả và giải thích được ảnh hưởng của adrenalin, atropin và dây thành
kinh X trên đường ghi huyết trực tiếp trên chó.

1. ĐẠI CƯƠNG
Ghi huyết áp trực tiếp là phương pháp đo áp suất máu bằng cách cho một
ống thông vào trong động mạch và ghi lại những dao động của huyết áp bằng huyết
áp kế Ludwig.
Huyết áp động mạch là lực của máu tác động lên một đơn vị diện tích thành
động mạch. Huyết động lực học được xác định theo công thức Poiseuille-Hagen:
4
4
.
8.
8

r
lQ
P
l
rP
Q








Trong đó: Q :là lưu lượng chất lỏng
P : áp suất đầu vào – áp suất đầu ra
l : chiều dài ống
 : độ nhớt của chất lỏng
r : bán kính ống

4
.
8
r
l
R



: sức cản mạch
Như vậy huyết áp phụ thuộc vào:
- Lưu lượng tim (Q): thể tích tâm thu (lực co cơ tim) và tần số tim.
- Máu: độ nhớt () và thể tích máu.
- Mạch máu: đương kính (r), trương lực.
2. NGUYÊN TẮC
Dùng huyết áp kế Ludwig là một ống hình chữ U, có đường kính 5mm gắn
trên một bảng có chia độ. Huyết áp kế này có một ống thông được đưa thẳng vào
động mạch cảnh động vật thí nghiệm để đo huyết áp trong điều kiện bình thường và

khảo sát ảnh hưởng của một số thuốc trên huyết áp.
3. PHƯƠNG TIỆN DỤNG CỤ VÀ ĐỘNG VẬT THÍ NGHIỆM
3.1 Phương tiện
- Ông thông động mạch.
- Kẹp động mạch - Bộ đồ mổ.
- Huyết áp kế thủy ngân: hai nhánh của huyết áp kế chứa Hg đến mức 0, trên có
bảng chia độ. Một nhánh thì nối với một nút hình T để cho dung dịch chống
đông và cho ống thông vào động mạch. Nhánh bên kia trên mặt thủy ngân có
một phao thật nhẹ gắn liền với kim ghi.
- Máy ký ba.
- Máy kích thích điện với móc kích thích.
3.2. Hóa chất



9
- Dung dịch chống đông: natri citrat và heparin.
- Hóa chất: Thiopental, Novocaine, Adrenaline, Atropin.
3.3. Động vật thí nghiệm
Chó
4. THỰC NGHIỆM
4.1. Chuẩn bị động vật thí nghiệm
- Cố định chó trên bàn mổ. Gây mê bằng thiopental.
- Bộc lộ tĩnh mạch hiển để đưa hóa chất vào.
- Tìm động mạch cảnh và dây thần kinh X: cạo sạch lông vùng cổ trước khí
quản. Dùng dao rạch một đường dọc giữa dài 6 – 8 cm dọc theo khí quản và
ngay dưới thanh quản. Tách cơ, tìm động mạch cảnh và dây X:
+ Luồn hai sợi chỉ qua động mạch cảnh, buộc chặt lại một đầu, dùng kéo
nhọn cắt một nhát hình chữ V. Sau đó đưa ống thông vào đầu ngoại biên
của động mạch cảnh, dùng chỉ cột động mạch chặt vào ống thông.

+ Luồn chỉ qua dây thần kinh X để làm dấu.



















Hình 1. Sơ đồ ghi huyết áp trực tiếp trên chó
4.2. Thí nghiệm 1: ghi huyết áp động mạch trực tiếp bình thường
* Thực nghiệm:
- Cho máy ký ba chạy với vận tốc chậm 20m/phút, ghi lên trụ ghi có giấy đã ám
khói đường nằm ngang tương ứng với mức 0 của mực Hg lúc ban đầu.
- Mở van nối giữa động mạch cảnh và huyết áp kế Ludwig, ghi những dao động
của huyết áp lên trụ ghi. Quan sát đường biểu diễn ghi được, ta thấy có những
dao động không đều, mức cao nhất là huyết áp tâm thu và mức thấp nhất là
huyết áp tâm trương. Có ba loại sóng tương ứng như sau:




10
+ Sóng : do tim co bóp tạo nên. Đỉnh sóng ứng với huyết áp tối đa, đáy sóng
ứng với huyết áp tối thiểu.
+ Sóng : khi nối các đỉnh sóng  ta có sóng . Sóng này biểu hiện ảnh hưởng
của hô hấp lên huyết áp, huyết áp tăng khi hít vào và giảm khi thở ra.
+ Sóng : khi nối các đỉnh sóng  ta có sóng . Sóng này do ảnh hưởng của
trung khu hô hấp và trung tâm vận mạch.


Hình 2. Đồ thị ghi huyết áp trực tiếp trên chó
* Các chỉ tiêu yêu cầu quan sát:
- Vẽ đồ thị ghi huyết áp trực tiếp và nhận diện các sóng.
4.3. Thí nghiệm 2: tiêm adrenalin vào tĩnh mạch lần I
* Thực nghiệm:
- Tiêm adrenalin vào tĩnh mạch hiển và ghi đồ thị
* Các chỉ tiêu yêu cầu quan sát:
- Sự thay đổi tần số và biên độ các sóng so với lúc bình thường
- Thời gian tiềm phục, thời gian tác dụng và mức thay đổi huyết áp.
4.4. Thí nghiệm 3: tiêm atropin vào tĩnh mạch
* Thực nghiệm:
- Đợi huyết áp trở về bình thường.
- Tiêm atropin vào tĩnh mạch hiển và ghi đồ thị
* Các chỉ tiêu yêu cầu quan sát:
- Sự thay đổi tần số và biên độ các sóng so với lúc bình thường
4.5. Thí nghiệm 4: tiêm adrenalin vào tĩnh mạch lần 2
* Thực nghiệm:
- Tiêm adrenalin vào tĩnh mạch hiển với liều bằng ½ lần I và khi atropin còn tác
dụng.

* Các chỉ tiêu yêu cầu quan sát:
- So ánh với tiêm adrenalin lần I về: thời gian tiềm phục, thời gian tác dụng và
mức thay đổi huyết áp
4.6. Thí nghiệm 5: kích thích điện dây thần kinh X
* Thực nghiệm:
- Đợi huyết áp trở về bình thường.



11
- Cắt đôi dây thần kinh X thành 2 đầu: trung ương và ngoại biên
- Kích thích điện đầu ngoại biên dây thần kinh X và ghi đồ thị.
* Các chỉ tiêu yêu cầu quan sát:
- Sự thay đổi tần số và biên độ các sóng so với lúc bình thường




































12
ĐIỆN TÂM ĐỒ
(ECG: ELECTROCARDIOGRAPHY)

* Mục tiêu: sau khi học xong bài này sinh viên có thể:
1. Trình bày được các trạng thái điện học của tế bào cơ tim
2. Trình bày được các nguyên lý đo điện tâm đồ.
3. Thực hiện được kỹ thuật ghi điện tâm đồ thông thường.
4. Phân tích được một điện tâm đồ bình thường.
5. Trình bày được các ứng dụng đo điện tâm đồ.


1. ĐẠI CƯƠNG
Điện tâm đồ là đồ thị ghi lại những dao động điện thế của cơ tim ở nhiều vị
trí khác nhau. Cơ sở sinh lý học của điện tâm đồ là hoạt động điện học của màng tế
bào cơ tim. Giống như các tế bào khác, cơ tim có 3 trạng thái điện học cơ bản:
1.1. Trạng thái nghỉ: quá trình phân cực
Cơ tim khi nghỉ ngơi ở trạng thái phân cực:
- Mặt ngoài tế bào cơ tim mang điện tích (+)
- Mặt trong tế bào cơ tim mang điện tích (-)
=> Không có sự chệnh lệch điện thế ở mặt ngoài màng tế bào.
=> Không có dòng điện đi qua mặt ngoài màng tế bào.
1.2. Trạng thái kích thích: quá trình khử cực
Khi có kích thích, sự phân bố điện sẽ thay đổi:
- Mặt ngoài tế bào cơ tim mang điện tích (-)
- Mặt trong tế bào cơ tim mang điện tích (+)
=> Có sự chênh lệch điện thế ở mặt ngoài màng tế bào.
=> Tạo nên dòng điện đi qua mặt ngoài màng tế bào. Chiều dòng điện đi từ
cực (-) đến cực (+).
1.3. Trạng thái tái cực: quá trình hồi cực
Cơ tim sau khi khử cực hoàn toàn sẽ hồi cực nghĩa là trở về trạng thái ban
đầu (trạng thái nghỉ). Quá trình này gọi là quá trình hồi cực.
2. NGUYÊN LÝ ĐO ĐIỆN TÂM ĐỒ
2.1. Nguyên lý hoạt động của máy
Khi cơ tim hoạt động sẽ sinh ra dòng điện. Dòng điện sinh ra ở tim có thể
được dẫn truyền ra da bằng các dịch cơ thể. Mắc các điện cực ngoài da sẽ ghi lại
được những dao động điện thế của các sợi cơ tim.
2.2. Các chuyển đạo
Cách mắc các điện cực được gọi là chuyển đạo hay đạo trình. Mỗi chuyển
đạo có hai cưc tạo thành hướng và chiều chuyển đạo. Có 12 chuyển đạo gián tiếp
thông dụng
2.2.1. Chuyển đạo song cực (chuyển đạo chuẩn)

D
I
: Cực (+) nối với cổ tay trái
Cực (-) nối với cổ tay phải




13
D
II
: Cực (+) nối với cổ chân trái
Cực (-) nối với cổ tay phải
D
III
: Cực (+) nối với cổ chân trái.
Cực (-) nối với cổ tay trái
2.2.2. Chuyển đạo đơn cực
- Một điện cực có điện thế gần bằng 0 gọi là điện cực trung tính. Điện cực này
được tạo ra bằng cách nối qua một điện trở 5000.
- Một điện cực còn lại gọi là cực thăm dò. Đây chính là cực dương của chuyển
đạo.
2.2.2.1. Chuyển đạo đơn cực chi
aVR: Cực thăm dò nối với cổ tay phải
Cực trung tính nối với cổ tay trái và cổ chân trái qua điện trở 5000.
aVL: Cực thăm dò nối với cổ tay trái
Cực trung tính nối với cổ tay phải và cổ chân trái qua điện trở 5000.
aVF: Cực thăm dò nối với cổ chân trái
Cực trung tính nối với cổ tay trái và cổ tay phải qua điện trở 5000.
2.2.2.2. Chuyển đạo đơn cực trước tim

- Điện cực trung tính nối với cổ tay phải, cổ tay trái, cổ chân trái + điện trở.
- Điện cực thăm dò:
V
1
: Liên sườn IV bờ phải xương ức.
V
2
: Liên sườn IV bờ trái xương ức.
V
3
: Điểm giữa V
2
và V
4.

V
4
: Giao điểm liên sườn V và đường trung đòn trái.
V
5
: Giao điểm liên sườn V và đường nách trước trái.
V
6
: Giao điểm liên sườn V và đường nách giữa trái.


Hình 1. Vị trí mắc các điện cực trước tim
* Tóm lại:
- Xét theo vị trí mắc điện cực:
+ Chuyển đạo ngoại vi: D

I
, D
II
, D
III


aVR, aVL, aVF
+ Chuyển đạo trước tim: V
1
, V
2
, V
3
, V
4
, V
5
, V
6

- Xét trong các mặt phẳng giải phẫu:
+ Mặt phẳng trán DI, DII, DIII



14
aVR, aVL, aVF
+ Mặt phẳng ngang: V
1

, V
2
, V
3
, V
4
, V
5
, V
6.

+ Mặt phẳng đứng dọc: chuyển đạo thực quản.

Hình 2. Các chuyển đạo gián tiếp thông dụng
2.3. Các nguyên lý ghi sóng điện tâm đồ
Có 4 nguyên lý ghi sóng điện tâm đồ:
1. Chiều dòng điện tiến về cực (+) của chuyển đạo sẽ ghi được sóng (+), nếu
chiều dòng điện càng song song với chiều chuyển đạo thì sóng dương ghi được sẽ
càng lớn.
2. Chiều dòng điện rời xa cực (+) của chuyển đạo sẽ ghi được sóng (-), nếu
chiều dòng điện càng song song với chiều chuyển đạo thì sóng âm ghi được sẽ càng
sâu.



15
3. Chiều dòng điện vuông góc chiều chuyển đạo sẽ không ghi được sóng.
4. Không có dòng điện, không ghi được sóng.
Ngoài ra cũng cần lưu ý: khối cơ tim càng lớn thì biên độ sóng sẽ càng cao.











Nguyên lý 1 Nguyên lý 2








Nguyên lý 3 Nguyên lý 4

Hình 3. Các nguyên lý ghi điện tâm đồ
3. PHƯƠNG TIỆN DỤNG CỤ
- Máy đo ECG: có nhiều thế hệ do các hãng khác nhau sản xuất với loại một
cần, ba cần hay sáu cần. Các loại máy hiện nay đều có chương trình tự điều
chỉnh biên độ và phân tích kết quả tự động.
- Giấy ghi điện tim: là loại giấy nhiệt với khổ giấy phù hợp cho từng loại máy.
Trên giấy có chia thành các ô vuông lớn, mỗi ô vuông lớn lại được chia thành
25 ô vuông nhỏ với cạnh 1mm.
- Gel dẫn điện (nếu không có có thể sử dụng cồn hoặc nước muối sinh lý).
- Bông, cồn.

- Giấy hoặc khăn lau và khay hạt đậu
4. KỸ THUẬT GHI ĐIỆN TÂM ĐỒ
4.1. Chuẩn bị phương tiện và bệnh nhân
- Máy đo ECG với đầy đủ các điện cực, nối với nguồn điện ổn định, có dây nối
đất. Nhập các thông tin về bệnh nhân vào máy nếu máy có phần mềm xử lý.
- Bệnh nhân được giải thích đầy đủ, an tâm hợp tác. Cho bệnh nhân nghỉ ngơi
và không dùng các chất kích thích trước khi đo.
Chi
ều chuyển
Vector đi
ện tim




16
- Bỏ tất cả các vật dụng kim loại trên người. Nằm thoải mái, thả lỏng, không cử
động, nhắm mắt như đang ngủ. Tốt nhất không dùng giường bằng kim loại và
tránh xa các nguồn điện dân dụng.
- Bộc lộ vùng ngực, cổ tay, cổ chân, làm sạch các vùng này bằng cồn và bôi gel
lên trên da ở các vị trí mắc điện cực (tránh mắc điện cực lên những vùng da
nằm trên nền xương).
4.2. Mắc các chuyển đạo
Mắc các điện cực đảm bảo đúng vị trí và tiếp xúc tốt với da theo các qui ước
về màu sắc:
- Các điện cực ngoại biên:
+ Màu đỏ: cổ tay phải
+ Màu vàng: cổ tay trái
+ Màu xanh lá cây: cổ chân trái
+ Màu đen: cổ chân phải (dây nối đất để chống nhiễu)

- Các điện cực trước tim: từ V
1
-V6 sẽ có màu sắc theo thứ tự đỏ, vàng, xanh,
nâu, đen, tím.
4.3. Vận hành máy đo ECG
Tùy theo loại máy sẽ có các bước vận hành khác nhau (tự động hoặc điều
chỉnh bằng tay), tuy nhiên phải đảm bảo:
- Có các thông số:
+ Vận tốc kéo giấy của máy thông thường là 25mm/s.
+ Test milivolt: cho dòng điện 1mV chạy qua máy sẽ ghi được test dưới dạng
1 dao động có các góc vuông.
- Ghi đầy đủ 12 chuyển đạo (chú ý tránh đánh dấu và viết tên nhầm các chuyển
đạo nếu máy không tự động ghi).
4.4. Phân tích ECG

Hình 4. Hình ảnh ECG ghi được ở chuyển đạo V
2
và V
3

Phân tích ECG gồm nhiều bước:
4.4.1. Hành chánh
- Tên, tuổi, giới tính, thể trạng.
- Chẩn đoán lâm sàng.
- Đã điều trị thuốc gì.
- Đã làm xét nghiệm gì.
Test
milivolt





17
4.2. Kỹ thuật ghi ECG
- Chất lượng đường ghi:
+ Không mắc lộn dây khi sóng P ở D
I
>0. Nếu P ở D
I
<0 có khả năng mắc
lộn dây hoặc đảo ngược phủ tạng.
+ Máy chính xác khi test milivolt tạo thành các góc vuông là máy chính xác.
+ Không bị nhiễu khi đường ghi không bị răng cưa.
- Test milivolt:
+ Test N khi test cao 10mm.
+ Test N/2 khi test cao 5mm, khi đọc biên độ phải nhân 2.
+ Test 2N khi test cao 20mm khi đọc phải chia 2.
- Vận tốc kéo giấy: 25mm/s  1mm (1 ô) = 0,04s.
4.3. Nhịp
- Nhịp xoang:
+ Luôn có sóng P đi trước QRS.
+ PR không thay đổi trên cùng một chuyển đạo và có độ dài bình thường
0,11-0,20s.
+ P luôn luôn (+) ở D
I
, D
II
, aVF, V
5
, V

6
và luôn luôn âm ở aVR.
- Nhịp không xoang: nếu không đạt các tiêu chuẩn trên, có nhiều kiểu rối loạn
nhịp khác nhau.
4.4. Tần số
- Tần số đều hay không đều: tần số đều khi các khoảng RR bằng nhau hoặc
chênh lệch nhau không quá 0,16s do thở.
- Tính tần số tim trong 1 phút:
+ Nếu tần số đều:
300 60
Tần số (lần/phút) = =
RR (số ô lớn) RR (giây)
+ Nếu tần số không đều:
. Nhĩ thất còn liên hệ: ghi một đoạn ECG. Đếm số sóng R/10s x 6
. Nhĩ thất không liên hệ (Ví dụ block A-V độ III): xác định tần số nhĩ, tần số
thất riêng.
4.5. Trục điện tâm đồ
Các lực điện học của tim là những vectơ có độ lớn, phương và hướng riêng.
Người ta biểu diễn chúng bằng những mũi tên gọi là vectơ: độ dài biểu hiện sự khác
biệt về điện thế, phương biểu hiện phương của đường thẳng mà trên đó hiện ra độ
sai biệt điện thế lớn nhất, hướng là hướng lan truyền sóng kích thích. Trục điện
trung bình của các lực điện tim khác nhau trong lúc khử cực và tái cực có thể được
tính dựa trên các chuyển đạo ở chi và tam giác Einthoven.
- Vẽ trục ECG: chọn 2 trong 3 chuyển đạo chuẩn (D
I
, D
II
, D
III
), tính tổng đại số

của phức bộ QRS. Vẽ các vectơ tương ứng lên tam giác Einthoven hoặc tam
trục kép Bayley, kẻ các đường vuông góc từ đó có thể vẽ được vectơ trục điện
tim.



18

Hình 5. Tam giác Einthoven và tam trục kép Bayley để vẽ trục ECG
- Tính góc : góc  là góc tạo bởi đường thẳng nằm ngang (D
I
) và trục điện tim
trong mặt phẳng trán
+ Tính chính xác: dựa vào hình học phẳng và lượng giác để tính góc .
+ Tính nhanh: ước lượng góc  dựa vào đường vuông góc hoặc phân giác.

Hình 6. Sơ đồ vòng tròn ngoại tiếp tam giác Einthoven để xác định góc


- Kết luận trục:
+ Trục điện tim bình thường:
Trục trung gian : 0
0
   +90
0

+ Trục điện tim bất thường:
+ Trục lệch trái : 0
0
   -90

0

+ Trục lệch phải : +90
0
   +180
0

+ Trục vô định : -90
0
   -180
0

4.6. Tư thế điện học của tim
ECG có thể giúp xác định các tư thế điện học của tim như tư thế đứng hay
nằm, quay phải hay quay trái, mỏm tim ra trước hay ra sau.



19
4.7. Phân tích các sóng, đoạn, khoảng
Sóng là một dao động trên ECG, đoạn là một đoạn thẳng không đi qua sóng,
khoảng là một khoảng cách đi qua sóng. Phân tích 3 nội dung: hình dạng, thời gian
và biên độ.

Hình 7. Các sóng, đoạn, khoảng trên ECG
4.7.1. Sóng P
Sóng P là sóng khử cực hai tâm nhĩ. Bình thường:
- Hình dạng: sóng tròn, đôi khi có móc hay hai pha.
- Thời gian: ≤0,11s (phải đo trong chuyển đạo chuẩn có sóng P biên độ lớn nhất,
thường là D

II
).
- Biên độ: ≤ 2mm.
Sóng P luôn luôn (+) ở DI, DII, aVF.
(-) ở aVR
(+) hoặc (-) ở DIII, aVL
.
4.7.2. Khoảng PR (hay PQ)
Khoảng PR là thời gian dẫn truyền xung động từ nhĩ xuống thất. Khoảng PR
được tính từ đầu sóng P đến bắt đầu phức bộ QRS.
Bình thường khoảng PR có thời gian 0,18s, thay đổi từ 0,11 - 0,20s tùy nhịp
tim, nhịp tim nhanh PR ngắn lại, nhịp tim chậm PR dài ra.
Ví dụ: Nhịp tim 150 lần/phút, PR = 0,20s  bệnh lý.
Nhịp tim 60 lần/phút, PR = 0,20s  bình thường.



20
4.7.3. Phức bộ QRS
Phức bộ QRS là phức hợp sóng khử cực 2 tâm thất. Qui ước gọi tên: sóng Q
là sóng (-) đầu tiên trước sóng (+) đầu tiên; sóng R là sóng (+) đầu tiên, các sóng
dương sau đó: R’, R’’, R’’’ ; sóng S là sóng (-) sau sóng (+); sóng dạng QS khi
không có sóng (+) chỉ có sóng (-). Nếu biên độ sóng <5mm: q, r, s; nếu > 5mm: Q,
R, S. Trục QRS chính là trục ECG.
- Hình dạng: nhọn hẹp.
- Thời gian:
+ Thời gian chung cho cả QRS: 0,06 - 0,1s (thường 0,07s).
+ Thời gian của riêng sóng Q nếu có <0,04s.
+ Nhánh nội điện (V.A.T) là thời gian dẫn truyền xung động từ nội tâm mạc
ra ngoại tâm mạc. V.A.T được tính từ đầu phức bộ QRS đến đỉnh sóng (+) cuối

cùng. Giá trị bình thường:
V.A.T (P): <0,035s (V
1
, V
2
)
V.A.T (T): <0,045s (V
5
, V
6
)

- Biên độ:
+ Ở các chuyển đạo chuẩn: <20mm và >5mm.
+ Ở các chuyển đạo trước tim: đi từ V
1
đến V
6
sóng R cao dần, sóng S nông
dần, sóng Q chỉ xuất hiện ở tim trái và rất nhỏ. Tỷ số R/S <1 là tim phải, =1 là
vùng chuyển tiếp (hoặc trước chuyển đạo có sóng Q), >1 là tim trái.











Hình 8. Sự biến đổi QRS ở các chuyển đạo trước tim
+ Tính chỉ số Sokolov-Lyon: R(V
5
) hay R(V
6
) + S(V
1
) hay S(V
2
)  35mm.
+ Biên độ sóng Q: 1-2mm (<1/4R đi sau).
4.7.4. Điểm J
Là điểm gặp giữa phần cuối của sóng QRS và đường đẳng điện. Bình thường
điểm này nằm trên đường đẳng điện hoặc hơi chênh về cùng phía với sóng T, nhưng
không được quá 1mm so với đoạn PR trước đó. Điểm J là điểm bắt đầu của đoạn
ST.
4.7.5. Đoạn ST
Đoạng ST được tính từ điểm J đến bắt đầu sóng T.
- Hình dạng: mềm mại, dốc lên, tiếp xúc với sóng T không tạo góc.
- Biên độ: nằm trên đường đẳng điện hoặc hơi chênh:



21
+ Chênh lên: < 1mm ở chuyển đạo ngoại biên.
< 2mm ở chuyển đạo trước tim.
+ Chênh xuống: <0,5mm ở tất cả các chuyển đạo.
4.7.6. Sóng T
Sóng T là sóng tái cực hai tâm thất. Bình thường:

- Hình dạng: sóng tù đầu, rộng, không cân xứng, chiều lên thoai thoải, chiều
xuống dốc.
- Thời gian: thường không xác định được vì không rõ điểm bắt đầu, được tính
gián tiếp qua khoảng QT.
- Biên độ: biên độ thấp và tỷ lệ với QRS, thay đổi từ 1 - 4mm và cùng hướng
với QRS. Từ V
1
 V
6
, sóng T phải chuyển từ (-) sang (+).
4.7.7. Khoảng QT
Khoảng QT là thời gian tâm thu điện học. Khoảng QT được tính từ đầu phức
bộ QRS đến hết sóng T.
Bình thường thời gian của khoảng QT thay đổi tỷ lệ nghịch với tần số tim.
QT còn phụ thuộc vào giới tính.
Ví dụ: ở tần số tim là 80lần/phút, QT= 0,34s ± 0,04s
4.7.8. Sóng U
Sóng U chưa biết rõ cơ chế, thường xuất hiện ở V
2
và V
3
.
- Hình dạng: dẹp.
- Thời gian: nhỏ.
- Biên độ: 1 - 2mm, cùng chiều với sóng T.
5. ỨNG DỤNG
Điện tâm đồ là một thăm dò chức năng thường được sử dụng trong chẩn
đoán các bệnh về tim mạch, ngoài ra còn dùng để theo dõi ảnh hưởng của một số
ion và thuốc trên tim. Qua điện tâm đồ có thể chẩn đoán được các hội chứng:
- Hội chứng rối loạn về hình dạng sóng:

+ Tăng gánh: dày nhĩ, dày thất.
+ Bệnh mạch vành: thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim.
- Hội chứng rối loạn về dẫn truyền:
+ Dẫn truyền chậm: block xoang nhĩ, block nhĩ thất, block nhánh, block phân
nhánh.
+ Dẫn truyền nhanh: hội chứng kích thích sớm như W.P.W, L.G.L.
- Hội chứng rối loạn về tạo nhịp:
+ Rối loạn nhịp xoang
+ Ngoại tâm thu
+ Nhịp nhanh
+ Cuồng
+ Rung







22
TÁC DỤNG CỦA INSULIN ĐƯỜNG HUYẾT

* Mục tiêu: sau khi học xong bài này sinh viên có thể:
1. Trình bày được các đặc điểm về đường huyết.
2. Mô tả và giải thích được các biểu hiện của thỏ khi bị hạ đường huyết.

1. ĐẠI CƯƠNG
Insulin là một hormon do tuyến tụy bài tiết có tác dụng làm hạ đường huyết.
Ngoài ra insulin còn có tác dụng trên tổng hơp và dự trữ lipid, protein của cơ thể.
Thực nghiệm được tiến hành để gây hạ đường huyết trên thỏ bằng insulin.

- Nồng độ glucose máu bình thường là 75-110mg/dL, khi glucose máu
<70mg/dL được gọi là hạ đường huyết nhưng triệu chứng hạ đường huyết chỉ xuất
hiện khi glucose máu <45-50mg/dL. Hạ đường huyết phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như tuổi, giới, nguyên nhân, cơ địa.
- Điều hòa đường huyết:
+ Hệ thống làm tăng đường huyết: GH, T
3
-T
4
, glucagon, cortisol,
catecholamin, thần kinh giao cảm.
+ Hệ thống làm giảm đường huyết: insulin, thần kinh phó giao cảm.
- Diễn biến của đường trong cơ thể:
(+)
Ăn   Hệ thống làm tăng đường huyết:
chuyển glucose thành glycogen ở gan




Hệ thống làm giảm đường huyết:
chuyển glycogen thành glucose
và tân tạo đường ở gan

- Đặc điểm sử dụng đường của cơ thể: cơ thể tiêu thụ đường với mục đích
chính là để tạo năng lượng, tốc độ sử dụng là 2mg/kg/phút. Mô não là một mô tiêu
thụ đường rất đặc biệt, có 4 đặc điểm sử dụng đường của mô não:
+ Hấp thu đường không cần insulin.
+ Hầu như chỉ sử dụng đường để tạo năng lượng mà không sử dụng các dạng
sinh năng khác.

+ Chỉ chuyển hóa đường theo con đường hiếu khí.
+ Tiêu thụ 50% lượng đường có trong máu và mỗi ngày phải cung cấp cho
mô não 100g glucose.
2. NGUYÊN TẮC
Tiêm insulin vào tĩnh mạch rìa tai của thỏ, insulin sẽ gây hạ đường huyết làm
thỏ xuất hiện những triệu chứng của hạ đường huyết.

Glucose máu


Glucose máu 



23
3. PHƯƠNG TIỆN DỤNG CỤ VÀ ĐỘNG VẬT THÍ NGHIỆM
3.1. Phương tiện
- 1 chuồng nhốt thỏ rộng.
- Bơm tiêm 10 ml, bông
- Máy thử đương huyết cá nhân.
3.2. Hóa chất
- Insulin thường (Insulin ordinaire, regular insulin): bảo quản lạnh.
- Dung dịch Glucose ưu trương 30 - 40%.
3.3. Động vật thí nghiệm
Thỏ nặng trên 2Kg
4. THỰC NGHIỆM
4.1. Bước 1: quan sát trước thí nghiệm.
- Thả thỏ trong chuồng.
- Sinh viên quan sát thỏ trước thí nghiệm, xét nghiệm đường huyết và ghi
nhận lại các chỉ tiêu.

4.2.Bước 2: tiêm insulin.
- Tiêm vào tĩnh mạch rìa tai thỏ 10 UI Insulin
4.3. Bước 3: quan sát thỏ sau tiêm insulin
- Thả thỏ trong chuồng.
- Sinh viên quan sát thỏ và ghi nhận lại các chỉ tiêu. Diễn biến của thỏ gồm 2
giai đoạn.
4.4. Bước 4: Tiêm glucose ưu trương
Khi thấy thỏ có biểu hiện co giật toàn thân, tiến hành đo đường huyết lần 2
và tiêm glucose ưu trương 10 - 20 ml vào tĩnh mạch rìa tai.
4.5. Bước 5: quan sát thỏ sau tiêm glucose ưu trương
Sinh viên quan sát, ghi nhận và giải thích hiện tượng sau khi tiêm.
* Các chỉ tiêu yêu cầu quan sát: quan sát trước khi tiêm insulin, sau khi tiêm
insulin (2 giai đoạn) và sau khi tiêm glucose 30%
- Tri giác: tỉnh táo, lơ mơ, hay hôn mê.
- Tai thỏ: vênh hay cụp, ấm hay lạnh.
- Đồng tử: bao nhiêu mm.
- Vận động: nhanh nhẹn, chậm chạp hay nằm yên.
- Đáp ứng với kích thích: nhanh nhậy, chậm chạp hoặc không đáp ứng.
- Tính háu ăn: ăn hay không ăn và nếu ăn thì ăn gì?
- Nhịp tim: bao nhiêu lần/phút.
- Hô hấp: bao nhiêu lần/phút.
- Xét nghiệm đường huyết: bao nhiêu mg/dL.
- Niêm mạc: hồng hào, nhợt nhạt hay tím tái.
- Trương lực cơ: cứng, chắc hay mềm.
- Định hướng với âm thanh: chính xác hay chậm chạp, không đáp ứng.







24
XÉT NGHIỆM THỬ THAI
(Pregnancy test)

* Mục tiêu: sau khi học xong bài này sinh viên có thể:
1. Trình bày được nguồn gốc, bản chất, tác dụng và sự thay đổi nồng độ
HCG trong thai kỳ.
2. Trình bày được các nguyên lý làm xét nghiệm thử thai.
3. Thực hiện được kỹ thuật xét nghiệm thử thai.
4. Phân tích được kết quả xét nghiệm thử thai.
5. Trình bày được các ứng dụng của xét nghiệm thử thai.

1. ĐẠI CƯƠNG
Xét nghiệm thử thai là xét nghiệm đánh giá sự tồn tại của HCG trong mẫu
thử từ đó gián tiếp chẩn đoán có thai.
Ở người phụ nữ khi trứng rụng, nếu gặp tinh trùng sẽ thụ thai và trở thành
trứng thụ tinh. Trứng thụ tinh di chuyển vào buồng tử cung và sau đó đậu vào niêm
mạc tử cung để làm tổ, các tế bào lá phôi (trophoblast cells) phát triển trên khắp bề
mặt của phôi bào và xâm lấn vào nội mạc tử cung (uterine endometrium) tăng sinh
nhanh chóng, làm nền tảng để thành lập nhau thai (placenta), cung cấp dinh dưỡng
cho thai. Tế bào lá phôi hợp bào bài tiết một hormon là HCG (Human Chorionic
Gonadotropin):
- Bản chất, tác dụng: là một glycoprotein có cấu trúc và chức năng giống LH, ít
tác dụng giống FSH của tuyến yên. Chức năng chính của HCG là ngăn ngừa
sự thoái triển bình thường của hoàng thể (dinh dưỡng hoàng thể) khi mang
thai trong 3-4 tháng đầu thai kỳ.
- Nồng độ HCG trong thai kỳ:

Hình 1. Sự thay đổi nồng độ HCG trong thai kỳ

+ HCG bắt đầu xuất hiện trong máu khoảng 8 - 9 ngày sau khi thụ thai và xuất
hiện trong nước tiểu khoảng sau 14 ngày.
+ Nồng độ HCG sẽ tăng nhanh chóng và đạt mức tối đa khoảng 10 - 12 tuần
sau khi thụ thai.



25
+ Sau đó nồng độ HCG giảm xuống ở tuần 16 - 20 và duy trì ở mức này cho
đến lúc sanh.
Có nhiều phương pháp xét nghiệm thử thai, trong bài này trình bày 2 phương
pháp là phương pháp xét nghiệm thử thai trên thỏ (Predman Brauha) và phương
pháp miễn dịch bằng que thử thai.
2. NGUYÊN LÝ XÉT NGHIỆM
Nguyên lý của xét nghiệm thử thai là đi tìm HCG trong mẫu thử.
2.1. Phương pháp xét nghiệm thử thai trên thỏ
HCG có tác dụng giống LH, ít tác dụng giống FSH nên khi lấy nước tiểu hay
huyết thanh của người phụ nữ nghi có thai tiêm vào máu của con thỏ cái có thể gây
hiện tượng trứng chín và rụng từ đó có thể kết luận có hay không có HCG trong
mẫu thử suy ra người phụ nữ có hay không có thai.
2.2. Phương pháp xét nghiệm thử thai miễn dịch
HCG là một glycoprotein nên có tính kháng nguyên, lấy nước tiểu hay huyết
thanh của người phụ nữ nghi có thai trộn với kháng huyết thanh thỏ (anti-HCG) có
thể gây phản ứng ngưng kết từ đó có thể kết luận có hay không có HCG trong mẫu
thử suy ra người phụ nữ có hay không có thai.
3. PHƯƠNG TIỆN DỤNG CỤ
- Cốc đựng nước tiểu, khay hạt đậu
- Phương pháp xét nghiệm thử thai trên thỏ:
+ Thỏ cái, nặng khoảng 1,5-2 kg đã nuôi cách ly tuyệt đối với thỏ đực 1
tháng. Thỏ cái có đặc điểm sinh học là trứng chỉ có thể chín và rụng khi khi có sự

giao cấu hoặc khi nhìn và nghe thấy tiếng thỏ đực. Để đảm bảo không có hiện tượng
trứng chín và rụng do đặc điểm sinh học tự nhiên có thể mổ để thám sát trước khi
tiến hành xét nghiệm.
+ Bàn mổ và dụng cụ mổ.
+ Kim, ống tiêm.
- Phương pháp xét nghiệm thử thai miễn dịch: bộ thử thai gồm:
+ Que thử thai nhanh (One step Quickstick): trên que có sẵn anti-HCG và chất
chỉ thị màu. Tạo anti-HCG bằng cách tiêm HCG nhiều lần cho thỏ, huyết thanh của
máu thỏ sẽ xuất hiện anti-HCG. Lấy huyết thanh tách anti-HCG và điều chế que
thử.
+ Cốc nhựa.
4. KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM THỬ THAI
4.1. Lấy mẫu thử
Lấy máu tách huyết thanh hoặc lấy nước tiểu của người phụ nữ cần thử, khi
lấy cần lưu ý về thời gian xuất hiện của HCG theo từng loại mẫu bệnh phẩm. Khi
lấy nước tiểu nên lấy vào buổi sáng sớm, lấy nước tiểu giữa dòng. Mẫu thử nếu
chưa làm xét nghiệm ngay cần được bảo quản lạnh, khi làm xét nghiệm phải để trở
về nhiệt độ thường và lắc đều.
4.2. Phương pháp xét nghiệm thử thai trên thỏ
- Tiêm 5 - 10 ml nước tiểu (hay huyết thanh) của người phụ nữ cần thử vào tĩnh
mạch vành tai thỏ.

×