Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Ke hoach phoi hop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.96 KB, 6 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẬN SƠN TRÀ
TRƯỜNG TH QUANG TRUNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Mân Thái, ngày 15 tháng 09 năm 2015

Số:…../KH-QT

KẾ HOẠCH
Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường giáo dục đạo đức học
sinh, tăng cường đảm bảo an ninh trường học
Năm học 2015-2016
--------- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của nhà trường, của GVCN,của các tổ
chức trong nhà trường được quy định trong Luật giáo dục, trong Điều lệ các
trường phổ thông, kế hoạch năm học 2015 - 2016 của Phòng GD&ĐT quận Sơn
Trà.
- Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ năm học 2015 - 2016 .
- Nay Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp các lực
lượng trong và ngoài nhà trường giáo dục đạo đức học sinh, tăng cường đảm bảo
an ninh trường học năm học 2015 - 2016 như sau:
I. Mục đích yêu cầu
Thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo toàn diện học sinh trong
nhà trường bậc trung học phổ thơng Nâng cao vai trị, trách nhiệm của từng giáo
viên làm công tác chủ nhiệm lớp đặc biệt trong cơng tác tìm hiểu, nắm bắt hồn
cảnh học sinh; tư vấn kịp thời cho học sinh. Tổ chức thi đua tích cực giữa các
khối lớp, giữa các giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả quản lí và giáo
dục học sinh. Tổ chức phối hợp giữa Nhà trường, Đồn TN, Hội LHTN, Cơng
Đồn, GVCN, Ban nề nếp, phụ huynh học sinh trong công tác giáo dục học sinh,


phối hợp giữa nhà trường với các xã, phường thị trấn và các lực lượng ngồi nhà
trường để tăng cường cơng tác đảm bảo an ninh trật tự và quản lý học sinh.
II. Các nội dung, kế hoạch trong công tác phối hợp
1. Ban giám hiệu nhà trường:
- Cử 01 phó hiệu trưởng phụ trách học sinh, phụ trách Ban thi đua để tổ
chức phối hợp các lực lượng trong nhà trường bao gồm: Ban nề nếp, Đội TNTP
Hồ Chí Minh, Đồn TN, Hội 2 LHTN, Cơng đồn, GVCN và bộ phận bảo vệ
giáo dục và quản lý học sinh, đảm bảo an ninh trường học.


- Tổ chức kí cam kết xây dựng "Trường học an toàn về ANTT" giữa các
lớp học, các chi đội, gắn với từng học sinh, kí cam kết về ATGT, phòng chống
ma túy, tệ nạn xã hội, chấp hành pháp luật, quy định của nhà trường.
- Thông báo cho phụ huynh các trường hợp học sinh thường xuyên vi
phạm nề nếp, vắng học không lý do hoặt hay cúp tiếp, bỏ giờ để có biện pháp
phối hợp giáo dục và quản lý học sinh.
- Các trường hợp học sinh bị xử lý kỷ luật, BGH nhà trường gửi thông
báo các quyết định kỷ luật về địa phương và phụ huynh.
- Cơ cấu thành phần Ban đại diện cha mẹ học sinh toàn trường trên nhiều
địa bàn để thuận tiện trong việc liên lạc với PHHS, với địa phương để phối kết
hợp giáo dục và quản lý học sinh. Thường xuyên chỉ đạo GVCN, bộ phận nề
nếp, ban thi đua của nhà trường thực hiện tốt các nội dung, kế hoạch để quản lý
và giáo dục học sinh:
a) Đối với giáo viên chủ nhiệm:
- Xây dựng được cơ cấu tổ chức lớp khoa học, có đội ngũ cán bộ lớp liên
kết chặt chẽ với cán bộ Đoàn, tạo được sức sống mạnh mẽ, có khả năng tổ chức,
có sức thuyết phục. Có hồ sơ quản lí học sinh khoa học, cụ thể, rõ ràng, chính
xác.
- Tổ chức Hội nghị PHHS ngay từ đầu năm học để thông báo kế hoạch
của nhà trường trong năm học, thống nhất với PHHS về biện pháp và kế hoạch

phối hợp giữa nhà trường GVCH và PHHH để giáo dục học sinh, khi bầu ban
đại diện cha mẹ học sinh cần cơ cấu thành phần trên các địa bàn trọng điểm, có
đơng học sinh để thuận tiện cho việc theo dõi quản lý và giáo dục học sinh.
- Có kế hoạch phổ biến chi tiết cho học sinh và trình bày trong đại hội Hội
cha mẹ học sinh đầu năm.
- Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ mối quan hệ giữa GVCN và PHHS.
GVCN có kế hoạch nắm bắt, tìm hiểu nắm rõ hồn cảnh của các em học sinh,
đạc biệt là các học sinh cá biệt để có biện pháp giáo dục phù hợp. Tìm hiểu các
học sinh nghèo, học sinh có hồn cảnh đặc biệt, biết vận dụng mọi điều kiện,
khả năng giúp đỡ học sinh, tránh hiện tượng thờ ơ, vô cảm. Hàng tháng ban đại
diện cha mẹ học sinh đến tham gia sinh hoạt lớp để nghe thơng báo tình hình của
lớp đồng thời phối hợp với GVCN, PHHS để phối hợp giáo dục và quản lý các
học sinh
- Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa GVCN với học sinh, giữa học sinh
với học sinh trên tinh thần hiểu biết, lắng nghe, thông cảm, chia sẻ, định hướng
đúng chuẩn mực.


- Thực hiện đầy đủ và đúng theo kế hoạch của Ban thi đua, kế hoạch chủ
nhiệm của nhà trường và xây dựng kế hoạch riêng của cá nhân cho phù hợp với
lớp chủ nhiệm. Tích cực phối hợp với Ban thi đua, với Liên đội và Cơng đồn
nhà trường trong việc tổ chức thi đua và quản lý giáo dục học sinh.
-Xây dựng các tiêu chí thi đua và tổ chức thi đua phù hợp với đặc điểm,
điều kiện của lớp chủ nhiệm đồng thời thường xuyên khuyến khích được tinh
thần phấn đấu vượt lên của học sinh. Tổ chức tập thể lớp có tinh thần và động cơ
tích cực tham gia tất cả các phong trào thi đua trong nhà trường.
- Xây dựng uy tín với học sinh, với đồng nghiệp, với cha mẹ học sinh và
xã hội về chuyên môn, nghiệp vụ. Tư cách đạo đức, tác phong sư phạm mẫu
mực trong sinh hoạt Không được làm giảm niềm tin, mất uy tín, danh dự của
nhà trường trước xã hội về chuyên môn, nghiệp vụ và tư cách đạo đức, tác

phong sinh hoạt của cá nhân.
- Nhận định, đánh giá chính xác học sinh. Xếp loại hạnh kiểm học sinh
đúng tinh thần tập trung dân chủ, công khai, đúng quy trình, hợp tác, tuyệt đối
khơng bỏ qua giai đoạn.
- Phối hợp với Ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đồn, giáo viên bộ mơn
và các tổ chức, cá nhân có liên quan để bình, xếp hạnh kiểm cho học sinh lớp
mình vào tiết sinh hoạt tuần cuối tháng, lưu trữ làm cơ sở để xếp loại hạnh kiểm
của học sinh cuối kỳ, cuối năm.
b) Đối với ban Thi Đua:
Tổ chức các phong trào thi đua theo từng chủ để chủ điểm, phối kết hợp
với Đoàn TN, Hội LHTN, Ban nề nếp để tổ chức các phong trào thi đua trong
năm học. Hàng tháng, Ban thi đua báo cáo với Hiệu trưởng về kết qủa thi đua
của các lớp, các trường hợp học sinh thường xuyên vi phạm để thông báo về địa
phương, kịp thời nhắc nhở, kiểm điểm các GVCN làm tốt vai trò trách nhiệm
của mình.
c) Đối với Ban nề nếp:
Triển khai cơng tác trực quản học sinh hằng ngày, quản lý hồ sơ theo dõi
học sinh, cập nhật đầy đủ, đúng thời gian, vụ việc đúng tên học sinh vào sổ theo
dõi học sinh để làm cơ sở xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối mỗi học kỳ .
Tăng cường kiểm tra bên ngoài phòng học, trực trước cổng trường, phát
hiện và ghi nhận đầy đủ các trường hợp học sinh vi phạm.
Phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lí, giáo dục
học sinh. Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ các học sinh vi phạm nội quy có hệ


thống sau khi GVCN đã làm việc với phụ huynh mà học sinh chưa tiến bộ hoặc
các học sinh vi phạm các lỗi nghiêm trọng.
Phối hợp với Đoàn thanh niên trong công tác giáo dục động cơ, thái độ, ý
thức học tập-rèn luyện.
Hàng tuần, phối hợp với BCH Đoàn trường thống kê số liệu cụ thể về các

trường hợp học sinh vi phạm nội quy, nề nếp, học sinh chậm tiến để dán ở bảng
thông báo của trường, đề xuất hướng xử lí và báo cáo với lãnh đạo nhà trường .
Nắm bắt thông tin về học sinh cá biệt, có biện pháp để ngăn chặn kịp thời
các vụ gây rối, đánh nhau trong và ngoài trường. Báo cáo, phối hợp Ban
HĐNGLL, Liên đội để tổ chức giáo dục học sinh, thông qua tuyên truyền tư
tưởng hoặc phạt lao động phù hợp đúng người, đúng tội.
2. Công tác phối hợp với BCH Đoàn trường:
Ban giám hiệu tạo điều kiển về mọi mặt: Cơ sở vật chất, kinh phí, huy
động các lực lượng để tạo điều kiện tối đa cho BCH Đoàn trường, Hội LHTN tổ
chức các hoạt động trong năm học.
Xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với nhu cầu chính đáng của học
sinh, phù hợp với điều kiện thực tế và kế hoạch của nhà trường, phù hợp tình
hình địa phương và chỉ đạo của các cấp bộ đoàn.
Tạo các phong trào thi đua hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng học tập,
rèn luyện kỹ năng sống.
Quan tâm bồi dưỡng cho học sinh nhận thức đúng đắn nét đẹp văn hóa
học đường. Phải tạo sự đột phá trong công tác thi đua học tốt giữa các học sinh,
giữa các chi đoàn, giữa các lớp.
Xây dựng và phổ biến thống nhất trước hội đồng giáo dục về nội quy học
sinh, thang điểm thi đua học sinh, cách tính điểm thi đua học sinh và tập thể lớp
vào đầu năm học.
Xây dựng đội ngũ Sao đỏ có khả năng làm việc tốt, có tinh thần tích cực
trong việc xây dựng trường lớp, có ý thức đấu tranh chống tiêu cực.
Cuối năm học, Liên đội trường tổ chức bàn giao HS về sinh hoạt hè ở địa
phương cho các đoàn Phường cơ sở.
3. Công tác phối hợp với BCH Công Đoàn trong quản lý, giáo dục học
sinh:
Tham gia xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tổ chức
các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể thao với các đơn vị.



Giữ mối liên lạc để phối hợp quản lý và giáo dục học sinh, đảm bảo an
ninh trật tự trường học. Cơng đồn thường xun chỉ đạo, nhắc nhở các cơng
đồn viên làm cơng tác chủ nhiệm lớp thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, tích
cực phối hợp với BGH kiểm tra đôn dốc, nhắc nhở giáo viên trong thực hiện
chuyên môn và trong công tác giáo dục học sinh. Các lớp có nhiều học sinh vi
phạm nề nếp, chưa tiến bộ trong thi đua, BCH cơng đồn có ý kiến phê bình,
nhắc nhở trong các buổi họp cơng đồn.
4. Cơng tác phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh:
Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện đầy đủ kế hoạch đã triển khai
trong hội nghị đầu năm học. Hàng tháng vào ngày thứ Bảy cuối tháng tổ chức
họp để nghe phản ánh về các hoạt động của nhà trường, thống nhất các nội dung,
biện pháp phối hợp với nhà trường trong công tác giáo dục học sinh phù hợp với
từng giai đoạn, thời kỳ và tình hình cụ thể trong năm học.
Ban đại diện của các thành viên đến sinh hoạt ở các tập thể lớp có học
sinh vi phạm, chậm tiến để cùng GVCN, phụ huynh học sinh của lớp phối hợp
giáo dục học sinh.
III. Tổ chức thực hiện
Các bộ phận, các tổ chức có liên quan và tồn thể giáo viên chủ nhiệm
căn cứ kế hoạch để triển khai thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ của
mình.
Hàng tháng GVCN tổng hợp tình hình lớp, những trường hợp cần sự phối
hợp giáo dục học sinh phải báo cáo cụ thể cho ban nề nếp, ban thi đua, lãnh đạo
nhà trường. Những trường hợp học sinh nghỉ học dài ngày GVCN phải tìm hiểu
và nắm rõ lí do, trường hợp học sinh có ý định bỏ học, GVCN phải nắm rõ
nguyên nhân, tìm mọi cách vận động để học sinh trở lại trường, chỉ để học sinh
bỏ học sau khi đã tích cực vận động và phải có ý kiến của cha mẹ học sinh (cần
lưu giữ ý kiến này trong hồ sơ chủ nhiệm).
Tổ chức thi đua cơng bằng, tích cực, tự giác, chống bệnh hình thức, nêu
gương tốt kịp thời, cảnh giác trước các hiện tượng chạy theo thành tích.

Tạo sân chơi hữu ích cho học sinh, mỗi hoạt động phải có sức cuốn hút và
khuyến khích nhiều học sinh tham gia. Cải tiến cơng tác quản lí hồ sơ theo dõi
học sinh, lập hồ sơ quản lý, theo dõi cho từng học sinh.
Tăng cường thực hiện tốt HĐGDNGLL theo hướng dẫn của cấp trên và
kế hoạch của chuyên môn về HĐGDNGLL đã thống nhất với giáo viên chủ
nhiệm.


Luôn đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong nhà
trường: BGH, Liên đội Đoàn TN, Cơng Đồn, GVCN, Ban nề nếp, phụ huynh
học sinh với các cơ quan, tổ chức xã hội trên địa bàn.
Trong q trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc đề xuất cải tiến
cho phù hợp với tình hình thực tế, các bộ phận liên quan báo cáo BGH để bàn
bạc.
Nơi nhận:
HIỆU TRƯỞNG
-

PGD&ĐT quận;(b/c)
HHĐĐ quận;(b/c)
Ubnd phường(p/h)
Công an phường(p/h)
Nhà trường (t/h)
Lưu: VT, TPT.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×