KINH TẾ - XÃ HỘI
THỰC TRẠNG KỸ NĂNG NHẬN BIẾT ĐỐI TƯỢNG GIAO TIẾP
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA SINH VIÊN
STATUS OF STUDENT’S SKILLS IN RECOGNIZING COMMUNICATION OBJECTS
IN ECONOMIC ACTIVITIES
Vũ Thị Nguyệt
Khoa Khoa học cơ bản, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Cơng nghiệp
Đến Tịa soạn ngày 26/05/2021, chấp nhận đăng ngày 12/08/2021
Tóm tắt:
Đối với hoạt động kinh tế, nhận biết đối tượng giao tiếp giúp cho chủ thể giao tiếp chủ động,
hiểu biết đối tượng tốt nhất để có kế hoạch thuyết phục, điều chỉnh nhằm tăng hiệu quả giao
tiếp. Kết quả nghiên cứu trên nhóm khách thể gồm 330 sinh viên bằng phương pháp phỏng
vấn phiếu và phân tích tình huống giả định về thực trạng và mức độ nhận biết đối tượng giao
tiếp cho thấy sinh viên tự đánh giá mức độ nhận thức của mình về đối tượng giao tiếp ở
mức khá cao (mức rất đầy đủ), (ĐTB = 2.15/3; ĐLC = 0.32). Trong các kỹ năng liên quan
đến nhận biết đối tượng giao tiếp thì những nội dung thuộc kỹ năng thu thập thông tin cá
nhân của đối tượng giao tiếp được sinh viên tự đánh giá cao hơn so với các nội dung thuộc
kỹ năng xác định mức độ hiểu biết của đối tượng giao tiếp và xác định mức độ quan tâm của
đối tượng giao tiếp. Việc tự đánh giá mức độ đầy đủ về các kỹ năng giúp sinh viên nhận biết
được chính mình, nhận biết những thuận lợi và hạn chế để học tập và tự rèn luyện kỹ năng
nhằm rút ngắn khoảng cách giữa môi trường học tập và thực tiễn xã hội.
Từ khóa:
Giao tiếp, kỹ năng giao tiếp.
Abstract:
For economic activities, knowing the object of communication helps the communicator to
proactively and best understand the object so as to have a persuasive plan and adjust it to
increase communication efficiency. The results of the study on a group of 330 students by
the method of questionnaire interviews and hypothetical situation analysis about the actual
situation and the level of awareness of the communication object showed that the students
self-assessed their awareness about communication objects at a fairly high level (very
complete level), (average rate = 2.15/3; LC = 0.32). Among the skills related to the
recognition of the communicative object, the content of the skill of collecting personal
information of the communicator is rated higher by the students than the content of the skill
of determining the level of understanding of the communicator and determining the level of
interest of the communicator. The self-assessment of the full level of skills helps students to
know themselves, recognize the advantages and limitations for learning and self-practice
skills in order to shorten the gap between the academic environment and social reality.
Keywords:
Communication, communication skills.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giao tiếp là hoạt động đặc trưng của con
người. Nhờ hoạt động giao tiếp mà con người
trao đổi được thơng tin, tư tưởng, tình cảm và
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ . SỐ 33 - 2022
tạo lập các mối quan hệ xã hội. Nhờ hoạt
động giao tiếp mà con người hiểu được nhau
và cùng nhau thống nhất ý chí, hành động.
Giao tiếp là hoạt động khơng thể thiếu được
87
KINH TẾ - XÃ HỘI
đối với con người và sự phát triển của xã hội.
Kỹ năng giao tiếp được hình thành trong quá
trình sống, học tập, rèn luyện của cá nhân,
trong quan hệ giữa con người với con người.
Kỹ năng giao tiếp là một phương tiện trong
hoạt động, giao tiếp để con người thể hiện
quan điểm, thái độ và giá trị xã hội của bản
thân. Đối với chủ thể trong hoạt động kinh tế,
kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp họ xây dựng
được mối quan hệ, nâng cao hiệu quả hoạt
động. Giao tiếp là thành phần cơ bản của hoạt
động kinh tế diễn ra khi các chủ thể kinh tế
tiến hành hợp tác, giao lưu và điều hành các
hoạt động. Trong hoạt động kinh tế, giao tiếp
là sự tiếp xúc, tác động, thương thuyết qua lại
lẫn nhau giữa chủ thể kinh tế gồm: các nhà
lãnh đạo, điều hành, chủ doanh nghiệp với đối
tác bằng việc sử dụng các phương tiện ngôn
ngữ và phi ngôn ngữ nhằm thực hiện các hoạt
động kinh tế.
Trong hoạt động kinh tế, nhận biết đối tượng
giao tiếp giúp cho chủ thể giao tiếp chủ động,
hiểu biết đối tượng tốt nhất để có kế hoạch
thuyết phục, điều chỉnh nhằm tăng hiệu quả
giao tiếp. Do vậy, nếu không nhận biết được
đối tượng giao tiếp hay đối tác của mình là ai,
trình độ học vấn, nhu cầu, quan điểm, thái độ,
sở thích của họ như thế nào thì việc giao tiếp,
thương thuyết khó được chấp nhận. Chủ thể
giao tiếp càng có hiểu biết sâu sắc, cụ thể về
đối tượng thì cơ hội thành cơng trong giao
tiếp càng lớn như cổ nhân đã từng dạy: "Biết
người biết ta, trăm trận trăm thắng". Bài viết
tập trung vào khảo sát thực trạng và phân tích
mức độ nhận biết đối tượng giao tiếp của sinh
viên trong hoạt động kinh tế bao gồm:
Thứ nhất, đó là kỹ năng thu thập các thơng tin
cá nhân của đối tác như: giới tính, tuổi đời,
trình độ học vấn của đối tượng giao tiếp; nghề
nghiệp, tính chất cơng việc của đối tượng giao
tiếp; mối quan hệ và địa vị xã hội của đối
88
tượng giao tiếp; mức độ hiểu biết của đối
tượng thuyết phục. Việc nhận biết và khai thác
được các thông tin cá nhân của đối tượng giao
tiếp sẽ là yếu tố quan trọng giúp quá trình
giao tiếp thành cơng, hiểu được nhu cầu, quan
điểm, chính kiến của đối tượng giao tiếp cũng
như những vấn đề liên quan tới nghề nghiệp,
trình độ học vấn, địa vị xã hội, kinh nghiệm
và vốn hiểu biết của họ.
Thứ hai, muốn sử dụng thông tin của đối
tượng giao tiếp hiệu quả, chủ thể giao tiếp hay
chủ thể kinh tế phải biết được trình độ hiểu
biết của đối tác, xác định xem đối tác có kiến
thức, hiểu biết xã hội ở mức độ nào, sở trường,
nhu cầu để lựa chọn nội dung, cách thức giao
tiếp phù hợp.
Thứ ba là kỹ năng xác định mức độ quan tâm
của đối tượng đối với nội dung giao tiếp. Sự
quan tâm của đối tượng là biểu hiện cụ thể
của nhu cầu, nguyện vọng, sở thích, thị hiếu,
thái độ, định hướng chính của đối tượng. Vì
thế, khi giao tiếp, chủ thể giao tiếp xác định
được những vấn đề mà đối tượng quan tâm sẽ
dự đoán được phương thức hành vi của họ.
Có thể nói kỹ năng nhận biết đối tượng giao
tiếp trong hoạt động kinh tế là tổ hợp những
biểu hiện của các nhóm kỹ năng: thu thập
thơng tin cá nhân, xác định mức độ hiểu biết,
xác định mức độ quan tâm của đối tượng giao
tiếp. Đây là quá trình nhận thức về đối tượng
giao tiếp, từ việc thu thập các thơng tin, sự
kiện bên ngồi đến việc phân tích, đánh giá
thái độ bên trong của đối tượng giao tiếp
nhằm lựa chọn nội dung, cách thức giao tiếp
cho phù hợp. Nghiên cứu này cũng giúp sinh
viên tự nhìn nhận về kỹ năng của bản thân,
lượng hóa được mức độ, khả năng nhận biết
đối tượng giao tiếp để từ đó học hỏi, tìm kiếm
và củng cố kỹ năng đồng thời cũng giúp các
nhà giáo dục định hướng cho sinh viên và
hình thành kỹ năng cho sinh viên một cách
thuần thục.
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ . SỐ 33 - 2022
KINH TẾ - XÃ HỘI
2. KHÁCH THỂ
NGHIÊN CỨU
VÀ
PHƯƠNG
PHÁP
Số
lượng
(N)
Tỷ lệ
%
25
7,6
Nghèo/cận
nghèo
17
5,2
Trung bình
283
85,8
Khá
giả/Giàu
11
3,3
Khơng trả lời
19
5,8
Có
84
25,5
Khơng
231
70,0
Khơng trả lời
15
4,5
Đặc điểm
STT
2.1. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
Không
lời
Đối tượng nghiên cứu, biểu hiện và mức độ
kỹ năng nhận biết đối tượng giao tiếp trong
hoạt động kinh tế.
Khách thể nghiên cứu, nghiên cứu được tiến
hành trên nhóm khách thể là sinh viên đang
theo học tại hai khoa (Khoa Kế tốn và Khoa
Tài chính Ngân hàng) thuộc Trường Đại học
Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp. Số lượng
mẫu gồm 330 sinh viên được lựa chọn theo
mẫu tiện lợi với các tiêu chí: giới tính, năm
học, nơi sinh, mức sống của gia đình. Số liệu
về khách thể được thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1. Thông tin chung về khách thể khảo sát
2
3
4
5
5
Tỷ lệ
%
Nam
34
10,3
Nữ
282
85,5
Khơng trả lời
14
4,2
22
1
0,3
21
2
0,6
20
8
2,4
19
310
93,9
Khơng trả lời
9
2,7
Nhất
319
96,7
Hai
1
0,3
Tư
1
0,3
Khơng trả lời
9
2,7
Kế tốn
219
66,4
Tài chính
ngân hàng
111
33,6
Nơng thơn
220
66,7
Thành thị
85
25,8
Khơng trả lời
25
7,6
Nơng thơn
220
66,7
Thành thị
85
25,8
Đặc điểm
STT
1
Số
lượng
(N)
Giới tính
Tuổi
Năm thứ
Khoa
Nơi sinh
Nơi sinh
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ . SỐ 33 - 2022
6
7
Mức
sống
Công
việc làm
thêm
trả
2.2. Phương pháp luận và phương pháp
nghiên
Phương pháp luận nghiên cứu, nghiên cứu
được tiến hành trên cơ sở một số nguyên tắc
phương pháp luận cơ bản trong tâm lý học xã
hội và tâm lý học quản trị kinh doanh như:
Tiếp cận hệ thống, con người là một thực thể
xã hội, hành vi của con người phải được xem
là kết quả của nhiều yếu tố khác nhau: yếu tố
chủ quan, yếu tố khách quan. Vì vậy, khi
nghiên cứu kỹ năng nhận biết đối tượng giao
tiếp trong hoạt động kinh tế phải nghiên cứu
trong mối quan hệ của nhiều yếu tố: yếu tố cá
nhân, tâm lý xã hội, yếu tố giáo dục, môi
trường xã hội…
Tiếp cận cơ sở lý thuyết hoạt động và giao
tiếp: Kỹ năng nhận biết đối tượng giao tiếp
trong hoạt động kinh tế được thực hiện thông
qua hoạt động nghề nghiệp. Việc nghiên cứu
kỹ năng nhận biết đối tượng giao tiếp trong
hoạt động kinh tế phải thông qua hoạt động,
khảo sát đánh giá kết quả hoạt động trong
hoạt động kinh tế.
Tiếp cận cơ sở của tâm lý học xã hội và tâm lý
học quản trị kinh doanh: về nguồn gốc thì tất
cả mọi hoạt động của con người và hiện tượng
89
KINH TẾ - XÃ HỘI
tâm lý đều có tính chất xã hội; tâm lý của cá
nhân ảnh hưởng đến tâm lý của tập thể và
ngược lại. Vì vậy, việc nghiên cứu kỹ năng
nhận biết đối tượng giao tiếp được xem xét
trong mối quan hệ của nhiều yếu tố tác động,
hoàn cảnh và những quy luật tâm lý đặc trưng
của nhóm xã hội.
Phương pháp nghiên cứu, trong nghiên cứu
này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu, đó
là tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên
quan về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận diện
đối tượng giao tiếp và các kỹ năng khác trong
giao tiếp như: kỹ năng thu thập thông tin cá
nhân của đối tượng giao tiếp; xác định mức độ
hiểu biết của đối tượng trong tình huống giao
tiếp; xác định mức độ quan tâm của đối tượng
trong tình huống giao tiếp và kỹ năng thuyết
phục đối tượng giao tiếp…
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Bảng
hỏi được thiết kế xây dựng theo dạng thang
Liker 3 mức độ và gán cho mỗi mức độ điểm
số (3 điểm = Rất đầy đủ; 2 điểm = Tương đối
đầy đủ; 1 điểm = Không biết cách). Thang đo
được thiết kế gồm các nội dung về kỹ năng
thu thập thông tin cá nhân của đối tượng giao
tiếp; xác định mức độ hiểu biết của đối tượng
trong tình huống giao tiếp; xác định mức độ
quan tâm của đối tượng trong tình huống giao
tiếp. Mỗi nội dung gồm nhiều mệnh đề khác
nhau để sinh viên tự đánh giá dựa trên nhận
thức của mình.
Phương pháp giải quyết các tình huống giả
định. Trong lớp học chúng tơi chia thành các
nhóm, sinh viên làm việc nhóm, xây dựng các
tình huống và thảo luận đưa ra cách giải quyết
tình huống.
Phương pháp thống kê tốn học. Để đảm bảo
tính khách quan, phiếu khảo sát sau khi thu
được sẽ mã hóa, làm sạch và xử lý bằng phần
90
mềm SPSS phiên bản 22.0.
Trong những phương pháp được sử dụng nói
trên, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và
phương pháp quan sát là những phương pháp
chính để giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn của
đề tài này.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
3.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu
Nghiên cứu về kỹ năng nhận biết đối tượng
giao tiếp và thuyết phục của các tác giả khác
trên thế giới: Trong tác phẩm “Thuyết phục
bằng tâm lý”, tác giả Rober B. Cialdoni (Mỹ)
đã phân tích và chỉ ra sáu nguyên tắc tâm lý
của nghệ thuật giao tiếp, thuyết phục như: sự
nhất quán, sự đáp trả, bằng chứng xã hội, uy
thế, thiện cảm, sự khan hiếm. Những nguyên
tắc ảnh hưởng và chi phối đến những quan
điểm, sự lựa chọn và quyết định của mỗi con
người (Rober B.Cialdini (2011; tr.21). Dale
Carnegie (Mỹ), tác giả của cuốn “Đắc nhân
tâm - Nghệ thuật thuyết phục lòng người” một
kỹ năng của giao tiếp đã phân tích một số nội
dung về kỹ năng: nghệ thuật nói trước cơng
chúng, cách gây được thiện cảm với người
khác, cách dẫn dụ lòng người trong kinh
doanh... Dale Carnegie đã chỉ ra những kỹ
năng giao thiệp với người khác rằng: “người
nào biết cách chỉ huy, điều khiển người khác
là có một số vốn vơ cùng q giá ở dưới gầm
trời này”. (Dale Carnegie (2002), tr.17,18).
Tác giả David J. Lieberman (Mỹ) - chuyên gia
về hành vi học, trong tác phẩm “Không thể bị
lừa dối” đã cho rằng, trong giao tiếp, bạn phải
cần có kỹ năng kiểm sốt tình huống và dự
đoán phản ứng của đối tượng giao tiếp.
(David J. Lieberman (2008), tr.213]. Trong
cuốn sách “Đọc vị bất kỳ ai”, David J.
Lieberman đã đưa ra 7 kỹ năng cơ bản trong
việc nhận định suy nghĩ của người khác đó là:
Liệu đối phương có đang che giấu điều gì
khơng? Liệu anh ta có thích điều đó khơng?
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ . SỐ 33 - 2022
KINH TẾ - XÃ HỘI
Liệu đối phương có thực sự tin khơng? Mọi
chuyện có thực sự là như vậy? Liệu anh ta có
thực sự quan tâm? Thực ra họ đang là đồng
minh hay kẻ phá hoại? Có phải bạn đang nói
chuyện với người ơn hịa và an tồn khơng?
(David J. Lieberman (2008), tr.45). Tác giả
Jennifer B. Kahnweiler (Mỹ) chỉ ra những kỹ
năng trong giao tiếp và cần phải hình thành
một số kỹ năng sau (Jinnifer B. Kahnweiler
(2010), tr.77,141): nắm vững mục tiêu; chuẩn
bị tâm lý và trinh phục nỗi sợ hãi; kết nối với
cơng chúng; sử dụng có hiệu quả giọng nói;
sử dụng ngơn ngữ cơ thể của mình; phát huy
sáng tạo; biết cách lắng nghe trọn vẹn; chú ý
quan sát nét mặt; tuyết đối không phàn nàn;
xây dựng uy tín cá nhân. Cịn tác giả Maurice
A.Bercoff (Mỹ), trong cuốn sách “Nghệ thuật
đàm phán” đã chỉ ra rằng trong đối thoại là
phải biết: tính khí anh ta như thế nào, anh ta
thực sự muốn gì, điều gì là quan trọng nhất
đối với anh ta (Maurice A. Bercoff (2008),
tr.131, 138).
Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp dưới góc độ
tâm lý học, các tác giả đề cập đến những hiện
tượng tâm lý xã hội nảy sinh trong quá trình
hoạt động và giao tiếp giữa các cá nhân với
nhau. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà đã coi kỹ
năng thuyết phục là một loại kỹ năng giao tiếp
đóng vai trị tích cực chủ động trong giao tiếp
(Trần Thị Thanh Hà (2005). Quá trình giao
tiếp có kỹ năng đó là thuyết phục đối tượng
thực hiện những gì mà mục đích giao tiếp đặt
ra. Muốn vậy, người thuyết phục phải biết tạo
quan hệ với đối tượng, phải biết trình bày rõ
ràng, hấp dẫn, biết chọn và sử dụng từ ngữ
hợp lý, phù hợp với trình độ nhận thức và tình
cảm của đối tượng. Tác giả Nhữ Văn Thao đã
nghiên cứu và chỉ ra trong giao tiếp, cá nhân
chủ yếu sử dụng ba nhóm kỹ năng là: kỹ năng
thiết lập mối quan hệ, kỹ năng truyền đạt
thông tin, kỹ năng thu nhận và xử lý thông tin
phản hồi. (Nhữ Văn Thao, 2012). Tác giả Vũ
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ . SỐ 33 - 2022
Dũng, Nguyễn Thị Mai Lan trong cuốn "Giáo
trình tâm lý học quản lý" đã chỉ ra một số nội
dung thuyết phục trong công tác lãnh đạo
quản lý. Các tác giả cho rằng, trong truyền đạt
thông tin với cấp dưới, người lãnh đạo cần
phải chú ý một số kỹ năng cơ bản sau: phải
hiểu rõ đối tượng nhận tin; nắm được nhu cầu
của đối tượng về thơng tin; hiểu được trình độ
của người nhận tin; thơng tin đưa ra phải rõ
ràng, dứt khốt, dễ hiểu; chú ý thái độ, cảm
xúc của người nhận, tránh sự quyền uy, ra
mệnh lệnh. Người lãnh đạo không nên xem
việc truyền đạt thông tin là hoạt động một
chiều mà phải xem nó là hoạt động hai chiều,
có tác động qua lại lẫn nhau. Trong quá trình
tác động, phải chú ý đến thái độ, phản ứng của
cấp dưới, từ đó hiểu được mức độ đồng tình,
ủng hộ, các nhu cầu, nguyện vọng của người
lao động (Vũ Dũng, 2006; tr.295). Ngồi ra,
một số cơng trình nghiên cứu khác như: kỹ
năng giao tiếp của giáo viên, kỹ năng giao tiếp
của sinh viên, kỹ năng giao tiếp của cán bộ
ngân hàng… cũng đã tiếp cận ở các góc độ
khác nhau về hoạt động giao tiếp.
3.2. Thực trạng nhận biết đối tượng giao
tiếp
Có thể thấy, các nghiên cứu đều cho rằng,
trong giao tiếp việc nhận biết được đối tượng
giao tiếp là rất quan trọng, mang tính hai
chiều, qua hoạt động giao tiếp cả chủ thể giao
tiếp và đối tượng giao tiếp đều thể hiện thái
độ, cách ứng xử để từ đó hiểu được mức độ
đồng tình, ủng hộ cũng các nhu cầu, nguyện
vọng... đó chính là việc nhận biết nhau, chủ
thể giao tiếp nhận thức rõ được đối tượng giao
tiếp của mình. Kỹ năng nhận biết đối tượng
giao tiếp được xem xét ở 3 khía cạnh: thu thập
thơng tin cá nhân của đối tượng giao tiếp; xác
định mức độ hiểu biết của đối tượng trong
tình huống giao tiếp; xác định mức độ quan
tâm của đối tượng trong tình huống giao tiếp.
91
KINH TẾ - XÃ HỘI
kỹ năng nhận biết đối tượng 2,15/3 điểm;
ĐLC = 0,32. Kết quả cụ thể từng khía cạnh cụ
thể ở bảng số liệu dưới đây.
Kết quả nghiên cứu 330 sinh viên về thực
trạng và mức độ nhận biết đối tượng giao tiếp
cho thấy sinh viên nhận thức ở mức khá cao
(mức rất đầy đủ), điểm trung bình chung về
Bảng 2. Thực trạng mức độ nhận biết đối tượng giao tiếp (số liệu tổng quát)
Mức độ
TT
Kỹ năng
Rất đầy
đủ
Tương đối
đầy đủ
Không
biết cách
Thu thập thông tin cá nhân của đối tượng giao tiếp
ĐTB
ĐLC
2,26
0,377
1
Biết xác định thơng tin về giới tính, tuổi
đời, trình độ học vấn của đối tượng trong
tình huống giao tiếp
53,0
46,1
0,9
2,52
0,518
2
Biết nghề nghiệp, tính chất cơng việc của
đối tượng trong tình huống giao tiếp
39,6
59,5
0,9
2,39
0,506
3
Biết nhân thân, lý lịch, tiểu sử của bản thân
đối tượng giao tiếp
20,9
66,7
12,4
2,08
0,572
4
Biết mối quan hệ và địa vị xã hội của đối
tượng giao tiếp
21,7
61,9
16,4
2,05
0,616
2,06
0,460
Xác định mức độ hiểu biết của đối tượng trong tình huống giao tiếp
5
Biết trình độ nhận thức của đối tượng giao
tiếp
27,8
67,3
4,9
2,23
0,525
6
Biết vốn kiến thức đã có của đối tượng giao
tiếp
18,3
65,4
16,2
2,02
0,588
7
Biết kinh nghiệm của đối tượng giao tiếp
21,6
61,9
16,5
2,05
0,616
8
Biết bản lĩnh và sự từng trải của đối tượng
giao tiếp
19,8
55,5
24,7
1,95
0,666
2,12
0,404
Xác định mức độ quan tâm của đối tượng trong tình huống giao tiếp
9
Biết nhu cầu, nguyện vọng, sở thích của đối
tượng giao tiếp
21,9
66,9
11,2
2,11
0,567
10
Biết quan điểm, thái độ của đối tượng đối
với vần đề cần giao tiếp
39,8
56,2
4,0
2,36
0,557
11
Biết nhận định được khả năng hợp tác của
đối tượng giao tiếp
26,7
62,9
10,3
2,16
0,587
12
Biết dự đoán được phương thức hành vi của
đổi tượng giao tiếp
13,7
59,6
26,7
1,87
0,623
2,15
0,329
Kỹ năng nhận biết đối tượng giao tiếp
* Ghi chú: (Rất đầy đủ = 3 điểm; Tương đối đầy đủ = 2 điểm; Không biết cách = 1 điểm)
Có thể thấy, hoạt động kinh tế địi hỏi người
tham gia khơng chỉ có trình độ chun mơn
mà cịn cần có kỹ năng thành thạo. Bởi đối
tượng giao tiếp trong hoạt động kinh tế là đối
tác tham gia vào hoạt động kinh tế, bao gồm
92
nhiều thành phần trong xã hội, đa dạng về
trình độ học vấn, tuổi tác, nghề nghiệp, nhân
cách, hiểu biết xã hội. Do vậy, nếu không
nhận biết được đối tượng giao tiếp hay đối tác
của mình là ai, trình độ học vấn, nhu cầu,
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ . SỐ 33 - 2022
KINH TẾ - XÃ HỘI
quan điểm, thái độ, sở thích của họ như thế
nào thì việc giao tiếp, thương thuyết khó được
được thực hiện hoặc có thực hiện nhưng
khơng mang lại hiệu quả cao. Kỹ năng nhận
biết đối tượng giao tiếp trong hoạt động kinh
tế được xem xét trên 3 khía cạnh, trong mỗi
khía cạnh có nhiều câu hỏi để sinh viên tự
đánh giá mức độ của mình.
Thứ nhất, với nội dung liên quan đến kỹ năng
thu thập thông tin cá nhân của đối tác. Các
thông tin gồm nhu cầu, quan điểm, chính kiến
của mỗi người là thơng tin về nghề nghiệp,
trình độ học vấn, địa vị xã hội, kinh nghiệm
và vốn hiểu biết, giới tính, tuổi của người đó.
Do vậy, khi giao tiếp với đối tác, chủ thể giao
tiếp cần nắm được các thông tin cơ bản này;
hiểu được nghề nghiệp, tính chất cơng việc
của đối tượng giao tiếp; biết được mối quan
hệ và địa vị xã hội của đối tượng giao tiếp;
xác định được mức độ hiểu biết của đối tượng
thuyết phục giúp nâng cao hiệu quả của giao
tiếp, tăng tỷ lệ thành công. Kết quả nghiên
cứu cho thấy kỹ năng thu thập thông tin đối
tượng giao tiếp được sinh viên tự đánh giá ở
mức cao, điểm trung bình chung là 2.26/3;
ĐLC = 0.37. Trong những nội dung liên quan
đến kỹ năng thu thập thơng tin thì kỹ năng xác
định thơng tin về giới tính, trình độ học vấn,
tuổi đời đối tượng giao tiếp của sinh viên có
điểm trung bình cao nhất 2,52. Việc nhận biết
đầy đủ các thông tin giúp sinh viên thể hiện
xưng hô, ứng xử phù hợp, tôn trọng đối tượng
giao tiếp, điều này giúp tạo thiện cảm, tăng
hiệu quả giao tiếp và tránh những sự việc như
thiếu tôn trọng, làm phật ý khách hàng. Bên
cạnh đó, sinh viên hiểu biết sâu về tính chất
nghề nghiệp, cơng việc của đối tượng đang
giao tiếp với mình, giúp người giao tiếp nhận
ra sự quan tâm, hiểu họ, điều này giúp cuộc
giao tiếp thoải mái, rút ngắn khoảng cách và
thời gian thăm dị lẫn nhau.
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ . SỐ 33 - 2022
Thứ hai, chủ thể giao tiếp biết được trình độ
hiểu biết của đối tác, xác định kiến thức, mức
độ hiểu biết về vấn đề đang trao đổi đến mức
nào, biết sở trường và nhu cầu để lựa chọn nội
dung, cách thức giao tiếp phù hợp sẽ giúp
nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng thông
tin của đối tượng giao tiếp. Kỹ năng xác định
mức độ hiểu biết của đối tượng giao tiếp thể
hiện ở các tiêu chí: biết được trình độ nhận
thức; vốn kiến thức đã có của đối tượng; đánh
giá được kinh nghiệm của đối tượng; hiểu
được sự từng trải và bản lĩnh của đối tượng,
xác định mức độ quan tâm của đối tượng đối
với nội dung giao tiếp. Đây là những tiêu chí
quan trọng giúp cuộc giao tiếp thành cơng.
Điểm trung bình chung về kỹ năng xác định
hiểu biết của đối tượng giao tiếp trong tình
huống giao tiếp là 2.06; ĐLC = 0.46, mức khá
đầy đủ. Sinh viên tự đánh giá mức độ nhận
biết của mình về đối tượng giao tiếp ở mức
khá đầy đủ, ĐTB = 2.23; ĐLC = 0.58. Việc
hiểu biết càng đầy đủ về đối tượng giao tiếp
giúp cho chủ thể giao tiếp trao đổi thương
thuyết ngắn gọn, tập trung vào các nội dung
chính, biết được khả năng nhận thức của đối
tượng giao tiếp sẽ tránh được những nội dung
thừa, nhàm chán, gây khó chịu cho đối tượng
giao tiếp. Bên cạnh đó, việc sinh viên nhận
biết, đánh giá được kiến thức của đối tượng
giao tiếp về những vấn đề họ sắp trình bày sẽ
làm cho cuộc trao đổi thú vị hơn. Cũng như
việc sinh viên hiểu biết được về kinh nghiệm và
bản lĩnh của đối tác giúp lượng hóa được mức
độ thành cơng trong cơng việc. Người có kinh
nghiệm và bản lĩnh thường làm việc trách
nhiệm, linh hoạt trong mọi tình huống. Có thể
nói, mức độ thành thạo kỹ năng này cũng giúp
sinh viên thành công trong giao tiếp hơn với đối
tác của mình.
Thứ ba, sự quan tâm của đối tượng giao tiếp
là biểu hiện của nhu cầu, nguyện vọng cá
nhân. Sự quan tâm thể hiện sở thích, thị hiếu,
93
KINH TẾ - XÃ HỘI
thái độ, định hướng chính của đối tượng đối
với hoạt động kinh tế. Vì thế, khi giao tiếp,
chủ thể giao tiếp cũng cần phải xác định tâm
trạng, xu hướng của đối tác như: sự phấn chấn,
nhu cầu, mong muốn, thái độ. Kỹ năng xác
định mức độ quan tâm của đối tượng giao tiếp
được sinh viên tự đánh giá có điểm trung bình
chung là 2,12; ĐLC = 0,40 mức khá đầy đủ và
được biểu hiện ở các nội dung: biết được nhu
cầu, nguyện vọng, sở thích của đối tượng giao
tiếp (ĐTB = 2,11; ĐLC = 0,56); đánh giá
được thái độ của đối tượng đối với vần đề cần
trong cuộc giao tiếp (ĐTB = 2,36; ĐLC =
0,55); nhận định được khả năng thương thuyết,
hợp tác của đối tượng giao tiếp (ĐTB = 2,16;
ĐLC = 0,58). Hiểu biết nhu cầu, sở thích,
quan điểm, thái độ là thể hiện sự hiểu biết sâu
sắc về đối tượng giao tiếp, hoạt động này địi
hỏi phải có kỹ năng nhận định, đánh giá, quan
sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù sinh
viên chưa làm việc thực tiễn nhưng các em
cũng tự trang bị cho mình kiến thức và có
những cách thức đánh giá về đối tượng giao
tiếp thông qua trải nghiệm, qua tình huống giả
định và thậm chí là chính kinh nghiệm sống
của các em trong xã hội. Sinh viên tự đánh giá
về mức độ nhận biết đối tượng giao tiếp có
điểm càng cao càng thể hiện mức độ nhận
thức đầy đủ về tầm quan trọng của kỹ năng.
Hiểu rõ về đối tượng giao tiếp sẽ giúp cho chủ
thể dự đoán được phương thức hành vi giao
tiếp, dự đoán được mức độ thành cơng của
cuộc giao tiếp. Do đó các em cũng sẽ rèn
luyện để hình thành năng lực và có kỹ năng
tốt trong hoạt động nghề nghiệp sau này.
của đối tượng giao tiếp. Đây là quá trình nhận
thức về đối tượng giao tiếp, từ việc thu thập
các thông tin, sự kiện bên ngồi đến việc phân
tích, đánh giá thái độ bên trong của đối tượng
giao tiếp nhằm lựa chọn nội dung, cách thức
giao tiếp cho phù hợp. Nghiên cứu cũng cho
thấy, kỹ năng nhận biết đối tượng giao tiếp có vị
trí quan trong trong hệ thống các kỹ năng giao
tiếp trong hoạt động kinh tế. Kết quả nghiên cứu
cho phép nhận định rằng các em sinh viên tự
đánh giá về thực trạng mức độ về các kỹ năng
của các em ở mức khá cao, khá rất đầy đủ.
Qua khảo sát thực tiễn và tổng hợp các cơng
trình nghiên cứu đi trước cho thấy, kỹ năng
nhận biết đối tượng giao tiếp trong hoạt động
kinh tế là tổ hợp các biểu hiện của nhiều kỹ
năng: thu thập thông tin cá nhân của đối tượng
giao tiếp, xác định mức độ hiểu biết của đối
tượng giao tiếp, xác định mức độ quan tâm
Kết quả nghiên cứu thực trạng về kỹ năng
nhận biết đối tượng giao tiếp trong hoạt động
kinh tế của sinh viên cho thấy: nhìn chung
sinh viên tự đánh giá mức độ về các kỹ năng
của mình khá cao nghĩa là mức từ tương đối
đầy đủ đến rất đầy đủ. Cụ thể, trong các kỹ
năng thì những nội dung về thu thập thơng tin
94
4. KẾT LUẬN
Kỹ năng nhận biết đối tượng giao tiếp trong
hoạt động kinh tế là tổ hợp các biểu hiện của
nhiều kỹ năng: kỹ năng thu thập thông tin cá
nhân, kỹ năng xác định mức độ hiểu biết, kỹ
năng xác định mức độ quan tâm của đối tượng
giao tiếp. Đây là một quá trình nhận thức về
đối tượng giao tiếp, từ thu thập thơng tin, sự
kiện bên ngồi đến việc phân tích, đánh giá
thái độ bên trong của đối tượng giao tiếp
nhằm lựa chọn nội dung, cách thức giao tiếp
cho phù hợp. Qua nghiên cứu cũng cho thấy,
kỹ năng nhận biết đối tượng giao tiếp là một
kỹ năng thành phần và có vị trí quan trọng đối
với giao tiếp trong hoạt động kinh tế. Nghiên
cứu giúp sinh viên nhìn nhận và lượng hóa về
mức độ, khả năng nhận biết đối tượng giao
tiếp để từ đó học hỏi, củng cố kỹ năng sau khi
ra trường, đồng thời cũng giúp các nhà giáo
dục định hướng trong việc hình thành kỹ năng
cho sinh viên.
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ . SỐ 33 - 2022
KINH TẾ - XÃ HỘI
cá nhân của đối tượng giao tiếp được sinh
viên đánh giá cao hơn so với các nội dung ở
kỹ năng xác định mức độ hiểu biết của đối
tượng giao tiếp và xác định mức độ quan tâm
của đối tượng giao tiếp. Việc tự đánh giá mức
độ đầy đủ đối với các kỹ năng giúp sinh viên
nhận biết được chính mình, nhận biết những
mặt thuận lợi và hạn chế để học tập và tự rèn
luyện kỹ năng nhằm rút ngắn khoảng cách
giữa môi trường học tập và thực tiễn xã hội,
thành cơng và linh hoạt trong tình huống thực
tế. Quá trình nhận thức về đối tượng giao tiếp,
từ việc thu thập các thơng tin, sự kiện bên
ngồi đến việc phân tích, đánh giá thái độ bên
trong của đối tượng giao tiếp nhằm lựa chọn
nội dung, cách thức giao tiếp cho phù hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
Dale Carnegie, “Đắc nhân tâm - Nghệ thuật thuyết phục lòng người”, NXB Văn hóa Thơng tin, (2002).
[2]
David J. Lieberman, “Khơng thể bị lừa dối”, NXB Lao động xã hội, (2008).
[3]
Jinnifer B. Kahnweiler, “Lãnh đạo hướng nội - phát huy sức mạnh tiềm ẩn nhờ quy trình 4P”, NXB Tri thức,
(2010).
[4]
Maurice A. Bercoff, “Nghệ thuật đàm phán”, NXB Lao động, (2008).
[5]
Nhữ Văn Thao, “Kỹ năng giao tiếp của Chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Tâm
lý học, Học viện Quốc phòng, (2012).
[6]
Rober B.Cialdini, “Thuyết phục bằng tâm lý”, NXB Lao động xã hội, (2011).
[7]
Trần Thị Thanh Hà, “Một số kỹ năng giao tiếp trong vận động quần chúng của cán bộ phụ nữ cấp cơ sở”, Luận
án tiến sĩ, Viện Tâm lý học, (2005).
[8]
Vũ Dũng, “Tâm lý học quản lý”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, (2006).
Thông tin liên hệ:
Vũ Thị Nguyệt
Điện thoại: 0983510632 - Email:
Khoa Khoa học cơ bản, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Cơng nghiệp.
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ . SỐ 33 - 2022
95